Pages

THƯ MỜI GIAO THỪA GIÁP THÌN 2024

Đêm Giao Thừa Giáp Thình được bắt đầu từ 18.00h ngày 09.02.2024...

CHƯƠNG TRÌNH ĐÓN GIAO THỪA VÀ ĐÊM VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN 2024

Chương Trình Đón Giao Thừa và Đón Xuân giáp Thình diễn ra từ 18.00h ngày 09.02.2024 đến 11.02.2024...

ĐÊM VĂN NGHỆ MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 10.02.2024

Đêm Văn Nghệ Mừng Xuân sẽ diễn ra lúc 18.00h ngày 10.02.2024...

CHƯƠNG TRÌNH RẰM THÁNG GIÊNG 18.02.2024

Chương Trình Rắm Tháng Giêng sẽ diễn ra lúc 10.30h ngày 18.02.2024...

THƯ MỜI ĐẠI LÊ VU LAN PL.2567

Đây cũng là nhân duyên thù thắng giúp cho quý Phật tử, quý đồng hương khắp nơi hội đủ duyên lành, vân tập về chùa, cúng dường lên Chư Tăng,

LƯU NIỆM PHẬT ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2567 THỨ BẢY 27.05.2023

Hình ảnh Lễ Lưu Niệm Đại Lễ Phật Đản ngày 27.05.2023 tại Frankfurt am Main...

ALBUM LƯU NIỆM ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2567

Những hình ảnh trong Đại Lễ Phật Đản PL.2567 ngày 27.05.2023

GIỚI THIỆU VỀ MANDALA KALACHAKRA TỪ 16-27.05.2023

Mandala được coi là cung điện cư trú của các Kim Cang Vương và các đồ chúng của mình...

22 April 2023

THƯ MỜI THAM DỰ ĐÀN MẠN ĐÀ LA KALACHAKRA TỪ NGÀY 16.05-27.05.2023


Mandala này được coi là một pháp hành thiền ở tầng tối cao trong pháp thiền hành của Phật giáo Tây Tạng. Với một bộ sưu tập thiền định lớn này bạn mới có thể hình dung đầy đủ tất cả các chi tiết cũng như vương cung của các vị Kim Cang Vương.


 




Kalachakra mandala là một phần của hệ thống giáo lý và thực hành cao nhất của Phật giáo Tây Tạng. Thuật ngữ Kalachakra có nghĩa là bánh xe / chu kỳ thời gian. Hệ thống thực hành Kalachakra đề cập đến ba khía cạnh:

• Kalachakra bên ngoài: Môi trường bên ngoài của chúng ta, vũ trụ và các chu kỳ xuất hiện và phân rã của nó.

• Kalachakra bên trong: Tất cả chúng sinh sống trong vũ trụ và chu kỳ chết và sinh ra, cũng như hơi thở và dòng năng lượng bên trong của chúng sanh.

• Kalachakra thay thế: hành trình tịnh hóa siêu việt thời gian trôi qua không thể kiểm soát - do đó có sinh và tử - và hành trình dẫn đến việc chứng ngộ quả vị Phật.

 

Mandala và giáo lý của Đức Phật

 

Tất cả giáo lý Phật giáo đều dựa trên Tứ Diệu Đế: sự nhận biết, rằng mọi chúng sinh có tri giác đều trải qua đau khổ; hiểu được nguyên nhân của sự đau khổ này; sự thừa nhận rằng đau khổ sẽ chấm dứt khi các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ được loại bỏ; và các phương pháp thực hành dẫn đến giải thoát khỏi đau khổ, dẫn đến giác ngộ hoàn toàn, hoặc dẫn đến chứng quả vị Phật.

 

Trong Phật giáo Tây Tạng, pháp hành trì này được gọi là "Mật điển Yoga Tối cao" được thiết lập nhằm giúp các hành giả trên con đường hoàn thiện Phật quả. Và Mật tông Kalachakra là một trong những Mật điển Yoga Cao cấp nhất.

 

Tại Ấn Độ khi truyền thống Mật tông Kalachakra bị rơi vào quên lãng - các Phật tử ở Tây Tạng đã tiếp tục hành trì và truyền bá dòng truyền thừa này để giúp truyền thống này tiếp tục được lưu truyền.

 

Mô tả về Kalachakra Mandala

 

Mandala được coi là cung điện cư trú của các Kim Cang Vương và các đồ chúng của mình. Trong Phật giáo Tây tạng các vị Kim Cang Vương là những người lãnh thọ trọn vẹn giáo pháp của chư Phật và chư Bồ tát.

