Pages

20 October 2014

Ý NGHĨA SỰ SỐNG - LUÂN HỒI VÀ SỰ GIẢI THOÁT - Phần 3

http://www.phathoc.net/UserImages/2557/06/07/32/y_nghia_su_song_3_1.jpgMột người được thúc đẩy bởi các xu hướng tốt lành sẽ giúp mình phát lộ được các ngôn từ êm ái và đưa đến những hành động nhân từ, nhờ đó mình cũng sẽ gom góp được các nghiệp thuận lợi. Kết quả tức khắc là một bầu không khí an bình và thân thiện sẽ hiện ra. Trái lại sự nóng giận chỉ mang lại các ngôn từ thô lỗ và các hành động hung hăng, và sẽ tạo ra ngay tức khắc một bầu không khí căng thẳng. Dầu sao, trong cả hai trường hợp các hành động đều được thực thi dưới sự chi phối của vô minh tiên khởi (tình trạng hiểu biết sai lầm)



Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong chuyển ngữ

Ở cấp bậc một, dù rằng vật thể chỉ vừa mới xuất hiện (vừa trông thấy nó) thế nhưng dường như tự nó đã mang sẵn một sự hiện hữu tự tại; và ngay lúc ấy thì tâm thức chưa dính líu gì với nó một cách quá đáng. Ở cấp bậc thứ hai, vô minh tiên khởi sẽ tạo ra một sự bám víu vào vật thể ấy và khiến nó hiện ra một cách rất thật trong bối cảnh bên ngoài. Sau khi tri thức bắt đầu tham gia (gia nhập) vào sự hiện hữu nội tại của vật thể thì một cấp bậc bám víu thật tinh tế sẽ hiện ra. Nguyên nhân đưa đến tình trạng gia tăng của sự bám víu này chính là quan điểm cho rằng mọi sự hiện hữu có thật một cách nội tại: dù rằng nó tạo ra sự bám víu thế nhưng không phải vì thế mà có thể bảo rằng nó hiện hữu cùng một lúc với sự bám víu (khi một vật thể vừa hiện ra dù có vẻ rất thật thế nhưng mình chưa bám víu vào nó ngay, sau đó vì vô minh và sau khi đã gia nhập vào sự hiện hữu rất thật ấy của nó, thì mình mới bắt đầu bám víu vào nó). Thật hết sức quan trọng là phải quán nhận được quá trình diễn tiến ấy bằng các kinh nghiệm bản thân của mình:
- Ở cấp bậc thứ nhất, vật thể hiện ra như một thứ gì đó hiện hữu một cách nội tại (có thật).
- Ở cấp bậc thứ hai, tri thức tham gia (gia nhập) vào sự biểu hiện bên ngoài ấy và nhận thấy vật thể ấy như là hiện hữu một cách nội tại, và đấy chính là nguyên nhân làm phát sinh ra sự bám víu.
- Ở cấp bậc thứ ba, chẳng hạn như khi chúng ta mua một món hàng có vẻ như hàm chứa một giá trị nào đó "một cách nội tại" và xem nó là thuộc của mình, sự kiện đó sẽ làm phát sinh một thứ cảm tính thật mạnh cho biết mình là sở hữu chủ của vật thể ấy, và do đó vật thể cũng sẽ trở nên vô cùng quý giá đối với mình.
Vào giai đoạn cuối cùng của quá trình này sẽ xảy ra một sự kết hợp giữa hai xu hướng rất mạnh về sự "gia nhập" trên đây (bám víu vào sự hiện hữu tự tại mang tính cách thích thú của vật thể ấy và bám víu vào cảm tính là nó thuộc của mình), sự kiện này lại càng làm gia tăng thêm sức mạnh bám víu hiện ra lúc ban đầu (cấp bậc 1 và 2). Hãy suy nghĩ xem là có đúng như thế hay không (nếu nhận thấy là đúng thì cũng sẽ hiểu rằng đấy cũng chính là nguyên nhân trói buộc chúng ta trong thế giới hiện tượng này).
Đối với sự ghét bỏ cũng tương tự như thế. Ở cấp bậc sơ khởi sẽ xảy ra một sự nhận thức mang tính cách quy ước và vững chắc về phẩm tính của một vật thể nào đó (chẳng hạn như trông thấy một thứ gì đó thật tồi tệ, và cho rằng bản chất của nó đúng thật là như thế). Ở cấp bậc thứ hai sự ghét bỏ sẽ phát sinh với các ý nghĩ như: "Vật này quả đúng là tồi tệ". Tiếp theo đó sự ghét bỏ sẽ tiếp tục gia tăng thêm (cấp bậc thứ 3) khi hiện ra trong trí ý nghĩ cho rằng vật mà mình ghét bỏ sẽ gây ra mọi thứ tai hại cho mình. Tóm lại là dù đối với sự bám víu (attachment/ham muốn, thèm khát, đua đòi, say mê...) hay ghét bỏ(aversion/thù ghét, ác cảm, chán ghét...) thì vô minh tiên khởi tức là nguyên nhân xui khiến một cá thể nắm bắt sự hiện hữu nội tại của các thứ ấy sẽ giữ vai trò hỗ trợ nhằm làm gia tăng thêm sức mạnh cho tình trạng bám víu hay ghét bỏ ấy. Vì thế nguyên nhân của mọi thứ bấn loạn (trong tâm thức) được biểu trưng bởi hình ảnh con heo ở trung tâm tấm thangka! Cũng xin nói thêm là nếu căn cứ vào niên lịch Tây Tạng thì năm sanh của tôi là năm con heo!
Tóm lại vô minh tiên khởi là nguyên nhân mang lại mọi yếu tố bấn loạn tâm thầnkhác (xảy ra sau đó). Tri thức vô minh là một sự u mê tâm thần, không nhận biết được phương cách hiện hữu của các hiện tượng, và do đó được biểu trưng bởi một người mù trong tấm thangka. Vô minh tiên khởi cũng được xem là một sự tật nguyền, bởi vì nó tạo ra một sự nhận thức thiếu vững chắc, và vì thế nên nó được biểu trựng bởi hình ảnh của một người mù chống gậy bước đi khập khiễng. Đúng ra hình ảnh người mù biểu trưng cho vô minh tiên khởi nên đặt ở bên dưới bức tranh, như thế có lẽ phù hợp hơn, thế nhưng thông thường người ta vẫn thấy vẽ ở phần trên.
minh tiên khởi sẽ làm phát sinh ra mối dây thứ hai của mười hai mối dây tương liên: đó là sự tạo nghiệp. Nghiệp này còn được gọi là nghiệp tổng hợp bởi vì nó bao gồm - hay tạo ra - các hậu quả thuộc cả hai thể loại là thích thú hay khổ nhọc. Sự tạo nghiệp đó được biểu trưng bởi một người thợ làm đồ gốm. Người thợ gốm dùng đất sét nặn ra một vật thể mới.

H.9: Người thợ gốm nặn các bình bằng đất (người mặc áo nâu là người mù (vô minh), người mặc áo xanh là người thợ gốm đang ngồi nặn (tạo nghiệp) các bình bằng đất, là quả do nghiệp tạo ra)
Tương tự như thế, sự tạo nghiệp cũng là một hành động đưa đến một chuỗi biến cố khác để đưa đến các hậu quả mới khác. Người thợ gốm mỗi khi làm chuyển động bàn quay thì nó sẽ tiếp tục quay cho đến khi hết lực ly tâm của nó, không cần phải liên tục khởi động hay gia sức. Cũng thế, một hành động khi đã được thực thi bởi một sinh linh, thì nó sẽ tạo ra một xu hướng(predisposition/tiềm năng, bẩm tính, khuynh hướng)trong tâm thức (nếu nói theo học phái Trung quán - Cụ duyên tông thì đấy là cách tạo rathể dạngtàn phá của chính tác động ấy), và xu hướng hay thể dạng tàn phá ấy sẽ có khả năng tồn tại thật lâu dài, cho đến khi nào nó tạo ra được hậu quả của nó. Kể cả trong trường hợp không còn một xung năng mới nào khác xảy ra, tiềm năng tác tạocủa tổng thể các hậu quả vẫn tồn tại, cũng tương tự như bánh xe của người thợ gốm, một khi đã được khởi động thì nó sẽ tiếp tục quay bằng lực quán tính (sức ly tâm) của nó (câu này có nghĩa là dù mình không tạo ra thêm nghiệp mới, thì các nghiệp cũ vẫn còn nguyên và nó vẫn tiếp giữ nguyên tiềm năng tạo ra hậu quả của nó, trừ phi nó được hóa giải hoặc biến dạng bởi các nghiệp khác nếu có xảy ra).
Nếu phân tích hậu quả của các hành động (nghiệp) đưa đến các sự tái sinh xảy ra sau đó (qua các đường luân hồi khác nhau là cõi dục giớisắc giới và vô sắc giới) (kinh sách gốc Hán ngữ gọi là lục đạo và tam giới) thì người ta sẽ có thể phân chia nghiệp thành hai thể loại: nghiệpthuận lợi và bất thuận lợi. Đối với các nghiệpthuận lợi thì có một số mang tính cách tích cực (mang lại các điều xứng đáng) (được làm người chẳng hạn) và một số khác thì cố định (immuable/immutable/không thay đổi được, chẳng hạn như bản chất trói buộc của sự hiện hữu). Các phương tiện góp phần khởi động đưa đến sự tạo nghiệp gọi là các cửa ngõ và gồm có: thân xác, ngôn từ và tâm thức (kinh sách gốc Hán ngữ gọi là thân, khẩu, ý). Các đặc tính chuyên biệt của chúng gồm có hai thể loại : nghiệp duyý (karma volitifs/karma volitional/tác ý, nghiệp xảy ra qua các ý nghĩ trong trí) và nghiệp chủ tâm (karma voulus/karma desired/cố tình và được thực thi, chẳng hạn như ngôn từ và hành động). Ngoài ra nghiệp cũng có thể đưa đến một kinh nghiệm cảm nhận (hậu quả) rõ rệt(effective/mang tính cách hữu hiệu/thực sự xảy ra với tư cách là một hiệu quả gây ra tác động trên thân xác và trong tâm thức) hoặc là bất định(uncertain/không nhất định, không chắc chắn và rõ rệt, có nghĩa là các nghiệp này có thể bị biến dạng hay bị hóa giải bởi các nghiệp khác hoặc ngủ yên vì chưa hoàn toàn hội đủ điều kiện/cơ duyên cần thiết). Trong trường hợp phải cảm nhận nhận hậu quả (do nghiệp chín muồi mang lại)thì sự cảm nhận ấy có thể sẽ được cảm nhận ngay trong kiếp sống này hay trong kiếp sống sau đó, hoặc trong các kiếp sống khác (xa hơn nữa).
Chẳng hạn như đối với một kiếp người, thì sẽ có một số nghiệp xác định thể dạng tái sinh liên quan đến thân xác (nam, nữ, hình tướng, vóc dáng...), và một số nghiệp khác - nói một cách đơn giản nhằm tránh khỏi dài dòng - sẽ dự phần hoàn tất bảng liệt kê (chẳng hạn như trí thông minh, sức khoẻ, các xu hướng và xung năng trong tâm thức...). Các nghiệp này thường được gọi là nghiệp phụ thuộc và sẽ giữ vai trò xác định các đặc tính cá biệt của mỗi cá thể - chẳng hạn như các nghiệp ảnh hưởng đến vẻ đẹp hay xấu xí, v.v... Hãy lấy thí dụ trường hợp của một cá thể thường hay đau ốm: cá thể này cũng như các cá thể khác, tất cả sở dĩ được làm người là nhờ vào các nghiệp hướng dẫn(các nghiệp chính yếu) mang tính cách thuận lợi và tích cực đưa đến thể dạng hiện hữu đó (nếu thiếu các nghiệp ấy thì không thể sinh ra dưới thể dạng con người được); thế nhưng các nghiệp phụ thuộc nhằm "hoàn tất bảng liệt kê" của cá thể này lại bất thuận lợi, và đã khiến mang lại tình trạng thường hay đau ốm [của cá thể này]. Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra khi các nghiệp hướng dẫn mang tính cách tiêu cực và các nghiệp phụ thuộc thì lại tích cực: đó là trường hợp tái sinh dưới thể dạng một con thú với một thân xác khoẻ mạnh. Ngoài ra cũng có thể xảy ra trường hợp mà nghiệp hướng dẫn cũng như nghiệp phụ thuộc cả hai đều thuận lợi và tích cực, hoặc ngược lại cả hai đều bất thuận lợi và tiêu cực. Tóm lại là có bốn thể loại tất cả.
Hơn nữa người ta còn xác định nghiệp dưới nhiều thể dạng khác nữa, chẳng hạn như: nghiệp được hoàn tất một cách chủ tâm (cố tình, tự nguyện), hoặc dự định nhưng không hoàn tất (chỉ là các ý nghĩ và dự tính trong tâm thức), hoặc đã được hoàn tất nhưng ngoài ý muốn (vô tình), hoặc không chủ tâm cũng không hoàn tất (một động tác tự động không gây ra một tác động hay hậu quả nào cả). Cũng có các trường hợp mà hành động (nghiệp) mang chủ đích tích cực nhưng khi hoàn tất thì lại không giữ được tính cách tích cực ấy (có ý tốt nhưng việc thực hiện thì sai lầm), cũng có các trường hợp mà sự chủ tâm tiêu cực nhưng sự hoàn tất lại rất tích cực (có ý xấu nhưng việc thực hiện lại phản ảnh hay đưa đến một sự lợi ích nào đó), thế nhưng cũng có các trường hợp mà sự chủ tâm và cả sự thực hiện đều mang tính cách tiêu cực, hoặc cả hai đều tích cực. Ngoài ra cũng có những thứ nghiệp mà hậu quả sẽ gây ra tác động tập thể đối với nhiều người (cộng nghiệp/chẳng hạn một số người lãnh đạo chủ xướng, mưu đồ hay đưa ra một chủ đích nào đó, và một số người khác tham gia, hậu quả đưa đến sẽ mang tính cách tập thể: chẳng hạn như chiến tranh, tình trạng nghèo đói hay hưng thịnh của một quốc gia...), và các thứ nghiệp khác mà hậu quả của nó chỉ tác động đến một cá thể duy nhất (biệt nghiệp/tức là các kinh nghiệm cảm nhận trên thân xác hay bên trong tâm thức của một cá thể. Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng biệt nghiệp, cộng nghiệp và cả các hiện tượng khác cũng luôn tương tác với nhau đúng theo quy luật tương liên và tương tác - interdependence/lý duyên khởi - chi phối tất cả mọi hiện tượng).
Vậy nghiệp sẽ tích tụ như thế nào? Chẳng hạn như đối với buổi thuyết trình đang diễn ra này thì động cơ thúc đẩy sự quan tâm của mỗi người trong chúng ta sẽ mang lại các nghiệp (hành động, thái độ) liên quan đến ngôn từ và thân xác có thể là rất khác biệt nhau. Một người được thúc đẩy bởi các xu hướng tốt lành sẽ giúp mình phát lộ được các ngôn từ êm ái và đưa đến những hành động nhân từ, nhờ đó mình cũng sẽ gom góp được các nghiệp thuận lợi. Kết quả tức khắc là một bầu không khí an bình và thân thiện sẽ hiện ra. Trái lại sự nóng giận chỉ mang lại các ngôn từ thô lỗ và các hành động hung hăng, và sẽ tạo ra ngay tức khắc một bầu không khí căng thẳng. Dầu sao, trong cả hai trường hợp các hành động đều được thực thi dưới sự chi phối của vô minh tiên khởi (tình trạng hiểu biết sai lầm) vể bản chất tối hậu của mọi hiện tượng: và đấy cũng là cấp bậc thứ nhất của nghiệp (nghiệp tốt lành hay tai hại thì tất cả cũng vẫn là nghiệp và nghiệp thì đều là hậu quả của vô minh, nói cách khác thì nghiệp tốt lành vẫn chưa phải là sự giác ngộ). Sau khi hành động trên đây chấm dứt (hoàn tất)thì một tiềm năng hay xu hướng sẽ được thiết lập và sẽ được ghi khắc trong tri thức. Dòng luân lưu liên tục (continuum) của tri thức sẽ mang theo với nó tiềm năng ấy cho đến một lúc nào đó thì nghiệp(tức là tiềm năng tồn lưu trên dòng luân lưu của tri thức) sẽ tạo ra quả (tri thức không bao giờ ngưng nghỉ và được hình dung như một dòng luân lưu bất tận gồm các đơn vị - mang bản chất thời gian - tiếp nối nhau liên tục. Nghiệp được ghi khắc trên các đơn vị đó của tri thức và được chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác cho đến khi nào gặp được các cơ duyên thích nghi thì sẽ hiện ra và trở thành "hậu quả". Cũng xin lưu ý là trên dòng luân lưu đó dòng tri thức tiếp tục tiếp nhận nghiệp mới, và toàn thể các nghiệp tích tụ này sẽ tác động và hóa giải lẫn nhau, tạo ra các nghiệp mới ngay bên trong dòng luân lưu đó của tri thức. Nói một cách khác là nghiệp dù đã được ghi khắc thế nhưng luôn biến dạng khác đi dưới ảnh hưởng của các nghiệp khác được tiếp nhận sau này, có nghĩa là sẽ trở nên tệ hại hơn, nhẹ bớt đi hay chuyển theo một hướng khác hơn) và sẽ cùng nhau biến dạng . Theo cách nhìn đó thì nghiệp có thể đưa đến hậu quả tức khắc hoặc tạo ra một tiềm năng mang lại hậu quả trong tương lai mang tính cách thích thú hay khổ nhọc.
Những gì mô tả trên đây là cách mà vô minh tiên khởi tức là mối dây thứ nhất, khởi động và kéo theo với nó mối dây thứ hai là sự tạo nghiệp, và sự tạo nghiệp này sẽ làm phát sinh các tiềm năng đưa đến các kinh nghiệm cảm nhận trong tương lai thuộc vào mối dây thứ ba (xin lưu ý là "hậu quả" hay "quả" của nghiệp là một sự "cảm nhận" trên thân xác hay trong tâm thức của một cá thể, không phải là một sự trừng phạt hay khen thưởng từ bên ngoài, chữ "kinh nghiệm cảm nhận" trên đây là dịch từ chữ "experience" trong bản gốc) tức là tri thức (consciousness) và được biểu trưng bởi một con khỉ trong tấm thangka (H.10).

H.10: Con khỉ biểu trưng cho tri thức
Có nhiều cách giải thích về tri thức do nhiều học phái Phật giáo đưa ra. Có một học phái cho rằng chỉ có một thể loại tri thức duy nhất, trong khi đó thì các học phái khác lại cho rằng tri thức có sáu thể loại khác nhau, nhưng cũng có một học phái cho rằng tri thức có tám thể loại, và một học phái khác nữa cho rằng có đến chín thể loại (tri thức là "cấu hợp" thứ năm trong số năm thứ cấu hợp - còn gọi là "ngũ uẩn" - tạo ra một cá thể, do đó sự cấu hợp ấy có thể được phân biệt thành nhiều thành phần tùy theo cách phân tích và định nghĩa cũa mỗi học phái. Thông thường nhất thì tri thức được xem là có sáu thể loại: năm tri thức của ngũ giác và tri thức tâm thần. Theo Duy Thức Học thì tri thức gồm có bảy thể loại: ngoài sáu thể loại trên đây còn có thêm một thể loại là "tri-thức-căn-bản- của-tất-cả" hay a-lại-da-thức/alayavijnana. Xin lưu ý là tâm lý học Phật Giáo rất cao siêu, ngành tâm lý học Tây Phương ngày nay trên một số khía cạnh và phương diện còn xa mới theo kịp được tâm lý học Phật Giáo). Tuy nhiên phần đông các học phái đều cho rằng tri thức có sáu thể loại, và thường được biểu trưng bởi một con khỉ nhảy từ cửa sổ này sang cửa sổ khác trong một gian nhà; hình ảnh so sánh này có thể đã chịu ảnh hưởng của quan điểm cho rằng tri thức chỉ có một thể loại. Khi tri thức chính yếu đó (tức dưới một hình thức tổng thể tượng trưng bởi con khỉ) nhận biết bằng mắt thì nó có vẻ hiện ra như một thể loại tri thức thị giác; nếu nó nhận biết bằng tai, bằng mũi, bằng miệng, hay bằng thân xác, thì nó sẽ hiện ra như là tri thức thính giác, khứu giác, vị giác hay xúc giác. Tương tự như một con khỉ nhảy từ cửa sổ này sang cửa sổ khác trong một gian nhà, nó không thể hiện ra ở hai cửa sổ trong cùng một lúc, và cũng có nghĩa là tri thức mang tính cách duy nhất: nó chỉ có thể sử dụng luân phiên từng giác quan một (thật ra tri thức là một sự cấu hợp vô cùng phức tạp, hình một con khỉ nhảy nhót chỉ có thể nói lên một khía cạnh hay một phần nào đó liên quan trực tiếp đến sự "vận hành" của nó). Đấy là cách định nghĩa tâm thức của những người cho rằng chỉ có một loại tri thức duy nhất. Dầu sao, con khỉ vẫn là một con vật tinh khôn và năng động, nó có thể biểu trưng cho nhiều phẩm năng khác của tri thức.
Vân đề đặt ra là hành động và hậu quả đôi khi có thể xảy ra giữa một khoảng cách thời gian đáng kể. Tất cả các học phái Phật Giáo đều công nhận rằng không có bất cứ mộtnghiệp nào bị mất đi hoặc không gây ra hậu quả: giữa nguyên nhân và hậu quả bắt buộc phải có một mối dây ràng buộc (nghiệp tuy không bao giờ bị mất mát hay tan biến đi một cách vô cớ và nhất thiết phải đưa đến một hậu quả nào đó, thế nhưng nó cũng có thể bị biến dạng hoặc bị hóa giải bởi tác động của các nghiệp khác, và đấy cũng chính là sự thật thứ ba trong số Bốn Sự Thật Cao Quý/Tứ Diệu Đế). Các học phái khác nhau đưa ra nhiều luận thuyết khác nhau về mối dây liên hệ (sự trói buộc) giữa nguyên nhân và chuỗi dài níu kéo của hậu quả, trong số này có lẽ luận thuyết của học phái Madhyamika-Prasanguika (Trung Quán - Cụ Duyên Tông) là vững chắc nhất. Căn cứ trên một sự kiện mà tất cả các học phái đều chấp nhận là sự tiếp nối (sự liên hệ hợp lý) giữa cá thể tạo ra nghiệp (nguyên nhân) và cá thể nhận chịu tác động mang lại từ nguyên nhân ấy (hậu quả) (sự kiện này đôi khi rất hiển nhiên: nếu mình chửi kẻ khác thì kẻ khác chửi lại, nếu mình tức giận thì tim đập mạnh, tay chân run rẩy, khổ đau hiện ra trong tâm trí mình, nếu yêu thương kẻ khác thì kẻ khác sẽ đến gần hơn với mình... Tuy nhiên khi yếu tố thời gian chen vào và kéo dài hơn thì mọi sự sẽ vượt xa hơn khả năng cảm nhận của ngũ giác và bộ não với các tế bào thần kinh của chúng ta, và chúng ta sẽ cho rằng đấy là thuộc vào lãnh vực siêu hình, dù rằng quy luật nguyên nhân và hậu quả vẫn cứ tiếp diễn một cách thật tự nhiên, bình thường và không gián đoạn). Những người thuộc học phái Madhyamika (chi phái Madhyamika-Prasanguika/ Trung Quán - Cụ Duyên Tông) cho rằng cá thể (được nhận định như một thực thể trói buộc) là nền tảng (cơ sở) chín muồi của các vết hằn phát sinh từ nghiệp (hành động) (ý nghĩa của câu này rất cao siêu: một cá thể dưới thể dạng cấu hợp chi phối bởi quy luật tương liên cũng đã là một hậu quả rồi!). Vì thế, khi chưa có một hệ thống nào đủ sức đề nghị một căn bản tiếp nhận(cơ sở) vững chắc về các vết hằn của nghiệp, thì vẫn còn phải khám phá ra một cơ sở chuyển tải các sức mạnh (tức các vết hằn của nghiệp) có vẻ như không liên hệ gì với nó (tức là với cơ sở ấy). Có lẽ là vì lý do đó nên học phái Chittamatra (Duy Thức Học) nêu lên tâm-thức-căn-bản-của-tất-cả (tức là a-lại-da-thức / alayavijnana) như là cơ sở tiếp nhận các vết hằn đó (của nghiệp). Dầu sao đi nữa, theo học phái triết học tinh tế nhất là học phái Trung Quán - Cụ Duyên Tông (Madhyamika-Prasanguika), thì không có gì gọi là khó khăn cả, bởi vì học phái này đưa ra luận thuyết cho rằng cơ sở tiếp nhận và chuyển tải các vết hằn (của nghiệp) đơn giản chỉ là cái tôi mà thôi (khi nào cái tôi vẫn còn tác động, chi phối, sai khiến và chỉ huy mình thì nó vẫn còn vác theo với nó gánh nặng của nghiệp dưới hình thức các vết hằn trên lưng nó), tức đấy là tri thức thông thường, và nó cũng chỉ được xem như mang tính cách giai đoạn (cái tôi là do tri thức thông thường hình dung và tưởng tượng ra, và tri thức thông thường này thì cũng chỉ là một sự cấu hợp, luôn biến động và vô thường).
Theo cách nhìn đó thì ngay sau khi một hành động (hành vi, nghiệp) vừa chấm dứt thì tức khắc sẽ xảy ra một tình trạng hủy diệt hay đình chỉ của hành động ấy, tức là một thể dạng có thể xem như là một sự biến dạng (biến thể) chuyển hành động ấy trở thành một thực thể dưới hình thức một vết hằn được ghi khắc trên dòng tri thức. Tri thức tiếp tục kéo dài từ thời điểm này cho đến thời điểm trước khi xảy ra sự hình thành thân xác vật chất thuộc vào kiếp sống sau đó (có nghĩa là tri thức tiếp tục tồn tại và luân lưu sau khi chết và sẽ hiển hiện trở lại trong một thân xác tái sinh), tri thức ấy gọi là tri thức của giai đoạn nguyên nhân có thể gọi một cách ngắn gọn hơn là tri-thức-nguyên-nhân. Tri thức xảy ra ngay sau thời điểm tiếp nối với kiếp sống sau (tức là lúc bắt đầu thụ thai để tạo ra thân xác vật chất của một kiếp sống mới), thì gọi là tri-thức-hậu-quảTri-thức-hậu-quả sẽ kéo dài từ thời điểm này cho đến thời điểm trước khi xảy ra mối dây thứ tư là danh xưng và hình tướng(sự hình thành một thân xác mới), khoảng cách thời gian này cực ngắn (sự chuyển tiếp từ tri-thức-nguyên-nhân sang tri-thức-hậu-quả xảy ra thật ngắn. Sự kiện này có thể giải thích quan điểm của Phật Giáo Theravada khi cho rằng sự chuyển tiếp giữa hai kiếp sống xảy ra "trong nháy mắt". Trái lại Phật Giáo Tây Tạng lại rất chú trọng đến giai đoạn trung gian - gọi là bardo - xảy ra sau khi chết. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì Phật Giáo Tây Tạng cho rằng sau khi chết theo tiêu chuẩn y khoa và theo quan niệm thông thường thì chưa phải là thật sự chết hẳn bởi vì quá trình của cái chết còn tiếp tục kéo dài sau đó cho đến khi thân xác và tâm thức thông thường tức thổ thiển và mang tính cách cấu hợp tan biến hết, tức là đã hoàn toàn mất hết các khả năng của chúng. Một cách vắn tắt là không có gì mâu thuẫn giữa Phật Giáo Theravada và Phật Giáo Tây Tạng về thời điểm chuyển tiếp then chốt giữa hai kiếp sống, sự khác biệt chỉ thuộc vào cách định nghĩa về thời điểm này).
Đối với khái niệm danh xưng và hình tướng, thì danh xưng chỉ định bốn thành phần cấu hợp(bốn uẩn) của tâm thức gồm: giác cảm("thụ") (1)sự phân biệt("tưởng" tức là "sự nhận biết" chẳng hạn như: nóng, lạnh, to, nhỏ, các màu sắc, mùi, vị...)(2)sự hình thành của tâm ý("hành")(3)tri thức("thức") (4), và cấu hợp thứ năm là hình tuớng thì chỉ định các hiện tượng vật chất ("sắc", có nghĩa là thân xác). Trong tấm thangka, mối dây thứ tư là danh xưng và hình tướng được biểu trưng bởi những người đang chèo thuyền. Trong một số các bức vẽ khác, thì được biểu trưng bởi nhiều cây cột được dựng đứng với đầu cột chụm vào nhau. Hỉnh ảnh biểu trưng này thường được một chi phái của học phái Chittamatra/Duy Thức (được gọi là chi phái theo sát kinh điển) sử dụng để giải thích tri thức: bởi vì theo học phái này thì tâm-thức-căn-bản-của-tất-cả (tức làa-lại-da-thức)và hình tướng cùng hỗ trợ cho nhau, tương tự như thế ba chân của một cái vạc. Trong cách biểu trưng trên đây thì chiếc thuyền là thân xác (sắc) và các người ngồi trên thuyền là các cấu hợp tâm thần (thụ, tưởng, hành, thức) (Hình.11) (hình vẽ đã được đơn giản hóa vì chỉ có một người chèo thuyển, tượng trưng cho sự vận hành của tri thức, tức là cấu hợp thứ năm). Giai đoạndanh xưng và hìnhtướng(tức ngũ uẩn) là khoảng thời gian kéo dài từ lúc bắt đầu sự thụ thai cho đến lúc ngũ giác được hình thành (tức là sự tái sinh hay sự hình thành của một cá thể. Theo Phật Giáo thì một cá thể được hình thành từ lúc "tri-thức-nguyên-nhân" - tức dòng tri thức chuyển tải nghiệp của kiếp trước -, noãn và tinh trùng cả ba cùng kết hợp với nhau, cho đến khi các giác quan - thụ, tưởng, hành, thức - dần dần được hình thành, kể cả từ lúc còn đang trong tử cung).
H.11: Chiếc thuyền và các người ngồi trên thuyền biểu trưng cho danh xưng" và "hình tướng" (và cũng có nghĩa là ngũ uẩn).
(Hết chương I)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites