"Niệm Phật phải luôn tỉnh giác, cân nhắc xem
chúng ta có đúng hay không, không phải chỉ đọc tên Phật; nếu chưa đúng
thì điều chỉnh lại cho đến chính xác hoàn toàn là thành Phật..."
HT.Thích Trí Quảng
Ấn
Quang đại sư đưa Phổ Hiền hạnh nguyện vào pháp tu niệm Phật vì theo
ngài, không tu hạnh Phổ Hiền thì không làm được công đức và sẽ không có
điều kiện vãng sanh. Ngài chủ trương có ba điều kiện vãng sanh. Một là
hành giả tin Đức Phật Di Đà qua lời dạy của Phật Thích Ca và tin có thế
giới Tịnh độ của Đức Di Đà. Nếu không tin như vậy, không thể nào sanh về
Tịnh độ, vì niềm tin sẽ dẫn hành giả đi đến nơi mình hết lòng tin
tưởng. Điều thứ hai rất quan trọng là quyết tâm làm theo Phật dạy để
vãng sanh Tịnh độ; đó là hạnh, tức việc làm của hành giả. Không thể
thiếu hạnh, nhưng hạnh chủ yếu là niệm Phật. Tuy nhiên, đa số người lầm
tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên
Phật.
Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà
Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được. Niệm
Phật mới vãng sanh được. Chữ niệm viết theo chữ Hán gồm chữ kim và chữ
tâm, nghĩa là chúng ta đặt tâm vào hiện tại, nghĩ đến Phật Di Đà. Quan
trọng của niệm Phật là nghĩ đến Phật Di Đà, nghĩ đến công hạnh và thế
giới của Ngài. Nghĩ đến Phật Di Đà là nghĩ đến đấng giáo chủ ở cõi Cực
lạc, nghĩ đến quá trình hành Bồ-tát đạo của Ngài, nghĩ đến thế giới của
Ngài. Không nghĩ như vậy mà chỉ kêu tên Phật là sai lầm. Sở dĩ Ngài được
làm giáo chủ thế giới Cực Lạc là vì có quá trình hành Bồ-tát đạo. Theo
tinh thần này, chúng ta kết hợp Bồ-tát đạo của kinh Pháp hoa và kinh Hoa nghiêm vào pháp tu Tịnh độ.
Chúng ta thấy quá trình hành Bồ-tát đạo
của Ngài trong các bộ kinh Đại thừa, theo đó từ thuở quá khứ xa xưa,
Ngài làm Chuyển luân thánh vương, tức vua không có thủ đoạn. Đức Di Đà
làm vua không hứa hẹn hão huyền, Ngài nói ít nhưng làm nhiều, lóng nghe
yêu cầu của người để đáp ứng lợi ích cho họ. Nghĩ đến Phật Di Đà, chúng
ta phải học tấm gương của Ngài để sửa đổi mình. Niệm Phật Di Đà, tôi
thấy Ngài như vậy mới thành Phật, thì mình cũng phải như vậy. Có suy
nghĩ dẫn đến hành động là từ tín chuyển sang hạnh. Phật Di Đà lóng nghe
sự phê phán của người về Ngài như thế nào theo đó mà sửa đổi, nên trở
thành người thánh thiện là Thánh vương. Ngài không tranh cãi, không có ý
niệm hơn thua, mê hoặc người, chỉ lo phục vụ cho người. Trước khi làm
Phật, Ngài làm vua thấy trách nhiệm nhiều hơn quyền lợi, nên được gọi là
vua Vô Tránh Niệm. Ngài tự hoàn thiện bản thân đến mức được mọi người
quý kính thì Ngài đi tu. Người đời thi rớt, làm ăn thất bại, già yếu mới
đi tu, tức xã hội không dung, họ mới tấp vào nương bóng Phật. Người tu
như vua Vô Tránh Niệm hay vua Trần Nhân Tông coi sự nghiệp thế gian như
không, thấy điều đáng quý củađạo mới đi tu. Mẫu người như vậy xuất gia
nên được mọi người tin tưởng, kính trọng.
Niệm Phật Di Đà, chúng ta phải nghĩ đến
công hạnh của Ngài. Ngài không màng phú quý lợi danh, từ bỏ nó dễ dàng
thì niệm hồng danh Ngài, chúng ta cũng tập từ bỏ giống như Ngài. Niệm
Phật là phải niệm vậy. Qua quá trình tu hành, Ngài đổi danh hiệu là Pháp
Tạng Tỳ-kheo, tức là kho pháp của Phật. Trong trí của Di Đà lúc ấy là
kho tàng trí tuệ Như Lai. Niệm Phật Di Đà là niệm ý này, không phải niệm
Di Đà mà không hiểu nghĩa, không học theo hạnh Ngài.
Niệm Di Đà thấy rõ hiểu biết sáng ngời
vô cùng của Ngài, thì tôi đọc tụng kinh điển không biết mệt mỏi, mong
sao cóđược trí tuệ sáng suốt như Ngài. Chúng ta coi nhẹ quyền lợi vật
chất thế gian, nhưng bỏ sự nghiệp vật chất, chúng ta phải được sự nghiệp
tinh thần cao hơn.Đừng bỏ vật chất, kêu tên Phật mà không được gì là mê
tín. Bỏ sự nghiệp vật chất để nuôi lớn tinh thần, vì vật chất chỉ tạm
thời, sự nghiệp tinh thần mới vĩnh viễn, đạo đức và hiểu biết của chúng
ta mới hằng hữu muôn đời. Từ bỏ cái giả tạm đổi được sự nghiệp cao quý
thì sao lại không đổi. Niệm Phật Di Đà để từbỏ vật chất, phát huy tinh
thần. Phật Di Đà xưa cũng từ bỏ vương vị để được Vô thượng Bồ-đề. Chúng
ta đừng nghe xúi dại, bỏ của cải vật chất rồi trắng tay.
Như
vậy, niệm Phật rõ ràng khác với kêu tên Phật. Ta dồn công sức khi niệm
Phật làm hai việc: Đọc tụng kinh điển không mệt mỏi, chán nản và gia
công tu thiền quán như Bồ-tát Đại Thế Chí đạt được niệm Phật viên thông
Tam muội, dùng trí tuệ quán chiếu biết được việc người thường không
biết. Phật Di Đà biết tất cả, nhưng phải dùng sự hiểu biết để cứu đời mới
trọn vẹn. Thể hiện tinh thần này, Ấn Quang đại sư mới kết hợp, đưa
Phổ Hiền hạnh nguyện vào pháp tu Tịnh độ. Học để đó không lợi ích, nhưng
sử dụng sự hiểu biết làm lợi ích xã hội, nên Phật Di Đà đổi tên thành
Pháp Tạng Bồ-tát. Vì vậy, việc thứ ba chúng ta niệm Phật Di Đà thấy rõ
là học để làm việc. Đây là giai đoạn thứ ba kết hợp mười đại hạnh Phổ
Hiền với pháp tu Tịnh độ. Bắt gặp ý này, tôi nhận thức sâu sắc rằng mình
chỉ cần hai việc là được học và được làm việc. Học và làm việc chính là
giá trị thực tiễn của con người. Học nhiều thì làm được nhiều, học và
làm luôn kết hợp với nhau. Quan Âm ngàn mắt ngàn tay là hình ảnh đặc
biệt của đạo Phật Việt Nam thể hiện ý nghĩa biết để làm và làm theo hiểu
biết. Làm có trí tuệ chỉ đạo mới tốt, làm không biết thì nguy hiểm.
Không học thì khó làm đúng, học mà không
sử dụng được thì lãng phí. Phật Di Đà thành công do học và làm việc.
Ngài bỏ ngôi vua đi tu để học được nhiều hơn và học xong, thành Phật,
Ngài có điều kiện làm nhiều vô cùng, làm đến muôn đời. Làm vua giỏi lắm
chỉ mấy đời được nhắc nhở, thờ phụng. Niệm Phật Di Đà, chúng ta niệm
tinh ba này, nên sửa soạn xây dựng cho mình cuộc sống có ý nghĩa. Xa hơn
nữa, chúng ta niệm Phật Di Đà hình dung thế giới Cực lạc, nghĩxem thế
giới Cực lạc của Ngài phối trí ra sao. Khi hành Bồ-tát đạo, đi vân thủy,
Pháp Tạng Bồ-tát thấy được cảnh trí xây dựng của tất cả thế giới Phật.
Thực tế như chúng ta đi du lịch các nước Trung Hoa, Mỹ, Nhật, Âu châu,
v.v…biết được văn minh của họ. Phật Di Đà tổng hợp tất cả văn minh của
các thế giới Phật để xây dựng Cực Lạc của Ngài thì nhất định thế giới
Ngài phải tốt đẹp nhất. Vì thế, Phật Thích Ca nói rằng Cực lạc mới thành
lập mười kiếp nên đẹp hơn các thế giới khác.
Ngày nay, chúng ta thấy điều lạ là
thếgiới Cực Lạc có trồng cây, nhưng tại sao có bảy hàng cây. Từ bước ban
đầu là An dưỡng quốc, Ngài mở rộng thành Cực Lạc thế giới càng đẹp thêm
mà không chướng ngại nhau. Kinh diễn tả có bảy hàng cây báu, bảy màng
lưới giăng, ao sen bảy báu. Số bảy là con số biến. Ngày nay, chúng ta
hiểu rõ rằng cây có tác động rất tốt cho cuộc sống con người. Cả thế
giới loài người đều nghĩ đến phát triển cây xanh càng nhiều càng tốt, vì
cây xanh là màng lọc cho bầu không khí của trái đất này được trong
sạch. Đức Phật Di Đà đã biết trồng cây để tạo môi trường trong lành cho
thế giới Cực Lạc của Ngài từ lâu rồi. Và Cực Lạc cũng có bảy màng lưới
giăng để làm gì, chúng ta cũng chưa phát hiện được. Ngài gắn vô đó vô số
hạt châu để tỏa ánh sáng và kết hợp ánh sáng với âm thanh để tác động
cho người nghe phát tâm niệm Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta thấy ánh sáng và
âm thanh đóng vai trò quan trọng trong các thế giới văn minh hiện đại.
Ấn Quang đại sư dạy rằng niệm Phật là
niệm tỉnh giác, tức đem tâm cột vô niệm hiện tiền. Chúng ta nghĩ đủ thứ
là mê tình hay thức biến, nên phạm sai lầm, dẫn đến khổ đau, sa đọa.
Niệm pháp là niệm chánh. Chúng ta phải nhìn chính xác mọi việc diễn biến
trên cuộc đời, luôn cân nhắc xem chúng ta có nói đúng, nghĩ đúng và làm
đúng hay chưa. Lời nói, suy nghĩ và việc làm đúng thì được người thương
quý, sai thì chuốc họa. Niệm Phật phải luôn tỉnh giác, cân nhắc xem
chúng ta có đúng hay không, không phải chỉ đọc tên Phật; nếu chưa đúng
thì điều chỉnh lại cho đến chính xác hoàn toàn là thành Phật. Tăng là
thanh tịnh, nên ví tâm người tu như nước trong. Niệm Tăng, chúng ta quán
sát xem tâm mình thanh tịnh, yên lặng, trong sạch hay chưa. Cố giữ tâm,
không cho sóng tình gợn lên. Và khi tâm đứng yên, trong suốt thì mặt
trời Phật rọi vô, huệ chúng ta phát sanh. Người lúc nào cũng tỉnh giác,
làm đúng và tâm không khởi động là tu Tịnh độ để vãng sanh, để thành
Phật.
Đức Phật Di Đà thiết đặt Cực Lạc từ âm
thanh, ánh sáng tạo nên huyền vũ cho người vào đây luôn tự điều chỉnh
họ. Ngài không thuyết pháp, nhưng người tự thanh tịnh theo cảnh trí của
Ngài xếp đặt, nên gọi là Tịnh độ. Thấy cảnh giới Di Đà như vậy, niệm
cảnh giới Di Đà như vậy, thì thực tế từ tín đã bước sang hạnh.
Theo: giacngo.vn
0 Kommentare:
Post a Comment