"Các Phật tử cần phải dũng mãnh hơn nữa trong việc phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm, quan điểm, ý kiến khi tham gia các khóa tu học cũng như tham gia các Phật sự tại chùa. Nhờ sự dũng mãnh đó mà tạo nên một hòa khí, tạo nên sự cảm thông, hiểu biết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng dìu dắt nhau hoàn thiện trên bước đường Đời và Đạo…"
Nối
tiếp những Phật sự của năm 2013, ngày 27-28.04.2013 vừa qua chùa Phật
Huệ đã tổ chức khóa Tu Đàn Pháp Chuẩn Đề và đã được Phật tử khắp
nơi hoan hỉ về chùa tham gia tu học.
Chánh điện trước giờ khai Đàn Pháp Chuẩn Đề
Đúng
14:00h ngày 27.04.2013 các Phật tử đã tề tựu trang nghiêm nơi chánh
điện để cung nghinh Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng đoàn chùa Phật
Huệ vào chánh điện để làm lễ khai Đàn Pháp.
Để
các Phật tử hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Đàn Pháp
Chuẩn Đề, Thượng Tọa Thích Từ Trí đã dành gần một tiếng đồng hồ
để nói về ý nghĩa, công năng của Chú và hạnh nguyện của Phật Mẫu
Chuẩn Đề.
Thượng Tọa Thích Từ Trí khai thị Đàn Pháp Chuẩn Đề
Sau
phần khai thị, vào lúc 15:00h Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng Đoàn
đã hướng dẫn các Phật tử về nghi thức sám hối, nghi thức kiết ấn,
cách quán tưởng và trì Chú Chuẩn Đề. Kế đó các Phật tử dưới sự
hướng dẫn của Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng đoàn đã cùng nhau
thực tập kiết ấn, và trì Chú Chuẩn Đề.
TT Thích Từ Trí làm lễ Khai Đàn
17:00h-17:50h
Thượng Tọa Thích Từ Trí đã hướng dẫn các Phật tử về cách thức
lập kiếng đàn và cúng dường hộ ma. Để lập kiếng đàn, mỗi Phật tử
đều phải có một kiếng đàn cho riêng mình. Kiếng đàn trong Đàn Pháp
Chuẩn Đề vốn được coi như một vật báu hộ thân, bởi sau khi lập kiếng Đàn xong, người lập đàn có
thể giữ, hay mang theo kiếng đàn đó bên mình, nhờ đó mà sẽ tránh được
những tai ương hay những rủi ro xảy ra cho bản thân. Muốn kiếng đàn có
được những công năng như vậy, người lập kiếng đàn phải phát tâm, phát
nguyện vì pháp và vì chúng sanh mà lập Đàn, thay vì lập Đàn để phục
vụ những vọng nguyện cá nhân.
Sau
phần lập kiếng Đàn, các Phật tử đã được các Chư Tăng hướng dẫn
cách cúng dường hộ ma. Cúng dường hộ ma không có nghĩa là triệu
thỉnh ma mãnh (các vong) để sai khiến, trái lại người lập Đàn cúng
dường sẽ dùng Đàn này để cầu nguyện hoặc phát những đại nguyện
của mình: Cầu cho thế giới hòa bình, dân sinh an lạc, hoặc cầu cho
thân quyến, gia đình… được sống trong an lạc, hạnh phúc.
Các Phật tử thực tập kiết ấn Chuẩn Đề
Vào
lúc 20:00h buổi Pháp đàm đã được diễn ra. Nhiều câu hỏi về nhân-quả
đã được nêu ra để các Phật tử cùng nhau bàn luận, đơn cử:
-
Người Phật tử nên hành xử như thế nào trong những ngày giỗ gia tiên
(Ông bà, bố mẹ, hoặc những người thân…). cho đúng đạo, đúng pháp? Khi
hành lễ cúng gia tiên có cần thiết phải trì chú Biến thực Chân ngôn
hay Tịnh thủy chân không không?
-
Người đại tinh tấn tu hành có thể thoát được nghiệp quả hay không?
-
Tại sao một Tu sĩ cả đời trì giới, nhưng khi về già lại bị nhồi
máu cơ tim và đã phải qua đời trong sự đau đớn?
-
Với các Phật tử tại gia khi lập Đàn pháp Chuẩn Đề có cần phải lập
đàn cúng dường hộ ma không?
-
Làm thế nào để khi lập Đàn Pháp Chuẩn Đề các Phật tử có thể
tránh được những rủi ro khi lập đàn, kiết ấn? v.v…
Sang
ngày 28.04.2013 vào lúc 5:30h sáng, các Phật tử đã được Chư Tăng
hướng dẫn tọa thiền và trì Chú Lăng Nghiêm.
Vào
lúc 9:00h các Phật tử đã trang nghiêm Đạo tràng để cung đón Thượng
Tọa Thích Từ Trí và Tăng Đoàn vào chánh điện và hướng dẫn các
Phật tử trì Chú Chuẩn Đề.
10:30h:
Thượng Tọa Thích Từ Trí đã có một thời Pháp dành cho các Phật tử.
Nhân-Quả là một chủ đề lớn và vô cùng quan trọng, vì lẽ đó mà hầu
như trong các khóa Tu học do chùa Phật Huệ tổ chức đều được Chư
Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni nhắc lại và nêu ra các câu hỏi để các
Phật tử cùng bàn thảo.
Trong
thời Pháp lần này Thượng Tọa Thích Từ Trí đã trích ra nhiều câu
chuyện về nhân quả báo ứng. Câu Chuyện tiêu biểu kể về Ngô Đạt Đại
Sư thời Đường Ý Tôn, vì ân trọng công đức giảng đạo của ngài Ngộ
Đạt nên vua Đường Ý Tôn bèn phong Ngài làm Quốc Sư và tặng Ngài một
cái bàn tọa bằng gỗ trầm hương. Cũng từ đó Ngộ Đạt Quốc Sư sanh
lòng vui thú, hưởng lạc nên chỉ ít lâu sau đầu gối của Ngài mọc lên
một mụn ghẻ mặt người, đau nhức khôn xiết. Các danh y trong triều tìm
cách chữa chạy nhưng tất cả đều bó tay. Nhờ một nhân duyên trước đây khi
còn sống trong kiếp tu sĩ thanh bần, Ngài thường xuyên qua lại thăm
viếng một nhà sư ở đất Kinh Sư trong một ngôi chùa nọ. Nhà
sư ấy bị mắc bệnh ca ma la (bệnh cùi) ai cũng ghê sợ, chỉ có ngài Ngộ Đạt là
thường gần gũi hỏi han, không hề nhàm chán. Nhân một lần chia tay, nhà sư nọ
vì quá cảm khích phong đức của ngài Ngộ Đạt mới dặn rằng: Sau này ông có nạn
gì, nên qua núi Cửu Lũng tại Rành Châu đất Tây Thục tìm tôi và nhớ trên núi ấy
có hai cây tùng làm dấu chỗ tôi trú ngụ… Nhớ lại chuyện xưa Ngài Ngộ Đạt
bèn lần tìm tới Cửu Lũng tại Rành Châu đất Tây Thục và quả thật nơi
ấy có hai cây tùng. Ngài liền đến ngay chỗ đó, quả nhiên thấy lầu vàng điện
ngọc lộng lẫy nguy nga, ánh quang minh chói rọi khắp nơi. Trước cửa nhà sư nọ đang
đứng chờ đón ngài một cách thân mật. Nhân ở lại đêm, ngài Ngộ Đạt mới tỏ hết
tâm đau khổ của mình, nhà sư nọ bèn nói:
- Không hề
gì đâu, dưới núi này có một cái suối, sáng mai, ông hãy xuống đó, lấy nước
rửa cái mụn ấy là sẽ khỏi.
Mờ sáng hôm
sau, một chú tiểu đồng dẫn ngài Ngộ Đạt ra ngoài suối. Ngài vừa bụm nước lên
định rửa thì mụn ghẻ kêu lên:
- Đừng rửa vội! Ông học nhiều, biết
rộng, đã khảo cứu các sách cổ kim mà có từng đọc đến chuyện Viên Áng giết Tiều
Thố vậy? Thố bị chém ở chợ phía đông, oan ức biết chừng nào. Tôi chính là kẻ
bị ông sát hại. Đời đời tôi tìm cách báo thù ông, song đã mười kiếp ông làm
bậc cao tăng, giới luật tinh nghiêm, nên tôi chưa tiện bề báo oán được. Nay vì
ông được nhà vua quá ưa chuộng nên khởi tâm danh lợi, làm tổn giới đức, tôi mới
báo thù được ông. Nay nhờ ngài Ca Nặc Ca tôn giả lấy nước pháp tam muội rửa oán
cho tôi rồi, từ nay trở đi tôi không còn báo oán ông nữa. Ngài Ngộ Đạt nghe
vậy, hoảng sợ liền vội vàng bụm nước, dội rửa mụn ghẻ làm nhức nhối tận xương
tuỷ khiến Ngài chết giấc hồi lâu mới tỉnh. Khi tỉnh lại thì không thấy mụn
ghẻ ấy nữa. Nhân đó ngài mới biết thánh hiền ẩn tích kẻ phàm tình không thể
lường được. Ngài muốn trở lên lạy tạ vị sư nọ, nhưng ngó ngoảnh lại thì ngôi
bảo điện kia đã biến mất tự bao giờ…
Câu chuyện được khép lại cho
buổi Pháp đàm, nhưng ý nghĩa Nhân-Quả luôn mang tính thời sự, và là
một bài học đầy ý nghĩa cho các Phật tử nhìn nhận để tu-sửa hành
trang tu đạo của chính mình.
11:30h theo lễ thường niên, các
Phật tử đã cùng với các Chư Tăng tụng kinh cúng Ngọ để cầu nguyện
cho các vong linh, hương linh thờ tự, ký tự tại chùa Phật Huệ.
12:00h: Các Chư Tăng và Phật tử
làm lễ thọ trai và kế đó là kinh hành niệm Phật.
14:00h Thượng Tọa Thích Từ Trí đã thay mặt BTC chùa
Phật Huệ điểm lại những ưu khuyết điểm trong suốt hai ngày tu học. Điều
khiến BTC nói chung và Thượng Tọa Thích Từ Trí nói riêng lấy làm
hoan hỉ là số lượng các Phật tử về chùa tu học trong những năm gần
đây ngày càng đông lên rõ rệt. Điều đó cho thấy các Phật tử đã nhận
diện được ý nghĩa và tầm quan trọng của Đạo Phật trong cuộc sống tâm
linh của người Phật tử cũng như cuộc sống đời thường. Sự tăng trưởng
đó cũng sẽ là tiền đề khả quan trên bước đường tu đạo. Tuy nhiên
Thượng Tọa cũng nhấn mạnh: Các Phật tử cần phải dũng mãnh hơn nữa
trong việc phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm, quan điểm, ý kiến khi
tham gia các khóa tu học cũng như tham gia các Phật sự tại chùa.
Nhờ sự dũng mãnh đó mà tạo nên một hòa khí, tạo nên sự cảm thông,
hiểu biết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng dìu dắt nhau hoàn thiện
trên bước đường Đời và Đạo…
Đàn Pháp Chuẩn Đề đã được
khép lại và lúc 16:30h ngày 28.04.2013. Các Phật tử đã cùng nhau tri
ân công đức của Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni chùa Phật Huệ đã
không quản ngày đêm, dành thời gian quý báu để hoằng pháp, độ sanh.
Các Phật tử cũng cùng nhau hứa nguyện sẽ không ngừng tấn tu hơn nữa
để không phụ lòng mong mỏi mà BTC cũng như Chư Thượng Tọa, Đại Đức,
Tăng Ni đã dành cho các Phật tử trong suốt nhiều năm qua…
“Giả sử bá thiên kiếp
Sở tác nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ”.
Nghĩa là:
Dù
trải trăm ngàn kiếp
Nghiệp
tạo bất tiêu vong
Khi
nhân duyên hội đủ
Quả
báo mình tự gánh.
Ghi nhận từ khóa Tu Đàn Pháp Chuẩn Đề
27-28.04.2013 – Thiện Lợi
0 Kommentare:
Post a Comment