Trong kinh Tương Ưng V, đức Phật đã dạy: “Ví như, này các Tỳ kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo. Con rùa ấy, sau mỗi trăm năm, nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc cây có một lỗ hổng hay không?”.
Lịch Sử Đức Phật Thích Ca
Hòa thượng Thích Minh Châu soạn
Giáo Hội Phật giáo Việt Nam
Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. bttdtkvn
Ấn Hành. PL. PL. 2536 – DL. 1992
Mục Lục
Lời Nói Đầu
1. Thái tử Tất Đạt Đa Ra Đời
2. Đạo sĩ A Tư Đà Và Thái tử
3. Cuộc Sống Của Thái Tử Trong Thời Niên Thiếu
4. Quyết Tâm Xuất Gia Tầm Đạo
5. Sự Từ Bỏ Vĩ Đại
6. Đến Học Hai Đạo Sĩ Alara Kalama Và Uddaka Ramaputta
7. Tu Khổ Hạnh Sáu Năm
8. Chứng Ngộ Chân lý Tối Hậu
9. Đức Phật Do Dự Trước Khi Chuyển Bánh Xe Pháp
10. Đức Phật Giảng Pháp Đầu Tiên Tại Vườn Nai, Gần Thành Ba La Nại (Benares)
11. Nội Dung Kinh Chuyển Bánh Xe Pháp
12. Đức Phật Giác Ngộ Cho Yasa Và Những Người Bạn Của Yasa
13. Đoàn Tăng Sĩ Thuyết Pháp Đầu Tiên
14. Giác ngộ Cho Ba Mươi Thanh Niên
15. Ba Anh Em Ông Kassapa (Ca Diếp) Được Giác ngộ
16. Sariputta (Xá Lợi Phất) Và Moggalana (Mục Kiền Liên) Trở Thành Hai Đệ Tử Hàng Đầu Của Đức Phật
17. Đức Phật Về Thăm Gia Đình
18. Đức Phật Và Phụ Vương Suddhodana
19. Đức Phật Và Công chúa Yasodhara (Da Du Đà La)
20. Đức Phật Và Rahula (La Hầu La)
21. Đức Phật Và Bà Dì Mẫu Pajapati Gotami (Ma Ha Ba Xà Ba Đề)
22. Đức Phật Và Tôn giả Ananda
23. Đức Phật Và Devadatta (Đề Bà Đạt Đa)
24. Đức Phật Và Trưởng Giả Cấp Cô Độc (Anàthapindika)
25. Sự Nghiệp Giáo Hóa Và Thuyết Pháp Của Đức Phật – Tục Lệ An cư Kiết Hạ
26. Đức Phật Và Vua Pasenadi Xứ Kosala
27. Đức Phật Và Nữ Thí Chủ Visakha
28. Đức Phật Và Vua Bimbisara
29. Đức Phật Và Tướng Cướp Angulimala
30. Đức Phật Và Kỹ Nữ Ambapali
31. Đức Phật Tuyên Bố Sẽ Nhập Niết Bàn
32. Buổi Ăn Cuối Cùng Của Đức Phật
33. Cách Tốt Đẹp Nhất Để Tôn Trọng, Đảnh Lễ, Tán Thán, Quý Mến Như Lai
34. Bốn Địa Điểm Chiêm Bái
35. Đức Phật Hóa Độ Cho Người Cuối Cùng: Du Sĩ Subhadda
36. Những Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật
37. Lễ Trà Tỳ Và Sự Phân Chia Xá Lợi Của Phật (20)
Kết luận
Lời Nói Đầu
Lịch
sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tu tập bản
thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế
gian; “Con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này” nếu dùng lại lời của nhà
thi hào Ấn Độ Tagore.
Bằng
cuộc đời của Ngài, và bằng những lời dạy của Ngài được kế tập lại trong
ba tạng kinh điển, đức Phật đã khai thị cho loài Người biết rằng, bất
cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới
đỉnh cao nhất của Giác ngộ và Giải thoát, như chính đức Phật vậy.
Có
thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người
và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời
của đạo Phật chính là ở chỗ đó.
Tránh
mọi điều ác, làm mọi điều lành, gội sạch nội tâm để trở thành bậc
thánh, một con người hoàn thiện, về đức hạnh và Trí tuệ, mỗi người chúng
ta đều có khả năng và bổn phận thực hiện lời dạy đó, bức thông điệp đó
mà đức Phật đã trao cho loài Người chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Đó
là ý nghĩa chân chính của nhân sinh, giá trị chân thực của cuộc sống.
Không thể có ý nghĩa nhân sinh nào cao quý hơn, khích lệ hơn đối với
cuộc sống của chúng ta hiện nay.
Chúng
tôi từ lâu vẫn cho rằng đời sống của đức Phật Thích Ca, trong nét đại
cương cũng như chi tiết, đều thể hiện và truyền đạt một cách vô cùng
sinh động lời dạy đó của đức Phật. Tin tưởng ở đức Phật, đảnh lễ Ngài và
niệm danh hiệu Ngài, chủ yếu là để học tập Ngài về cả hai mặt đức hạnh
và Trí tuệ, dù chỉ là trong muôn một. Người nào tuy ở xa Phật, nhưng
sống có giới hạnh, theo lời Phật dạy, thì cũng như sống gần Phật. Người
nào tuy sống bên cạnh Phật, nhưng sống không có giới hạnh, thì cũng
không khác gì ở cách xa Phật muôn trùng.
Những
người Phật tử Việt Nam chúng ta, tuy sống cách thời đức Phật 2.500 năm,
nhưng hãy giữ vững niềm tin rằng chúng ta vẫn sống bên cạnh đức Phật
nếu chúng ta sống có giới hạnh, theo đúng lời dạy trong con đường đạo
tám nhánh (Bát chánh đạo).
Sống
trong vũ trụ này, được làm người là chuyện khó. Đức Phật nói rằng được
làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lên
khỏi mặt biển một lần, và tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ
trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc
thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác. Được làm người cũng khó
như con rùa chột mắt đó muốn chui qua được lỗ nhỏ của khúc gỗ như thế.
Trong kinh Tương Ưng V, đức Phật đã dạy: “Ví như, này các Tỳ kheo, một
người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa
mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ
kheo. Con rùa ấy, sau mỗi trăm năm, nổi lên một lần, có thể chui cổ vào
khúc cây có một lỗ hổng hay không?”.
- “Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài”.
-
“Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỳ kheo, là con rùa mù ấy, sau
mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có lỗ hổng ấy.
Còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ, để được làm người trở
lại. Vì cớ sao? Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện
nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỳ kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau,
và chỉ có kẻ yếu bị ăn thịt...” (Tương Ưng V, 485).
“Thật
khó được vậy, này các Tỳ kheo. Là được làm người. Thật khó được vậy.
này các Tỳ kheo, là được Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh
đẳng giác, thật khó được vậy, này các Tỳ kheo, là Pháp và Luật này do
Thế Tôn thuyết giảng, chiếu sáng trên đời...” (Tương Ưng V, 459 - 460).
Đức
Phật xuất hiện ở đời cũng là chuyện khó như thế. Pháp và Luật được đức
Phật truyền bá ở đời cũng là chuyện khó như thế. Chúng ta có ba cái may
mắn hiếm có là được sống làm người, được biết đức Phật Thích Ca và pháp,
luật do đức Phật dạy, ấy thế mà chúng ta không biết tranh thủ tối đa ba
cái may mắn đó hay sao? Chúng ta lại có thể sống không giới hạnh, trái
với lời Phật dạy, để rồi bị nghiệp ác lôi cuốn vào những cõi sống khác
thấp hơn, khổ hơn cõi người, và cuối cùng phải phấn đấu trở lại làm
người như con rùa chột mắt trong câu chuyện ví dụ của đức Phật hay sao?
Rất
mong quý vị Phật tử suy ngẫm về bài học của lịch sử đức Phật, về ảnh dụ
con rùa chột mắt chơi vơi trên đại dương, về ý nghĩa của nhân sinh, về
giá trị chân thật của cuộc sống, về cuộc sống hiện thực hiện nay cả mỗi
chúng ta, làm sao để cho cuộc sống đó thực sự an lạc, hướng thượng, lợi
cho mình, lợi cho người, lợi cho đời, lợi cho Đạo.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tỳ kheo Thích Minh Châu.
1. Thái tử Tất Đạt Đa Ra Đời
Vào
ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ
Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), một nơi hiện nay là vùng biên
giới giữa Nepal và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh, làm Hoàng tử
con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da). Vua
Suddhodana trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Sakya (Thích Ca).
Vì
Hoàng hậu Maha Maya qua đời bảy ngày sau khi Thái tử sinh ra, cho nên
Thái tử được bà dì Maha Pajapati Gotami (Maha Ba xà ba đề), trực tiếp
nuôi nấng, dạy dỗ, còn người con trai của Bà dì là Nanda thì được giao
cho các bảo mẫu nuôi dưỡng.
Tên
riêng của vị Phật tương lai là Si Đác Ta (Tất Đạt Đa), tên giòng họ
Ngài là Gotama (Cồ Đàm). Vì giòng họ này thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca),
cho nên sau này có danh hiệu Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni). Muni là bậc
Thánh, Sakya Muni là bậc Thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.
2. Đạo sĩ A Tư Đà Và Thái tử
Ngày
Thái tử Si Đác Ta đản sanh là ngày hội vui lớn của toàn vương quốc. Dân
chúng xa gần kéo về kinh đô Kapilavastu ăn mừng. Một vị Đạo sư già tên
là Asita (A Tư Đà) cũng từ nơi ông tu hành trên núi Himalaya (Hy mã lạp
sơn) đến cung vua để chào mừng và xem tướng Thái tử. Gặp Thái tử, Đạo sĩ
Asita bỗng nhiên chắp tay vái chào với thái độ hết sức cung kính. Đạo
sĩ tuy cười mà vẻ mặt thoáng buồn. Được hỏi vì cớ sao, Đạo sĩ Asita trả
lời là ông mừng vì Thái tử tương lai sẽ thành Phật, bậc Giác ngộ Vô
thượng, nhưng ông buồn vì ông tuổi đã quá cao, ắt phải qua đời mà không
được vị Phật tương lai trực tiếp giáo huấn, Giác ngộ.
Trong
kinh Sutta-Nipata (Kinh Tập, 101), có kể truyện Đạo sĩ Asita đang tu
trên núi Tuyết sơn, được chư Thiên mách bảo, bèn xuống núi, đến thành
Kapilavastu xem tướng cho Thái tử.
"Thấy Thái tử chói sáng
Rực rỡ như vàng chói,
Trong lò đúc nấu vàng,
Được thợ khéo luyện thành
Bừng sáng và rực rỡ,
Với dung sắc tuyệt mỹ...
Sau khi thấy Thái tử,
Chói sáng như lửa ngọn,
Thanh tịnh như sao Ngưu,
Vận hành giữa hư không,
Chói sáng như mặt trời,
Giữa trời thu mây tạnh.
Ẩn sĩ tâm hân hoan
Được hỷ lạc rộng lớn.”
Và
Đạo sĩ Asita nói là Thái tử tương lai sẽ tu chứng Phật quả, vì lòng từ
thương xót chúng sanh mà truyền bá Chánh pháp trên thế gian này.
"Thái tử này sẽ chứng,
Tối thượng quả Bồ đề
Sẽ chuyển bánh xe Pháp,
Thấy thanh tịnh tối thẳng
Vì lòng từ thương xót,
Vì hạnh phúc nhiều người,
Và đời sống phạm hạnh,
Được truyền bá rộng rãi.”
Nhưng
vì nghĩ mình đã già, không còn sống được bao lâu nữa, để có thể trực
tiếp nghe Đức Phật thuyết pháp, cho nên Đạo sĩ buồn và nói:
"Thọ mạng ta ở đời,
Còn lại không bao nhiêu,
Đến giữa đời sống Ngài
Ta sẽ bị mệnh chung.