 

Mandala là một bức tranh "toàn cảnh" nhìn từ nóc nhà của khu cung điện này. Vì vậy, một Mandala đã hoàn thành giúp chúng ta có cái nhìn hai chiều về một tòa nhà ba chiều: nơi đó là một thiên cung năm tầng. Ở giữa cung điện này có nơi ngự vì của một Kim Cang Vương – người biểu tượng cho sự giác ngộ. Do đó, Mandala cát có thể coi là một hoạch đồ tổng thể về nơi ở của các vị Kim Cang Vương và những khung cảnh xung quanh nơi ngự vì đó.

 

Mọi góc cạnh của Mandala không thừa, không khuyết đều là biểu trưng cho những phẩm chất hoặc chuyển tải những  giáo lý của chư Phật. Một số ví dụ:

5 tầng của cung điện biểu thị cho năm yếu tố của thân, khẩu, ý, chân tâm, an lạc.

• cánh cửa 4 màu của mỗi bên cung điện – gồm đen, đỏ, trắng và vàng - tương ứng với màu sắc khuôn mặt của các Kim Cang Vương.

• xung quanh Cung điện là vô lượng đồ cúng dường biểu thị cho pháp thí xả.

• Cung điện toạ lạc trên các vành đai màu vàng, trắng, đỏ và xám xanh đại diện cho 4 yếu tố đất, nước, lửa và gió.

 

Mandala này được coi là một pháp hành thiền ở tầng tối cao trong pháp thiền hành của Phật giáo Tây Tạng. Với một bộ sưu tập thiền định lớn này bạn mới có thể hình dung đầy đủ tất cả các chi tiết cũng như vương cung của các vị Kim Cang Vương.

 

GIỚI THIỆU VỀ NGÀI GESHE LOBZANG

 

Geshe Lobzang sinh ra ở Ladakh, thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ. Tại đó, ngài xuất gia lúc 10 tuổi trong tu viện Pethub Gonpa ở Ladakh, Bắc Ấn Độ. Là một tu sĩ của truyền thống Gelug Tây Tạng, Geshe-La đã hoàn thành những năm tu học chuyên sâu tại các trường đại học Phật giáo nổi tiếng như Drepung Löseling và Namgyal Tantric College.

 

Tại đây, Geshe-La được Đức Đạt Lai Lạt Ma ủy nhiệm vai trò thúc đẩy các giá trị đạo đức thế tục trong khuôn khổ các Chương trình Giáo dục Đạo đức Thế tục của ngài. Để đạt được mục đích này ngài Geshe-La đã qua Đức nhằm giới thiệu và truyền hoá dòng pháp này cũng như tại Ladakh để giới thiệu SEE Learning - một chương trình giáo dục thế tục cho các trường học nhằm thúc đẩy việc hình thành các giá trị xã hội, nhân cách và đạo đức.

Ở Ladakh, Geshe Lobzang Tsewang là một trong những người chính chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các giáo lý và nghi lễ Kalachakra hàng năm. Những giáo lý hàng năm này được khởi xướng bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường đích thân đến thăm những nơi này khi điều kiện thời gian và sức khoẻ cho phép.

 

Geshe-La cũng là người hoạt động tích cực ở Ladakh nhằm bảo tồn và truyền đạt giáo lý và nghi lễ Phật giáo và cố gắng tạo các phúc lợi nhằm thúc đẩy các dự án từ thiện.

Kể từ mùa Thu năm 2021, Geshe-La được coi là một giảng Sư thường trực tại Tu viện của Buddha's Weg ở Odenwald.

Tại đây, vào năm 2022 Ngài đã cùng với những người bạn chung chí hướng khởi xướng Hiệp hội phúc lợi từ thiện (Ladakh Welfare Organisation e. V.) - với mục đích từ nơi xa này có thể hỗ trợ các gia đình và trẻ em nghèo ở quê hương.







THƯ MỜI VÀ CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ MỪNG PHẬT ĐẢN PL. 2567 THỨ BẢY 27.05.2023


Sự chung vai gánh vác Phật sự cùng chư Tôn Đức Tăng Ni của quý Phật tử trong tuần đại Lễ Phật Đản không chỉ là nguồn động lực góp phần trang nghiêm đạo tràng mà còn biểu tỏ tấm lòng tri ân với Tam Bảo và giúp cho Phật sự thập phần viên mãn.




EINLADUNG UND VESAKH-UNTERHALTUNG PROGRAMM SAMSTAG, DEN 27.05.2023

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Chi Bộ Đức Quốc - CHÙA PHẬT HUỆ
Hanauer Landstr.443 – 60314 Frankfurt am Main
Ban Tri Sự - Tel: 0170-3426598 hoặc 0172-9814358
THƯ PHẬT ĐẢN PL.2567
Frankfurt, den 20.04.2023
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa quý vị,
Hòa trong niềm vui chung của nhân loại và những người con Phật nhân ngày Đức Phật Thích Ca thị hiện đản sanh cách đây 2647 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc thành Ca Tỳ La Vệ, đại Lễ Phật Đản PL.2567 năm nay sẽ được long trọng tổ chức tại chùa Phật Huệ dưới sự chứng minh của chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng sự tham dự của quý Phật tử gần xa vào ngày thứ Bảy 27.05.2023 và chương trình Văn Nghệ Mừng Phật Đản với các ca, nhạc sĩ đến từ Việt Nam-Hải ngoại-Đức quốc.
Trong tuần lễ kỷ niệm Phật Đản chùa Phật Huệ được cung đón 4 Chư Tăng đến từ Tây Tạng và sẽ thiết Đàn MANDALA KALACHAKRA (Đàn Mandala chuyển hoá nội tâm và vì thế giới hoà bình từ ngày 16-27.05.2023 (có Chương Trình đính hậu).
Sự chung vai gánh vác Phật sự cùng chư Tôn Đức Tăng Ni của quý Phật tử trong tuần đại Lễ Phật Đản không chỉ là nguồn động lực góp phần trang nghiêm đạo tràng mà còn biểu tỏ tấm lòng tri ân với Tam Bảo và giúp cho Phật sự thập phần viên mãn.
Nguyện chúc quý vị cùng bửu quyến một mùa Phật Đản tràn đầy niềm hỉ lạc, luôn sách tấn lẫn nhau trên bước đường bồ đề để người người, nhà nhà đều được sống trong ánh sáng hào quang của Phật pháp.
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chùa Phật Huệ
Tỳ Kheo Thích Minh Phú
*******
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ
PHẬT ĐẢN PL.2567 THỨ BẢY 27.05.2023
VESAKH-FEST PROGRAMM SAMSTAG 27.05.2023
PHẦN I - NGHI LỄ - PROGRAMM TEIL I
05.00h: Thức Chúng - Aufwachen
05.30-07.30h: Công Phu Khuya - Morgen Liturgie
10.00h: Phật Tử tề tựu - Ankunft
10.30h: Lễ Cầu An - Friedensgebet fuer innerlich und Wohlfuehlen
11.30h: Cúng Phật, Cúng Tổ, Cúng Hương Linh - Ritualgebet fuer Verstorbene
12.00h: Cúng Dường Trai Tăng - Opfengabe an die Moeche
13.00h: Lễ Qui Y Tam Bảo - Zufluchtnahme
PHẦN II - NGHI LỄ - Programm Teil II
14.00h: Đại Lễ Phật Đản - Versakh Zeremonie - Hauptprogramm
15.00h: Lễ Tắm Phật - BabyBuddhawaschung
15.30h: Thuyết pháp - Dharma-Vortrag
17.00h: Giải thể Mandala - Mandala Aufloesung
18.00h: Văn Nghệ Mừng Phật Đản - Abendunterhaltung bis 24.00h
CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC MÙA HÈ ĐẾN CUỐI NĂM 2023
*THÁNG SÁU: TU BÁT QUAN TRAI
Thứ Bảy từ 14.00h 24.06.2023 đến 14.00h Chủ Nhật 25.06.2023
*THÁNG BẢY: TU BÁT QUAN TRAI
Thứ Bảy 15.07.2023 - Chủ Nhật 16.07.2023 - Samstag 15.07.23 bis
Sonntag 16.07.23
* THÁNG TÁM: TU BÁT QUAN TRAI - PHÓNG SANH TẠI SÔNG MAIN LẦN I
Phóng sanh: Thứ Bảy từ 05.08.23 từ 10.30h-11.30h - Fischfreilassung am Main
Tu Bát Quan Trai: 14.00h Thứ Bảy 05.08.2023 đến 14.00h Chủ Nhật 06.08.2023
* THÁNG CHÍN: GIỖ CỐ HOÀ THƯỢNG THÍCH TỪ TRÍ
Chủ Nhật 10.09.2023 - Andenkstag an Abt. Thich Tu Tri
*THÁNG MƯỜI: HUÂN TU ĐẠI BI - LỄ PHÓNG SANH TẠI SÔNG MAIN LẦN II
Phóng Sanh: Thứ Bảy 21.10.23 từ 10.30h-11.30h - Fischfreilassung am Main
Tu Bát Quan Trai: từ 14.00h Thứ Bảy 21.10.2023 đến 14.00h Chủ Nhật 22.10.2023
*ĐÀN DƯỢC SƯ - Medizin Buddha Zemimar
Từ Thứ Bảy 11.11.2023 đến Chủ Nhật 12.11.2023 -
Samstag 11.11.2023 bis 15.00h Sonntag 12.11.2023
*THÁNG 12 : KHOÁ TU GIÁO LÝ MÙA ĐÔNG - Winterzeminar 2023
Từ Thứ Bảy 16.12.2023 đến Chủ Nhật 17.12.2023







New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites