Ấn-Quang đại
sư là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tái lai, chẳng lẽ những pháp môn vi diệu, tối
thắng, đốn ngộ Ngài không biết sao. Thế nhưng suốt cả đời Ngài chỉ nói
những phương cách tu hành căn bản, cụ thể. Ngài chú trọng về tâm chí
thành chí kính, chứ không hề nhắc tới các pháp nhanh chóng dễ dàng chứng
đắc như một phép mầu. Tại sao vậy? Tại vì Ngài sợ chúng sanh vướng nạn.
Ngài nói: “Người khác dạy người chú trọng vào chỗ huyền diệu, còn Quang
tôi thì dạy người những gì họ có thể cố gắng làm được mà thôi…”. Dạy
những gì họ có thể làm được chính pháp khế cơ. Hàng hạ căn thực hành
pháp của Ngài không trở ngại, mà còn có thể thành tựu được, thì người
thượng căn thượng trí lại càng dễ dàng thành đạo hơn nữa. Thực đúng là
pháp của người đại giác ngộ.
(Nguồn: www.duongvecoitinh.com)
A Di Đà Phật. Kính thưa chư liên hữu đồng tu, vừa qua cô Thu Hương –
Trưởng BHN Đà Nẵng có gởi email hỏi Cư sĩ Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) về
Vấn đề Niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm. Nay Hạnh Phú (Đại Đức Thích Hạnh
Phú) kính gởi đến Chư liên hữu đồng tu chúng ta cùng xem, cùng nghiên
cứu, và cùng tu tập theo.
(Đây là lá mail mới nhất cư sĩ Diệu Âm trả lời tháng 9/2014. RẤT HAY, RẤT Ý NGHĨA. ĐẠI CHÚNG NÊN ĐỌC).
HỎI:
Kính Anh Diệu Âm.
Tình hình niệm Phật “bất niệm tự niệm đảm
bảo vãng sanh” đã gây ảnh hưởng rất lớn… Thật sự quá sức tưởng tượng.
Có những người đã tham gia đi hộ niệm thành tựu được bao nhiêu trăm ca…
nay cũng bị lôi cuốn.
Họ nói pháp môn mới này rất tốt, chỉ trong vài tuần đạt được tâm an
lạc, người khoẻ ra, câu phật liên tục vang bên tai suốt ngày đêm, đạt
được bất niệm tự niệm rồi, không cần hộ niệm, không đi hộ niệm nữa. Họ
nói rằng Pháp sư Tịnh Không cũng đề xướng pháp môn này. Họ không niệm
thành tiếng, không nhép môi. Họ ghi âm tiếng niệm Phật của mình vào thẻ
nhớ, gắn vào tai, nghe lại tiếng niêm Phật của mình. Một vài tuần, một
vài tháng mà hàng ngàn người được thành tựu…
Kính thưa Anh! Thật sự đây là một thử thách lớn của Tịnh độ… Họ đi
từng nhà, gặp từng người để giới thiệu… Không những cư sĩ mà giờ đây có
những vị xuất gia cũng tham gia nhiều…
(…)
(…)
Kính thư
TRẢ LỜI:
Kính chị Thu Hương,
Những gì cần thiết về pháp hộ niệm hình như Diệu-Âm đã giải bày tường
tận. Đó là chánh pháp của Tổ Sư để lại, đúng kinh đúng pháp, chứ không
phải Diệu-Âm tự nghĩ ra. Trong thời gian gần đây, phong trào Bất Niệm Tự
Niệm làm cho nhiều người lo lắng xôn xao, đã đặt ra khá nhiều câu hỏi.
Trong nhiều tọa đàm Diệu-Âm cũng cố gắng y theo lời chư Tổ trong Tịnh-Độ
để khuyên nhắc người niệm Phật chớ nên quá hiếu kỳ mà dễ gặp điều sơ
suất. Nay trước sự lo âu của chị, Diệu-Âm xin chia sẻ thêm vài điều.
Trong kinh Phật dạy, thời này là mạt pháp có sự đấu tranh kiên cố.
Chúng ta là hàng phàm phu tội chướng sâu nặng, muốn đời này được vãng
sanh Tịnh-Độ thì phải cố gắng xa rời sự đấu tranh này. Nếu cứ bàn về
chuyện đúng sai của thế gian thì chúng ta dễ bị lôi cuốn vào đó mà chịu
nạn. Vậy thì, tự mình phải lo gìn giữ tâm thanh tịnh niệm Phật mà cứu
lấy mình, không thể thấy người khác dao động mình cũng dao động theo,
đừng thấy thiên hạ làm sai mình cứ chen vào sửa sai họ. Tất cả đều do
duyên nghiệp của chúng sanh mà thành hình cả. Ta đã gặp được chánh pháp
để tu hành thì phải giữ tâm vững vàng, đừng chao đảo. Hãy nhớ lấy nguyên
tắc: “Ngoại bất trước tướng, nội bất động tâm” thì mới tu hành yên ổn
trong thời này. Chuyện thử thách đến vấn đề hưng suy của pháp môn
Tịnh-Độ thì chúng ta hãy cầu Phật Bồ-Tát gia trì, còn phận sự của mình
chính là phải biết y giáo theo pháp Phật, y giáo theo lời Tổ tu hành là
được.
Sóng triều dâng lên càng cao thì chìm xuống càng sâu. Người biết huân
tu thì phải giữ tâm bình lặng, gặp cảnh xấu không buồn, gặp cảnh tốt
không mừng thì không bị cảnh chuyển. Không bị cảnh chuyển nghĩa là đường
tu không bị lạc. Còn thời mạt pháp này mà người nào cứ háo hức tham đắm
vào những cảnh hão huyền, thì ngài Ấn-Quang nói: “Rất dễ bị vướng vào
lưới ma”. Vướng vào lưới ma nghĩa là lạc vào tà đạo. Cho nên, nếu tâm ta
đã có chủ định rồi, thì bên ngoài chúng sanh làm gì đó mặc họ, mình
không nên lo tới, bên trong tâm phải “Tự nhiên nhi nhiên, như như bất
động” trước những hiện tượng lạ thì mới tránh khỏi phiền não, tu hành
mới thành tựu được.
Nên nhớ, tất cả đều phải tùy duyên, Diệu-Âm luôn luôn giữ nguyên tắc
này. Nếu có chút duyên thì đi khuyên người niệm Phật, bày vẽ pháp hộ
niệm. Ai có duyên thì nghe, ai không duyên thì cứ để họ theo hướng riêng
của họ, còn Diệu-Âm này đã thấy rõ ràng pháp hộ niệm là Đại-Cứu-Tinh
cứu độ chúng sanh trong thời mạt pháp này, thì tự mình phải bám chắc cơ
hội này mà vãng sanh. Trong khoảng mười năm qua, từ khi người Việt-Nam
chúng ta bắt đầu biết áp dụng pháp hộ niệm đã thực sự cứu đến hàng ngàn
người ra đi có tướng tốt không thể nghĩ bàn rồi. Chính ban hộ niệm của
chị đã trợ duyên thành công cả trên 100 người rồi phải không? Nếu tính
chung trong cả nước, đến nay năm 2014, có lẽ hiện tượng vi diệu này xảy
ra riêng tại Việt-Nam của chúng ta thôi, cũng không còn cách nào đếm
được nữa rồi. Nhất định trong những người ra đi được hộ niệm đã để lại
thoại tướng này, một số lớn họ đã thực sự được vãng sanh Tịnh-Độ, phần
còn lại, giả như không được vãng sanh, thì ít ra họ cũng được sanh
Thiên, đây đâu phải là điều dễ tìm. Năng lực câu Phật hiệu vi diệu không
thể nghĩ bàn. Sự lợi ích của pháp hộ niệm cũng không thể nghĩ bàn. Thật
quá quý hóa!… Thật quá vi diệu!…
Trong khi trước đó, chính Diệu-Âm này đã bỏ phí đến gần 50 năm trường
để lặn lội khắp nơi tìm cơ giải thoát, nhưng tìm mãi vẫn không thấy
được một tia lóe hy vọng nào. Nghe đến những triết lý cao kỳ thì quá
nhiều, nghe đến những lý luận huyền diệu về cảnh chứng đắc thì quá
nhiều, nghe đến những sự cứu rỗi như pháp thần cũng quá nhiều, v.v… và
v.v… nhưng sau cùng kiểm lại mới ngỡ ngàng ra một sự thực, đó là con số
“0” to tướng!… Tệ hơn, nhiều khi lại là con số âm nữa là khác!… Nói
chung, lý luận thì hay quá, còn thành quả thực sự thì mờ mờ mịt mịt!…
Pháp hộ niệm đúng chánh pháp, hợp lý đạo, hợp căn cơ, hợp thời kỳ,
hợp hoàn cảnh, đã được ứng dụng có thành quả cụ thể thì ta phải tin
tưởng mà y giáo phụng hành để được giải thoát. Người thật sự thận trọng
thì không bao giờ vội vã chạy theo những hiện tượng sôi nổi của thế
gian, không bao giờ dám nhẹ nhàng gởi huệ mạng của mình cho một lời hứa
chưa được kiểm chứng. Thế gian xưa nay thường hứa hẹn đến những sự
nghiệp vĩ đại lắm, nhưng rồi thất hứa cũng nhiều lắm. Hy vọng thì tràn
trề, nhưng thất vọng cũng não nề, đây là chuyện rất thường xảy ra.
Áp dụng pháp Hộ Niệm do chư Tổ để lại, xác thực đã cứu người vãng
sanh quá rõ ràng. Hàng tuần khắp đó đây đều có tin tức vãng sanh. Hộ
niệm vãng sanh thực sự đã có chứng minh cụ thể, chứ không còn là lời hứa
hẹn suông, không phải là chuyện mơ mộng viễn vông hay niềm hy vọng bấp
bênh cho tương lai nữa. Vậy thì, còn gì để chúng ta phải phân vân chao
đảo nữa đây?
Đối với liên hữu đồng tu, nếu có sự quan tâm thì hãy khuyên họ rằng,
một khi chọn lựa một pháp tu nào để gởi gắm huệ mạng phải cân nhắc hết
sức cẩn thận. Gặp một chuyện gì lạ nên bình tĩnh suy xét, tốt nhất nên
tìm đến các bậc đạo sư tu hành chân chính cầu chỉ điểm trước khi quyết
định thì an tâm hơn. Nếu không có duyên gặp bậc đạo sư, thì hãy thành
khẩn đọc kỹ những lời khai thị của chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông thì cũng có
chỗ nương dựa tốt. Chư Tổ Sư toàn là Phật Bồ-Tát thị hiện, chúng ta
phải vững tâm tin tưởng.
Hôm nay vì thấy quá nhiều người lo ngại về chuyện bất niệm tự niệm và
đã gạn hỏi quá nhiều, bất đắc dĩ Diệu-Âm phải trả lời, nhưng chỉ xin
lấy đại lượt những lời dạy của chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông để nhắc nhở
nhau thôi, chứ không muốn tự mình phê phán một pháp nào.
Trước hết, chúng ta nên chú ý rằng, lịch đại chư vị Tổ Sư Tịnh-độ từ
trước tới nay luôn luôn khuyến cáo người tu hành trong thời mạt pháp này
cần chú ý những điểm sau đây:
– Chớ nên hiếu kỳ trước những điều lạ thường.
– Chớ nên tham đắm những sự thần kỳ, đặc dị.
– Chớ nên đam mê những cảnh giới nhiệm mầu.
– Chớ nên mong cầu chứng đắc.
– Chớ nên khoe trương công hạnh của mình.
– Chỉ nên khiêm cung, chí thành niệm Phật cầu vãng sanh là tốt nhất.
– Chớ nên tham đắm những sự thần kỳ, đặc dị.
– Chớ nên đam mê những cảnh giới nhiệm mầu.
– Chớ nên mong cầu chứng đắc.
– Chớ nên khoe trương công hạnh của mình.
– Chỉ nên khiêm cung, chí thành niệm Phật cầu vãng sanh là tốt nhất.
Nhất định đây phải là vấn đề vô cùng hệ trọng, nên chư Tổ trăm lời
một ý đều cảnh cáo Phật tử đồng tu như vậy. Thời mạt pháp này vàng thau
lẫn lộn, nhất thời khó bề phân biệt. Nếu chưa nắm vững được đâu là thực
đâu là giả, thì chúng ta nhất định phải kềm chế tánh hiếu kỳ, đừng tham
đắm những mối lợi trước mắt mà vội vã gởi huệ mạng vào đó, coi chừng một
khi chướng nạn trùng trùng ập đến thì đã quá muộn màng, không còn cách
nào giải cứu nữa, oan uổng cho một đời tu hành mà sau cùng lại rước họa
vào thân!…
Trước đây có một vị Sư quen biết gởi tặng Diệu-Âm cuốn sách tựa đề
“Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm, bảo đảm vãng sanh”. Có lẽ đây là quyển
sách chính hướng dẫn về pháp “Bất Niệm Tự Niệm”. Đọc quyển sách đó,
Diệu-Âm thấy tác giả có công sưu tập tốt, trích dẫn khá nhiều lời của
Phật trong nhiều kinh, cũng như lời của chư Tổ Sư Tịnh-Độ. Điều này rất
tốt và rất cần thiết. Nhưng khi đọc đến chỗ người thực hành đạt được
cảnh giới bất niệm tự niệm nhanh chóng quá, dễ dàng quá, có người chỉ tu
tập vài ngày thì đạt được cảnh giới này đã làm cho Diệu-Âm phải giựt
mình!…
Trong đời Diệu-Âm có gặp nhiều người đã khoe ra những cảnh chứng đắc
vi diệu lắm, ví dụ như: Họ nghe được tiếng Phật hiệu vang mãi bên tai,
thấy được Phật hiện thân hàng ngày, thấy “Phật Bà” Quán-Âm đến khải thị
chỉ điểm đường tu hành. Có người thấy được ánh sáng, ngửi được hương
thơm. Có người tu chứng được thiên nhĩ thông, có thể nghe được cách xa
hàng 100 cây số. Có người được pháp nhĩ căn thanh tịnh có thể nghe và
nói chuyện được với chó mèo, đến nỗi nghe được tiếng cây cỏ tâm sự. Có
người sau khi được truyền “Tâm-Ấn” thì luôn luôn nghe được Thiên-Nhạc
vang vọng cả bầu trời, và họ nói rằng sở dĩ được như vậy là nhờ được
truyền thọ một đại pháp có thể tức khắc khai ngộ thành đạo Vô-Thượng. Họ
đã gặp Diệu-Âm và kể lại những chuyện thật huyền diệu và họ rất tin
tưởng rằng nhất định sẽ được đắc đạo. Nhưng một thời gian sau thì hầu
hết hình như đều bị ách nạn, nặng như có người đã treo cổ tự tử chết, té
xuống giếng chết, con cái tự tử trong nhà, v.v… Nhẹ thì có người bị trở
ngại thần kinh phải vào bệnh viện tâm thần, và nhẹ nhất là mất nhiều
trí nhớ, sống hơi lơ lơ láo láo!… Đây là những sự thật chính Diệu-Âm vừa
thấy tận mắt, vừa nghe tận tai… Hẳn nhiên, những người bị ách nạn này
chưa chắc họ có thực hiện pháp bất niệm tự niệm, nhưng hầu hết đều liên
quan đến tâm hiếu kỳ ham mê chứng đắc.
Có lẽ Diệu-Âm không có duyên với cách tu cầu chứng đắc, nên bị dị ứng
với cảnh chứng đắc chăng? Nếu quả vậy, thì chắc chắn Diệu-Âm này thuộc
hàng hạ căn, trí độn, nghiệp chướng sâu dày rồi. Nhưng khi gặp bạn đồng
tu, thì cũng có rất nhiều người nêu ra sự lo âu tương tự. Như vậy quả
thật hàng hạ căn trong thời này quá nhiều. Người hạ căn nhiều, thì sẽ có
nhiều người không đủ khả năng thực hành các pháp tu nhanh chóng đắc độ…
Cũng thật là oan uổng, khả năng thì không đủ, nhưng hiếu kỳ có thừa,
vọng tưởng lại dư, ham mê chứng đắc lại mạnh… thành ra ách nạn đang chờ
phía trước!…
Trong kinh Phật nói, thời mạt pháp này hàng hạ căn trí độn chiếm phần
đa số, còn hàng căn tánh cao thượng thì rất hy hữu. Người thượng căn
thượng trí quá hiếm hoi, còn người hạ căn thì nhiều vô lượng. Như vậy
làm sao lại có hiện tượng tu chứng quá dễ dàng, quá nhanh chóng và hình
như người nào thực hành cũng thoải mái đạt được?… Thật sự lạ lùng!… Với
suy nghĩ sơ siển này nên Diệu-Âm lặng thinh, không dám hiếu kỳ, chỉ vì
sợ rằng nếu tham đắm vào đó thì mình sẽ bị trở ngại!…
Viết sách, nói pháp thì ai cũng phải trích dẫn lời Phật, lời Tổ, lời
chư Cổ-Đức. Nhưng nên nhớ bất cứ một pháp nào cũng có điểm ưu, điểm
khuyết, nghĩa là có giới hạn của nó. Một người phát minh ra một pháp tu
tập, nếu nhận thức rõ ràng rằng căn tánh chúng sanh rất sai biệt, thì
chắc chắn phải thận trọng trong việc phổ biến ra đại chúng. Ấn-Quang đại
sư là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tái lai, chẳng lẽ những pháp môn vi diệu, tối
thắng, đốn ngộ Ngài không biết sao. Thế nhưng suốt cả đời Ngài chỉ nói
những phương cách tu hành căn bản, cụ thể. Ngài chú trọng về tâm chí
thành chí kính, chứ không hề nhắc tới các pháp nhanh chóng dễ dàng chứng
đắc như một phép mầu. Tại sao vậy? Tại vì Ngài sợ chúng sanh vướng nạn.
Ngài nói: “Người khác dạy người chú trọng vào chỗ huyền diệu, còn Quang
tôi thì dạy người những gì họ có thể cố gắng làm được mà thôi…”. Dạy
những gì họ có thể làm được chính pháp khế cơ. Hàng hạ căn thực hành
pháp của Ngài không trở ngại, mà còn có thể thành tựu được, thì người
thượng căn thượng trí lại càng dễ dàng thành đạo hơn nữa. Thực đúng là
pháp của người đại giác ngộ.
Tổ thứ sáu trong Thiền-Tông, ngài Huệ-Năng là người nhất thời nghe
kinh đốn ngộ, lời giảng của Ngài đúng chánh pháp và cao siêu như Phật
thuyết và được tôn xưng như Kinh. Nhưng khi thuyết giảng, Ngài vẫn giữ
đúng phạm vi của sự truyền pháp, chứ không hề truyền bá chung chung.
Trong kinh Pháp-Bảo-Đàn, Ngài xác định rõ rệt về pháp của Ngài: “Thử
pháp thị tối thượng, Ngã vị thượng căn thuyết, thượng trí thuyết”. Nghĩa
là, pháp này vị diệu tối thượng, nhưng ta chỉ vì người thượng căn
thượng trí mà thuyết ra. Ngài nói: “Nếu hàng trung-hạ căn mà theo tu tập
pháp của Ta, thì nhiều lắm là kết chút duyên, chứ không thể thành tựu”.
Nói cao vì duyên của Ngài độ hàng thượng trí. Khuyến cáo kẻ dưới để
tránh cho hàng phàm phu vọng tưởng hiếu kỳ mà gặp điều trở ngại. Đây mới
thực là sự truyền trao chánh pháp một cách toàn vẹn.
Hòa Thượng Tịnh-Không thường tán thán lời nói của ngài Huệ-Năng khi
gặp tổ Hoằng-Nhẫn: “Trong tâm của con thường sanh trí huệ”, nhưng cũng
có lần Ngài đã thẳng thắng mời một vị tu sĩ trong vòng hai tiếng đồng hồ
phải ra khỏi Tịnh-Tông Học-Viện, chỉ vì vị này tự khoe sự chứng đắc của
mình. Sự chứng đắc của vị này kể ra thì trên đời không dễ có mấy ai làm
được, ví dụ như có thể nghe được tiếng nói một người ở xa hàng trăm cây
số, thường nghe tiếng Phật hiệu tự nhiên phát ra, thấy được Phật hiện
thân thọ ký, v.v… Ấy thế khi bị mời ra khỏi đạo tràng thì tính tình thay
đổi đến không ai chịu nổi. Có sự chứng đắc nào lạ lùng vậy?!!!… Ngài
Tịnh-Không rất tán thán người tu hành chứng đắc, tán thán người niệm
Phật tự tại vãng sanh, nhưng chính Ngài cũng từng cảnh cáo rằng, “Khi tu
hành có được điều gì tốt mà khoe ra, thì định lực của chư vị đã bị phá
hỏng hết rồi”.
Cũng có lần Ngài nói, “Tu hành mà bạn thấy mình chứng đắc một cái gì,
thì khi đó bạn đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi”. Vì thế, khi trích văn dẫn
giải cần phải trọn lời, trọn ý, nếu không thì oan cho chư Tổ lắm vậy.
Chính vì vậy, khi thấy những lời trích dẫn trong tập sách đã nghiêng
hẳn về “Lý-Đạo” cao siêu, nhắc đến lý tưởng chứng ngộ thành đạo của chư
Tổ, chư đại Bồ-Tát thì quá đậm, còn những lời khuyên dạy về “Sự-Tu” căn
bản, thiết thực, cần thiết cho đại chúng, nhất là trong thời mạt pháp
này thực hành để được lợi lạc, tránh bị trở ngại thì hình như hoàn toàn
không có nhắc tới. Quên lãng điều này quả là một sự sơ suất!… Chứ nếu
như tác giả khoanh vùng rõ rệt, có khuyến tấn, có cảnh giác, giúp cho
đại chúng biết lượng sức mình một cách đúng mức để tu tập hợp căn cơ,
tránh bớt vọng tưởng, thì nội dung của tập sách chắc chắn có giá trị cao
hơn. Và những người giả tu, có tâm không chơn chánh cũng khó lợi dụng
được.
Ấn Tổ dạy: “Sở dĩ những người tu hành gần đây, nhiều kẻ bị ma dựa là
do tâm ý vọng động, cứ gấp rút muốn được cảnh giới chứng đắc thù thắng.
Nếu người nào cứ hoan hỷ, tham trước điều này, dù cho có cảnh giới chơn
thực hiện ra cũng sẽ bị tổn hại chứ chẳng ích lợi gì, huống hồ những
cảnh giới đó chưa chắc gì là xác thực”.
Tại sao vậy? Phật dạy “Vạn pháp duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”.
Duy tâm sở hiện là chỉ cho cảnh giới ứng hiện tự nhiên. Duy thức sở biến
là do tình thức tham trước mà cảnh giới bị biến chuyển mù mịt. Vạn sự
vạn vật không có tự tánh, chỉ theo duyên mà chuyển biến thành ra thiên
hình vạn trạng. Một đám mây không có tự tánh xuất hiện vô tư. Người có
tâm trạng bất an thấy trong đám mây hiện ra khuôn mặt ác quỷ, người mong
cầu cảm ứng nhìn đám mây thấy có ứng hiện hào quang, người vô tư lự
trông đám mây vẫn chỉ là đám mây bình thường bay lững lờ như bao nhiêu
đám mây khác. Đám mây lững lờ là “Duy Tâm sở hiện”, đám mây biến tướng
là “Duy Thức sở biến”. Do tham trước của tình thức mà một đám mây vô tư
đã mang nhiều hình tướng khác nhau. Duy thức sở biến chính là hư huyễn,
chứ không phải là chân thật vậy.
Một hành giả niệm Phật đạt đến cảnh bất niệm tự niệm, niệm Phật thành
khối, nhất tâm bất loạn… thì quá tuyệt vời, không thể nói là sai trái
được. Tuy nhiên khi đưa ra một phương pháp để đại chúng thực hành đạt
được sự thành tựu thì cần phải kết hợp thõa đáng hai điều: một là
“Khế-Lý”, hai là “Khế-Cơ”. Khế lý là hợp về lý đạo, tu hành phải đúng
theo kinh giáo của Phật. Khế-cơ là hợp về sự đạo, thực hành một pháp môn
nhất định phải phù hợp với căn tánh của chúng sanh ở từng thời đại,
từng nơi chốn. Nói rõ hơn, một phương pháp dù là chánh pháp đi nữa, muốn
được diệu dụng phải thõa đáng hai điểm Lý và Sự. Nếu chỉ chạy theo lý
đạo, không chú ý về sự tu, thì đối với hàng căn tánh thượng thừa có thể
không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng còn hàng phàm phu mà đam mê lý cao đạo
diệu, quá mong cầu chứng đắc thì coi chừng bị vọng tưởng mà gặp chướng
nạn. Một khi lỡ bị chướng nạn rồi thì huệ mạng khó có cơ hội được cứu
vãn!…
Ngài Ấn-Quang dạy: “Thuyết kinh giảng đạo cần phải chú ý đến căn tánh
của đại chúng. Nếu nói điều không hợp căn cơ thì không những không có
lợi gì cho Phật tử đồng tu, mà còn xui khiến họ vọng tưởng”. Vọng tưởng
là sản phẩm từ vọng tâm. Tâm chơn ứng cảnh chơn, tâm vọng ứng cảnh vọng.
Cảnh hão huyền ứng hiện ra, nhưng vì tâm đã vọng nên không thể phân
biệt được chơn giả. Thật quá nguy hiểm!…
Khế cơ nếu mở rộng ra còn kèm theo “Khế Thời”, “Khế Xứ”. Khế thời là
hợp với thời gian, khế xứ là hợp với không gian. Về thời gian thì thời
này là mạt pháp, Phật dạy: “Ức triệu người tu hành khó tìm ra một người
chứng đắc”, thì đưa ra đề tài chứng đắc trong thời này thật sự không
phải đơn giản như sự lý luận trên giấy bút đâu. Khế xứ là nói đến hoàn
cảnh, môi trường, phong tục, tập quán, văn hóa, v.v… Văn minh, khoa học,
kỷ thuật càng cao thì căn tánh con người càng thấp, sự giác ngộ đường
giải thoát càng yếu. Người có chút thông minh thế gian thì xa lìa Phật
pháp, buông lời phỉ báng. Người muốn tu hành thì không vững đường tu,
tâm ý mông lung, thường bị vọng tưởng. Người yếu dạ hiếu kỳ thì dễ lầm
mê vướng phải lưới ma.
Người truyền bá pháp Phật cần nói đúng lý đạo để xiển dương Chánh
Pháp, nhưng cũng cần nói lời hợp với căn cơ để người nghe khỏi bị lầm
lẫn, ngăn ngừa sự vọng tưởng mới thực sự lợi lạc chúng sanh. Người thế
gian thường vì danh văn lợi dưỡng nên sẵn sàng dùng đến phương thức
tuyên truyền một chiều để đạt mục đích của mình. Ví dụ như đem chuyện
tranh cử của thế giàn ra làm điển hình. Vì quyết lòng thắng cử thành ra
người tranh cử sẵn sàng dùng đến phương thức, mà trong tiếng Anh gọi là
“Misleading” (hướng dẫn lệch lạc), chứ người tu hành có tranh thắng với
ai đâu mà triển khai một chiều. Như vậy muốn an toàn cho chúng sanh, một
pháp phổ biến rộng rãi phải nói cả ưu điểm và khuyết điểm, phải nói cả
thuận duyên và nghịch duyên thì mới toàn vẹn, nếu sơ ý lỡ gây điều bất
lợi cho đại chúng thì nhân quả này thật là không nhỏ.
Để kết thúc đề mục này, Diệu Âm xin kể ra một chuyện có thực xảy ra
cho chư vị cùng suy nghiệm. Vào năm 1999, có một vị Sư đến đến đạo tràng
Tùng-Lâm Linh-Sơn của ngài Hòa Thượng Tăng Thống Thích Huyền-Vi, Hóa
Chủ Giáo Hội Linh-Sơn Thế-Giới để dự khóa an cư kiết hạ. Vị này trước
kia tu về thiền định, khi gặp pháp niệm Phật, ngài mới ứng dụng cách tự
tu chứng của thiền định để niệm Phật cầu Nhất-tâm-bất-loạn. Công phu một
thời gian thì vị đó tuyên bố đã chứng được Niệm-Phật Tam-Muội rồi, tai
Ngài thường nghe tiếng Phật Hiệu tự phát ra, đã thấy được Phật hiện thân
hướng dẫn.
Một buổi trưa nọ vị này không ra thọ trai. Đại chúng biết vị này
thường ngày thích đóng của tự công phu một mình nên cũng không ai để ý
tới. Đến khi thọ trai xong thì người ta mới phát hiện là vị đó đã âm
thầm ra sau vườn treo cổ lên cây tự tử. Trước khi chết Ngài đã viết lại
hai lá thư, đại ý nói rằng: Tôi niệm Phật đã được chứng đắc rồi, hôm nay
đã tới ngày phải đi vãng sanh đây!…
Sự cố xảy ra quá bất ngờ làm rối loạn cả đạo tràng. Đến lúc đó mọi
người mới giựt mình hiểu ra một sự thực rằng, những gì vị Thầy này cho
là chứng đắc, những cảnh giới gì Thầy thấy được, nghe được đều là hư
huyễn, không phải chơn thật. Thật quá dễ sợ!…
Tâm chơn ứng cảnh chơn, tâm vọng ứng cảnh vọng. Vọng cảnh ứng hiện đã
gạt nhĩ căn, nhãn căn của mình một cách thê thảm mà chính Thầy không hề
hay biết!… Bị gạt mà không hay nên Thầy đã quyết định sai lầm, làm điều
không đúng chánh pháp, tự rước họa vào thân. Ấn Tổ nói: “Người muốn
định thời hạn vãng sanh, nếu công phu đã thành thục thì không có chướng
ngại gì. Bằng không, với cái tâm mong cầu ấy sẽ trở thành ma căn. Nếu
như vọng niệm ấy kết thành một khối không gỡ bỏ được thì nguy hiểm vô
cùng”.
Sự cố xảy ra đã chứng minh lời dạy của Ấn Tổ thật sự vô cùng chính xác.
Xin chư vị nhớ cho, Tín-Nguyện-Hạnh vãng sanh. Chớ nên lộ liễu mong
cầu chứng đắc mà thành tựu được. Xin hẹn kỳ sau sẽ nói về “Vọng Tưởng”.
Diệu-Âm Minh Trị (Úc Châu)
0 Kommentare:
Post a Comment