Thân thể con người nếu để lâu chẳng chịu tắm rửa, tất toát ra mùi hôi
hám. Cho dù tắm rửa, nhưng thân có chín lỗ, chuyên bài tiết những thứ chẳng
sạch, như mắt có ghèn, mũi có nước mũi, miệng có đờm rãi, tai có dáy tai,
rồi các thứ thuộc tiểu tiện và đại tiện, nghĩa là thân thể chúng ta quả
là vô cùng ô uế. Vậy mà sao người ta lại coi như là một thứ quý giá, cho
đeo vào thân nào ngọc, nào vàng bạc, các thứ châu báu, hoặc lấy nước hoa,
phấn thơm bôi vào, há có khác gì đem hương hoa, vật quý để trang hoàng cho
cái nhà xí vậy!
Khai Thị của HT Tuyên Hoá
Tứ niệm xứ (hay bốn lãnh vực quán niệm)
nằm trong số ba mươi bảy phẩm trợ đạo, gồm có: thân, thọ, tâm, pháp. Khi
Phật sắp nhập Niết-bàn, Ngài A-nan đưa ra bốn điều này hỏi Phật:
1. Ðối với tất cả kinh điển, nên dùng
những chữ gì để mở đầu kinh?
2. Khi Phật ở tại thế, Phật là thầy của
chúng con, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con tôn ai là thầy?
3. Khi Phật ở tại thế, chúng con ở cùng
với Phật, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con nên ở với ai?
4. Khi Phật ở tại thế, các Tỳ-kheo xấu
do Phật điều phục họ, khi Phật nhập Niết-bàn rồi, chúng con làm cách nào
điều phục họ?
Số là khi Phật sửa soạn nhập Niết-bàn,
tuy đã chứng được sơ quả A-la-hán, nhưng Tôn giả A-nan vẫn còn khóc lóc
giống như một đứa trẻ, vật vã tay chân. Tôn-giả A-nâu-lâu-đà mới khuyên
rằng: "Ông đừng khóc nữa, khóc cũng vô ích, ông phải mang bốn điều ra
thỉnh Phật." A-nan hỏi: "Bốn điều gì?" Tôn-giả A-nâu-lâu-đà
mới cho biết bốn điều vừa kể trên. Thấy lời nói đúng, ông A-nan liền đến
chỗ Phật thỉnh thị. "Bạch Thế-tôn! Thế-tôn thuyết pháp bốn mươi chín
năm, giảng hơn ba trăm pháp hội, nhưng đến khi kết tập kinh điển, chúng con
phải lấy chữ gì để mở đầu kinh?" Bởi vì điển tịch của ngoại đạo
cũng có, họ bắt đầu bằng chử "A" (không) hay "Ưu" (có).
Phật đáp: "Ðối với những kinh điển nào mà ta nói ra, thì lấy mấy chữ
'Tôi nghe như vầy' để bắt đầu." Thời nay tôi thấy rất nhiều kẻ ngoại
đạo và học giả cứ tùy tiện lấy mấy chữ "Tôi nghe như vầy" để
bắt đầu bản văn của họ, có lúc chỗ nào cũng thấy mấy chữ nầy. Thậm chí
có những kẻ không hiểu biết gì bảo kinh Lăng-nghiêm là giả. Thực ra, muốn
cho Phật pháp hưng thịnh, trước hết phải học Lăng-nghiêm. Lăng-nghiêm là
phá tà hiển chánh, bởi không còn gì là chân chánh hơn kinh Lăng Nghiêm. Bởi
vậy cho nên các hàng yêu ma quỷ quái, bàng môn tả đạo mới tìm hết cách
chống kinh Lăng-nghiêm. Kinh này mà không còn ở trên thế giới thì Phật pháp
phải tiêu ma. Nếu trên thế gian không có ai biết trì tụng chú Lăng-nghiêm
thì yêu ma quỷ quái sẽ xuất hiện hãm hại nhân loại, khiến mọi người đều
biến thành quỷ quái yêu ma và cùng một quyến thuộc với chúng. Ðây là một
vấn đề rất mực quan trọng. Nếu như biết thọ trì chú Lăng-nghiêm thì tối
thiểu trong bẩy đời có thể thành hạng đại phú, tỷ dụ như ông vua dầu hỏa
kia, hay ông vua xe hơi, có thể kiếp trước đã từng trì tụng chú Lăng-nghiêm
cho nên bây giờ mới được vinh hoa phú quý như thế. Có điều họ vẫn ở trong
mê, chỉ hưởng thụ mà không biết tu đạo. Số là ở những kiếp trước họ tạo
nhân hỗn tạp cả thiện và ác, nghiệp lành đã chín, họ được hưởng giầu
có, nhân ác thành thục bèn có nghiệp tội. Nghiệp mà không rõ ràng, sẽ đi
lạc lối, cho nên mỗi người chúng ta quyết không thể coi nhẹ kinh và chú
Lăng-nghiêm.
Phật nhập Niết-bàn thì chúng ta phải
lấy Ba-la-đề-mộc-xoa (Pratimoksha) - tức là giới - để làm thầy chúng ta. Giới
là "dừng cái ác, phòng cái quấy," là "mọi điều ác chẳng làm,
các điều thiện phụng hành." Chúng ta phải phục vụ lợi ích cho nhân
loại, cống hiến cái của chúng ta cho xã hội, do đó người xuất gia đừng có
chờ đợi người khác cúng dường mình. Tại nước Mỹ, người xuất gia nên
đắp y, vì đắp y là biểu thị tinh thần giữ giới, biểu trưng hiện tướng
Tỳ-kheo, chớ chẳng phải là cố tâm lập dị. Thế giới ngày nay, người ta lấy
giả làm thiệt, lấy thiệt làm giả, cho phải là trái, cho trái là phải. Nay
tôi xin kể một câu chuyện thật làm tỷ dụ: Vào thời gian Trung Hoa Ðại Lục
hỗn loạn, có rất nhiều sinh viên bỏ chạy qua Ðài Loan. Trong lúc tình thế
cấp bách, phần đông quên không mang theo các bằng cấp tốt nghiệp, số mang
theo được giấy tờ thì chỉ có mấy người. Lòng họ hãy còn trẻ trung, nên
họ cho người khác mượn bằng để mạo theo làm một số bằng giả. Trông mấy
cái bằng mới sạch sẽ tinh tường, quý vị khảo thí thông qua dễ dàng, nhưng
kết quả là mấy người có bằng thiệt không được chấp nhận bởi vì các bằng
cũ thì giấy xấu, rách nát. Thì ra họ nhận cái thật làm cái giả.
Hồi Phật giáo mới từ Ấn độ truyền
qua Trung Hoa, các vị Tỳ-kheo Trung Quốc cũng đắp y, với đầy đủ oai nghi. Áo
cà-sa thời đó cũng giống như loại cà-sa của các tăng thuộc hệ Nam-tông
hiện nay, tức không có vòng móc. Tuy nhiên, vì khí hậu Trung-quốc lạnh lẽo,
bên trong áo cà-sa người ta còn phải mặc thêm áo khác nữa, cho nên nhiều khi
áo ngoài bị tuột mất mà không cảm thấy. Hồi đó, tu sĩ rất thành kính, có
người trì giới không giữ tiền bạc, vậy mất cà-sa rồi thì lấy gì để thay
thế? Trước tình trạng này, mọi người họp lại để đưa vấn đề ra giải
quyết. Một vị đề nghị dùng cái vòng móc để giữ áo cà-sa thì cà-sa không
bị tuột ra nữa. Ðề nghị này đưa ra được mọi người tức khắc vỗ tay tán
thưởng và sau đó thông qua, từ đó áo cà-sa của các tăng Trung quốc mới có
vòng móc. Về sau các Tỳ-kheo Trung-hoa thường hay ra ruộng trồng trọt, đắp y
đi lại thật là phiền phức nên bình thường thì không đắp y, trừ lúc
thượng đường hay quá đường mới đắp. Sau này mọi thứ đều qua loa, thậm
chí lên điện hay quá đường, cũng không đắp y nữa. Người ta nói "quen
rồi thì thành lệ," bây giờ người ta coi không đắp y là bình thường,
còn đắp y mới là kỳ quặc.
Các tăng sĩ thuộc Tổng-hội Phật-giáo
Pháp-giới vẫn theo tác phong cũ nên họ đắp y một cách thường xuyên như lúc
xưa. Các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni chỉ trích chúng ta lập dị. Chúng tôi không
tranh biện với ai, quý vị bảo chúng tôi đúng, chúng tôi vẫn đắp y mà bảo
chúng tôi không đúng chúng tôi cũng vẫn đắp y.
Ông A-nan hỏi Phật câu: "Khi Phật ở
tại thế, chúng con ở cùng với Phật, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con
phải ở với ai?" Phật đáp: "Sau khi ta nhập diệt rồi, tất cả đệ tử
của ta phải trú tại tứ niệm xứ." Tứ niệm xứ là bốn nơi: thân, thọ,
tâm, pháp.
1. Quán thân bất tịnh.
Thân thể con người nếu để lâu chẳng chịu tắm rửa, tất toát ra mùi hôi
hám. Cho dù tắm rửa, nhưng thân có chín lỗ, chuyên bài tiết những thứ chẳng
sạch, như mắt có ghèn, mũi có nước mũi, miệng có đờm rãi, tai có dáy tai,
rồi các thứ thuộc tiểu tiện và đại tiện, nghĩa là thân thể chúng ta quả
là vô cùng ô uế. Vậy mà sao người ta lại coi như là một thứ quý giá, cho
đeo vào thân nào ngọc, nào vàng bạc, các thứ châu báu, hoặc lấy nước hoa,
phấn thơm bôi vào, há có khác gì đem hương hoa, vật quý để trang hoàng cho
cái nhà xí vậy! Quý vị nên hiểu rằng, thân thể của mỗi người chúng ta là
một cái nhà xí, trong ruột toàn chứa những vật bài tiết thuộc về đại tiểu
tiện, có cái gì mà chúng ta phải luyến tiếc nó quá đáng như vậy? Lúc tuổi
trẻ thì cơ thể cùng các bộ phận trong thân còn biết nghe lời ta, đến lúc
già chúng đều bãi công, đầu thì váng, mắt thì hoa, miệng lưỡi khó khăn,
tay chân lập cập, rồi trăm thứ bệnh phát sinh, như vậy cái thân này còn
đáng tiếc nữa sao? Bởi vậy chúng ta nên nhận cho thật rõ cái thân này là
bất tịnh, là chẳng trường cửu, để đừng có điên đảo vì nó.
2. Quán thọ là khổ. Thọ
nghĩa là cảm thọ. Ðừng nên cho rằng hưởng thọ là một sự khoái lạc, kỳ
thực hưởng thọ chẳng có gì là hay, "thọ khổ thì hết khổ, hưởng phước
thì tiêu hết phước," thà thọ cái khổ, đủ khổ rồi thì hết khổ. Nếu
quả mình đương hưởng phước, thì nên tiếc cái phước mà chớ hưởng tận
phước.
3. Quán tâm vô thường.
Tâm là niệm niệm vô thường, niệm niệm dời đổi.
4. Quán pháp vô ngã. Quán
mọi pháp đều không có bản thể, không có tự tánh, không có cái
"ngã" trong đó.
Chúng ta y theo tứ niệm xứ mà hành trì,
ắt cái chấp ngã của chúng ta sẽ dần dần bị phá, chấp pháp cũng không và
dễ đi tới sự khai ngộ. Tại sao chúng ta không thể chứng ngộ? Chẳng qua là vì
còn chấp trước, chưa buông bỏ, thấy cái gì cũng có cái ta ở đấy, cái nhà
lớn này là của ta, cái máy bay kia, thuyền máy kia, ngân hàng kia cũng là của
ta, từ sớm đến tối cái gì cũng của ta, của ta, của ta . . . đến lúc chết,
hai tay buông xuôi, chẳng có gì mang theo được.
Nhân sanh nhất trường mộng
Nhân tử mộng nhất trường
Mộng lý thân vinh quý
Mộng tỉnh tại cùng hương
Triêu triêu tại tác mộng
Bất giác mộng hoàng lương
Mộng trung nhược bất tỉnh
Uổng tác mộng nhất trường.
Dịch nghĩa là:
Khi sống, một giấc mộng
Khi chết, mộng một giấc
Trong mộng thấy vinh hiển
Tỉnh mộng ở xóm nghèo
Sớm sớm lại nằm mộng
Chẳng hay mộng kê vàng
Trong mộng không tỉnh giấc,
Uổng thay giấc mộng vàng.
Khi chết, mộng một giấc
Trong mộng thấy vinh hiển
Tỉnh mộng ở xóm nghèo
Sớm sớm lại nằm mộng
Chẳng hay mộng kê vàng
Trong mộng không tỉnh giấc,
Uổng thay giấc mộng vàng.
Bởi vậy chúng ta cũng đừng chấp trước
một cách thái quá, phải mau mà tu hành, học tập Phật pháp, tìm kiếm pháp
môn liễu sanh thoát tử. Có câu nói "bể khổ không bờ, quay đầu là
bến," do đó không nên chìm nổi mãi trong bể khổ, biết tới ngày nào mới
được giải thoát.
Cuối cùng Ngài A-nan hỏi Phật: "Khi
Phật ở tại thế, các Tỳ-kheo xấu do Phật điều phục họ, khi Phật nhập
Niết-bàn rồi, chúng con phải đối xử với họ như thế nào? Có giam họ và xử
phạt họ chăng?" Phật đáp: "Không cần! Sau khi ta nhập Niết-bàn rồi,
đối với các Tỳ-kheo xấu, các ông dùng pháp 'mặc tẫn' để hoán cải họ. Sao
gọi là mặc? Mặc là im lặng, không có giảng giải gì thêm với họ. Tẩn là gì
? Nghĩa là mọi người không được trao đổi, quan hệ gì với họ. Hãy dùng sự
"im lặng" của đại chúng để giải hóa họ. Phàm gặp phải hạng
Tỳ-kheo xấu, không biết đạo lý, lấy chánh làm tà lấy tà làm chánh, hoặc
không phân biện thị phi đen trắng, không hiểu đúng Phật pháp, thì đừng giao
tiếp, đừng nói chuyện với họ, đừng để ý tới họ, thì nên coi như họ
không có, như vậy lâu dần họ sẽ tự phản tỉnh, họ sẽ nhận ra rằng những
điều họ hành động lâu nay chẳng đúng với Phật pháp, và từ đó cải tà quy
chánh, y giáo phụng hành.
Khi Phật tại thế cũng có Tỳ-kheo bất
thiện, nay thời đại chúng ta đã cách xa với ngày Phật nhập Niết-bàn rồi,
vậy chẳng hiểu số Tỳ-kheo bất thiện có nhiều hay không. Chúng ta không nên
cùng với số đó tranh luận, bởi họ không nói chuyện đạo lý chuyện nhân
quả, lại còn bài xích nhân quả. Ta không thể cùng họ tranh mà phải dùng tâm
nhẫn nại đối phó, và nhẫn nại thì cứ để mặc họ, vậy là thực hành đúng
như ý nghĩa lời phó chúc thứ tư của Phật cho chúng đệ tử.
Trước đây, tôi cư ngụ tại Hương Cảng
12 năm (1948-1962), tới năm 1962 tôi mới đi Mỹ. Ở Hương Cảng khá lâu như
vậy, nhưng tôi chẳng làm được điều gì hữu ích. Nay từ bên Mỹ trở về,
tôi nguyện kết chút pháp duyên với các vị phụ lão cùng các huynh đệ đồng
bào tại Hương Cảng, do đó tôi muốn thực sự cống hiến Phật pháp tới tận
tâm khảm các vị, có vậy tôi mới an lòng. Hơn nữa giới thanh niên trong thời
đại này, sống nay không biết mai, tinh thần rất khẩn trương, bởi vậy họ
phải lo sao cho chân đứng vững vàng, chớ không phải cứ khôn lanh, tham cái
tiện nghi nhỏ, khoái lạc nhất thời mà phóng tâm buông thả. Ở chỗ nào
chúng ta cũng nên an phận và khép mình trong quy củ, không được buông lung.
Phải hiểu rõ nhân quả, không sai lầm nhân quả, như người xưa đã nói:
"gieo nhân lành gặp quả lành, gieo nhân ác gặp quả ác," "giết
cha của người thì người giết cha mình, giết anh của người thì người giết
anh mình," và "trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu."
Nghe qua thì là đơn giản nhưng nhân quả là như vậy. Tôi hy vọng thanh niên
chúng ta nên ráng đi học, trong tương lai sẽ mưu cầu hạnh phúc và an ninh cho
xã hội chớ không nghe theo một số điên cuồng, đầu óc hồ đồ, sống phiêu
lưu không chủ định. Phải trở thành một cá nhân tốt, nếu có một người tốt
thế giới lại thêm được một phần thanh tịnh. Bởi đâu mà thế giới này vẫn
chưa bị hủy diệt? Vì còn có người tốt. Người tốt chính là ánh sáng, là
chánh khí, là sanh mạng, là nguồn năng lượng của thế giới. Bởi lý do thế
giới hiện nay đương ở vào một vị thế tối nguy hiểm, nếu chúng ta không cải
biến được cái tác phong điên cuồng của chúng ta, thế giới càng ngày càng
hư hoại, tư tưởng nhân loại mỗi ngày một thiên lệch. Tôi mong mỏi rằng tất
cả thanh niên chúng ta có thể kiếm ra được kim chỉ nam của đời mình chớ
không hùa theo trào lưu mà phiêu bạt để làm kẻ tội nhân của xã hội.
Trong thời gian sáu ngày thuyết pháp, nếu
tôi có nói điều gì không đúng, hy vọng quý vị lượng tình cho. Tôi cũng hy
vọng chư vị trưởng lão ở Hương Cảng, các đại đức cao tăng chỉ giáo cho.
Nếu điều tôi nói là đúng, quý vị thử nghiệm coi, nếu cho rằng tôi nói sai,
quý vị cứ coi như không nghe gì hết, bởi vì tôi là kẻ bất học vô thuật,
những điều nói ra đã từng đắc tội với người không ít, xin lượng thứ cho.
Tôi cũng mong vị cư sĩ mời tôi đến thuyết pháp, được kiện khang, gặp mọi
sự cát tường, vạn sự như ý, bồ-đề tăng trưởng, sớm thành Phật đạo. Số
là tôi vốn nguyện rằng: "Những ai đến tham gia pháp hội, gia đình sẽ
được an lạc, họ hàng hòa mục, mọi sự hanh thông. Người vô bệnh thì vĩnh
viễn sẽ không bệnh, người có bệnh nghe pháp xong thì bệnh sẽ tiêu trừ."
Tôi hy vọng chư Phật và chư Bồ-tát hoàn thành nguyện lực. Tôi cũng hy vọng
tất cả mọi người được mạnh khỏe, sớm thành Phật đạo.
Năm 1968, tôi ở San Francisco. Lúc đó có
một số các nhà khoa học, địa chất học, các chuyên viên nghiên cứu về
tương lai v.v... họ đều tiên đoán rằng đến ngày 4 tháng 4 năm 1968 sẽ xảy
ra một trận động đất lớn tại San Francisco, đất sẽ chìm xuống biển,
"ruộng dâu biến thành biển xanh," các cư dân tại đây sẽ có dịp về
chầu Long vương dưới biển. Ðã có rất đông bà con dọn đi đến các tiểu
bang khác. Một số đệ tử của tôi đến hỏi tôi phải làm cách nào? Hồi đó
tôi nói với họ rằng: "Chỉ cần tôi ở San Francisco một ngày, tôi cũng
không chịu để nơi đây xảy ra động đất." Bởi vậy từ 1968 đến nay,
chưa thấy có trận động đất nào. Bảo rằng có, nhưng chỉ là động đất nho
nhỏ mà thôi. Có điều tôi đã rời khỏi San Francisco, nên tôi chẳng quản tới
nữa, bởi lời nguyện của tôi là "tôi đến địa phương nào, nhất định
nơi đó được bình an vô sự."
Có một lần, tôi đến Nữu-ước. Gặp
đúng lúc mưa tuyết lớn, mà bắt buộc chúng tôi phải đi đến chùa Ðại
Thừa. Tôi bèn nói với một người đệ tử như sau: 'Trên đường đi tôi không
cho phép tuyết rơi, nếu như có chuyện tuyết rơi, tôi phải phạt anh quỳ
trước Phật bốn mươi chín ngày, không cho ăn, không cho uống, không cho cả
đại tiểu tiện," làm cho vị đệ tử này hết sức hãi sợ. Quả nhiên, trên
khoảng đường lộ chúng tôi đi qua, chu vi cỡ ba dặm không có tuyết rơi, còn
ngoài ba đặm đó tuyết vẫn rơi đều.
Riêng tôi, đức không đủ để cảm phục
người, đạo không đủ để giáo hóa người, chẳng có tư cách làm sư phụ
của các vị. Nhưng nay quý vị đã quy y Tam Bảo, nhất định là phải phát
nguyện thành Phật. "Phàm ai đã quy y với tôi, nếu chẳng thành Phật thì
tôi cũng chẳng thành Phật," đó là lời nguyện của tôi. Quý vị là đệ
tử của Tam Bảo, thì ai đánh ta ta phải nhẫn, ai mắng ta ta cũng nhẫn, sư phụ
của quý vị thì chẳng dám làm gì ngoài việc cúi đầu, đâu đâu cũng chịu
lép vế, chớ không chiếm tiện nghi đối với người khác. Cho nên, đã là tín
đồ Phật giáo, quý vị chớ có gây sự phiền phức, để cho lụy dến sư phụ
quý vị không thành Phật được.
0 Kommentare:
Post a Comment