"Có nhiều người bác sĩ đã khám, có ung thư khắp người, như
vậy mà niệm Phật tự nhiên cũng khoảng mấy tháng sau thì thực sự không
còn ung thư nữa..."
Nhân tiện trong những giờ nói về tu hành cần phải “Khế Lý – Khế Cơ”, Diệu Âm xin nêu ra một vài điều sơ suất rất tế vi trong pháp tu niệm Phật mà kinh nghiệm đã gặp qua, từ sự sơ suất đó mà nhiều người đã không được vãng sanh một cách hết sức đáng tiếc! Nói đáng tiếc có nghĩa là đúng ra họ được vãng sanh, nhưng chỉ vì một sơ suất nhỏ, chú ý lắm mới thấy, không chú ý không thấy, nên cứ tưởng là đúng, nhưng sau cùng thì kết quả thực sự là hơi buồn!…
Nhân tiện trong những giờ nói về tu hành cần phải “Khế Lý – Khế Cơ”, Diệu Âm xin nêu ra một vài điều sơ suất rất tế vi trong pháp tu niệm Phật mà kinh nghiệm đã gặp qua, từ sự sơ suất đó mà nhiều người đã không được vãng sanh một cách hết sức đáng tiếc! Nói đáng tiếc có nghĩa là đúng ra họ được vãng sanh, nhưng chỉ vì một sơ suất nhỏ, chú ý lắm mới thấy, không chú ý không thấy, nên cứ tưởng là đúng, nhưng sau cùng thì kết quả thực sự là hơi buồn!…
Hôm qua chúng ta có nhắc đến lời nguyện vãng sanh, là chúng ta phải đơn giản gọn gàng:
- Nam Mô A-Di-Đà Phật con nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
- Con thèm vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
- Xin Phật cho con về Tây Phương Cực Lạc.
- Con muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
- Con thèm vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
- Xin Phật cho con về Tây Phương Cực Lạc.
- Con muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nói sao nói, mình nói gọn như vậy cũng được, nhất là trước những giờ
phút lâm chung xin đừng có nên dài dòng cái đuôi phía sau, nhiều khi
chính cái đuôi đó nó lộ ra một cái gì sơ suất chính trong tâm chúng ta.
Ví dụ như hôm qua mình có nói một người đã nguyện: ” Nam Mô A-Di-Đà
Phật, nếu mà con số phần đã hết thì cho con vãng sanh liền, nếu mà số
phần con chưa hết thì xin cho con hết bịnh để con tiếp tục tu hành…”.
Nghe qua thì thấy không có cái gì sai hết, tại vì người ta vẫn nguyện
vãng sanh, nhưng thực ra cái tâm nguyện này là tâm nguyện sợ bịnh, mà
nhiều khi còn sợ chết nữa trong đó! Thực ra thì chính những lời này là
lời mà chư Tổ dùng để dặn dò những người không biết pháp môn niệm Phật.
Ngài dặn như vậy để cho mình an tâm quyết lòng nguyện vãng sanh, mình vô
tình lại bỏ lời nguyện vãng sanh mà đem cái lời giải thích của các Ngài
thành lời nguyện, nên sức nguyện của mình không đủ mạnh, thành ra không
có cảm ứng, không có tương ưng với đại nguyện, và sau cùng có thể mất
phần vãng sanh một cách oan uổng!
Hôm nay mình nói thêm một chút nữa về những điều tế vi trong lời
nguyện. Có nhiều người khi bịnh xuống rồi thì phát nguyện như thế này:
- Nam Mô A-Di-Đà Phật, một đời con làm thiện làm lành, con quyết đi
về Tây Phương để cứu độ chúng sanh. Hôm nay con bịnh quá cho nên niệm
Phật không được, nguyện Phật thương tình cho con hết bịnh để con niệm
Phật để về Tây Phương. Khi con hết bịnh rồi con phát nguyện con sẽ làm
tất cả những việc thiện lành khác để giúp đỡ cho chúng sanh, còn ngày
nào con làm việc thiện lành ngày đó.
Đại khái như vậy… Lời nguyện này nếu những người không hiểu đạo, nghe
qua người ta thấy vĩ đại lắm. Nhưng thực ra lời nguyện này cũng đi lệch
với pháp tu rồi. Tại vì chư Tổ thường hay dặn chúng ta: Nguyện là
nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không được nguyện hết bịnh. Các
Ngài khuyến tấn chúng ta rõ rệt là cái thân bịnh này nhất định nó có
định kỳ rồi. Nếu ta là một vị ở trên Tây Phương Cực Lạc giáng sanh xuống
đây, tái lai xuống đây để làm đạo, chúng ta cũng giả đò bịnh, giả đò
sao đó cũng được, thì các Ngài muốn nguyện sao nguyện, và các Ngài muốn
đi thì đi, muốn về thì về. Thực ra nhiều khi các Ngài không cần nguyện
nữa là khác. Các Ngài giáng sinh xuống đây thấy một chúng sanh khổ các
Ngài cứ lăn xả vào làm việc giúp đỡ chúng sanh, các Ngài không niệm Phật
nữa, vì các Ngài là người đã ở trên cõi Tây Phương thị hiện xuống đó
thôi. Còn chúng ta là một người hạ căn phàm phu, thì nghiệp chướng nhiều
đời nhiều kiếp nó đã đúc kết đến đời này rồi. Cái thọ mạng này thực ra
là để trả nghiệp. Mình sinh ra mình phải trả nghiệp 70 năm, nhất định
cầu trước một năm, tức là 69 năm không được, tại vì mình phải trả cho đủ
70 năm. Khi thọ mạng đến rồi, trong khi phước báu của mình nhiều quá,
mình cầu thêm nửa tháng nữa để hưởng cũng không được.
Thực sự như vậy. Đây là lời Tổ dạy, cho nên xin chư vị, chúng ta hãy
an tâm về vấn đề sanh tử. Tại vì khi đi hộ niệm mình mới thấy rõ rệt
điều này, có những người ngày đêm cầu chết: “Con đau quá rồi, cầu Phật,
cầu trời, cầu miễu gì đó cho con chết”. Họ cầu chết từng ngày, từng giờ,
thế mà không chết. Ở tại quê của Diệu Âm có một bà Cụ, 99 tuổi, bà thèm
chết đến nỗi bà làm một cái quan tài để tại đầu hè, bà trải chiếu trong
cái quan tài và bà nằm trong cái quan tài đó để cho chết. Khi bịnh
không ai dám tắm nước, còn bà thì khi bịnh bà lấy nước xối ướt hết áo
quần, rồi đến nằm trong cái quan tài đó cho chết, thế mà không chết. Bà
thọ trên 100 tuổi, không chết là không chết, không kiêng không cử gì
hết, mà cứ nằm… nằm trong quan tài rồi đậy cái nắp lại một nửa, để ló
cái lỗ chui vô vậy thôi. Trông chết mà không chết. Tại vì cái thọ mạng
người ta nó có định rồi, không mắc mớ gì mà mình sợ hết.
Khi bịnh xuống, lời nguyện của mình nó xác định cái tâm nguyện vãng
sanh của mình. “Nam Mô A-Di-Đà Phật, con một đời làm thiện làm lành,
chắc chắn con muốn về Tây Phương với Phật, nhưng mà bây giờ đau quá xin
Phật thương con cho con hết bịnh để con niệm Phật”. Rõ ràng mình đang
nguyện hết bịnh. Chư Tổ dạy nếu mà mình nguyện hết bịnh thì cái bịnh của
mình không hết, nhưng nếu lúc đó cái thọ mạng của mình hết thì vì lời
nguyện hết bịnh, bắt buộc mình phải trôi theo thân bịnh này mà tiếp tục
thọ sanh trong lục đạo luân hồi, không biết là cảnh giới nào. Nếu mình
nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc một cách tha thiết, nếu cái thân
mệnh này hết hạn thì nhờ lời nguyện này mà cảm ứng với 48 đại nguyện của
đức A-Di-Đà Phật, mình được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu cái
thọ mạng của mình chưa hết, có nghĩa là ba tháng nữa, năm tháng nữa, một
năm nữa… thọ mạng mới hết, thì nhờ cái lòng tha thiết có đầy đủ
Tín-Nguyện-Hạnh tự nhiên được chư Bồ-Tát gia trì, được thần lực của
A-Di-Đà Phật gia trì, vì đây là một hành giả đã đủ Tín-Nguyện-Hạnh để đi
về Tây Phương, thì tự nhiên cơn bịnh sẽ giảm, nó giảm một cách rõ rệt.
Có rất nhiều người, Diệu Âm nói rõ ràng là rất nhiều người, đã có hiện
tượng này. Lạ lắm! Có nhiều người đã hết bịnh một năm rồi ra đi, có
nhiều người hai năm, có nhiều người ba năm, có nhiều người đến nay hiện
tại bây giờ là gần sáu năm rồi, từ một bịnh ung thư chuẩn bị chết mà
không chết. Có nhiều người bác sĩ đã khám, có ung thư khắp người, như
vậy mà niệm Phật tự nhiên cũng khoảng mấy tháng sau thì thực sự không
còn ung thư nữa. Lạ lắm chư vị!
Những điều này nói ra đối với khoa học người ta không tin, nhưng Diệu
Âm tha thiết nói với chư vị, hãy tin đi, vững vàng tin đi, chắc chắn.
Ví dụ như hồi chiều này có khoe mấy tấm hình cho anh Thiện Bình coi, tôi
chỉ cho Thiện Bình về cô bác sĩ Vân Hương ở bên Đức, chính người thân
của chị là người bị ung thư chuẩn bị chết. Chị là một người bác sĩ trị
bệnh ung thư nhưng đành phải bó tay! Nhờ khuyên cô đó niệm Phật, quyết
lòng buông xả, không cần gì nữa hết, niệm Phật bảy tháng sau thì tự
nhiên bịnh ung thư không còn nữa. Lạ lùng! Hiện tại bây giờ vị đó vẫn
còn sống và chính Diệu Âm có gặp trực tiếp được người bịnh đó. Quý vị
thấy lạ lùng chưa? Không thể nào mà mình tưởng tượng ra được!
Cho nên khi bịnh xuống mà mình nguyện cầu cho hết bịnh, với lời
nguyện này mình tưởng rằng mình tha thiết đi về Tây Phương, nhưng thực
ra nó đã dấu cái tâm sợ chết trong đó. Hay nói rõ hơn, mình giả đò
nguyện vãng sanh, chứ thực ra mình sợ chết. Chư Tổ nói, đã sợ chết thì
nhất định không thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Những người có phước báu, những người có tiền bạc thường là người sợ
chết. Còn những người khổ khổ một chút, người ta thấy đời này quá khổ,
nên không tha thiết nữa. Vì không tha thiết nữa, nên trước những cơn đau
họ thèm vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Sự thèm muốn vãng sanh về Tây
Phương Cực Lạc, sự nguyện cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc quá mạnh,
nó mạnh đến nỗi mà họ quên mất cái đau luôn…
Hôm qua chúng tôi nêu ra một trường hợp như chính Phụ Thân của Diệu
Âm. Là một người bị bịnh, hai vị bác sĩ đứng nhìn thấy một hiện tượng lạ
mà phải ngỡ ngàng! Những hiện tượng này nếu ở trong bệnh viện, họ phải
chích cái thuốc giảm đau cực mạnh, nếu không thì Ông Cụ đau đớn phải lăn
lộn từ trên giường lăn xuống đất. Thế mà Ông Cụ cười hè hè. Mà đặc biệt
nữa, là Ông Cụ quyết định không chịu đi vào bệnh viện. Không chịu đi!
Nói đi về Tây Phương thì đi chứ đi nhà thương thì không đi. Ông Cụ cười
hè hè cho đến khoảng chừng mười-mười lăm phút trước khi ra đi là hết
cười nữa rồi, rồi ra đi.
Quý vị hãy coi cái phim của bà Nguyễn Thị Cúc ở Gia-Lai, tám năm nằm
trên giường bệnh, hộ niệm mười ngày tỉnh dậy, tỉnh dậy rồi nhưng ngồi
dậy không được mà nằm trên giường, chắp tay bái: “A-Di-Đà Phật cho con
về Tây Phương”. Bà tha thiết đi về Tây Phương. “Nam Mô A-Di-Đà Phật cho
con về Tây Phương”. Chỉ vậy mà thôi, bà Cụ đã biết được giờ vãng sanh.
Vì sao vậy? Vì trong những giờ phút trước khi xả bỏ báo thân cái tâm
nguyện của Cụ quá mạnh, nó mạnh đến nỗi cảm ứng đến 48 lời nguyện của
Đức A-Di-Đà mà được vãng sanh. Quý vị coi bà Phan Thị Diệu Anh, người ta
xúi dục bà, người ta củng cố tinh thần bà, khuyến tấn bà đến nỗi trước
giờ chết bà nói, “Bây giờ tôi mừng quá rồi, tôi muốn nhảy, tôi nhảy
múa”. Có nhảy được không? Nhảy mà mấy người chung quanh sợ bà té. Nhờ
nỗi vui mừng đó, cộng thêm sự thèm muốn đi về Tây Phương, quyết đi về
Tây Phương, bà quên hết tất cả, cơn đau cũng quên luôn, không còn nữa.
Nói về tâm lý cũng đúng, mà nói Phật lực gia trì thì thật sự là có.
Không phải dễ!…
Còn trước những giờ phút đó mà ta nói Nam Mô A-Di-Đà Phật, con tu
nhiều quá rồi, sao Phật không cho con hết bịnh để con niệm Phật cho nhất
tâm để con về Tây Phương… Đó là cái tâm sợ chết! Đó là lời nguyện sợ
bịnh! Nguyện hết bịnh thành ra mất phần vãng sanh. Có rất nhiều cuộn
phim vãng sanh, quý vị coi lại những phim vãng sanh rồi, thấy đó mình
mới hiểu rằng, được vãng sanh hay không đều nằm trong giây phút này.
Chúng ta nói ở đây là trong lúc chúng ta còn tỉnh táo chứ không phải
nói trong lúc chúng ta lâm chung. Nếu không chuẩn bị ngay bây giờ, chưa
chắc gì khi lâm chung tinh thần của chúng ta mạnh bằng những người đó.
Trong khi những người đó lại tu ít hơn ta, mà người ta thì có tinh thần
mạnh hơn ta. Tại sao ta lại thua họ?
Không chịu vững mạnh ngay từ bây giờ, cứ chờ đến giờ phút lâm chung
tưởng rằng ta ngon hơn sao? Nhưng mà coi chừng tinh thần chúng ta hình
như yếu hơn đó. Vì yếu hơn nên oan gia trái chủ cũng có những đòn thế
dành cho những người tu hành với tâm không vững!… Sau cùng vướng nạn là
tại vì vậy.
Mong tất cả chư vị quyết lòng nguyện vãng sanh. Rõ ràng! Minh bạch!
Đừng ngại, đừng ngùng gì nữa cả, chắc chắn chúng ta được vãng sanh về
Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị) (Nguồn: duongvecoitinh)
0 Kommentare:
Post a Comment