Ta sẽ không nghe Pháp,
Bậc tinh cần vô tỷ,
Do vậy ta sầu não,
Bất hạnh và khổ đau..." (Kinh Tập, 103)
3. Cuộc Sống Của Thái Tử Trong Thời Niên Thiếu
Thái tử Si Đác Ta được nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục một cách toàn diện về hai mặt: văn chương và võ nghệ.
Khi
Thái tử lên bảy tuổi, những Thầy giáo giỏi nhất trong xứ được mời đến
Hoàng cung dạy cho Thái tử các môn học thế gian như Thanh minh (ngôn ngữ
học và văn học), Công xảo minh (Công kỹ nghệ học), Y phương minh (môn
học chữa bịnh), Nhân minh (Luận lý học), và Nội minh (Đạo học). Về Đạo
học, Thái tử được dạy về 4 sách Thánh Veda, là các sách Thánh của Bà la
môn giáo. Sách kể rằng: chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi,
Thái tử đã học thông thạo 5 môn học trên và 4 sách Thánh Veda. Đến năm
13 tuổi, Thái tử học võ thuật, theo truyền thống giòng dõi đẳng cấp võ
tướng (Ksatryas, Sát đế lỵ). Nhờ có sức khỏe phi thường, Thái tử học môn
võ gì cũng giỏi; về môn bắn cung, sách kể rằng, trong một cuộc hội thi,
Thái tử đã bắn một mũi tên xuyên 7 lớp trống đồng, trong khi người giỏi
nhất tại cuộc thi chỉ bắn xuyên được ba lớp trống đồng.
Vào
tuổi 16, Thái tử cưới Công chúa Yasodhara (Da Du Đà La), đồng lứa tuổi
với Thái tử. Và trong gần 13 năm, sau ngày cưới, Thái tử sống một cuộc
đời hạnh phúc trong nhung lụa, vô tư, không biết gì tới mọi nỗi khổ và
bất hạnh ở đời. Về quãng đời ấy của Ngài, Đức Phật kể lại như sau với
các Tỳ kheo (1), đệ tử của Ngài:
"Này
các Tỳ kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, quá mức tế nhị. Trong cung của
Phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen đỏ,
trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả đều phục vụ cho Ta. Không một
hương chiên đàn nào Ta dùng, này các Tỳ kheo, là không từ Kasi (2) đến.
Bằng vải Kasi là khăn của Ta, này các Tỳ kheo, bằng vải Kasi là áo cánh,
bằng vải Kasi là áo lót, bằng vải Kasi là áo khoác ngoài. Đêm và ngày,
một lọng trắng được che trên đầu Ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi,
cỏ hay sương. Này các Tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái
cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỳ
kheo, tại lâu đài mùa mưa, Ta được các vũ nhạc công đờn, múa hát xung
quanh Ta..." (Tăng Chi 1, 161 - 162).
4. Quyết Tâm Xuất Gia Tầm Đạo
Thế
nhưng, với thời gian, do năng khiếu suy tư sâu sắc và lòng thương người
bẩm sanh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung
lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ. Thái tử sớm Giác
ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý
chí xuất gia cầu đạo Giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sanh ra
khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.
Một
ngày nọ, Thái tử đi ra ngoài thành dạo chơi và lần đầu tiên trong đời
được tiếp xúc với những sự thật đen tối và đáng sợ: Thái tử lần lượt gặp
một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và cuối cùng là một
vị Tu sĩ với dung sắc Giải thoát, khoan thai đi trên đường. Thái tử
nghiệm thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh
già, đau, và chết; những hình ảnh siêu thoát của vị Tu sĩ đã giúp Thái
tử sớm thấy được con đường dẫn đến Giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi
khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết bàn Bất
tử.
Từ
đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo.
Nhưng, một tin đến, khiến Thái tử không vui: Công chúa Yasodhara mới hạ
sinh một con trai. Thái tử nói: "Một trở ngại (ràhu) đã được sanh, một
ràng buộc đã xảy ra.” Nhân đó, ông nội, vua cha Suddhodana đặt tên cháu
là Ràhula (La Hầu La).
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment