Pages

30 October 2012

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký - Phần III

Văn Phát Nguyện Sám Hối"Chúng ta chọn lựa pháp môn này giống như các vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, phương pháp tu hành cũng tương đồng, sanh về Tây Phương đạt được quả vị đương nhiên cũng tương đồng.."


Phần 3

佛說阿彌陀經要解講記
Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh
姚秦三藏法師鳩摩羅什譯
Sa-môn Tây Hữu Ngẫu Ích Trí Húc chú giải vào đời Thanh
清西有沙門蕅益智旭解
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
淨空法師講述
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
劉承符居士記
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2006)
Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang, Vạn Từ và Đức Phong
     
IV. Giải thích chánh kinh

      (Giải) Nhập văn phân tam: Sơ Tự Phần, nhị Chánh Tông Phần, tam Lưu Thông Phần. Thử tam danh Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện. Tự như thủ, ngũ quan cụ tồn. Chánh Tông như thân, phủ tạng vô khuyết. Lưu Thông như thủ túc, vận hành bất trệ. Cố, Trí Giả thích Pháp Hoa, sơ nhất phẩm giai vi Tự, hậu thập nhất phẩm bán, giai vi Lưu Thông. Hựu nhất thời Tích Bổn nhị môn, các phân tam đoạn, tắc Pháp Sư đẳng ngũ phẩm, giai vi Tích Môn lưu thông. Cái Tự tất đề nhất kinh chi cương, Lưu Thông tắc pháp thí bất ủng, quan hệ phi tiểu. Hậu nhân bất đạt, kiến kinh văn sảo thiệp nghĩa lý, tiện phán nhập Chánh Tông, trí Tự cập Lưu Thông cận tồn cố sáo, an sở xưng “sơ ngữ diệc thiện, hậu ngữ diệc thiện” dã tai?

      () 入文分三。初序分。二正宗分。三流通分。此三名初善。中善。後善。序如首。五官具存。正宗如 身。腑臟無闕。流通如手足。運行不滯。故智者釋法華。初一品皆為序。後十一品半。皆為流通。又一時跡本二門。各分三段。則法師等五品。皆為跡門流通。蓋序 必提一經之綱。流通則法施不壅。關係非小。後人不達。見經文稍涉義理。便判入正宗。致序及流通。僅存故套。安所稱初語亦善。後語亦善也哉。

      (Giải: Bước vào phần kinh văn, chia thành ba phần: Một là Tự Phần, hai là Chánh Tông Phần, ba là Lưu Thông Phần. Ba phần này gọi là Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện. Tự giống như đầu, ngũ quan[1] đầy đủ. Chánh Tông như thân, tạng phủ chẳng thiếu. Lưu Thông như chân tay, đi lại không trở ngại. Vì thế, ngài Trí Giả chú giải kinh Pháp Hoa, coi một phẩm đầu là Tự Phần, mười một phẩm rưỡi trong phần cuối đều thuộc Lưu Thông Phần. Lại trong một thời, chia thành hai môn Tích và Bổn, đối với mỗi môn đều chia thành ba đoạn, tức là năm phẩm như phẩm Pháp Sư v.v... đều thuộc Lưu Thông Phần của Tích Môn. Bởi lẽ, Tự Phần ắt phải nêu lên cương lãnh của một bộ kinh, Lưu Thông Phần chính là pháp thí không úng tắc. Quan hệ chẳng nhỏ! Người đời sau chẳng thông hiểu, hễ thấy phần kinh văn nào dính dáng đôi chút nghĩa lý bèn phán định thuộc phần Chánh Tông, đến nỗi Tự Phần và Lưu Thông Phần chỉ còn là khuôn sáo cũ kỹ, đâu đáng được gọi là “những câu nói trong phần đầu cũng tốt lành, những lời nói cuối cùng cũng tốt lành” đó ư?)

      Đoạn văn giảng giải trong phần này nhằm nêu rõ cách phân chia kinh văn thành từng khoa. Tại Trung Quốc, dưới thời Đông Tấn, pháp sư Đạo An đã chia mỗi bộ kinh thành ba đoạn lớn, trước đó không hề có lệ này. Thuở ấy, có người chẳng tán đồng làm như vậy là đúng. Về sau, bộ Phật Địa Luận[2] (tức bản chú giải phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm) của pháp sư Thân Quang tại Ấn Độ được truyền đến Trung Quốc, sau khi được dịch ra thì [người đọc mới thấy ngài Thân Quang] cũng chia kinh văn thành ba phần Tự, Chánh Tông và Lưu Thông. Từ đấy về sau, hết thảy kinh văn đều tuân theo cách phân đoạn này. Cách phân khoa kinh A Di Đà của Ngẫu Ích đại sư có chỗ khác biệt với cổ đức nên Ngài đặc biệt nêu lên cách Thiên Thai Trí Giả đại sư giảng kinh Pháp Hoa, gồm Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, [tức là] cả ba phần đều tốt lành. Tự Phần giống như đầu, Chánh Tông Phần giống như thân, Lưu Thông Phần như chân tay, cả ba phần đều tốt lành, chẳng phân chia cao thấp. Trí Giả đại sư là một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, nếu quý vị muốn biết cặn kẽ, xin hãy đọc Trí Giả Đại Sư Truyện. Kinh Pháp Hoa gồm hai mươi tám phẩm, chia thành hai phần trước và sau. Nửa phần trước gọi là Tích Môn, nửa phần sau gọi là Bổn Môn. “Tích” () là nói về sự tướng hoàn toàn hiển lộ trước mặt chúng ta. “Bổn” () là nói về quả vị đã chứng đắc trong quá khứ. Giống như Quán Thế Âm Bồ Tát, luận về Tích thì Ngài dùng thân phận Bồ Tát vào thế gian hóa độ chúng sanh. Luận theo Bổn, Ngài đã thành Phật từ lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, thả chiếc bè từ, dùng thân phận Bồ Tát giáng thế độ sanh. Lại như đại đệ tử của đức Thế Tôn là ngài Xá Lợi Phất, [mang thân phận] là Tiểu Thừa Tứ Quả A La Hán, nhưng ngài Xá Lợi Phất cũng là cổ Phật tái lai.
      Trong phần Tích Môn của kinh Pháp Hoa cũng có ba phần Tự, Chánh Tông và Lưu Thông. Phẩm thứ nhất là Tự Phần, từ phẩm thứ hai đến phẩm mười bảy, tức phẩm Phân Biệt Công Đức, là Chánh Tông Phần. Nửa phần còn lại cho đến phẩm cuối cùng, tức phẩm hai mươi tám, thuộc Lưu Thông Phần. Vì thế, được gọi là Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện. Đại sư lại đem hai mươi tám phẩm ấy chia thành hai phần là Bổn Môn và Tích Môn, Tích Môn gồm mười bốn phẩm đầu. Phẩm thứ mười lăm là Tự Phần của Bổn Môn, từ đó cho tới phẩm thứ mười bảy là Chánh Tông Phần của Bổn Môn, từ phẩm mười tám đến phẩm hai mươi tám đều thuộc về Lưu Thông Phần của Bổn Môn. Do đây, có thể thấy rõ là kinh điển từ đầu đến cuối đều tốt lành, như người ăn mật, nếm ở giữa hay chung quanh đều ngọt. Từ Tự Phần có thể thấy được cương yếu của toàn bộ kinh, do Lưu Thông Phần nên kinh có thể lưu truyền mười phương ba đời không bị chướng ngại, quan hệ chẳng nhỏ. Người đời sau chẳng biết tánh chất trọng yếu [của hai phần này], hễ thấy kinh văn dính dáng đôi chút nghĩa lý bèn phán định đoạn ấy thuộc vào Chánh Tông Phần, đến nỗi Tự Phần và Lưu Thông Phần chỉ còn là hình thức. Cách phân chia ba phần như vậy là do người đời sau đặt ra, chứ trong lúc giảng kinh Thế Tôn không phân chia như vậy.

4.1. Tự Phần
4.1.1. Thông Tự

      (Kinh) Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thụ, Cấp Cô Độc viên.
      (Giải) “Như thị” tiêu tín nguyện, “ngã văn” tiêu sư thừa, “nhất thời” tiêu cơ cảm, “Phật” tiêu giáo chủ. “Xá Vệ đẳng” tiêu thuyết kinh xứ dã. Thật Tướng diệu lý cổ kim bất biến, danh Như. Y Thật Tướng lý, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định vô phi, viết Thị. Thật Tướng phi ngã, phi vô ngã, A Nan bất hoại giả danh, cố nhưng xưng Ngã. Nhĩ Căn phát sanh nhĩ thức, thân linh viên âm, như không ấn không, danh Văn. Thời vô thực pháp, dĩ sư tư đạo hợp, thuyết thính châu túc, danh Nhất Thời. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, nhân thiên đại sư, danh Phật. Xá Vệ, thử vân Văn Vật, Trung Ấn Độ đại quốc chi danh, Ba Tư Nặc vương sở đô dã. Nặc vương Thái Tử danh Kỳ Đà, thử vân Chiến Thắng. Nặc vương đại thần danh Tu Đạt Đa, thử vân Cấp Cô Độc. Cấp Cô trưởng giả, bố kim mãi Thái Tử viên, cúng Phật cập Tăng. Kỳ Đà cảm thán, thí dư vị bố thiểu địa. Cố tịnh danh Kỳ Thụ Cấp Cô Độc viên dã.
() 如是我聞。一時佛在舍衛國。祇樹給孤獨園。
  () 如 是標信順。我聞標師承。一時標機感。佛標教主。舍衛等。標說經處也。實相妙理。古今不變。名如。依實相理。念佛求生淨土。決定無非。曰是。實相非我非無 我。阿難不壞假名。故仍稱我。耳根發耳識。親聆圓音。如空印空。名聞。時無實法。以師資道合。說聽周足。名一時。自覺。覺他。覺行圓滿。人天大師。名佛。 舍衛此云聞物。中印度大國之名。波斯匿王所都也。匿王太子名祇陀。此云戰勝。匿王大臣名須達多。此云給孤獨。給孤長者。布金買太子園。供佛及僧。祇陀感歎。施餘未布少地。故並名祇樹給孤獨園也。
(Chánh Kinh: Ta nghe như thế này, một thời đức Phật ngự tại nước Xá Vệ, trong “vườn ông Cấp Cô Độc, cây của Thái Tử Kỳ Đà”.
      Giải: Chữ “như thị” nêu bày tín nguyện, “ngã văn” nêu sư thừa, “nhất thời” nêu sự cơ cảm. Chữ “Phật” nói về vị giáo chủ. “Xá Vệ...” chỉ ra chỗ nói kinh. Diệu lý Thật Tướng xưa nay chẳng biến đổi, nên gọi là Như. Nương vào lý Thật Tướng để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định chẳng sai, thì gọi là Thị. Thật Tướng chẳng phải là ngã, chẳng phải là vô ngã, nhưng ngài A Nan chẳng bỏ giả danh nên vẫn xưng là Ngã (ta). Căn tai phát sanh ra nhĩ thức, đích thân nghe viên âm, giống như hư không in vào hư không, nên gọi là Văn (nghe). “Thời” không phải là pháp thật có, do thầy và trò đạo hợp, người nói kẻ nghe xong xuôi thì gọi là “nhất thời”. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, là bậc đại sư của người và trời thì gọi là Phật. Xá Vệ, cõi này (Trung Hoa) dịch là Văn Vật, là tên một nước[3] lớn ở Trung Ấn Độ, kinh đô của vua Ba Tư Nặc. Thái Tử của vua Ba Tư Nặc tên là Kỳ Đà, cõi này dịch là Chiến Thắng. Đại thần của vua Ba Tư Nặc tên là Tu Đạt Đa, cõi này dịch là Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc trải vàng [lót đất] để mua khu vườn của Thái Tử [hòng lập tinh xá] cúng Phật và Tăng. Kỳ Đà cảm động, than thở, bố thí chút đất còn lại chưa kịp lót vàng, nên gọi gộp chung [khu vườn ấy] là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc viên).

      Thuở ấy, đức Thế Tôn giảng kinh thuyết pháp hoàn toàn chẳng ghi chép, giống như cách Khổng lão phu tử dạy học tại Trung Quốc. Sau khi đức Phật nhập diệt, các đệ tử nhận thấy những pháp trọng yếu do thầy đã nói ra lúc Ngài còn tại thế, nếu không được chỉnh lý, ghi chép, gìn giữ thì do năm tháng lâu xa có thể bị thất truyền. Do vậy, các vị đệ tử cùng suy cử ngài A Nan chủ trì chuyện này. A Nan (Ānanda) là em họ của đức Thế Tôn, lại còn là thị giả. A Nan giáng sanh nhằm ngày đức Thế Tôn thành đạo [nên mới được đặt tên là A Nan (Khánh Hỷ)]. Đức Thế Tôn giảng kinh đã hai mươi năm rồi A Nan mới xuất gia. Những kinh đã được giảng trước đó, A Nan chưa từng nghe qua, nên trong lúc xuất gia, Ngài đã xin đức Phật đem những kinh đã giảng trước đó nhắc lại một lượt, Phật chấp thuận. Lại có thuyết nói ngài A Nan tu đắc Pháp Tánh Giác Tự Tại tam-muội, có thể từ trong Định, thấu triệt hết thảy các pháp. Vì thế, khi kết tập pháp tạng, [đại chúng] ắt phải suy cử A Nan. Trong khi kết tập, có năm trăm vị A La Hán tham gia, họ đều là đệ tử của đức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế. Họ đặt ra một quy định: Ngài A Nan lên tòa thuật lại nội dung của kinh giáo do đức Phật đã giảng khi Ngài còn tại thế, nếu có một người nào dị nghị một chữ hay một từ ngữ nào, thì phải bỏ từ ngữ ấy đi, không ghi lại. [Điều này] nhằm giữ chữ tín với đời sau, chứ không phải là thiểu số phục tùng đa số. Trong hội, ngài A Nan vừa lên pháp tòa, liền được Phật lực gia trì, tướng mạo rất giống Phật, người tham dự ngỡ là Phật lại xuất thế, hoặc là Phật từ phương khác đến, hoặc A Nan đã thành Phật. Đến khi A Nan nói câu thứ nhất “như thị ngã văn”, mọi mối nghi nhanh chóng hóa giải. Các kinh điển vừa mở đầu, ắt đều có những câu như “như thị ngã văn, một thời đức Phật ở chỗ đó, và bao nhiêu người cùng nhóm họp” v.v... giống như biên bản cuộc họp. Những câu ấy gọi là Chứng Tín Tự (lời tựa để chứng thực nhằm tạo lòng tin). Kế đến, những lời tường thuật nhân duyên phát khởi của pháp hội, được gọi là Phát Khởi Tự.
“Như thị ngã văn” có nghĩa là tôi (A Nan) đích thân nghe đức Phật nói như vậy, tôi chỉ nhắc lại, chẳng tăng thêm, chẳng giảm bớt. Đối với chữ “nhất thời”, lúc tôi mới học Phật đã hoài nghi: Cớ sao không viết rõ năm tháng? Lúc Phật tại thế, Ấn Độ còn thuộc thời kỳ bộ lạc, các nước lớn nhỏ rất nhiều, mỗi nước có lịch pháp (cách tính lịch) riêng. Tại Trung Quốc, vào thời nhà Thương, nhà Châu, cũng có rất nhiều bộ lạc, nhưng nguyên tắc tính lịch giống nhau. Hai chữ “nhất thời” nêu bày sự cơ cảm, nghĩa là khi chúng sanh và Phật cảm ứng đạo giao thì sẽ giống như đảo ngược thời gian, có thể quay về quá khứ. Trí Giả đại sư là người đời Tùy, cách Phật hơn một ngàn năm. Khi Ngài đọc kinh Pháp Hoa đến phẩm Dược Vương, nhập Định, thấy Phật còn đang giảng kinh Pháp Hoa ở núi Linh Thứu, Ngài nghe hết một buổi giảng. Sau khi xuất Định, kể với đại chúng: “Một hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan”. “Nhất” là nhất tâm, nhất tâm là chân tâm, không có quá khứ, hiện tại, vị lai.
“Phật” là vị chủ giảng, còn giảng đường là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên.
      “Thật Tướng diệu lý, cổ kim bất biến, danh Như” (Diệu lý Thật Tướng xưa nay chẳng đổi, nên gọi là Như): Thật Tướng là chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, lý trong ấy mầu nhiệm tột bậc. Trong kinh Đại Thừa thường nói đến “Thể, Tướng, Dụng”. Thể là Lý Thể[4], Tướng là hiện tượng, Dụng là tác dụng. Một mà ba, tuy ba nhưng là một. “Như” là vĩnh viễn chẳng biến đổi.
      “Y Thật Tướng lý, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định vô phi, viết Thị” (Nương theo lý Thật Tướng, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ quyết định chẳng sai, thì gọi là Thị). Đủ thấy chuyện niệm Phật có căn cứ lý luận, căn cứ lý luận ấy cao tột nhất, chân thật nhất, viên mãn nhất. Nếu hoàn toàn thấu hiểu, chẳng hoài nghi thì chúng ta niệm một câu A Di Đà Phật sẽ là Thật Tướng Niệm Phật. Chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn chính là Thật Tướng Niệm Phật. Nếu vẫn còn có tơ hào gì không thể buông xuống hoặc hoài nghi thì chẳng phải là Thật Tướng Niệm Phật, mà là Sự niệm. Sự niệm chân chánh thì cũng tốt, Sự niệm mà niệm đến mức công phu thành phiến hay nhất tâm bất loạn thì cũng có thể vãng sanh giống như [Thật Tướng Niệm Phật]. Sanh về Tây Phương rồi mới hiểu rõ ràng thì cũng chẳng chậm trễ gì!
      “Thật Tướng” là bổn tánh chân tâm của chính mình, cổ đức nói “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”. Di Đà và Tịnh Độ là sự tướng, tâm tánh là Thật Tướng. Tâm tánh là Như, Di Đà và Tịnh Độ là Thị. Thân thể của chúng ta do tự tánh biến hiện ra, mười phương vô lượng vô biên cõi nước chỉ do tâm biến hiện. Đông đảo chúng sanh, núi, sông, đại địa chỉ do tâm biến hiện. Chân tâm biến hiện chân độ, chân thân (cõi thật, thân thật), vọng tâm biến hiện huyễn độ, huyễn thân. Thân, tâm, thế giới của chúng ta hư huyễn, “hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”. “Huyễn” là biến hóa trong từng sát-na. “Chân” là chẳng biến đổi. Tây Phương thế giới do chân tâm của chúng ta biến hiện ra. Cái tâm vọng tưởng sanh diệt trong từng sát-na; vì vậy, thế giới của chúng ta là thế giới sanh diệt. Thiền căn cứ trên đạo lý này để tu tập, Giáo cũng căn cứ trên đạo lý này để tu tập, Niệm Phật cũng không ngoài lệ ấy. Pháp môn tuy nhiều, khác đường, nhưng cùng về một chỗ. Thật Tướng Niệm Phật chính là dùng cái tâm chân thành để niệm Phật. Trong Độc Thư Bút Ký (bút ký đọc sách), tiên sinh Tăng Quốc Phiên[5] đã định nghĩa chữ Thành () như sau: “Nhất niệm bất sanh vị chi thành” (Một niệm chẳng sanh gọi là Thành). Trong cái tâm niệm Phật không có tạp niệm, vứt bỏ hết thảy các vọng duyên, chẳng cần nghĩ đến quá khứ, vị lai, hết thảy đều chẳng nghĩ tới, chân tâm liền hiển lộ. Trong tâm có Ngã thì là vọng niệm. Nếu trong tâm có vô ngã thì cũng là vọng niệm. Có và Không là đối lập. Không và Hữu cũng là đối lập. Cả hai đằng đều chẳng phải là thanh tịnh thật sự. Bất đắc dĩ, Lục Tổ phải nói: “Bổn lai vô nhất vật” (Vốn chẳng có một vật). “Bổn lai vô nhất vật” cũng chẳng có, bất cứ thứ gì cũng đều chẳng nói tới, đấy mới là Tánh Đức hoàn toàn hiển lộ. Phàm phu suốt ngày từ sáng đến tối khởi vọng tưởng, chấp trước thân này là ta, nhân, ngã, thị, phi trói buộc không ngừng. Nếu Phật trụ trong cảnh giới chân thật, một câu cũng chẳng nói thì làm sao chúng sanh có thể khai ngộ? Ắt phải tùy thuận chúng sanh mà nói thì mọi người mới có thể hiểu được. Mọi người đều nói thân thể này là Ngã, Phật cũng nói Ngã, do tùy thuận chúng sanh mà Phật nói có Ngã, chứ Ngài trọn chẳng chấp trước Ngã. Phật là “nói mà chẳng nói, không nói mà nói”. A Nan chẳng hoại giả danh nên vẫn xưng là Ngã.
Nhĩ Căn tiếp xúc với âm thanh bên ngoài thì [thì sự nhận biết âm thanh] gọi là Nhĩ Thức, cũng gọi là “liễu biệt” (nhận biết, phân biệt rõ ràng). “Thân linh viên âm” tức là ngài A Nan đích thân nghe lời đức Phật giảng. “Như không ấn không, danh Văn”: Tâm địa vĩnh viễn thanh tịnh, giống như hư không in vào hư không nên gọi là Nghe.
Thời gian và không gian đều chẳng phải là thực tại, “Thời” có quá khứ, hiện tại, vị lai, “Không” có bốn phương, trên, dưới, đều phát sanh từ những khái niệm trừu tượng, [trong Bách Pháp Minh Môn Luận] chúng được xếp vào Bất Tương Ứng Hành Pháp. Bách pháp (một trăm pháp) được chia thành năm loại:
      1. Tâm pháp, tức hiện tượng tâm lý.
      2. Tâm sở pháp, tức tác dụng tâm lý.
      3. Sắc pháp, tức vật chất.
      4. Tâm bất tương ứng hành pháp, tức những pháp chẳng thuộc về tâm, chẳng phải là tâm sở, mà cũng chẳng phải là vật chất, mà là những thứ trừu tượng.
      5. Vô vi pháp, tức là những pháp vô sanh vô diệt.
      “Sư tư đạo hợp”, tức là người dạy và kẻ học giúp nhau tăng tấn, người dạy và kẻ học khế hợp thì gọi là “đạo hợp”. “Giáo” là những chỉ dạy từ tâm tánh lưu lộ, nhất cử nhất động đều là những phương tiện để dạy học, khiến cho học trò thấu hiểu những ý nghĩa được bao hàm trong lời chỉ dạy, nghe và nói xong xuôi, trọn vẹn, cơ duyên tương hợp thì gọi là “nhất thời”. Thiện Đạo đại sư nói: “Chín phẩm vãng sanh nói chung là do gặp duyên khác nhau”. Ngày nay, chúng ta có duyên gặp gỡ thù thắng khôn sánh, ai nấy đều có phần Thượng Phẩm vãng sanh. Suốt ngày từ sáng đến tối niệm A Di Đà Phật là người phước đức lớn bậc nhất. Của cải, quyền lợi, tiếng tăm, địa vị trong thế gian đều là giả, chỉ đến khi lâm chung, A Di Đà Phật tới tiếp đón mới là thật!
      Đời người khổ sở, ngắn ngủi, sanh tử nhọc nhằn, phải gắng hết sức tự cứu, tối thiểu cũng phải cứu độ người nhà, quyến thuộc. Chỉ cần sanh về Tây Phương, bất luận gia quyến, thân thuộc đang ở trong thế giới nào, đọa vào đường nào, ta đều có thể trông thấy, lại còn có năng lực giúp đỡ họ. Nếu chẳng sanh về Tịnh Độ, đợi tới khi cái thân nghiệp báo chấm dứt, ai nấy phải thuận theo nghiệp lực mà lưu chuyển, mà cũng chẳng ai giúp đỡ ai được.
      Phật là dịch âm của từ ngữ Phật-đà-da, người Hoa thích đơn giản, nên gọi là Phật. Phật có nghĩa là Giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. “Tự giác” thuộc Tiểu Thừa, chỉ cầu tốt lành cho riêng thân mình. “Giác tha” là Bồ Tát, có tâm từ bi, tự động giáo hóa chúng sanh, làm bạn chẳng thỉnh của họ. “Giác hạnh viên mãn” là Phật. Chữ “viên mãn” không nói về số người được độ, mà là luận theo tâm tánh. Tâm tánh của chúng ta có ba thứ phiền não, một là Kiến Tư phiền não, [hai thứ kia là Trần Sa và Vô Minh]. Người tự giác đã đoạn được Kiến Tư phiền não. Bậc giác tha có thể đoạn thêm Trần Sa, tự hành, dạy người. Đoạn sạch Kiến, Tư, Trần Sa, Vô Minh, liền viên mãn thành Phật.
      Chữ Đại trong từ ngữ “đại sư” có tánh chất bình đẳng. Phật xưng là đại sư vì đối đãi hết thảy chúng sanh bình đẳng giống hệt như nhau. Bồ Tát chưa đoạn hết vô minh nên chẳng thể xưng là “đại sư”, chỉ có thể xưng là Đại Sĩ hoặc Chánh Sĩ. Đối với người xuất gia lại càng chớ nên gọi là đại sư, chỉ có thể gọi là pháp sư. Trí Giả đại sư là do con cháu tông Thiên Thai tôn kính gọi Ngài như thế. Nếu tổ sư biết, nhất định sẽ quở trách bọn họ.
      “Xá Vệ” (Srāvastī) là tên một nước lớn ở Ấn Độ, là dịch âm của tiếng Phạn, có nghĩa là Văn Vật, tức là có rất nhiều danh nhân, trình độ văn hóa cao, sản vật phong phú. Xá Vệ là thủ đô của vua Ba Tư Nặc (Prasenajit). Thái Tử của vua Ba Tư Nặc tên là Kỳ Đà (Jeta-Kumāra), Hán dịch là Chiến Thắng. Xưa kia, vua cùng nước khác giao chiến, khi vua khải hoàn thì Thái Tử hạ sanh. Vua Ba Tư Nặc có một đại thần tên là Tu Đạt Đa (Sudatta), dịch nghĩa thành Cấp Cô Độc (Anāthapindada)[6], thích điều lành, ưa bố thí, thích cứu giúp kẻ nghèo khổ. Trưởng giả Cấp Cô Độc nghe Phật Thích Ca là một vị có học vấn, muốn mời Ngài sang đại thành Xá Vệ để giảng kinh, thuyết pháp. Đức Phật có một ngàn hai trăm năm mươi lăm môn đệ, cần có một chỗ rộng lớn [để dừng chân]. Cuối cùng, ông ta thấy hoa viên của Thái Tử Kỳ Đà rất thích hợp, nhà cửa cũng rất nhiều, bèn thương lượng với Thái Tử để mua lại. Thái Tử liền nói đùa với trưởng giả Cấp Cô Độc: “Nghe nói nhà ông có rất nhiều vàng. Nếu ông đem vàng lót khắp hoa viên của ta thì ta sẽ bán cho ông”. Trưởng giả Cấp Cô Độc tin thật, liền sai thợ chuyển vàng đến lót đất. Thái Tử lại hỏi vì sao mua khu vườn này trịnh trọng đến như thế? Ông ta nói: “Tôi thỉnh Phật Thích Ca sang đây giảng kinh, thuyết pháp”. Thái Tử nghe nói liền hết sức cảm động, bảo: “Công đức này do hai người chúng ta cùng làm, đất trong vườn tính là của ông, còn cây cối coi như của tôi”. Vì thế, [khu vườn ấy] được gọi là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên (Jetavane Anāthapindikassa Ārāma: vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của Thái Tử Kỳ Đà). Đức Phật cũng chẳng phụ lòng bọn họ, trụ ở nơi ấy rất lâu, rất nhiều bộ kinh trọng yếu của Đại Thừa đã được giảng tại khu vườn này.
     
      (Giải) Thanh Văn cư thủ giả, xuất thế tướng cố, thường tùy tùng cố, Phật pháp lại Tăng truyền cố. Bồ Tát cư trung giả, tướng bất định cố, bất thường tùy cố, biểu Trung Đạo nghĩa cố. Thiên nhân liệt hậu giả, thế gian tướng cố, phàm thánh phẩm tạp cố, ngoại hộ chức cố.
      () 聲聞居首者。出世相故。常隨從故。佛法賴僧傳故。菩薩居中者。相不定故。不常隨故。表中道義故。天人列後者。世間相故。凡聖品雜故。外護職故。
      (Giải: Thanh Văn được xếp lên đầu [trong hàng thính chúng nghe pháp] vì mang hình tướng xuất thế, vì là những người thường theo Phật, vì Phật pháp phải nhờ vào Tăng để lưu truyền. Bồ Tát được xếp vào giữa, vì hình tướng bất định, vì chẳng thường theo Phật, vì nhằm biểu thị ý nghĩa Trung Đạo. Trời người được kể sau cùng, vì mang hình tướng thế gian, vì phẩm vị thánh phàm xen tạp, vì mang chức trách làm người bảo vệ bên ngoài).

      Đoạn văn chú giải này nhằm giảng rõ đại chúng tham dự hội được xếp theo thứ tự thuận: Thanh Văn được xếp vào vị trí thứ nhất, vì là đệ tử Tiểu Thừa của Phật, đều là hàng xuất gia, thường theo học với đức Phật, họ còn được gọi là Thường Tùy Chúng. Phật pháp nhờ vào Tăng đoàn để duy trì, truyền thừa, nên đặc biệt tôn trọng Tăng chúng; vì thế, xếp họ vào địa vị thứ nhất. Các vị Bồ Tát thường thay thầy giáo hóa tại một phương. Ở Trung Quốc, thờ phụng bốn vị đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, và Địa Tạng. Trong ấy, chỉ có Địa Tạng Bồ Tát mang hình tướng xuất gia, ba vị kia đều là hình tướng tại gia. Người xuất gia ở Trung Quốc đại đa số thọ Bồ Tát Giới, đầy đủ thân phận Bồ Tát, khác với hàng tỳ-kheo [theo truyền thống Phật giáo] Nam truyền. Bồ Tát cũng biểu thị Trung Đạo, chẳng trụ trong sanh tử, chẳng trụ vào Niết Bàn, tùy duyên hóa độ chúng sanh. Lục đạo phàm phu trụ trong sanh tử, không có cách gì thoát lìa luân hồi. Bậc Tiểu Thừa chứng đến Tứ Quả A La Hán, vượt thoát tam giới, trụ trong Niết Bàn. Thiên nhân được xếp cuối cùng, là một trong tứ chúng, phần nhiều là đệ tử tại gia quy y Phật, phẩm loại rất tạp. Như trong năm mươi ba lần tham học của kinh Hoa Nghiêm, chỉ có năm vị trong số [các vị thiện tri thức] là người xuất gia[7], những vị còn lại đều là tại gia Bồ Tát, thân phận, các ngành nghề, già, trẻ, trai, gái đều có. Vì thế, học Phật chẳng trở ngại bất cứ nghề nghiệp nào.

      (Kinh) Dữ đại tỳ-kheo tăng, thiên nhị bách ngũ thập nhân câu.
      (Giải) Đại tỳ-kheo, thọ Cụ Giới xuất gia nhân dã. Tỳ-kheo Phạn ngữ, hàm tam nghĩa. Nhất khất sĩ, nhất bát tư thân, vô sở súc tàng, chuyên cầu xuất yếu. Nhị phá ác, chánh huệ quán sát, phá phiền não ác, bất đọa ái kiến. Tam bố ma, phát tâm thọ giới, yết-ma thành tựu, ma tức bố dã. Tăng giả, cụ vân Tăng Già, thử phiên Hòa Hợp Chúng. Đồng chứng vô vi giải thoát danh Lý Hòa. Thân đồng trụ, khẩu vô tránh, ý đồng duyệt, kiến đồng giải, giới đồng tu, lợi đồng quân, danh Sự Hòa dã. Thiên nhị bách ngũ thập nhân giả, tam Ca Diếp, sư tư cộng thiên nhân, Thân Tử, Mục Liên, sư tư nhị bách nhân, Da Xá tử đẳng, ngũ thập nhân, giai Phật thành đạo, tiên đắc độ thoát, cảm Phật thâm ân, thường tùy tùng dã.
      () 與大比丘僧。千二百五十人俱。
      () 大比丘。受具戒出家人也。比丘梵語。含三義。一乞士。一缽資身。無 所蓄藏。專求出要。二破惡。正慧觀察。破煩惱惡。不墮愛見。三怖魔。發心受戒。羯磨成就。魔即怖也。僧者。具云僧伽。此翻和合眾。同證無為解脫名理和。身 同住。口無諍。意同悅。見同解。戒同修。利同均。名事和也。千二百五十人者。三迦葉。師資共千人。身子目連。師資二百人。耶舍子等。五十人。皆佛成道。先得度脫。感佛深恩。常隨從也。
      (Chánh kinh: Cùng với các vị đại tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người nhóm họp.
      Giải: Đại tỳ-kheo là hạng xuất gia thọ Cụ Túc Giới. Tiếng Phạn tỳ-kheo (Bhiksu) gồm ba nghĩa:
1. Khất Sĩ: Một bát nuôi thân, không tích cóp gì, chuyên cầu pháp yếu xuất thế.
2. Phá Ác: Chánh huệ quán sát, phá ác phiền não, chẳng đọa vào ái kiến.
3. Bố Ma (làm cho ma kinh sợ): Phát tâm thọ giới, tác pháp Yết Ma thành tựu, ma liền kinh sợ.
      Tăng, gọi đủ là Tăng Già (Sangha), cõi này dịch là Hòa Hợp Chúng. Cùng chứng sự giải thoát vô vi thì gọi là Lý Hòa (hòa hợp về mặt Lý). Thân cùng ở, miệng không tranh cãi, tâm ý cùng vui vẻ, cùng hiểu biết giống như nhau, cùng tu giới như nhau, chia sẻ quyền lợi đồng đều thì gọi là Sự Hòa.
      Một ngàn hai trăm năm mươi người là thầy trò ba vị Ca Diếp gồm một ngàn người, thầy trò hai vị Xá Lợi Phất và Mục Liên gồm hai trăm người, nhóm ông Da Xá gồm năm mươi người, đều là những người được độ thoát trước nhất sau khi Phật thành đạo, cảm kích ân Phật sâu đậm, thường theo hầu).

      Trước chữ tỳ-kheo, thêm vào chữ Đại, tức là hàng tỳ-kheo Đại Thừa, cũng tức là Đại Thừa Bồ Tát. Kinh này là kinh điển Đại Thừa. Tỳ-kheo là người xuất gia thọ Cụ Túc Giới. Chữ tỳ-kheo (bhiksu) có ba nghĩa:
      1. Khất Sĩ: [“Khất” () là] ôm bát xin thức ăn để sống, Sĩ () là người đọc sách. Ở Trung Quốc, người xin xỏ để sống gọi là “khất cái” (ăn mày) bị người khác coi thường. Tại Ấn Độ, Khất Sĩ có học vấn, có đạo đức, được người khác tôn kính, bối cảnh văn hóa khác nhau. Đức Phật chế định toàn bộ tài sản của người xuất gia là ba y một bát. Tại Ấn Độ, khí hậu nóng, ba y là đủ dùng. Vĩ độ của Trung Quốc nằm lệch về phía Bắc địa cầu, ba y chẳng đủ để chống rét. Do vậy, [tăng ni Phật giáo] mặc theo y phục Trung Quốc, lúc bình thường liền mặc hải thanh. Áo hải thanh chính là lối phục sức của người có học thời Hán. Khi gặp pháp hội, điển lễ, khoác thêm một tấm cà-sa ra ngoài. So với y cà-sa Ấn Độ, y cà-sa theo kiểu Trung Quốc được rút nhỏ, chỉ bằng một phần ba, dùng vòng và móc để treo trên thân. Pháp sư Nhật Bản mặc Âu phục, cà-sa[8] lại còn nhỏ hơn, chỉ có một, hai tấc, cất trong túi đựng Âu phục. Khi có pháp hội mới lấy ra đeo vào, đủ thấy năng lực thích ứng của Phật giáo hết sức viên dung, đạt đến mức độ địa phương hóa và hiện đại hóa.
     Sau khi xuất gia bèn không có nhà, không lo, không nghĩ, chẳng vướng mắc gì, tâm mới an định, có thể đạt đến tam-muội hiện tiền. “Chuyên cầu xuất yếu”: “Xuất” () là xuất ly tam giới, “yếu” () là phương pháp tu học trọng yếu nhất, chí hướng xuất gia nằm ở chỗ này. Do vậy, đối với hết thảy pháp thế gian đều chớ nên lưu luyến. Trong quá khứ, có thể thực hiện điều này thuận lợi, chỉ cần xuất gia, thọ giới, bất cứ tự viện, am đường nào đều có thể quải đơn (nhập chúng tu học). Mỗi một đạo tràng có đạo phong, học phong đặc thù. Trung Quốc có nhiều tông phái, người xuất gia muốn tu học một pháp môn nào đó đều có thể đến tham học. Phật pháp truyền sang Trung Quốc gần hai ngàn năm, lâu ngày sanh ra thói tệ. Những thập phương tùng lâm vào thời cổ về sau này biến thành “tử tôn miếu”, tức là chỉ truyền lại cho đồ tử, đồ tôn, đời đời truyền cho nhau, hoàn toàn chẳng dung nạp người ngoài. Đến nay, đạo phong thời cổ đã tan sạch chẳng còn, bó buộc người xuất gia chẳng thể không tích cóp, chẳng thể không có trụ xứ. Hiện tại, người xuất gia đã gần giống như người tại gia. Trong thời đại to lớn này, người xuất gia tuy phải tích cóp để cầu sinh tồn, về mặt Sự thì có thể chấp nhận được, nhưng trong tâm chớ nên thường giữ ý niệm ấy, mà cũng chớ nên tham nhiều. Nếu không, lúc lâm chung A Di Đà Phật đến đón, quý vị còn có nhà cửa, đất đai, cổ phiếu đầu tư, đô-la Mỹ cả đống, chẳng bằng lòng theo Phật về Tây Phương.
      2. Phá Ác: Phá phiền não ác, chẳng đọa trong ái kiến. Câu này chỉ chung hai thứ Kiến Hoặc và Tư Hoặc. Trong phần sau sẽ giải thích tường tận.
      3. Bố Ma (làm cho ma sợ hãi): Chữ Ma thường chỉ thiên ma giống như Ba Tuần (Māra-pāpman) Tự Tại Thiên Vương, tam giới lục đạo đều bị ông ta thống trị. Nếu có một người nào đó xuất gia tu đạo thì dân chúng thuộc quyền cai quản của ông ta lại bị hụt đi một người, ma vương cảm thấy sợ hãi. “Yết-ma” (Kárma) là tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tác Pháp, tức là cử hành nghi thức, trịnh trọng tuyên thệ, tiếp nhận lời răn dạy của đức Phật, y giáo phụng hành, hòng lìa thoát tam giới. Hiện tại, có người xuất gia tuy đã thọ giới trong giới đàn, nhưng tâm chẳng xuất ly, chưa chắc ma đã sợ hãi.
      Ngẫu Ích đại sư sống vào cuối đời Minh, tịch vào đầu đời Thanh. Thuở trẻ, Ngài học giáo pháp Thiên Thai, nghiên cứu giới luật rất sâu. Theo lời Ngài nói, ở Trung Quốc, từ sau thời Nam Tống đã không còn người xuất gia nữa. Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni thọ giới thì tối thiểu phải có năm vị tỳ-kheo truyền giới thì mới được coi là “đắc giới”. Bồ Tát Giới và những giới khác thì có thể chính mình đối trước Phật tuyên thệ liền đắc giới. Ngẫu Ích đại sư sau khi thọ tỳ-kheo giới, hiểu rõ sự thật này, tự mình trả lui giới, chẳng dám xưng là tỳ-kheo, chỉ xưng là “Bồ Tát Giới sa-di”. Đồ đệ của Ngài là pháp sư Thành Thời biên soạn toàn tập [các tác phẩm] của đại sư, cũng chẳng dám sử dụng cách xưng hô của thầy, mà xưng là “xuất gia ưu-bà-tắc”. Hiện thời, thật sự giữ trọn Ngũ Giới, Thập Thiện là đã hết sức đáng phục rồi.
     “Tăng giả, cụ vân Tăng Già” (Tăng, nói đầy đủ là Tăng Già), còn dịch là “Hòa Hợp Chúng”. Hòa Hợp Chúng phải tuân thủ bảy điều răn. Thứ nhất là Lý Hòa (hòa hợp về mặt Lý), tức là cùng chứng vô vi giải thoát. Có cùng một nguyện vọng: Liễu sanh tử, thoát tam giới. Điều này thuộc về Lý Hòa. Ngoài ra, còn có sáu điều thuộc về mặt Sự:
      1. Thân đồng trụ: Tức cùng ở trong một đơn vị học tập như tự viện hoặc học viện.
      2. Khẩu vô tranh: Tức là trong lời ăn tiếng nói không có sự tranh chấp.
      3. Ý đồng duyệt: Đối xử với nhau một cách dung thông, hòa hợp, vẻ mặt vui vẻ.
      4. Kiến đồng giải: Có cách nhìn giống nhau, kiến lập một sự hiểu biết chung đối với nguyên tắc, phương pháp, cảnh giới tu học.
      5. Giới đồng tu: Giới là quy ước, mọi phương diện của cuộc sống đều có những khuôn phép.
      6. Lợi đồng quân: Cuộc sống vật chất bình đẳng, không có đặc quyền, giai cấp.
Bốn vị xuất gia cùng tu với nhau tại một chỗ thì gọi là “Tăng đoàn”. Nếu trong nhà có bốn người cùng tu với nhau ở một chỗ thì cũng gọi là “Tăng đoàn”. “Tăng” có nghĩa là đoàn thể, nghĩa gốc của từ ngữ này không nhằm chỉ riêng người xuất gia. Tăng đoàn xuất hiện trong thế gian, hy hữu, khó được, nhất định được chư Phật hộ trì, long thiên thủ hộ. Không những Tăng đoàn có phước mà địa phương nơi họ ở cũng được hưởng lây. Người chân chánh tu hành chính là người có đại phước đức. Kinh Dịch có câu: “Tam nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim” (Ba người đồng lòng, sắc bén cắt đứt vàng). Những vị minh quân khai quốc của Trung Quốc bất quá là vài người ít ỏi, đồng tâm hợp tác mà đoạt được thiên hạ. Trong quá khứ, lão cư sĩ Triệu Mậu Lâm ở Đài Bắc mời tôi dùng cơm tại Công Đức Lâm, nói đến vấn đề Tăng đoàn, cụ nói: “Con người hiện thời tạo tội nghiệp phá hòa hợp Tăng, tương lai phải đọa vào địa ngục A Tỳ, phải làm như thế nào đây?” Tôi nói: “Cụ thấy ở đâu có hòa hợp Tăng vậy?” Cụ nghe hỏi xong cũng cười xòa.
      Thường Tùy Chúng của Phật có một ngàn hai trăm năm mươi vị, ngoài ra còn có năm vị nữa, nhưng bỏ đi con số lẻ [nên chỉ nói là một ngàn hai trăm năm mươi]. Tam Ca Diếp là ba anh em [họ Ca Diếp], họ đều là lãnh tụ tôn giáo thuở ấy, chính họ có tín đồ. Người lớn nhất tên là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvilvā-kāśyapa) và đệ tử của Ngài là năm trăm người. Hai em trai của Ngài là Ca Da Ca Diếp (Gayā-kāśyapa, còn phiên âm là Già Da Ca Diếp) và Na Đề Ca Diếp (Nadī-kāśyapa), mỗi vị [kể cả thầy lẫn trò] gồm hai trăm năm mươi người, tất cả là năm trăm người. Gộp chung [số người của ba vị Ca Diếp] thành một ngàn người. “Thân Tử” chính là ngài Xá Lợi Phất. Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cùng với các đồ đệ, tính chung là hai trăm người. Ngoài ra, lại thêm năm mươi người thuộc nhóm Da Xá Tử (Yaśa)[9], lại kể thêm năm vị tỳ-kheo đầu tiên (tức nhóm ngài Kiều Trần Như), tổng cộng là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người. Các vị này là Thường Tùy Chúng, suốt một đời đức Phật, họ thường vây quanh bên Phật, mãi cho đến khi Phật nhập Niết Bàn mới tách ra.

      (Kinh) Giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức.
      (Giải) A La Hán diệc hàm tam nghĩa: Nhất, ứng cúng, tức khất sĩ quả. Nhị, sát tặc, tức phá ác quả. Tam, vô sanh, tức bố ma quả. Phục hữu Huệ Giải Thoát, Câu Giải Thoát, Vô Nghi Giải Thoát, tam chủng bất đồng. Kim thị Vô Nghi Giải Thoát, cố danh Đại. Hựu, bổn thị Pháp Thân đại sĩ, thị tác Thanh Văn, chứng thử Tịnh Độ bất tư nghị pháp, cố danh Đại dã. Tùng Phật chuyển luân, quảng lợi nhân thiên, cố danh “chúng sở tri thức”.
      () 皆是大阿羅漢。眾所知識。
  () 阿羅漢亦含三義。一應供。即乞士果。二殺賊。即破惡果。三無生。即怖魔果。復有慧解脫。俱解脫。無疑解脫。三種不同。今是無疑解脫。故名大。又。本是法身大士。示作聲聞。證此淨土不思議法。故名大也。從佛轉輪。廣利人天。故為眾所知識。    
(Chánh kinh: Đều là đại A La hán, được mọi người hay biết.
      Giải: A La Hán cũng gồm ba nghĩa:
      1. Ứng Cúng: là quả của Khất Sĩ.
      2. Sát Tặc: là quả của Phá Ác.
      3. Vô Sanh: là quả của Bố Ma.
      Lại có Huệ Giải Thoát, Câu Giải Thoát, Vô Nghi Giải Thoát, ba thứ khác nhau. Những vị được nói ở đây là Vô Nghi Giải Thoát, nên gọi là Đại. Lại nữa, họ vốn là Pháp Thân đại sĩ, thị hiện làm Thanh Văn để chứng pháp môn Tịnh Độ chẳng thể nghĩ bàn này, nên gọi là Đại. Theo Phật chuyển pháp luân lợi lạc rộng khắp hàng nhân thiên nên được đại chúng nhận biết).

      Những vị Thường Tùy Chúng ấy đều là Đại A La Hán (Mahā-Arhat). Chữ “Đại” này chỉ hàng Đại Thừa A La Hán. “A” là Vô, “La Hán” là “Học”, [A La Hán] được gọi là Vô Học (không còn gì để học nữa), mang ý nghĩa “đã tốt nghiệp”. Hàng Tiểu Thừa đã đoạn xong Kiến Tư phiền não liền gọi là Vô Học. Trong Đại Thừa, đạt đến bậc Pháp Vân Địa thì mới học xong, cũng gọi là Vô Học. Lên cao hơn nữa là Đẳng Giác Bồ Tát, sau đó được bổ làm Phật, cũng gọi là Bổ Xứ Bồ Tát.
      “Tỳ-kheo” chính là nhân của A La Hán, La Hán là quả địa. Từ ngữ A La Hán cũng bao hàm ba nghĩa:
      1. Ứng Cúng: Xứng đáng tiếp nhận sự cúng dường của đại chúng. Trong khi tu nhân, khi đạo đức, học vấn chưa thành thục, xin ăn để duy trì mạng sống của chính mình, xin pháp để vun bồi huệ mạng của chính mình. Sanh mạng là do cha mẹ mà có, huệ mạng nhờ thầy mà có. Khi đã viên mãn quả vị, liền đáng nhận lãnh sự cúng dường.
      2. Sát Tặc (giết giặc): Có người vừa trông thấy điều này liền cho rằng giới thứ nhất của nhà Phật là không sát sanh, vậy mà La Hán là Sát Tặc. Điều này do tiên sinh Phương Hào nói, ông ta là linh mục Thiên Chúa Giáo, là viện trưởng viện văn học Chánh Đại, là hàng xóm của tôi. Có một hôm, ông ta hỏi tôi câu này, ông ta chẳng biết chữ Tặc ở đây là “phiền não tặc” (giặc phiền não). Ba thứ phiền não Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh chướng ngại trí huệ, đức năng trong tự tánh, nên gọi là Tặc.
      3. Vô Sanh: Vĩnh viễn nhập Niết Bàn, chẳng còn mắc quả báo sanh tử. Lục đạo phàm phu có sanh tử luân hồi, khổ chẳng thể nói được. Chính mình không có năng lực giải quyết cho xong vấn đề sanh tử này. Do vậy, đức Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời. Trong đám chúng sanh đông đảo có một số người nghĩ đến chuyện liễu sanh tử, Phật liền dạy họ đạo xuất ly tam giới.
      “A La Hán” lại còn có mức độ cạn sâu khác nhau, chia thành ba loại lớn:
      1. Tạng Giáo A La Hán (Huệ Giải Thoát La Hán): Nương theo Tứ Niệm Xứ để tu, [tức là] quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Đấy là vũ trụ nhân sinh quan thuộc về pháp Tiểu Thừa. Pháp Đại Thừa cũng chẳng ra ngoài những điều này. Vì thế, Tứ Niệm Xứ chung cho Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Tông Thiên Thai giảng điều này hết sức tường tận, họ dựa theo Tạng, Thông, Biệt, Viên để giải thích bốn loại Tứ Niệm Xứ. Do vậy, ba mươi bảy đạo phẩm đều là pháp chung cho cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa.
      2. Câu Giải Thoát La Hán: Người tu học Thiền Định trong pháp Đại Thừa, chế phục phiền não, dùng Thiền Định rất sâu có thể đoạn được phiền não. Tứ Thiền, Bát Định[10] được gọi là Thế Gian Thiền Định. Công phu của bậc Tiểu Thừa La Hán tu đến mức Cửu Thứ Đệ Định, liền có thể vượt khỏi tam giới.
      3. Vô Nghi Giải Thoát La Hán: Hai loại trước chẳng thể so sánh với công phu Định lực, trí huệ, cảnh giới của các vị A La Hán thuộc loại này được. Các vị này đều đại khai viên giải, hết thảy mọi vấn đề nghi nan đều có thể giải đáp, vì thế gọi là Vô Nghi, họ chính là Pháp Thân Đại Sĩ.
      Một vị Phật xuất thế, ngàn vị Phật ủng hộ. Một mình đức Phật Thích Ca đóng vai chánh, còn những vị khác đóng vai phụ. Trong những vai phụ, có rất nhiều vị là cổ Phật tái lai, Phật Phật đạo đồng, ủng hộ lẫn nhau, trọn không tranh chấp danh phận. Hết thảy nhằm phá mê khai ngộ cho chúng sanh, khiến họ lìa khổ, được vui. Từ ngữ “Pháp Thân đại sĩ” chỉ chung các vị đã phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. Trong Biệt Giáo là từ Sơ Địa Bồ Tát trở lên, trong Viên Giáo là từ Sơ Trụ trở lên. Kinh này thuộc vào Viên Giáo, giống như kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa. Pháp Thân đại sĩ có bốn mươi mốt tầng cấp, tức Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, và Đẳng Giác. Họ thị hiện làm Thanh Văn, hoặc làm quốc vương, đại thần, như vua Ba Tư Nặc, Thái Tử Kỳ Đà, trưởng giả Cấp Cô Độc đều là hàng Pháp Thân đại sĩ biến hiện, tới biểu diễn, chứ phàm phu chẳng thể làm được. Phật nói pháp chẳng thể nghĩ bàn, những vị ấy đến làm chứng, giúp đỡ Phật chuyển pháp luân. Những tiêu chí (symbol) thường thấy nhất trong Phật giáo là ba thứ:
      - Bánh xe (luân) tượng trưng cho viên mãn.
      - Hoa sen biểu thị thanh tịnh.
      - Chữ Vạn () biểu thị cát tường.
      Phật pháp giảng giải chân lý, tức là Thật Tướng của các pháp. Chân tướng chẳng phải có, chẳng phải không. Luân (bánh xe) tròn khắp nhưng tìm chẳng được tâm, hiển thị Không - Hữu bất nhị, Không và Hữu như một. Tác dụng của Luân là phải chuyển động. “Chuyển pháp luân” có ba nghĩa:
      1. Luân có ý nghĩa nghiền nát, giống như xe ủi lô (xe hủ lô, road roller), sánh ví Phật pháp có khả năng cán phẳng phiền não trong tâm.
      2. Luân có ý nghĩa chuyên chở. [Phật pháp] có thể chở chúng sanh từ đường nẻo sanh tử sang cảnh giới Niết Bàn bất sanh bất diệt. Chúng ta tu pháp môn Tịnh Độ, pháp môn này có thể chuyên chở chúng ta từ đời ác Ngũ Trược sang Tây Phương Cực Lạc thế giới.
      3. Luân mang ý nghĩa viên mãn vì bánh xe có căm, có trục, có vành.
      Trong thuở đức Phật Thích Ca thị hiện trong thế giới này, xét về mặt hình tích, chẳng khác gì con người, cũng do cha mẹ sanh ra, được hưởng sự giáo dục tốt đẹp, xuất gia, tu hành, chứng đạo, rồi mới đi các nơi hoằng pháp. Nhưng mọi nơi đều cần đức Phật thuyết pháp, giảng đạo, Phật có rất nhiều đệ tử, các vị ấy có học vấn, có đạo đức, đi các nơi giúp Phật hoằng hóa, nên quen thuộc với hết thảy đại chúng.

      (Kinh) Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lỵ Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà. Như thị đẳng chư đại đệ tử.
      (Giải) Đức lạp câu tôn, cố danh “trưởng lão”. Thân Tử tôn giả, Thanh Văn chúng trung, trí huệ đệ nhất. Mục Liên tôn giả, thần thông đệ nhất. Ẩm Quang tôn giả, thân hữu kim quang, truyền Phật tâm ấn, vi Sơ Tổ, Đầu Đà hạnh đệ nhất. Văn Sức tôn giả, Bà-la-môn chủng, luận nghị đệ nhất. Đại Tất tôn giả, đáp vấn đệ nhất. Tinh Tú tôn giả, vô đảo loạn đệ nhất. Kế Đạo tôn giả, nhân căn độn, cẩn trì nhất kệ, biện tài vô tận, nghĩa trì đệ nhất. Hỷ tôn giả, Phật chi thân đệ, nghi dung đệ nhất. Khánh Hỷ tôn giả, Phật chi đường đệ, phục vi thị giả, đa văn đệ nhất. Phú Chướng tôn giả, Phật chi Thái Tử, mật hạnh đệ nhất. Ngưu Ty tôn giả, túc thế ác khẩu, cảm thử dư báo, thọ thiên cúng dường đệ nhất. Bất Động tôn giả, cửu trụ thế gian, ứng mạt thế cúng, phước điền đệ nhất. Hắc Quang tôn giả, vi Phật sứ giả, giáo hóa đệ nhất. Phòng Tú tôn giả, tri tinh tú đệ nhất. Thiện Dung tôn giả, thọ mạng đệ nhất. Vô Bần tôn giả, diệc Phật đường đệ, thiên nhãn đệ nhất. Thử đẳng Thường Tùy Chúng, bổn Pháp Thân đại sĩ, thị tác Thanh Văn, vi Ảnh Hưởng Chúng. Kim văn Tịnh Độ, nhiếp thọ công đức, đắc Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn chi ích, tăng đạo tổn sanh, tự tịnh Phật độ. Phục danh Đương Cơ Chúng hỹ.
() 長老舍利弗。摩訶目犍連。摩訶迦葉。摩訶迦旃延。摩訶拘絺羅。離婆多。周利槃陀伽。難陀。阿難陀。羅侯羅。憍梵波提。賓頭盧頗羅墮。迦留陀夷。摩訶劫賓那。薄拘羅。阿耨樓馱。如是等諸大弟子。
  () 德 臘俱尊。故名長老。身子尊者。聲聞眾中。智慧第一。目連尊者。神通第一。飲光尊者。身有金光。傳佛心印。為初祖。頭陀行第一。文飾尊者。婆羅門種。論議第 一。大膝尊者。答問第一。星宿尊者。無倒亂第一。繼道尊者。因根鈍。僅持一偈。辯才無盡。義持第一。喜尊者。佛之親弟。儀容第一。慶喜尊者。佛之堂弟。復 為侍者。多聞第一。覆障尊者。佛之太子。密行第一。牛呞尊者。宿世惡口。感此餘報。受天供養第一。不動尊者。久住世間。應末世供。福田第一。黑光尊者。為 佛使者。教化第一。房宿尊者。知星宿第一。善容尊者。壽命第一。無貧尊者。亦佛堂弟。天眼第一。此等常隨眾。本法身大士。示作聲聞。為影響眾。今聞淨土。 攝受功德。得第一義悉檀之益。增道損生。自淨佛土。復名當機眾矣。 
(Chánh kinh: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lỵ Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà. Các vị đại đệ tử như thế.
      Giải: Đức hạnh và tuổi hạ đều đáng tôn trọng, nên gọi là Trưởng Lão. Tôn giả Thân Tử, trong hàng Thanh Văn, trí huệ bậc nhất. Tôn giả Mục Liên thần thông bậc nhất. Tôn giả Ẩm Quang thân có ánh sáng vàng ròng, truyền tâm ấn của Phật, là Sơ Tổ [Thiền Tông], hành Đầu Đà bậc nhất. Tôn giả Văn Sức thuộc dòng Bà-la-môn, luận nghị bậc nhất. Tôn giả Đại Tất trả lời câu hỏi bậc nhất. Tôn giả Tinh Tú, không điên đảo, không tán loạn bậc nhất. Tôn giả Kế Đạo do căn cơ chậm lụt, chỉ trì một bài kệ mà biện tài vô tận, nghĩa trì bậc nhất. Tôn giả Hỷ là em ruột đức Phật, nghi dung bậc nhất. Tôn giả Khánh Hỷ là em họ đức Phật, lại còn là thị giả, đa văn bậc nhất. Tôn giả Phú Chướng là Thái Tử của đức Phật, mật hạnh bậc nhất. Tôn giả Ngưu Ty, do đời trước ác khẩu, cảm lấy dư báo này, được chư thiên cúng dường bậc nhất. Tôn giả Bất Động, trụ dài lâu trong thế gian, tiếp nhận cúng dường trong đời Mạt Pháp, là phước điền bậc nhất. Tôn giả Hắc Quang là sứ giả của Phật, giáo hóa bậc nhất. Tôn giả Phòng Tú hiểu tinh tú bậc nhất. Tôn giả Thiện Dung thọ mạng bậc nhất. Tôn giả Vô Bần cũng là em họ của đức Phật, thiên nhãn bậc nhất. Các vị Thường Tùy Chúng này vốn là Pháp Thân đại sĩ, thị hiện làm Thanh Văn, nhằm làm người tạo ảnh hưởng. Nay nghe pháp môn Tịnh Độ, giữ lấy công đức, đắc lợi ích Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn, tăng trưởng đạo nghiệp, giảm thiểu sanh tử, tự tịnh cõi Phật, còn gọi là Đương Cơ Chúng).

      Thường Tùy Chúng của đức Phật gồm một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị. Ở đây, chỉ nêu đại lược mười sáu vị đệ tử mang tánh chất đại biểu. Những nhân vật đại biểu trong mỗi bộ kinh không hoàn toàn giống nhau. Mỗi vị đại đệ tử đều có sở trường, như vị đầu tiên là ngài Xá Lợi Phất trí huệ bậc nhất, vị thứ hai là Mục Kiền Liên thần thông bậc nhất, không lẽ ngài Xá Lợi Phất chẳng có thần thông hay sao? Ngài Mục Liên chẳng có trí huệ hay sao? Nhìn xem những vị đệ tử nào được nêu tên ở đầu một bộ kinh, ta liền biết hội giảng kinh ấy mang tánh chất nào.
      “Đức lạp câu tôn, cố xưng Trưởng Lão” (Đức hạnh lẫn tuổi hạ đều đáng tôn trọng, nên gọi là Trưởng Lão). Mười sáu vị trưởng lão này đều thị hiện thân phận A La Hán. Có người cho rằng pháp môn Niệm Phật là pháp môn tu học của mấy bà cụ già, chứ phần tử trí thức phải nên học đại kinh, đại luận của Tướng Tông, Tánh Tông! Nếu bây giờ họ xem đến kinh này, nhận thấy bậc trí huệ đệ nhất là ngài Xá Lợi Phất (Śāriputra) còn tiếp nhận pháp môn này, khiến cho những ý tưởng tự phụ thường ngày sẽ bị khuất phục.
Vị thứ hai là Mục Kiền Liên (Maudgalyāyana) thần thông bậc nhất. Thần thông hết sức gần giống với khoa học kỹ thuật hiện thời, ngài Mục Liên là chuyên gia.
Vị thứ ba là Ma Ha Ca Diếp (Mahā-Kāśyapa): “Ẩm Quang tôn giả, thân hữu kim quang, truyền Phật tâm ấn” (Tôn giả Ẩm Quang, thân có ánh sáng màu vàng ròng, truyền tâm ấn của Phật). Trong Phật môn, Thiền Tông được người ta biết đến nhiều nhất. Thoạt đầu, đức Phật truyền pháp cho ngài Ca Diếp, ngài Ca Diếp là Sơ Tổ Thiền Tông. A Nan là Nhị Tổ, truyền đến đời thứ hai mươi tám là Đạt Ma, truyền sang Trung Quốc, truyền đến Lục Tổ Huệ Năng đại sư, Thiền Tông mới được phát huy rực rỡ. Trước kia, người xuất gia đều là mạnh ai nấy tu, đến thời Mã Tổ kiến lập tùng lâm, ngài Bách Trượng lập Thanh Quy, đề xướng “cộng tu” (tu chung với nhau) thì cách dạy học trong Phật giáo mới được “chế độ hóa” (hình thành một khuôn mẫu, quy củ nhất định). Tùng lâm giống như đại học Phật giáo. Thiền Tông nếu chẳng tu Tịnh Độ, chỉ dựa vào một mình pháp tu Thiền sẽ rất khó thành tựu. Do vậy, đến tuổi xế bóng, các tổ sư Thiền Tông chuyên tu Tịnh Độ rất nhiều. Tôn giả Ca Diếp khổ hạnh bậc nhất, khổ hạnh là hạnh Đầu Đà.
      Vị thứ tư là Ma Ha Ca Chiên Diên (Mahā-Katyayana), tức tôn giả Văn Sức[11], thuộc dòng Bà-la-môn, xuất thân là quý tộc, luận nghị (bàn luận, biện bác) bậc nhất.
      Vị thứ năm là Ma Ha Câu Hy La (Mahā - Kausthila), tức tôn giả Đại Tất (đầu gối to), vấn đáp bậc nhất. Vị này học rộng, nghe nhiều, là cậu của ngài Xá Lợi Phất. Khi chị của Ngài mang thai Xá Lợi Phất, biện tài vô ngại. Tôn giả mỗi lần tranh luận cùng chị đều thua, trước kia không như vậy. Ngài nghĩ đứa bé trong bụng chị ắt hẳn có đại trí huệ, tương lai khi đứa cháu sanh ra, ta làm cậu nó mà biện luận không thắng nổi nó, há chẳng ngượng lắm ư? Vì thế, gắng sức đọc sách. Tất cả sách vở tại Ấn Độ, gần như Ngài đọc sạch. Do quá siêng khổ, ngay cả móng tay cũng chẳng rảnh rỗi để cắt, nên lại còn được gọi là Trường Trảo Phạm Chí (thầy tu Bà La Môn móng tay dài).
      Vị thứ sáu là Ly Bà Đa (Revata), tức tôn giả Tinh Tú, là bậc không điên đảo, không tán loạn bậc nhất. Cha mẹ Ngài cầu đảo với tinh tú mà sanh ra Ngài. Vị này tượng trưng cho Chánh Giác, chẳng mê.
      Vị thứ bảy là Châu Lỵ Bàn Đà Già (Śuddhipanthaka, hoặc Cullapatka), tức tôn giả Kế Đạo, do độn căn, chỉ trì một bài kệ, biện tài vô tận, nghĩa trì[12] đệ nhất. Vị tôn giả này bẩm tánh rất chậm lụt, trí nhớ kém cỏi lạ lùng. Anh Ngài xuất gia trước, Ngài cũng muốn xuất gia. Người anh bảo hãy đọc bốn câu kệ, Ngài đọc suốt ba tháng vẫn chẳng nhớ được. Người anh liền bảo hãy về nhà, Ngài khóc lóc, chẳng chịu đi. Đức Phật biết được bèn giữ lại, dạy Ngài học hai câu kệ, niệm câu trên, quên tuốt câu dưới. Niệm câu dưới, quên bẵng câu trên. Đức Thế Tôn biết túc mạng, bảo các đệ tử: “Người này đời trước là Tam Tạng pháp sư, có thể thuyết pháp, nhưng keo kiệt pháp. Vì thế, đời này mắc quả báo ngu si”.
      Vị thứ tám là Nan Đà (Nanda), tức tôn giả Hỷ, là em ruột đức Phật, là con của Tịnh Phạn Vương (Śuddhodana), hình dung tuấn tú bậc nhất. Đức Phật có ba mươi hai tướng, vị này có ba mươi tướng.
      Vị thứ chín là A Nan Đà (Ānanda), tức tôn giả Khánh Hỷ, đa văn bậc nhất, là em họ đức Phật, lại vừa là thị giả, cũng là người chủ trì kết tập Kinh Tạng.
      Vị thứ mười là La Hầu La (Rāhula), tức tôn giả Phú Chướng, là Thái Tử của Phật, mật hạnh bậc nhất. Ngài nhỏ tuổi, hằng ngày chơi đùa bên ngoài, nhưng trong khi vui chơi thành tựu Định - Huệ của chính mình. Ngài là người có hạnh thật sự, chứ không phô trương ngoài miệng.
      Vị thứ mười là Kiều Phạm Ba Đề (Gavāmpati), tức tôn giả Ngưu Ty (trâu nhơi). Phật nói trong quá khứ, khi ngài là tiểu Sa-di, thấy một vị tỳ-kheo già tụng kinh, môi mấp máy, bèn cười nhạo là trông giống như một trâu già đang nhơi cỏ. Vị tỳ-kheo già nói: “Ta đã chứng được quả A La Hán, ngươi coi thường ta, tương lai ắt bị quả báo”. Ngài vội sám hối, nhưng đến đời thứ hai bèn sanh làm trâu suốt cả năm trăm đời. Đời này may được mang thân người, nhưng mồm vẫn còn tập khí nhai nhóp nhép. Đức Phật dạy Ngài: “Ông đừng nên ra ngoài khất thực. Ông đã chứng quả, nếu bị người khác cười nhạo sẽ khiến kẻ ấy mắc tội. Từ nay, ông hãy nên tiếp nhận sự cúng dường của chư thiên”. Chư thiên có thiên nhãn, biết Ngài đắc đạo, chẳng cười chê Ngài.
      Vị thứ mười hai là Tân Đầu Lô Phả La Đọa (Pindola Bharadvaja), tức tôn giả Bất Động, trụ lâu dài trong thế gian, tiếp nhận sự cúng dường trong đời Mạt Pháp, là phước điền bậc nhất. Vị tôn giả này thích hiển lộ thần thông, bị Phật biết được, bèn trừng phạt bằng cách chẳng cho Ngài nhập diệt, mà thường trụ trong thế gian, làm phước điền cho người đời. Vị tôn giả này đã hơn ba ngàn tuổi, chẳng lộ thân phận[13].
      Vị thứ mười ba là Ca Lưu Đà Di (Kaludayin), tức tôn giả Hắc Quang, giỏi giáo hóa nhất, là sứ giả của đức Phật, giáo hóa bậc nhất.
      Vị thứ mười bốn là Ma Ha Kiếp Tân Na (Mahākapphina), tức tôn giả Phòng Tú (sao Phòng)[14], thông hiểu tinh tú bậc nhất. Cha mẹ Ngài cầu đảo nơi tinh tú mà sanh ra Ngài. Ngài thông hiểu thiên văn, là một nhà thiên văn.
      Vị thứ mười lăm là Bạc Câu La (Vakkula), tức tôn giả Thiện Dung, tuổi rất cao, khi ấy đã một trăm sáu mươi tuổi. Trong quá khứ, vào thời Tỳ Bà Thi Phật (Vipaśyin), Ngài từng cúng dường một vị Tăng bị bệnh, do xuất phát từ lòng chân thành, cảm được quả báo: Trong chín mươi mốt kiếp dung mạo đoan chánh, khỏe mạnh, trường thọ, là bậc thọ mạng đệ nhất, hiển thị thiện nhân, thiện quả.
      Vị thứ mười sáu là A Nậu Lâu Đà (Aniruddha), tức tôn giả Vô Bần, cũng là em họ của đức Phật, thiên nhãn bậc nhất. Trong nhiều kiếp lâu xa trước kia, nhằm thời đói kém, có một vị Bích Chi Phật đi khất thực, xin không được thức ăn. Thức ăn cung cấp năng lượng cho thân thể. Sự tiêu hao năng lượng của mỗi người khác nhau, nhưng chín mươi phần trăm bị tiêu hao bởi vọng tưởng. Người xuất gia tâm tịnh, vọng tưởng ít, thường trụ trong Định thì mỗi ngày ăn một bữa là đủ. Bậc La Hán mỗi tuần khất thực một lần, Bích Chi Phật Định lực càng sâu, nửa tháng mới đi khất thực một lần. Khi vị Bích Chi Phật ấy đi khất thực, tôn giả A Nậu Lâu Đà bèn đem một phần lương thực của chính mình cúng dường Bích Chi Phật. Do vậy, Ngài cảm được quả báo chín mươi mốt kiếp chẳng bị nghèo cùng. Đồng thời, Ngài lại là bậc thiên nhãn đệ nhất. Sau khi xuất gia, Ngài rất giải đãi, trong khi nghe Phật giảng kinh thường ngủ gục, đức Phật trông thấy quở trách:
      Như bạng cáp nhất loại,
      Nhất thụy, nhất thiên niên,
      Bất văn Phật danh tự.
      (Giống như loài nghêu sò,
      Ngủ một giấc ngàn năm,
      Chẳng nghe danh hiệu Phật).
      Bị giáo huấn một chập, trong tâm Ngài cảm thấy hết sức khó chịu, bèn liều mạng dụng công, không ngủ suốt bảy ngày bảy đêm, khiến mắt bị mù. Phật dạy Ngài tu một loại Định gọi là Nhạo Kiến Quang Minh Định. Sau khi tu thành, đắc Thiên Nhãn Thông, có thể thấy được tam thiên đại thiên thế giới.
       Ngẫu Ích đại sư phán định kinh này gồm ba phần Tín - Nguyện - Hạnh. Trong Tự Phần cũng có ba phần Tín - Nguyện - Hạnh. Mười sáu vị tôn giả này chính là Chứng Tín, các Ngài đều đáng nêu gương cho chúng ta. Người tu Tịnh Độ thấy người hiền liền mong được bằng. Nếu cậy mình thông minh thì ngài Xá Lợi Phất càng thông minh hơn ta, Ngài vẫn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta có lý do nào mà chẳng chịu niệm Phật. Nếu nghĩ mình quá ngu thì nói chung vẫn còn hơn ngài Châu Lỵ Bàn Đà Già nhiều lắm, Ngài vẫn có thể thành tựu, nên chúng ta tu học ắt cũng có thể thành tựu. Những vị Thường Tùy Chúng khác không được nêu danh đều là Pháp Thân đại sĩ. Mười sáu vị này chẳng qua chỉ là đại diện mà thôi!
      “Tăng đạo, tổn sanh”, câu văn chú giải này đặc biệt tán thán pháp môn Tịnh Độ. Do đây, có thể biết là những vị suốt đời theo Phật này đều chuyên tu Tịnh Độ. Trong những pháp hội khác, họ làm Ảnh Hưởng Chúng (những người gây ảnh hưởng), trong Tịnh Tông họ là Đương Cơ Chúng (người có căn cơ thích hợp tiếp nhận pháp môn này). Pháp Thân đại sĩ tri kiến thuần chánh, triệt để hiểu rõ lý luận, sự thật, phương pháp, cảnh giới, ngộ “duy tâm Tịnh Độ”, thấy Tự Tánh Di Đà, không hoài nghi mảy may nào, tăng trưởng đạo nghiệp, đoạn sạch sanh tử luân hồi trong sáu nẻo. Đồng thời, họ cũng đoạn được Biến Dịch Sanh Tử ở ngoài tam giới. Nếu chẳng vãng sanh Tây Phương thì từ địa vị La Hán cho đến khi thành Phật vẫn còn Biến Dịch Sanh Tử, sanh về Tây Phương rồi thì mới thật sự đạt được vô lượng thọ.      

      (Kinh) Tinh chư Bồ Tát Ma Ha Tát, Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát.
       () 並諸菩薩摩訶薩。文殊師利法王子。阿逸多菩薩。乾陀訶提菩薩。常精進菩薩。與如是等。諸大菩薩。  
(Chánh kinh: Và các vị Bồ Tát Ma Hát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, cùng với các vị đại Bồ Tát như thế).
     
      Trong Tự Phần có Tín - Nguyện - Hạnh, trong đoạn trước là mười sáu vị Thanh Văn nhằm khuyến tín (khuyên phát khởi lòng tin). Ở đây, trong hàng Bồ Tát, hai vị Bồ Tát đầu tiên [được nêu tên] nhằm khuyên chúng ta phát nguyện.
      “Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử”: Phật tử rất nhiều, giống như đế vương cũng đông con, phải chọn ra một người làm Thái Tử để kế thừa ngôi vua trong tương lai. Nhà Phật dùng tỷ dụ này nên có danh xưng Pháp Vương Tử. Trong các vị Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī) trí huệ bậc nhất. Trong hội Hoa Nghiêm, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, Ngài và Phổ Hiền Bồ Tát đồng thời phát nguyện. Hai vị này là trợ thủ của Tỳ Lô Giá Na Phật trong thế giới Hoa Tạng, [hai vị Bồ Tát này cùng với Tỳ Lô Giá Na Phật] được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Trong phần trên, A La Hán phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc. Sau khi sanh về Tây Phương, đoạn dứt hai thứ sanh tử (Biến Dịch và Phần Đoạn), tiếp nhận sự dạy bảo của A Di Đà Phật, viên thành Phật đạo, điều này chúng ta còn có thể hiểu được; chứ Văn Thù và Phổ Hiền là bậc Đẳng Giác Bồ Tát trong hội Hoa Nghiêm, đều là bậc bổ xứ thành Phật sau này, các Ngài sanh về Tây Phương để làm gì? Nếu Tây Phương thế giới chẳng vượt trỗi thế giới Hoa Tạng, hai Ngài sanh về đó sẽ chẳng có mảy may ý nghĩa chi cả! Do đây, có thể biết rằng: Bất luận tu học pháp môn nào trong Phật pháp, đến cuối cùng, chỗ quy túc vẫn là thế giới Hoa Tạng. Sau khi sanh về Hoa Tạng, gặp Văn Thù, Phổ Hiền, các Ngài lại khuyên hành giả niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Quý vị hãy suy nghĩ kỹ càng: Chúng ta đi đường thẳng, không cần phải đi vòng một khúc quanh lớn sang Hoa Tạng trước, gặp bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng phải bận tâm tới.
Có kẻ hoài nghi, pháp môn đã tốt đẹp như thế, vì sao Phật còn phải nói nhiều pháp môn như vậy? Phải biết rằng: Pháp môn này nhằm nói với kẻ cơ duyên chín muồi, sắp thành Phật! Nếu chưa đến giai đoạn thành Phật, cũng chỉ đành học các pháp môn Đại Thừa rộng lớn, tinh vi, sâu xa khác. Trước kia, tôi nẩy sanh tín tâm đối với pháp môn Niệm Phật này chính là vì đọc kinh Hoa Nghiêm, thấy Văn Thù, Phổ Hiền cũng như Thiện Tài đồng tử ai nấy đều phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, tôi mới nghiêm túc phản tỉnh, suy nghĩ cặn kẽ, quay đầu lại, buông bỏ hết thảy kinh giáo, sốt sắng tu học pháp môn này. Nếu chẳng phải là những vị ấy đã ban cho tôi sự khải thị, dù thầy có buốt lòng rát miệng khuyên dạy, tôi cũng rất khó thể tiếp nhận.
      A Dật Đa (Ajita) là Di Lặc Bồ Tát (Maitreya)[15]. Trong Hiền Kiếp, Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư, Di Lặc Bồ Tát là vị Phật thứ năm. Ngài là “hậu bổ Phật” (vị Phật kế tiếp), hiện đang ở trong Đâu Suất nội viện. Có kẻ bịa chuyện Phật Thích Ca đã thoái vị, Phật Di Lặc đang cầm quyền, hoàn toàn là ăn nói nhảm nhí! Theo kinh Di Lặc Hạ Sanh, tính theo thời gian của chúng ta thì năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn (567.000.000) năm sau, Di Lặc Bồ Tát mới giáng sanh thành Phật trong nhân gian. Ngài hiện đang ở trên trời Đâu Suất (Tusita). Cõi trời Đâu Suất có thọ mạng là bốn ngàn năm, một ngày trên trời Đâu Suất bằng bốn trăm năm trong nhân gian. Đem bốn ngàn nhân với ba trăm sáu mươi rồi nhân với bốn trăm (tức là 576.000.000 năm)[16], sẽ tính ra được thời gian Di Lặc Bồ Tát giáng sanh trong nhân gian. Trong kinh Vô Lượng Thọ, nửa bộ đầu, ngài A Nan là đương cơ, nửa bộ sau ngài Di Lặc là đương cơ. Có người mong sanh lên trời Đâu Suất, thân cận Di Lặc Bồ Tát, tương lai ngài Di Lặc hạ sanh nhân gian, cũng có thể theo Ngài hoằng hóa trong thế gian. Nhưng trời Đâu Suất hoàn toàn chẳng dễ sanh về, phải có công phu định lực. Đã thế, ngài Di Lặc là chuyên gia về Duy Thức, môn đình rất cao, phải tu Duy Tâm Thức Định, tu thành công thì mới sanh về đó được! Hãy nên biết rằng: Sanh về Tây Phương, làm đệ tử Phật Di Đà, Di Lặc Bồ Tát cũng là đệ tử Di Đà, [người vãng sanh Cực Lạc] mang thân phận là bạn học của Di Lặc Bồ Tát, có thể đến thăm Đâu Suất nội viện bất cứ lúc nào.
Danh hiệu Càn Đà Ha Đề (Gandhahastin) có nghĩa là Bất Hưu Tức (không ngơi nghỉ), danh hiệu Thường Tinh Tấn cũng có nghĩa là không gián đoạn, không xen tạp, không hoài nghi, tinh tấn không lui sụt. [Nêu tên] hai vị Bồ Tát này nhằm khuyên hãy nên hành trì.

(Giải) Bồ Tát Ma Ha Tát, thử vân Đại Đạo Tâm, thành tựu chúng sanh, nãi Trí Bi song vận, tự tha kiêm lợi chi xưng. Phật vi Pháp Vương, Văn Thù thiệu Phật gia nghiệp, danh Pháp Vương Tử. Bồ Tát chúng trung, trí huệ đệ nhất. Phi dũng mãnh Thật Trí, bất năng chứng giải Tịnh Độ pháp môn, cố cư sơ. Di Lặc đương lai thành Phật, hiện cư Đẳng Giác, dĩ cứu cánh nghiêm tịnh Phật quốc vi yếu vụ, cố thứ liệt. Bất Hưu Tức giả, khoáng kiếp tu hành, bất tạm đình cố. Thường Tinh Tấn giả, tự lợi, lợi tha, vô bì quyện cố. Thử đẳng thâm vị Bồ Tát, tất giai cầu sanh Tịnh Độ, dĩ bất ly kiến Phật, bất ly văn pháp, bất ly thân cận cúng dường chúng tăng, nãi năng tốc tật viên mãn Bồ Đề cố.
()菩薩摩訶薩。此云大道心。 成就眾生。 乃智悲雙 運。自他兼利之稱。佛為法王,文殊紹佛家業。名法王子。菩薩眾中。智慧第一。非勇猛實智。不能證解淨土法門。故居初。彌勒當來成佛。現居等覺。以究竟嚴淨 佛國為要務。故次列。不休息者。曠劫修行。不暫停故。常精進者。自利利他。無疲倦故。此等深位菩薩。必皆求生淨土。以不離見佛。不離聞法。不離親近供養眾 僧。乃能速疾圓滿菩提故。
(Giải: Bồ Tát Ma Ha Tát, cõi này dịch là Đại Đạo Tâm, là từ ngữ để gọi bậc “thành tựu chúng sanh, vận dụng Bi và Trí, tự lợi, lợi tha”. Phật là Pháp Vương, Văn Thù nối tiếp gia nghiệp của Phật, nên gọi là Pháp Vương Tử. Trong các vị Bồ Tát, Văn Thù trí huệ bậc nhất. Nếu không có Thật Trí dũng mãnh, sẽ chẳng thể chứng giải pháp môn Tịnh Độ, nên xếp Ngài vào đầu [danh sách những vị Bồ Tát]. Ngài Di Lặc trong tương lai sẽ thành Phật, hiện đang ở bậc Đẳng Giác. Do rốt ráo nghiêm tịnh cõi Phật là nhiệm vụ cần kíp, nên được nêu tên kế tiếp. Bất Hưu Tức tu hành từ bao kiếp lâu xa, chẳng tạm nghỉ. Thường Tinh Tấn tự lợi, lợi tha, không mệt mỏi. Những vị Bồ Tát thuộc địa vị sâu xa này đều cầu sanh Tịnh Độ, vì chẳng lìa thấy Phật, vì chẳng lìa nghe pháp, vì chẳng lìa thân cận cúng dường chúng tăng, để có thể mau chóng viên mãn Bồ Đề vậy).

“Bồ Tát” là tiếng Phạn, gọi tắt của Bồ Đề Tát Đỏa (Boddhisattva). Người Hoa thích đơn giản, văn tự và ngôn ngữ chú trọng đơn giản, trọng yếu, rõ ràng. Huyền Trang đại sư dịch là Giác Hữu Tình, dịch theo lối cổ (cách dịch trước thời ngài Huyền Trang) là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh, nhằm chỉ bậc chân chánh phát nguyện tu học, muốn viên thành Vô Thượng Đại Đạo. Ma Ha (Mahā) là Đại, những vị thuộc địa vị Tam Hiền[17] gọi là Bồ Tát, Đăng Địa Bồ Tát gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát. Thanh Văn, Duyên Giác chỉ có tâm tự lợi, chẳng chủ động giúp đỡ chúng sanh, nên gọi là Tiểu Thừa. Bồ Tát chủ động hóa độ chúng sanh vô điều kiện, vận dụng cả Bi lẫn Trí. [Trong kinh này], những nhân vật đại biểu trong hàng Bồ Tát không nhiều, chỉ kể ra bốn vị. “Phật vi Pháp Vương”: Trong hết thảy pháp, Phật đắc đại tự tại, nên gọi là Pháp Vương, đây là tiếng tôn xưng với ý nghĩa tỷ dụ. Văn Thù trí huệ bậc nhất, kế thừa sự nghiệp giáo hóa chúng sanh của đức Phật, vì thế, gọi là “Pháp Vương Tử” (con đấng Pháp Vương). Sự dạy học và truyền thừa trong Phật pháp coi trí huệ là bậc nhất. Huệ là mục tiêu cuối cùng, tột bậc của Phật pháp. Giới và Định là phương thức, phương pháp; vì thế, Phật học được gọi là “trí huệ chi học” (cái học trí huệ). Trí huệ, thần thông, đức năng của mỗi một vị Bồ Tát đều giống như nhau, bình đẳng, nhưng nhằm biểu thị pháp, mỗi một vị Bồ Tát nêu gương về một sở trường riêng, chẳng hạn như ngài Văn Thù là trí huệ bậc nhất. Pháp môn Niệm Phật này cần phải có trí huệ cao độ thì mới có thể tiếp nhận được. Chúng ta nghe tới pháp môn này liền sanh đại hoan hỷ, phát đại nguyện, y giáo phụng hành, chính là chọn lựa theo trí huệ cao tột nhất, chẳng khác gì Văn Thù Bồ Tát và ngài Xá Lợi Phất. Trí huệ này là Thật Trí, không phải là trí huệ thông minh của thế gian. Do vậy, ngài Văn Thù được nên tên đầu tiên.
“Di Lặc” là tiếng Phạn, có nghĩa là Từ Bi; vì thế, Ngài còn được gọi là Từ Thị. Di Lặc là họ, A Dật Đa là tên. Các vị đồng tu học Phật hằng ngày niệm kệ hồi hướng có câu “nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm Phật Tịnh Độ” (nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ), trang nghiêm như thế nào? Di Lặc Bồ Tát lấy rốt ráo trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật làm nhiệm vụ trọng yếu. A Di Đà Phật từ bi hoan nghênh chúng ta sanh về Tây Phương thế giới, còn có rất nhiều vị Bồ Tát ai nấy đều thanh tịnh trang nghiêm cõi Phật. Nếu chúng ta không thanh tịnh sẽ biến cõi ấy thành ô nhiễm, thì làm sao cõi ấy có thể dung nạp chúng ta? Hãy nên biết rằng: Trang nghiêm cõi Phật phải được thực hiện ngay trong hiện tại, tâm tịnh thì cõi tịnh. Vì sao niệm Phật? Vì sao đọc kinh? Mục đích là muốn sửa đổi cái tâm ô nhiễm thành tâm thanh tịnh. Thân là chánh báo, cõi nước là y báo. Nếu tâm niệm Phật, đọc kinh chẳng thanh tịnh, sẽ biến thành phước báo, quả báo trong tương lai là ở trong lục đạo, chẳng thể thoát khỏi tam giới. Từ Thị Bồ Tát là vị Phật kế tiếp của thế giới Sa Bà, hiện đang ở địa vị Đẳng Giác, Ngài đại từ đại bi. Trong nhà Phật, từ bi được thêm vào chữ Đại nhằm chỉ rõ lòng từ bi ấy là bình đẳng, thanh tịnh. Tâm có phân biệt sai khác là chẳng thanh tịnh. Hai thứ phước và huệ trang nghiêm trọn đủ là điều kiện tất yếu để vãng sanh Tịnh Độ. Ngài Văn Thù tượng trưng cho trí huệ, ngài Di Lặc tượng trưng cho phước đức trang nghiêm.
Hai vị Bồ Tát sau cùng nhằm khuyến hành (khuyên hành trì). Bất Hưu Tức là tu hành chẳng hề biếng nhác, bê trễ. Người Trung Quốc thường nói: “Nhất nhật bộc chi, thập nhật hàn chi” (Một ngày nóng, mười ngày lạnh). Chẳng hạn như, mỗi ngày dụng công bốn giờ thì vẫn còn có hai mươi giờ gián đoạn. Ở Ấn Độ [vào thời cổ], thời gian được chia thành đêm ba thời, ngày ba thời. Ban ngày được chia thành Sơ Nhật Phần, Trung Nhật Phần, Hậu Nhật Phần; ban đêm chia thành Sơ Dạ Phần, Trung Dạ Phần, Hậu Dạ Phần. Trước kia, tại Trung Quốc, thời gian được chia thành mười hai đơn vị, dùng Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi để phân định mười hai Thời Thần. Hiện thời đã áp dụng quy cách “ngày đêm gồm hai mươi bốn tiếng đồng hồ”. Một Thời ở Ấn Độ bằng bốn giờ [hiện thời] của Trung Quốc. Lúc đức Phật tại thế, người xuất gia ngủ trong khoảng Trung Dạ Phần, tức là mười giờ đêm đi ngủ, hai giờ sáng phải thức dậy, họ chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ thuộc Trung Dạ Phần, có hai mươi giờ để tu hành. Nếu muốn có thành tựu, chẳng thể không tận dụng thời gian dũng mãnh dụng công. Ngoài ra, còn phải học theo Thường Tinh Tấn Bồ Tát, tự mình tu là tự lợi, còn phải giúp đỡ người khác, lợi người chính là tự lợi. Trong tâm thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần, không có chấp trước, được - mất, ngạo nghễ, ngã mạn, đạt đến mức “làm mà không làm, tam luân thể không[18]”, có như thế thì mới có thể không mệt mỏi.
Bốn vị Đại Sĩ vừa được nêu tên trên đây như Văn Thù v.v... đều là Đẳng Giác Bồ Tát, đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Sanh về Tịnh Độ có mấy điều tốt đẹp. Thứ nhất là chẳng lìa thấy Phật, thứ hai là chẳng lìa nghe pháp, thứ ba là thân cận cúng dường hải hội đại chúng, lại còn có thể mau chóng viên mãn đạo Bồ Đề. Lấy Đẳng Giác Bồ Tát để nói thì các Ngài có năng lực đến mười phương cõi nước bất cứ lúc nào, vì sao vẫn phải sanh về thế giới Cực Lạc? Kinh Hoa Nghiêm nói bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ đều theo Phổ Hiền Bồ Tát cầu sanh Tịnh Độ, cho thấy Tây Phương là một nơi có quang cảnh ngoạn mục khôn sánh, cho thấy sanh về Tây Phương thấy Phật, nghe pháp, thân cận chư thiện tri thức, không gián đoạn một phút, một giây nào, nêu rõ Tây Phương có hoàn cảnh đặc biệt thù thắng. Đẳng Giác Bồ Tát tuy có năng lực đến mười phương thế giới công đức chư Phật, vẫn khó tránh khỏi có lúc bị gián đoạn. Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ trụ thế bảy mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, thuyết pháp bốn mươi chín năm, thời gian trọn chẳng dài lắm. Pháp vận của Ngài cũng chỉ có một vạn hai ngàn năm. Sau thời gian đó sẽ không còn Phật pháp, phải đợi năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau Di Lặc Phật mới hạ sanh, mới có Phật pháp. Thời gian gián đoạn giữa chừng dài quá! Trong các cõi Phật khác cũng đều giống như thế. Người trong cõi Tây Phương thọ mạng vô lượng, dù nói theo mặt lý luận thì vẫn là hữu lượng[19]. Sau khi A Di Đà Phật diệt độ, Quán Thế Âm Bồ Tát kế thừa ngôi vị Phật, nhưng khi nào A Di Đà Phật sẽ nhập diệt, kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ ràng: Ngài Mục Liên thần thông rộng lớn, có thể trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ tính ra số lượng chúng sanh trong thế giới Sa Bà. Giả sử chúng sanh trong mười phương thế giới đều thành Duyên Giác, thọ đến vạn ức năm, thần thông giống như ngài Mục Kiền Liên, trọn hết tuổi thọ cùng nhau tính toán cũng không có cách gì tính được thọ mạng của Vô Lượng Thọ Phật. Do đây có thể biết rằng: Cõi Tây Phương thọ mạng vô lượng, trên đường Bồ Đề chẳng có mảy may chướng ngại nào, Đẳng Giác Bồ Tát vì muốn mau chóng viên thành Phật đạo nên đều nguyện vãng sanh Tây Phương.

(Kinh) Cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu.
(Giải) Thích Đề Hoàn Nhân, thử vân Năng Vi Chủ, tức Đao Lợi thiên vương. Đẳng giả, hạ đẳng tứ vương, thượng đẳng Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa, Sắc, Vô Sắc, vô lượng chư thiên dã. Đại chúng câu, vị thập phương thiên nhân, bát bộ Tu La, nhân, phi nhân đẳng, vô bất dự hội, vô phi Tịnh Độ pháp môn sở nhiếp chi cơ dã. Thông Tự cánh.
() 及釋提桓因等。無量諸天大眾俱。 
() 釋提桓因。此云能為主。即忉利天王。等者。下等四王。上等夜摩。兜率。化樂。他化。色。無色。無量諸天也。大眾俱。謂十方天人。八部修羅。人非人等。無不與會。無非淨土法門所攝之機也。通序竟。   
(Chánh kinh: Và Thích Đề Hoàn Nhân v.v... vô lượng chư thiên đại chúng cùng nhóm họp.
Giải: Thích Đề Hoàn Nhân, cõi này dịch là Năng Vi Chủ, tức là vua cõi trời Đao Lợi. Chữ “đẳng”: Phía dưới như trời Tứ Vương, phía trên như các tầng trời Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa, Sắc, Vô Sắc, vô lượng chư thiên. “Đại chúng câu” nghĩa là mười phương trời, người, tám bộ [trời rồng], Tu La, nhân, phi nhân v.v... không ai chẳng tham dự pháp hội, không ai chẳng là căn cơ được nhiếp thọ bởi pháp môn Tịnh Độ. Hết phần Thông Tự)

“Thích Đề Hoàn Nhân” (Śakro-devānām Indrah) được dịch là “Năng Vi Chủ”, chính là vua cõi trời Đao Lợi (Trāyastrimśa), tức tầng trời thứ hai trong Dục Giới. Ông này là chúa trời của ba mươi ba vị trời, còn gọi là Đế Thích Thiên, người Trung Quốc thường gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế. Vị được các tôn giáo khác gọi là Thiên Chúa chính là Đao Lợi thiên vương. Chúng ta lắng lòng xem xét kinh sách và lý luận, phương pháp tu hành của các tôn giáo khác, sẽ thấy dường như họ chẳng tách rời Đao Lợi thiên. Muốn tu lên cao hơn, ắt phải có công phu Thiền Định, tu tâm thanh tịnh. Nếu tu Thiền Định thành công sẽ sanh lên Tứ Thiền Thiên (Caturdhyānabhūmi)[20] trong Sắc Giới (Rūpadhātu). Nếu có cơ sở Thiền Định nhưng chưa tu thành, tức là “chưa đắc Định” thì chỉ sanh lên đến trời Dạ Ma (Yāma), trời Đâu Suất (Tusita), trời Hóa Lạc (Nirmānaratī), trời Tha Hóa Tự Tại (Parinirmita-vaśavartin). Nếu muốn sanh lên Tứ Thiền Thiên, trừ Thiền Định ra, còn phải tu Tứ Vô Lượng Tâm, tức Từ, Bi, Hỷ, Xả thì mới sanh lên Sắc Giới được. Xứ nào duyên đã chín muồi, chư Phật, Bồ Tát liền đến đó giáo hóa chúng sanh. Trong tam đồ và các cõi trời đều có Phật, Bồ Tát giảng kinh, thuyết pháp. Chỉ có Tứ Không Thiên (Caturārūpyadhātu)[21] chẳng tiếp nhận Phật pháp vì họ tưởng mình đã chứng đắc Đại Niết Bàn. Nếu các tôn giáo khác bài xích Phật giáo thì chỉ là tạm thời, vì trong tương lai, họ sanh lên trời, sẽ cùng với Thiên Chúa đều được Phật, Bồ Tát giáo hóa, mai sau sẽ biết học Phật. Trên đến bậc Đẳng Giác, dưới đến chúng sanh trong địa ngục đều được thâu nhiếp bởi pháp môn Tịnh Độ, chín pháp giới bình đẳng tu hành, bình đẳng thành Phật. Đức Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, chỉ có một bộ kinh này thích hợp trọn khắp ba căn, gồm thâu độn căn lẫn lợi căn. Đến đây, phần Chứng Tín Tự tức Thông Tự đã được giảng xong. Tiếp theo đây là phần Phát Khởi Tự, còn gọi là Biệt Tự.

 

4.1.2. Biệt Tự


      (Giải) Phát KhởiTự dã,Tịnh Độ diệu môn bất khả tư nghị, vô nhân năng vấn, Phật tự xướng y chánh danh tự vi phát khởi. Hựu Phật trí giám cơ vô mậu, kiến thử đại chúng, ưng văn Tịnh Độ diệu môn, nhi hoạch tứ ích, cố bất sĩ vấn, tiện tự phát khởi, như Phạm Võng Kinh hạ quyển, tự xướng vị hiệu vân: “Ngã kim Lô Xá Na đẳng”, Trí Giả phán tác Phát Khởi Tự, lệ khả tri dã.
       () 發起序也。淨土妙門。不可思議。無人能問。佛自倡依正名字為發起。又佛智鑒機無謬。見此大眾。應聞淨土妙門。而獲四益。故不俟問。便自發起。如梵網經下卷。自倡位號云。我今盧舍那等。智者判作發起序。例可知也。
(Giải: Trong phần Phát Khởi Tự thì pháp môn Tịnh Độ mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn, không ai có thể hỏi, đức Phật tự xướng lên danh tự của y báo và chánh báo hòng phát khởi. Lại nữa, Phật trí soi xét căn cơ không sai lầm, thấy đại chúng đáng được nghe pháp môn Tịnh Độ mầu nhiệm, đạt được bốn thứ lợi ích, nên chẳng đợi hỏi mà tự phát khởi. Giống như trong quyển hạ của kinh Phạm Võng, Ngài tự xướng danh hiệu nơi quả vị như sau: “Ta nay là Lô Xá Na....” Ngài Trí Giả phán định phần kinh văn ấy là Phát Khởi Tự, cứ dựa theo đó sẽ biết [vì sao tôi phán định phần này của kinh A Di Đà là Phát Khởi Tự]).

      Vì sao gọi Tịnh Độ là “diệu môn”? Biết nó mầu nhiệm ở chỗ nào thì mới thấu hiểu sự thù thắng của nó. Mầu nhiệm ở chỗ phương pháp đơn giản, chỉ cần thật thà niệm Phật, chẳng cần biết hiểu hay không hiểu, đều có thành tựu. Hiểu rõ ràng lý luận thì sự Niệm Phật ấy được gọi là Lý Niệm. Nếu chẳng hiểu, chỉ thật thà mà niệm thì gọi là Sự Niệm. Công phu bình đẳng, do vậy, pháp môn này phổ độ hết thảy chúng sanh trong một đời đều bình đẳng thành Phật, gọi là “diệu” là vì điểm này. Chúng ta chọn lựa pháp môn này giống như các vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, phương pháp tu hành cũng tương đồng, sanh về Tây Phương đạt được quả vị đương nhiên cũng tương đồng.
      Pháp môn này sâu mầu cùng tột, chẳng những người tầm thường chẳng thể hỏi được, mà bậc Đại Trí Xá Lợi Phất cho đến bậc Pháp Vương Tử trí huệ bậc nhất là Văn Thù Bồ Tát cũng chẳng thể hỏi. Phật nói pháp cần phải có người khải thỉnh, nhưng pháp môn này sâu quá, ai cũng chẳng nghĩ tới được. Do vậy, đức Phật quán sát cơ duyên của đại chúng dự hội đã chín muồi, chẳng cần đệ tử khải thỉnh, tự động tuyên nói pháp môn “thành Phật viên mãn ngay trong một đời này”. Trong mười hai phần giáo, thể loại này được gọi là Vô Vấn Tự Thuyết (không ai hỏi mà tự nói). Lúc đức Phật ở dưới cội Bồ Đề, ban đêm thấy sao Mai, viên thành Phật đạo, Ngài muốn tuyên nói với mọi người pháp môn này, nhưng khi ấy, cơ duyên của chúng sanh chưa chín muồi, do vậy, phải bắt đầu nói từ các kinh Tiểu Thừa, Đại Thừa trước. Đợi đến khi cơ duyên chín muồi, không ai hỏi, tự nói, khiến cho chúng sanh đạt được bốn thứ lợi ích, gọi là Tứ Tất Đàn (catur-siddhānta). “Tất” là phổ biến, “đàn” là thí cho, [Tứ Tất Đàn là]:
      a. Thế giới Tất Đàn: Tuyên nói với chúng sanh hết thảy chân tướng sự thật trong thế gian, khiến cho họ sanh lòng tin ưa. Phật pháp trước hết phải làm cho chúng sanh sanh lòng hoan hỷ. Nếu chẳng thể làm cho chúng sanh đối xử hòa thuận với nhau, ắt sẽ khiến cho xã hội bất an. Vì thế, Phật pháp lấy việc tạo lợi ích cho thế gian làm đầu.
      b. Vị nhân Tất Đàn: Quán sát cơ duyên của chúng sanh mà thuyết pháp phù hợp căn cơ, khiến họ sanh được lợi ích tốt lành. Như rắc rối to lớn trong hiện thời là luân lý, đạo đức thiếu sót, xã hội bất an, bèn vì họ nói Tứ Duy, Bát Đức[22] khiến cho họ sanh khởi thiện nguyện, thiện hạnh.
      c. Đối trị Tất Đàn: Thuyết pháp nhằm đối trị những khuyết điểm của chúng sanh, khiến cho họ đoạn ác.
      d. Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn: Ba thứ trên thuộc về pháp thế gian, loại thứ tư thuộc về pháp xuất thế gian, khiến cho chúng sanh ngộ đạo chứng quả.
      Nay đức Phật giới thiệu tại phương Tây quả thật có thế giới Cực Lạc và cũng thật sự có A Di Đà Phật. Chúng sanh nghe xong, sanh tâm hoan hỷ, phát nguyện cầu sanh. Đấy chính là Thế Giới Tất Đàn. Nghe xong, chấp trì danh hiệu, thiện căn, phước đức viên mãn hiện tiền, được lợi ích sanh trưởng điều thiện, đấy là Vị Nhân Tất Đàn. Dùng cái tâm chân thành, cung kính, ngày đêm niệm một câu Phật hiệu không ngừng, ác nghiệp nơi thân khẩu ý chẳng thể hiện hành, đè nén phiền não, đấy là Đối Trị Tất Đàn. Niệm Phật niệm đến mức “công phu thành phiến”, chắc chắn sanh về Tây Phương, muốn ra đi lúc nào sẽ đi trong lúc ấy, có thể sanh tử tự tại, đấy là Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.
      Ngẫu Ích đại sư phán định đoạn kinh văn tiếp theo [phần Thông Tự], tức đoạn “nhĩ thời, Phật cáo trưởng lão Xá Lợi Phất, tùng thị Tây Phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc. Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp” thuộc phần Phát Khởi Tự. Đấy chính là quan điểm độc đáo của đại sư. Từ xưa, các vị đại đức đều phán định đoạn này thuộc Chánh Tông Phần, nhưng đại sư cũng có tiền lệ để viện dẫn. Ngài nói Trí Giả đại sư vào đời Tùy khi chú giải Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn đã phán định phần kệ tụng trước [phần kinh văn giảng về các giới] thuộc vào Phát Khởi Tự. Đấy là căn cứ để lập luận của Ngẫu Ích đại sư, điều này cũng nhằm biểu thị lòng khiêm hư của đại sư. Người xuất gia Trung Quốc thọ Bồ Tát Giới đều lấy Phạm Võng Kinh Giới Bổn làm y cứ, nhưng tại Đài Loan, trong thời gần đây, cũng có người sử dụng phần Anh Lạc Giới Bổn trong Ưu Bà Tắc Giới Kinh, so với kinh Phạm Võng thì giới điều ít hơn, chỉ có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh. Trước đó (tức trước phần chánh thức tuyên giới trong kinh Phạm Võng), có bốn câu kệ:
      Ngã kim Lô Xá Na,
      Phương tọa liên hoa đài,
      Châu táp thiên hoa thượng,  
      Phục hiện thiên Thích Ca.
      (Nay ta, Lô Xá Na,
      Ngồi trên đài hoa sen,
      Trên ngàn hoa vây quanh,
      Hiện ngàn Thích Ca Phật).
      Trí Giả đại sư phán định đoạn kinh văn này thuộc Tự Phần. Đức Phật chưa được khải thỉnh mà đem danh hiệu và địa vị của chính mình tự nói ra, phương thức rất giống như trong kinh này, nên Ngẫu Ích đại sư phán định đoạn [kinh A Di Đà] này thuộc về Phát Khởi Tự.

      (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo trưởng lão Xá Lợi Phất: “Tùng thị Tây Phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp”.
      () 爾時。佛告長老舍利弗。從是西方。過十萬億佛土。有世界名曰極樂。其土有佛。號阿彌陀。今現在說法。   
(Chánh kinh: Lúc bấy giờ, Phật bảo trưởng lão Xá Lợi Phất: “Từ đây đi qua phương Tây mười vạn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong cõi ấy có Phật, hiệu là A Di Đà, nay hiện đang thuyết pháp).

      Trong đoạn kinh văn này có ba sự thật:
      a. Từ thế giới Sa Bà đi qua Tây Phương, trải qua mười vạn ức cõi Phật, có thế giới Cực Lạc.
      b. Trong cõi ấy, quả thật có A Di Đà Phật.
      c. A Di Đà Phật hiện đang thuyết pháp nơi đó.

      (Giải) Tịnh Độ pháp môn, tam căn phổ nhiếp, tuyệt đãi viên dung, bất khả tư nghị. Viên thâu, viên siêu nhất thiết pháp môn, thậm thâm nan tín. Cố đặc cáo đại trí huệ giả. Phi đệ nhất trí huệ, bất năng trực hạ vô nghi dã. “Tây Phương” giả, hoành cắng trực Tây, tiêu thị hiện xứ dã. “Thập vạn ức” giả, thiên vạn viết ức, kim tích ức chí thập vạn dã. “Phật độ” giả, tam thiên đại thiên thế giới, thông vi nhất Phật sở hóa. Thả dĩ thử độ ngôn chi, nhất Tu Di sơn, Đông, Tây, Nam, Bắc các nhất châu, đồng nhất nhật nguyệt sở chiếu, nhất Thiết Vy sơn sở nhiễu, danh nhất “tứ thiên hạ”. Thiên tứ thiên hạ, danh tiểu thiên thế giới. Thiên tiểu thiên, danh trung thiên thế giới. Thiên trung thiên, danh đại thiên thế giới. Quá như thử Phật độ, thập vạn ức chi Tây, thị Cực Lạc thế giới dã.
      Vấn: Hà cố Cực Lạc tại Tây Phương?
      Đáp: Thử phi thiện vấn. Giả sử Cực Lạc tại Đông, nhữ hựu vấn hà cố tại Đông, khởi phi hý luận? Huống tự thập nhất vạn ức Phật độ thị chi, hựu tại Đông hỹ. Hà túc trí nghi?
      “Hữu thế giới danh viết Cực Lạc”, tự y báo quốc độ chi danh dã, thụ ước tam tế, dĩ biện thời kiếp; hoành ước thập phương, dĩ định cương ngung, cố xưng “thế giới”. “Cực Lạc” giả, Phạn ngữ Tu Ma Đề, diệc vân An Dưỡng, An Lạc, Thanh Thái đẳng. Nãi vĩnh ly chúng khổ, đệ nhất an ổn chi vị. Như hạ quảng thích. Nhiên Phật độ hữu tứ, các phân tịnh uế. Phàm Thánh Đồng Cư độ, ngũ trược trọng giả uế, ngũ trược khinh giả tịnh. Phương Tiện Hữu Dư độ, tích không chuyết độ chứng nhập giả uế, thể không xảo độ chứng nhập giả tịnh. Thật Báo Vô Chướng Ngại độ, thứ đệ Tam Quán chứng nhập giả uế, Nhất Tâm Tam Quán chứng nhập giả tịnh.
       () 淨 土法門。三根普攝。絕待圓融。不可思議。圓收圓超一切法門。甚深難信。故特告大智慧者。非第一智慧。不能直下無疑也。西方者。橫亘直西。標示現處也。十萬 億者。千萬曰億。今積億至十萬也。佛土者。三千大千世界。通為一佛所化。且以此土言之。一須彌山。東西南北各一洲。同一日月所照。一鐵山圍所繞。名一四天 下。千四天下。名小千世界。千小千。名中千世界。千中千。名大千世界。過如此佛土。十萬億之西。是極樂世界也。問。何故極樂在西方。答。此非善問。假使極 樂在東。汝又問何故在東。豈非戲論。況自十一萬億佛土視之。又在東矣。何足致疑。有世界名曰極樂。序依報國土之名也。豎約三際。以辨時劫。橫約十方。以定 疆隅。故稱世界。極樂者。梵語須摩提。亦云安養。安樂。清泰等。乃永離衆苦。第一安穩之謂。如下廣釋。然佛土有四。各分淨穢。凡聖同居土。五濁重者穢。五 濁輕者淨。方便有餘土。析空拙度證入者穢。體空巧度證入者淨。實報無障礙土。次第三觀證入者穢。一心三觀證入者淨。
(Giải: Pháp môn Tịnh Độ nhiếp trọn ba căn, dứt bặt đối đãi một cách viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Gồm thâu trọn vẹn, nhưng vượt thoát trọn vẹn hết thảy pháp môn, rất sâu, khó tin. Vì thế, đặc biệt nói với bậc đại trí huệ, vì nếu không phải là người trí huệ bậc nhất sẽ chẳng thể nào hiểu được ngay mà không nghi. “Tây Phương” là đi thẳng mãi suốt theo chiều ngang sang phía Tây, [từ ngữ này] nhằm chỉ ra chỗ Phật thị hiện. “Thập vạn ức”: Mười vạn là một ức, nay dồn số ức ấy đến mười vạn ức. “Phật độ” (cõi Phật): Cả tam thiên đại thiên thế giới là khu vực hóa độ của một đức Phật. Hãy lấy cõi này để giảng thì một núi Tu Di, bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi phía đều có một châu, cùng được một mặt trời, một mặt trăng chiếu, một rặng núi Thiết Vy bao quanh thì gọi là Tứ Thiên Hạ. Một ngàn Tứ Thiên Hạ gọi là một tiểu thiên thế giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. Đi về phương Tây, qua khỏi mười vạn ức cõi Phật như vậy là tới thế giới Cực Lạc.
      Hỏi: Vì sao Cực Lạc ở phương Tây?
      Đáp: Đây chẳng phải là câu hỏi hay ho gì. Giả sử Cực Lạc ở phương Đông, ông lại hỏi vì sao nó ở phương Đông, há chẳng phải là nói giỡn hay sao? Huống chi, nếu nhìn từ mười một vạn ức cõi Phật, Cực Lạc lại thuộc phương Đông mất rồi, có gì đáng để nghi ngờ nữa ư?
      “Có thế giới tên là Cực Lạc”: Nêu ra cái tên cõi nước trong y báo. [“Thế’ là] theo chiều dọc suốt cả ba đời, nhằm luận về thời kiếp. [“Giới” là] theo chiều ngang thì trọn cả mười phương, nhằm phân định ranh giới. Vì thế gọi là thế giới. “Cực Lạc”: Tiếng Phạn là Tu Ma Đề (Sumatī, Sukhāvatī), còn dịch là An Dưỡng, An Lạc, Thanh Thái v.v... nghĩa là cõi vĩnh viễn lìa khỏi các khổ, an ổn bậc nhất. Từ ngữ này sẽ được giải thích chi tiết trong phần sau. Cõi Phật có bốn loại, với mỗi loại đều chia thành tịnh và uế. Phàm Thánh Đồng Cư độ: Ngũ Trược nặng nề là cõi uế, Ngũ Trược nhẹ nhàng là cõi tịnh. Phương Tiện Hữu Dư độ: Dùng phương pháp phân tích cái Không vụng về để chứng nhập thì là uế. Dùng phương pháp thấu hiểu cái Không để khéo léo chứng nhập thì là tịnh. Thật Báo Vô Chướng Ngại độ: Chứng nhập bằng cách tu Tam Quán theo thứ tự là uế, chứng nhập bằng Nhất Tâm Tam Quán là tịnh).

      Pháp môn Tịnh Độ quả thật là pháp rất sâu khó tin. Trong kinh này, đức Phật có nói: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà sanh về cõi ấy được). Bậc đại trí huệ thiện căn, phước đức viên mãn trọn đủ, có thể gánh vác ngay lập tức, tin sâu, chẳng nghi. Hết thảy chúng sanh bất luận căn tánh như thế nào, pháp môn Tịnh Độ đều có thể bao dung, khiến cho họ thành tựu. Trên là các vị thượng thượng căn Đẳng Giác Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền v.v..., dưới thì cho đến chúng sanh Ngũ Nghịch, Thập Ác sắp đọa địa ngục A Tỳ đều có phần. Đối tượng được độ thoát của các kinh khác chẳng giống như vậy. Như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa chỉ có thể độ bậc thượng thượng căn, hàng trung hạ chẳng có phần. Kinh A Hàm độ căn cơ trung hạ, chẳng khế cơ (phù hợp căn cơ) bậc thượng thượng căn. Chỉ có kinh này thích hợp trọn khắp ba căn, dứt bặt đối đãi một cách viên dung. Các vị tổ sư nói một câu A Di Đà Phật trọn đủ bốn câu tông chỉ:
      1) “Duy tâm là tông”: Tất cả hết thảy kinh điển Đại Thừa, Tiểu Thừa đều lấy duy tâm làm tông.
      2) “Duy Phật là tông”: Chữ Phật ở đây chỉ A Di Đà Phật, chỉ cần xưng niệm A Di Đà Phật liền có thể thành tựu.
      3). “Dứt bặt đối đãi một cách viên dung là tông”: Như các kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa có thể thực hiện điều này, mà kinh này cũng không nằm ngoài lệ ấy, là kinh Đại Thừa bậc nhất trong các kinh Đại Thừa, là Nhất Thừa bậc nhất trong các pháp Nhất Thừa.
      4) “Vượt thoát tình kiến là tông”.
      Dựa trên lời các vị cổ đức đã giảng về tông chỉ để xét, thì biết pháp môn này vượt trỗi hết thảy đại kinh, đại luận, căn cứ trên sở đắc của lịch đại tổ sư đại đức thì lời kết luận của các vị gần như giống hệt nhau. Trong cuốn Vô Lượng Thọ Kinh Giải (chú giải kinh Vô Lượng Thọ), lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã trích dẫn những câu nói của các vị cổ đức thời Tùy - Đường, trong hết thảy các kinh điển thâu nhiếp trọn vẹn, vượt thoát trọn vẹn thì kinh Hoa Nghiêm là bậc nhất. Kinh Hoa Nghiêm đến cuối cùng, Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc thì mới được tính là viên mãn. So sánh giữa Hoa Nghiêm và kinh Vô Lượng Thọ thì kinh Vô Lượng Thọ là bậc nhất, kinh Hoa Nghiêm kém hơn. Kinh Vô Lượng Thọ là do lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập năm bản dịch gốc để tạo thành bản hoàn chỉnh, trong ấy, chia ra thành bốn mươi tám chương. Chương thứ sáu nói về bốn mươi tám nguyện là bậc nhất. Trong bốn mươi tám nguyện, cổ đức công nhận nguyện thứ mười tám là bậc nhất. Phật nói kinh A Di Đà nhằm giải thích nguyện thứ mười tám, nguyện thứ mười tám là “mười nguyện ắt sanh”. Do đây, có thể biết là danh hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn. Do từ điều này, sanh khởi tín tâm chân thành thì là kẻ có đại thiện căn và đại phước đức. Niệm một câu Phật hiệu là cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật. Tin sâu một câu Phật hiệu bao gồm cả Tam Học Giới - Định - Huệ. Nhất tâm trì danh hiệu không có tạp niệm, chính là “đừng làm các điều ác”. Một câu Phật hiệu, vô lượng công đức đều nằm trong ấy, chính là “vâng làm các điều thiện”, trọn đủ Đại Thừa Bồ Tát Giới. Nhất tâm xưng niệm, nhất tâm là Định, Định Học trọn đủ. Tín, nguyện, trì danh, là trí huệ bậc nhất, Huệ Học trọn đủ! Tam Học ấy chính là Tam Học rốt ráo viên mãn. Cổ đức nói: “Đây chính là con đường tu học thành Phật gần nhất”.
So sánh giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, Đại Thừa đi theo đường gần. So sánh giữa các pháp môn Đại Thừa với Thiền Tông thì Thiền Tông lại gần hơn rất nhiều. So sánh giữa Thiền và Tịnh, Tịnh lại càng gần hơn nữa. Trong kinh dạy từ một ngày đến bảy ngày liền có thể vãng sanh. Trong Vãng Sanh Truyện và Tịnh Độ Thánh Hiền Lục chẳng thiếu những trường hợp như thế, chứng minh những điều kinh nói là chân thật, chẳng dối. Hiểu rõ đạo lý, vừa nghe liền tin tưởng, đúng như pháp tu trì, hoàn toàn chẳng hoài nghi, người như vậy thuộc căn tánh Bồ Tát.
      Chữ “Tây Phương” nhằm trình bày nơi chốn hiện thời của thế giới Cực Lạc, cách thế giới Sa Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Nhìn thì có vẻ xa, nhưng thật ra, khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn, vãng sanh chỉ là chuyện trong khoảng sát-na, đừng nên khởi vọng tưởng. Khi đại sư La Thập dịch kinh này, nghĩ tưởng chúng ta đều là kẻ đới nghiệp, phàm tình chưa đoạn, khó thể tránh khỏi có lúc nhớ nhà. Người trong cõi Tây Phương thiên nhãn thấy thấu suốt, thiên nhĩ nghe thông suốt, có thể thấy người nhà, quyến thuộc đang ở trong đường nào. Nếu muốn quan tâm đến họ, trong sát-na liền có thể quay về thế giới Sa Bà.
Câu “tùng thị Tây Phương” chỉ phía Tây của tam thiên đại thiên thế giới này, chứ không phải là phía Tây của địa cầu. Hiện thời, Thiên Văn Học có khái niệm gọi là Hoàng Cực (Ecliptic pole), địa cầu của chúng ta có Nam Cực và Bắc Cực. Hệ Ngân Hà cũng chuyển động, hai đầu trục chuyển động của hệ Ngân Hà gọi là Hoàng Cực. Trước kia, người ta thường suy đoán một tam thiên đại thiên thế giới như đức Phật đã nói, đại khái là một hệ Ngân Hà (Milky Way). Pháp vận của đức Phật bất quá là một vạn hai ngàn năm, góc xoay của hệ Ngân Hà chỉ có thể chuyển dịch chừng một, hai độ. Cách nói này nghe cũng khá hợp lý.
Nếu chiếu theo cách lập luận của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thì kinh Phật gọi một hệ Ngân Hà là một đơn vị thế giới. Do vậy, một tam thiên đại thiên thế giới có mười ức hệ Ngân Hà. Căn cứ theo kinh văn đã dạy, một núi Tu Di (Sumeru), bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi phía có một châu[23], cùng được một mặt trời, mặt trăng chiếu soi, được một núi Thiết Vy (Cakravāda-parvata) bao quanh, thì gọi là một Tứ Thiên Hạ. Một ngàn Tứ Thiên Hạ gọi là một Tiểu Thiên Thế Giới, một ngàn Tiểu Thiên Thế Giới gọi là một Trung Thiên Thế Giới. Một ngàn Trung Thiên Thế Giới gọi là một Đại Thiên Thế Giới.
      Nếu có người hỏi, vì sao thế giới Cực Lạc ở phương Tây? Nếu như thế giới Cực Lạc ở phương Đông, ắt sẽ lại hỏi vì sao ở phương Đông? Hỏi như vậy tức là giỡn chơi. Huống chi, nếu ở tại mười một vạn ức cõi Phật, quay đầu nhìn lại Cực Lạc thì Cực Lạc đã thuộc về phương Đông rồi, phương vị đâu có nhất định. Thân thể là chánh báo, những gì để thân thể nương vào mà tồn tại như thức ăn, quần áo, hoàn cảnh cư trú và thế giới được gọi là “y báo”. Thế giới này có tên là Sa Bà, dịch nghĩa là Kham Nhẫn. Hai chữ “thế giới” xét theo Lục Thư[24] thì thuộc về loại Hội Ý. Ba mươi năm là một Thế ()[25], đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai là thời gian. Theo chiều ngang trọn khắp mười phương, nhằm định ranh giới là không gian. Hợp nhất thời gian và không gian là “thế giới”.
      “Cực Lạc”, tiếng Phạn là Tu Ma Đề, còn gọi là An Dưỡng, An Lạc, Thanh Thái v.v... có nghĩa là vĩnh viễn lìa khỏi các khổ, an ổn bậc nhất. Tây Phương thế giới chia thành bốn cõi:
      1) Phàm Thánh Đồng Cư độ: Là chỗ ở của kẻ đới nghiệp vãng sanh. Do đới nghiệp (mang theo nghiệp) nặng hay nhẹ khác nhau, nên chia thành ba bậc chín phẩm. Tu hành phải nên tận hết sức tiêu trừ nghiệp chướng, sẽ có thể nâng cao phẩm vị khi sanh về Tây Phương. Ở đây, tôi chỉ giảng đại lược từ ngữ Ngũ Trược (pañca-kasāyāh).
      - Kiếp Trược (Kalpa-kasāyāh): Trược () là ô nhiễm, Kiếp () chỉ thời gian. Chúng sanh tội ác sâu nặng chiêu cảm đời loạn, nhân dân bệnh tật, khốn khổ, trong lịch sử thường gọi là “thời đại hắc ám”.
      - Kiến Trược (Drsti-kasāyāh): Tức là chúng sanh quan sát nhân sinh và vũ trụ, nẩy sanh những cách nhìn sai lầm, mà tự cho là đúng.
      - Phiền Não Trược (Klesa-kasāyāh): Hoài nghi giáo huấn của chư Phật, Bồ Tát, cổ thánh, tiên hiền, trái nghịch lời răn dạy, chẳng chịu vâng giữ, làm theo. Sách Hành Sự Sao Tư Trì Ký còn giảng: “Phiền Não Trược chính là Ngũ Độn Sử[26].
      - Chúng Sanh Trược (Sattva-kasāyāh): Là quả báo của Kiến Trược và Phiền Não Trược, tức là sự ô nhiễm trong hoàn cảnh sống. Chẳng hạn như không khí, nguồn nước và những hoàn cảnh khác bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi dị thường, đều thuộc về loại Trược này.
      - Mạng Trược (Āyu-kasāyāh): Thọ mạng giảm ngắn, chẳng thể hưởng hết tuổi trời, là chướng ngại lớn nhất cho sự tu hành.
Hôm nay, đọc đến đoạn kinh văn này, nhận biết sâu xa đức Phật đã có tiên kiến, gần như hoàn toàn nói trực tiếp đến thời đại hiện tại. Phật dạy: “Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”. Lại nói: “Hết thảy pháp chỉ do tâm hiện, chỉ do thức biến”, đủ biết rằng: Đoạn trừ các điều ác, khôi phục sự thanh tịnh, ắt phải dốc công nơi tâm địa, tâm tịnh thì cõi nước tịnh. Thân và tâm là chánh báo, hoàn cảnh là y báo. Đức Phật thường nói: “Y báo chuyển theo chánh báo”, vì thế, tu tâm là bậc nhất.
      2) Phương Tiện Hữu Dư độ: Là nơi ở của Quyền Giáo Bồ Tát và A La Hán, Bích Chi Phật. Tây Phương thế giới không có Nhị Thừa, thuần là Bồ Tát. Những người đới nghiệp vãng sanh, chưa đoạn phiền não, Hạ Hạ phẩm vãng sanh, sanh sang Tây Phương cũng mang thân phận Bồ Tát, chẳng phải là Tiểu Thừa. Bất quá, Bồ Tát thuộc địa vị Sơ Tín là học trò lớp Một, nếu học đến lớp Bảy (tức địa vị Thất Tín), đã đoạn Kiến Tư phiền não, thật sự đạt được thân tâm thanh tịnh, liền đạt đến Phương Tiện Hữu Dư Độ. Niệm Phật mà niệm đến mức Sự nhất tâm bất loạn, liền sanh về Phương Tiện Hữu Dư Độ. Tiểu Thừa A La Hán, Bích Chi Phật và Quyền Giáo Bồ Tát chấp trước nặng nề, dùng phương pháp phân tích, giác ngộ thân tâm thế giới đều chẳng phải là tướng chân thật, biết vạn vật là “nhất hiệp tướng”. Bất luận động vật, thực vật, hay khoáng vật đều cùng do một loại vật chất cơ bản kết hợp thành. Dùng Tích Không Quán (quán sát theo cách lần lượt phân tích sự vật cho đến khi thấy bản chất của chúng là Không) để khế ngộ Thật Tướng thì phương pháp ấy là vụng về. Ngoài ra, còn có một hạng người thông minh, vừa nghe đức Phật nói liền có thể ngộ đến mức thấu hiểu, nhập vào Không Quán, đấy gọi là Thể Không Xảo Độ, so ra khéo léo hơn. Nếu dùng Tứ Giáo của tông Thiên Thai, tức Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo, Viên Giáo, để so sánh thì căn tánh nhạy bén nhất là Viên Giáo, kế đến là Biệt Giáo, rồi mới đến Thông Giáo và Tạng Giáo. Những điều vừa nói trên đây có lẽ khá phức tạp, chỉ dựa theo lời đại sư giải thích, thì mỗi cõi Phật gồm có bốn cõi, mỗi cõi đều chia thành tịnh và uế. “Phương Tiện Hữu Dư độ, nếu dùng phép Quán phân tích cái Không vụng về để chứng nhập thì là Uế, còn thể nhập Không Quán một cách khéo léo thì là tịnh”. Tuy cùng trong một cõi Phật, trong ấy vẫn có đẳng cấp tịnh và uế khác nhau, mong quý vị hãy khéo thấu hiểu.
      3) Thật Báo Vô Chướng Ngại độ: Còn gọi là Thật Báo Trang Nghiêm Độ, tức cảnh giới “Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại” như kinh Hoa Nghiêm đã nói, là chỗ của bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ. Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, Sơ Địa Bồ Tát trong Biệt Giáo, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân thì mới có thể đạt đến cảnh giới này, đấy là địa vị kiến tánh. Nói theo Tịnh Tông thì là Lý nhất tâm bất loạn. Sự nhất tâm sẽ sanh về Phương Tiện Hữu Dư Độ, Lý nhất tâm bèn sanh về Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Bí quyết chính là một câu Phật hiệu niệm đến tột cùng, chẳng cần phải bận tâm, nước chảy mãi sẽ thành suối. Nếu muốn hỏi “như thế nào thì mới được coi là Lý nhất tâm”, sẽ chẳng có hy vọng gì đâu! Vì tâm chẳng thanh tịnh. Bà cụ già trong làng quê chuyện gì cũng chẳng hiểu, bà ta có thể niệm đến Sự nhất tâm hoặc Lý nhất tâm, lâm chung biết trước lúc mất, tự tại vãng sanh. “Thứ Đệ Tam Quán”“Nhất Tâm Tam Quán” đều là những danh từ trong tông Thiên Thai. Thiên Thai đại sư dạy phương pháp tu hành gồm “Tam Chỉ, Tam Quán”[27]. Trước hết là quán Không rồi đến quán Giả, cuối cùng là quán Trung. Đấy là “Thứ Đệ Tam Quán” (thực hành Tam Quán theo thứ tự), khế hợp với căn cơ trung hạ. Bậc lợi căn trong một niệm liền chính là Không, Giả, Trung, viên mãn Tam Không, Tam Quán, không có giới hạn. “Trong một niệm mà tu trọn Tam Quán” nằm ngay trong một câu Phật hiệu. Cái tâm để niệm Phật nằm ở chỗ nào? Chẳng thể được! Đức Phật được niệm ở chỗ nào? Cũng chẳng thể được! Quán sát trên mặt Thể, đều trọn chẳng thể được, chính cái Thể ấy là Không. Trên mặt Sự thì giả có, vì sự tướng vẫn rành rành. Nhưng Không và Giả là một, Không chẳng trở ngại Giả, Giả chẳng trở ngại Không, Không và Giả giống hệt như một thì chính là Trung Đạo. Trong một niệm, Không, Giả, Trung đều đầy đủ. Sau khi hiểu rõ Lý và Sự, điều gì cũng buông xuống, chẳng quan tâm đến nữa, một câu Phật hiệu ấy tương ứng với Nhất Tâm Tam Quán, thật sự niệm thành công, Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh đều chẳng còn nữa, bèn đoạn trọn vẹn ba Hoặc (Kiến Tư Hoặc, Trần Sa Hoặc, Vô Minh Hoặc), chứng trọn vẹn ba đức (Pháp Thân, Giải Thoát, Bát Nhã) thì kiến tánh, trí huệ Bát Nhã hiện tiền, thông đạt hết thảy pháp, quá khứ, hiện tại, vị lai đều hiện trước mắt, đắc đại tự tại. Đạt đến cảnh giới ấy, tức là đắc Niệm Phật tam-muội, cũng chớ nên sanh tâm hoan hỷ. Hễ hoan hỷ thì cảnh giới ấy sẽ chẳng còn nữa.

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký
Phần 3 hết




[1] Ngũ Quan: Thông thường, Ngũ Quan được hiểu là mắt, mũi, tai, miệng, lưỡi.
[2] Bộ luận này có tên gọi đầy đủ là Phật Địa Kinh Luận (Buddhabhūmi-sūtra-sāstra) do các vị như Thân Quang v.v... trước tác, ngài Huyền Trang dịch ra tiếng Hán. Ngài Thân Quang (Bandhu-prabha) là học giả thuộc Duy Thức Học của Ấn Độ, đệ tử của đại luận sư Hộ Pháp (Dharmapāla). Nội dung luận này giải thích những khái niệm trọng yếu trong kinh Hoa Nghiêm như thanh tịnh pháp giới, đại viên kính trí, bình đẳng tánh trí, diệu quán sát trí, thành sở tác trí v.v...
[3] Chữ “nước” ở đây không hẳn là một quốc gia mà phải hiểu gần như là “quận quốc” tức nước phong của vua chư hầu tại Trung Hoa, hoặc các nước nhỏ ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc. Xá Vệ vừa là tên của một vương triều lớn (tức vương triều Kiều Tát La - Kasi Kosala) ở Ấn Độ, vừa là tên của đô thành vương triều ấy. Tại Ấn Độ thuở ấy có nhiều vương triều tồn tại, đồng thời, lãnh thổ của mỗi vương triều ấy thường được kinh điển gọi là Quốc, và người thời ấy có thói quen thường đồng nhất tên kinh đô với tên quốc gia. Do vậy, chữ “Xá Vệ Quốc” ở đây nếu nói tỉ mỉ thì là kinh thành Xá Vệ của vương quốc Xá Vệ.
[4] Lý Thể có thể tạm hiểu là bản thể của một pháp xét theo mặt Lý. Các pháp thiên hình vạn trạng, nhưng Thể của chúng là Không nếu xét theo mặt Lý, đừng nhìn theo hình tướng. Do vậy, ta thường nói Lý Thể của các pháp là Không.
[5] Tăng Quốc Phiên (1811-1872), tự Bá Hàm, hiệu Địch Sanh, thụy hiệu Văn Chánh, quê ở phủ Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, cháu bảy mươi đời của Tăng Sâm, vừa là chính trị gia, quân sự gia, Lý Học gia và văn học gia đời Thanh. Ông được coi là công thần trung hưng bậc nhất của nhà Thanh, làm quan đến chức Anh Vũ Điện Đại Học Sĩ, Lưỡng Giang Tổng Đốc, tước phong Nhất Đẳng Nghị Dũng Hầu, đời đời tập ấm. Công lao lớn nhất của ông là dẹp yên loạn Thái Bình Thiên Quốc, ông cũng được coi là đại biểu xuất sắc nhất của Đồng Thành Học Phái (một trường phái văn chương cuối đời Thanh, có ảnh hưởng rất rộng đến mọi trào lưu văn học thời ấy).
[6] Cấp Cô Độc có nghĩa là nuôi dưỡng, châu cấp kẻ trẻ mồ côi và không con, không nơi nương tựa). Anāthapindada là tiếng Bắc Phạn (Sankrit), thông thường, tên ông thường được các sách vở ghi theo tiếng Nam Phạn (Pali) là Anathapindika. Đôi khi kinh sách Hán Truyền còn gọi ông là trưởng giả Cấp Cô, hoặc trưởng giả A Na Bân. Theo kinh chép, ông sang thành Vương Xá (Rājagrha) để thăm chị. Chị ông ta cũng là vợ của một vị trưởng giả nổi tiếng tại Vương Xá. Thấy cả nhà anh rể bận bịu chuẩn bị tiệc tùng, ông ngỡ họ làm đám cưới, hỏi ra, mới biết họ chuẩn bị vật thực để cúng dường cho Phật và tăng đoàn vào hôm sau. Nghe đến tên Phật, ông sanh hỷ tâm vô lượng, đang đêm đi đến vườn Sitāvana nơi Phật ngự. Do tín tâm đường đi sáng ngời, trên đường, ông thấy miếu thờ trời, vào lễ bái, trời lại tối om như cũ, kinh sợ muốn trở về. Dạ xoa Sīvaka bèn nói kệ khuyến khích, ông tiếp tục đi, trời lại tỏa sáng như cũ. Đến nơi, thấy Phật đang đi kinh hành thiền định trong vườn. Đức Phật từ bi thuyết pháp khiến Tu Đạt Đa pháp hỷ sung mãn, liền đắc quả Tu Đà Hoàn. Ông bèn cung thỉnh Phật sang Xá Vệ thuyết pháp độ sanh.
[7] Năm vị xuất gia là tỳ-kheo Đức Vân, tỳ-kheo Hải Vân, tỳ-kheo Thiện Trụ, tỳ-kheo Hải Tràng, và tỳ-kheo Thiện Hiện.
[8] Thật ra, ở Nhật Bản lưu hành hai loại cà-sa chánh yếu:
1. Loại nhỏ, đeo ở cổ như hòa thượng vừa nhắc đến, gọi là Rakusu (絡子: Lạc tử) hoặc Ô-Kuwara (大掛絡: Đại quải lạc). Loại này trông như một cái túi nhỏ hình chữ nhật, có quai đeo vào cổ, thân túi được kết bằng 16 miếng vải may chằm lại, viền quanh mép, có cả khoen và móc đeo, kết cấu giống như một tấm ca-sa thu nhỏ. Tùy theo từng tông phái mà Rakusu có màu sắc và may bằng chất liệu khác nhau. Có những tông phái, tăng sĩ đeo những tấm Rakusu may bằng vải lụa gấm rực rỡ, thêu thùa rất công phu. Riêng tín đồ Tào Động tông tại Nhật Bản khi thọ giới, được trao truyền một tấm Rakusu màu xanh dương. Thông thường, mặt trước tấm Rakusu trông giống như cà-sa thu nhỏ, mặt sau có thêu biểu hiện của một tông phái, chẳng hạn tông Lâm Tế thêu hình ba ngọn núi, tông Hoàng Bá thêu ngôi sao sáu cánh. Người Nhật tin rằng: Khi hoàng đế Trung Hoa hủy diệt đạo Phật, bắt Tăng sĩ hoàn tục, phá chùa chiền, chư Tăng bèn lén lút chế ra một bức cà-sa thu nhỏ như vậy để đeo dưới lớp áo thường nhằm nhắc nhở mình vẫn là tu sĩ và do vậy, thiền sư Đạo Nguyên (Dogen) của Nhật Bản sang Trung Hoa cầu pháp vào năm 1224 đã mang Rakusu về nước.
2. Thứ hai là loại y cà-sa (thường gọi là Kesa) nhỏ hơn y cà-sa của Trung Hoa màu sắc và chất liệu cũng thay đổi tùy theo từng tông phái. Thông thường các thiền phái mặc y àa-sa gần giống Trung Quốc, màu sắc thường xám, xanh đậm, đen, hoặc vàng úa. Trong các tông phái khác, y cà-sa chỉ nhỏ bằng một phần ba y Trung Quốc, bằng lụa là, gấm vóc rực rỡ, nhất là trong các tông Tịnh Độ, Thiên Đài, Hoa Nghiêm, Chân Ngôn. Trong một số pháp hội, y cà-sa thường may bằng gấm hay lụa, hoặc các thứ vật liệu rực rỡ khác, có hoa văn tròn to, đeo lên vai bằng một sợi dây lớn chéo qua vai phải, chỉ che khoảng nửa lưng đến trên đầu gối, chứ không choàng lên vai như loại ca-sa truyền thống. Loại này còn chia ra thành hàng chục loại nữa như luân cà-sa, điệp ngũ điều, oai nghi tế, huyền linh, bình cà-sa, giáp cà-sa, nạp cà-sa, viễn sơn cà-sa v... Nói chung là do kích thước lớn nhỏ, cách may “điều” và số lượng điều cũng như chất liệu sử dụng khác nhau mà có nhiều loại như thế.
Các tăng sĩ Nhật thuộc các phái Thiền, Thiên Đài, và Chân Ngôn Tông vẫn mặc áo tràng. Thông thường, họ chỉ mặc áo tràng và đeo Rakusu khi tụng kinh, thuyết pháp, khi nào có pháp hội mới đắp cà-sa. Các tăng sĩ thuộc các phái khác như Tịnh Độ Tông, Tịnh Độ Chân Tông, Nhật Liên Tông thường không cạo tóc, chỉ cắt tóc ngắn, luôn mặc đồ tây, đeo cà vạt, khi lên làm lễ mới khoác áo tràng ra ngoài và đeo Rakusu hay đắp cà-sa. Đôi khi, họ chỉ đeo Rakusu, không mặc áo tràng.
[9] Ngài Da Xá đôi khi còn được ghi là Yaśoda (do vậy, còn phiên âm là Gia Thâu Đa), dịch nghĩa là Danh Văn hoặc Thiện Xưng, người xứ Ba La Nại (Vārānasī), là con của trưởng giả Thiện Giác. Do chán nhàm thế tục, Ngài đến xin xuất gia với Phật, trở thành vị đại đệ tử thứ sáu (sau năm anh em ngài Kiều Trần Như). 49 người kia là bạn bè thân thiết của ngài Da Xá. Khi Ngài xuất gia, cha mẹ buồn phiền, yêu cầu các bạn bè hãy đến khuyên giải. Khuyên không được, họ bèn giả vờ xuất gia để tìm cách dụ Ngài hoàn tục, nhưng sau khi nghe Phật thuyết giảng, tất cả đều chứng Sơ Quả.
[10] Tứ Thiền (Catvāri-dhyānāni ) còn gọi là Tứ Tịnh Lự, Tứ Sắc Giới Định, tức các món Thiền Định trong Sắc Giới. Hợp bốn món Thiền của Sắc Giới với bốn món Thiền của Vô Sắc Giới sẽ thành Bát Định.
[11] Văn Sức (文飾) có nghĩa là lời nói văn nhã, đẹp đẽ, bóng bẩy, thanh tao.
[12] Gọi là “nghĩa trì bậc nhất” vì từ một câu kệ rất ngắn ngủi, Ngài có thể ngộ ra bao nhiêu nghĩa lý. Kinh chép đức Phật thấy Ngài học trước quên sau, không thể nào nhớ được một bài kệ nào, bèn dạy Ngài hãy dạy niệm hai chữ “tảo chửu” (cây chổi để quét dọn). Phật sai Ngài quét dọn tinh xá, vừa dọn vừa niệm hai chữ ấy. Thế mà chật vật mãi Ngài mới nhớ được. Sau một thời gian Ngài ngộ được vô biên nghĩa lý từ hai chữ ấy, chứng quả A La Hán. Khi được cử đi thuyết pháp cho chư ni, các vị ni cười cợt vì nghĩ Ngài nổi tiếng dốt nát, biết gì mà nói. Ngài lên tòa chỉ nói ngắn gọn: “Thưa các vị! Tôi độn căn u tối, không biết nói gì. Đức Phật dạy tôi học hai chữ ‘tảo chửu’. Từ đó, tôi nghĩ quét dọn bụi bặm bên ngoài không quan trọng bằng quét dọn bụi bặm trong tự tâm. Tất cả các pháp môn tu học trong Phật pháp không ngoài quét sạch phiền não trong tự tâm”. Chư ni giật mình, cúi lạy sám hối, hết sức kính phục vì Ngài đã nắm được tinh tủy của Phật pháp. Do vậy, Ngài được tôn xưng là bậc Nghĩa Trì đệ nhất.
[13] Do lý do này, mỗi khi trai tăng, các tự viện Trung Hoa thường để trống một ghế giữa bàn chủ tọa, nhằm cung thỉnh ngài Tân Đầu Lô chứng giám. Cũng như khi tác bạch thỉnh tăng thọ trai, luôn niệm danh xưng của trưởng lão Tân Đầu Lô Phả La Đọa.
[14] Sao Phòng (Phòng Tú, gọi đầy đủ là Phòng Nhật Thố) là một trong Nhị Thập Bát Tú. Nhị Thập Bát Tú không phải là 28 ngôi sao riêng lẻ mà là hai mươi tám chòm sao (tinh cung) theo Chiêm Tinh Học Trung Hoa. Người Hán chia bầu trời thành bốn khu vực, gọi là Thanh Long (phương Đông), Huyền Vũ (phương Bắc), Bạch Hổ (phương Tây), và Châu Tước (phương Nam). Trong mỗi khu, lại chia thành 7 tinh cung. Do vậy, có khái niệm Nhị Thập Bát Tú. Phòng Tú là tinh cung thứ tư trong bảy tinh cung thuộc phương Đông, được coi là “bụng rồng” vì nằm chính giữa vị trí Thanh Long. Chòm sao này được gọi tên theo ngôi sao chánh là sao Phòng (Phòng tinh). Phòng Tú Tinh Cung gồm bảy ngôi sao là Phòng, Câu Linh, Kiện Bế, Phạt, Đông Hàm, Tây Hàm, Nhật Tinh và Tùng Cung.
[15] Theo Wikipedia, từ ngữ Maitreya phát xuất từ Maitrī (từ ái). Sở dĩ chữ Maitreya bị phiên âm thành Di Lặc là dựa trên cách phát âm của những nhà dịch kinh thời Hậu Hán, đa số những vị này đến từ Nhục Chi và Quý Sương (thuộc vùng Bactria, miền Bắc Afghanistan ngày nay), ngôn ngữ được sử dụng thời đó tại các nước này là tiếng Tocharian. Trong tiếng Tocharian, chữ Maitreya được đọc thành Metrak, nên mới bị phiên thành tiếng Hán là Di Lặc. Ngài Huyền Trang từng dịch danh hiệu này theo âm tiếng Phạn là Mai Đát Lỵ Da. Trong kinh Pháp Hoa, có đôi chỗ, ngài La Thập phiên chữ này thành Di Đa La Ni khi ghi tên ngài Phú Lâu Na là Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử (Purna Maitrayani-putra), nhưng do thói quen, cách phiên âm là Di Lặc vẫn phổ biến nhất.
[16] [Chú thích của cư sĩ Lưu Thừa Phù] Theo cách tính nói trên, dùng thọ mạng của trời Đâu Suất để tính toán thì kết quả là năm ức bảy ngàn sáu trăm vạn (576.000.000) năm, không khớp với con số năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm như kinh đã nói. Ấy là vì trong đơn vị tính toán của Ấn Độ, một Ức là bao nhiêu lại có nhiều cách giải thích:
1. Mười vạn là một Ức.
2. Trăm vạn là một Ức.
3. Ngàn vạn là một Ức.
4. Vạn vạn là một Ức.
Chúng ta chỉ có thể hình dung là trong tương lai rất lâu nữa, Di Lặc Bồ Tát mới giáng sanh trong nhân gian, có ấn tượng thời gian rất dài là được rồi!
[17] Tam Hiền là từ ngữ chỉ những vị chưa thuộc vào Thập Địa Bồ Tát, tức Thập Trụ, Thập Hạnh và Thập Hồi Hướng. Đăng Địa là những vị Bồ Tát đã chứng từ Sơ Địa trở lên.
[18] “Tam luân thể không” (tức Thí Không, Thọ Không, Thí Vật Không) vốn là từ ngữ nói về sự bố thí, có nghĩa là khi bố thí hoàn toàn phá trừ chấp tướng, chẳng thấy ta là người thí, chẳng thấy có kẻ nhận sự bố thí mà cũng chẳng thấy có vật để bố thí. Từ ngữ này về sau được áp dụng rộng rãi chỉ cho sự không chấp trước khi làm bất cứ việc gì.
[19] Do không thể tính kể nên gọi là vô lượng. Nhưng A Di Đà Phật có nhập diệt (thân Phật hiện trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư độ) là Ứng Thân. Chúng sanh trong cõi Cực Lạc có lúc nhập diệt để làm Phật nơi phương khác, nên xét theo lý luận thông thường thì do có thời điểm từ thế giới khác sanh về Cực Lạc và thời điểm nhập diệt nên vẫn là hữu lượng (có hạn lượng). Nói hữu lượng hay vô lượng ở đây chỉ là luận theo hoàn cảnh của Phàm Thánh Đồng Cư độ.
[20] Tứ Thiền Thiên gồm bốn tầng trời: Sơ Thiền (gồm Phạm Phụ, Phạm Chúng, Đại Phạm Thiên), Nhị Thiền (gồm Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Cực Quang Tịnh), Tam Thiền (gồm Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh), Tứ Thiền (Phước Sanh, Vô Vân, Quảng Quả, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Cánh và Vô Tưởng Thiên).
[21] Tứ Không Thiên là bốn cõi trời thuộc Vô Sắc Giới, tính từ dưới lên trên như sau:
1. Không Vô Biên Xứ Thiên (Ākāśānantyāyatana).
2. Thức Vô Biên Xứ Thiên (Vijñānānantyāyatana).
3. Vô Sở Hữu Xứ Thiên (Ākimcanyāyatana).
4. Phi Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Thiên (Naivasamjñānāsamjñāyatana).
Bốn cõi trời này không có sắc thân, chỉ có tâm tưởng, chư thiên chìm đắm trong Không Định.
[22] Tứ Duy là lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Bát Đức là trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hòa, bình. Đây là những nguyên tắc đạo đức được đề xướng vào năm Dân Quốc 23 (1934) trong công cuộc vận động nếp sống mới do ủy viên trưởng Tưởng Trung Chánh của Quốc Dân Chánh Phủ Quân Sự Ủy Viên Hội khởi xướng. Những điều này lấy ý tưởng từ bài giảng thứ sáu về Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Văn và quan điểm Tứ Duy trong sách Quản Tử.
[23] Tức là bốn đại bộ châu: Nam Thiệm Bộ Châu (Jambudīpa), Đông Thắng Thần Châu (Pubbavideha), Tây Ngưu Hóa Châu (Aparagoyāna) và Bắc Câu Lô Châu (Uttarakuru, còn gọi là Uất Đan Việt).
[24] Lục Thư (六書) là sáu phương thức kết cấu và sử dụng chữ Hán. Khái niệm này được hình thành từ thời Hán (tài liệu trình bày khái niệm Lục Thư sớm nhất là thiên Nghệ Văn Chí trong Hán Thư). Lục Thư gồm:
1. Tượng hình: Mô phỏng hình dạng của sự vật, như chữ Nhật () , Nguyệt (), Thủy (水), Nhân (人), Sơn (山), Khẩu (口) chẳng hạn.
2. Chỉ sự: Tức là nhìn từ mặt chữ, có thể nhận biết được sự vật mà chữ ấy muốn miêu tả, như Thượng (), Hạ (), Nhất (), Nhị (二) chẳng hạn.
3. Hình thanh: Mô phỏng âm thanh của sự vật. Chữ Giang () thuộc loại này. Sách Thuyết Văn Giải Tự giảng: “Giang là nước, mô phỏng tiếng nước rơi khi chảy từ sông Tiên ở đất Thục, vượt qua rặng Hôn Sơn, đổ vào biển”.
4. Hội ý: Ghép hai hoặc nhiều chữ đơn thành một chữ để diễn tả một ý. Chẳng hạn chữ Tửu () dùng cái bình ủ rượu (Dậu: ) phối hợp với dịch thể (nước ). Chữ Minh (: có nghĩa gốc là chim kêu), ghép chữ Khẩu () với Điểu (: chim), Hiếu (孝) gồm Lão (老) và Tử (子) ghép lại, hội ý người con cõng cha mẹ già.
5. Chuyển chú: Có nhiều cách giải thích, một là hình chuyển (chữ cùng bộ thủ, ý nghĩa tương đồng có thể dùng lẫn cho nhau), hai là nghĩa chuyển (chữ có ý nghĩa giống nhau thì có thể dùng lẫn cho nhau), ba là âm chuyển (thanh âm giống nhau thì có thể dùng lẫn cho nhau), nhưng đến hiện thời, vẫn chưa có ý kiến thống nhất những chữ như thế nào sẽ được coi là Chuyển Chú.
6. Giả tá: Mượn để dùng tạm, tức là vốn không phải là chữ ấy, nhưng có thanh âm giống nhau nên mượn để dùng. Cách này thường áp dụng khi viết tắt. Chẳng hạn, Thuyết (說) và Duyệt (悅) thời cổ đọc cùng một âm nên được dùng lẫn cho nhau.
[25] Chữ Thế () do ba chữ Thập () ghép lại.
[26] Ngũ Độn Sử: Năm món phiền não sai khiến con người, do tác dụng của nó không mạnh mẽ lắm, nên gọi là Độn (chậm lụt), gồm: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.
[27] Tam Chỉ là ba Chỉ Hạnh (những hạnh tu tập để dứt trừ phiền não, vọng tưởng) được lập ra bởi tông Thiên Thai dựa trên Tam Quán “Không, Giả, Trung”:
1. Thể Chân Chỉ: Tương ứng với Không Quán. Thấu hiểu vô minh điên đảo là vọng, chính là thấu hiểu Thật Tướng là chân. Thấu hiểu các pháp do nhân duyên hòa hợp, không có tự tánh, sẽ có thể dứt được vọng niệm nắm níu nơi trần cảnh, kiến giải, ý kiến phân biệt v.v... chứng đắc Lý Không. Do vậy sẽ thành tựu Chân Đế tam-muội.
2. Phương Tiện Tùy Duyên Chỉ (Phương Tiện Chỉ): Tương ứng với Giả Quán. Tiếp xúc các trần cảnh, thấu hiểu, nhận biết rõ ràng, nhưng tâm yên ổn không lay động bởi Tục Đế, không chấp trước, biết các pháp đều giả có, biết Không chẳng phải là Không. Do pháp Chỉ này sẽ mở mang pháp Nhãn, thành tựu Tục Đế tam-muội.
3. Tức Nhị Biên Phân Biệt Chỉ (Chế Tâm Chỉ): Tương ứng với Trung Quán, chẳng phân biệt sanh tử và Niết Bàn, có và không v.v... Bởi lẽ, hai phép Chỉ trên đây thiên trọng Chân Đế và Tục Đế, nên phải có phép Chỉ này để dứt bặt sự thấy có hai Đế. Biết Chân chẳng phải là Chân, Tục chẳng phải là Tục, dứt bặt kiến chấp thấy có hai bên. Đạt cảnh giới này sẽ đắc Trung Đạo Định, mở Phật nhãn, thành tựu Trung Đạo tam-muội.
Tam Quán dựa theo giáo nghĩa được giảng trong phẩm Hiền Thánh Học Quán của Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp Kinh mà lập ra, gồm:
1. Không Quán (Nhị Đế Quán): Không có nghĩa là lìa cả Tánh và Tướng. Do quán thấy một niệm tâm chẳng phải ở trong, ngoài, khoảng giữa, nên gọi là Không. Hễ một thứ không, thì hết thảy mọi thứ đều không. Nói đơn giản, nhận biết quan điểm của thế tục là Giả (vì không khế hợp chân tướng sự thật), tiến nhập sự thấy biết đúng với chân lý (Không), thấy thấu suốt bản thể của các pháp là Không, nên gọi là Không Quán.
2. Giả Quán (Bình Đẳng Quán): Quán một niệm tâm đầy đủ hết thảy pháp, chẳng dừng nơi Không, tiến nhập Phật trí chiếu khắp hết thảy cảnh giới thuộc Tục Đế.
3. Trung Quán (Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Quán): dứt bặt mọi đối đãi, chẳng chấp vào Không Quán lẫn Giả Quán, Không Quán và Giả Quán cùng viên dung.
Như vậy, theo thứ tự thông thường: Dùng Không Quán để phá kiến chấp Tục Đế, chứng nhập Chân Đế. Rồi từ đó, dùng Giả Quán để từ Chân chiếu Tục, quay trở lại Tục Đế, tùy duyên mà hóa độ, không chấp trước, hiểu rõ Tục Đế là giả, nhưng chẳng chấp trước vào Không, chẳng bỏ bi nguyện độ sanh. Từ Không Quán và Giả Quán tiến lên Trung Quán để chứng nhập chân lý rốt ráo. Tu tập theo kiểu này gọi là Thứ Đệ Tam Quán. 
(còn tiếp)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites