Pages

11 October 2014

Ý NGHĨA SỰ SỐNG - LUÂN HỒI VÀ SỰ GIẢI THOÁT - Phần 2

http://www.phathoc.net/UserImages/2557/06/07/32/y_nghia_su_song_3_1.jpgKhái niệm về cái tôi (cái ngã) của con người cũng lại được phân chia thành hai thể loại khác nhau: thể loại thứ nhất là khi chúng ta nhìn vào người khác như là một đối tượng của tâm thức mình (hình dung ra cái tôi của các người khác qua sự giao tiếp với họ) và xem người ấy hiện hữu một cách tự tại. Thể loại thứ hai là khi đối tượng của sự nhận thức chính là mình, cái tôi (cái ngã) của chính mình, và xem nó hiện hữu một cách tự tại. Thể loại thứ hai này (nhìn vào cái tôi của mình) được gọi là quan điểm sai lầm về một sự thu nạp tạm thời (tức nắm bắt một cái tôi mang tính cách cá thể của mình)





Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong chuyển ngữ

Tại sao các sinh linh ấy lại phải sinh ra trong các hoàn cảnh như thế? Vòng tròn hẹp nơi trung tâm của năm cõi hiện hữu biểu trưng cho các cấp bậc khổ đau phát sinh từ nghiệp, tức các hành động (Hình.2). Vòng tròn này chia ra làm hai phần. Phần bên trái có nền màu trắng, trong phần này các nhân dạng ngước nhìn lên và di chuyển hướng lên phía trên, biểu trưng cho nghiệp (hành động) thuận lợi. Các nghiệp thuận lợi này gồm có hai thể loại : tốt lành và bền vững,các hành động ấy (nghiệp thuận lợi) sẽ đưa đến thể dạng con người, bán-thiên (asura/a-tu-la) hay thiên nhân (deva). Phần bên phải có nền màu đen (xanh đậm) với các nhân dạng đang cúi đầu xuống, biểu trưng cho nghiệp bất thuận lợi (các hành động tiêu cực) đưa đến sự tái sinh trong các hoàn cảnh thấp kém (bất hạnh).

H.2: Vòng trục bánh xe biểu trưng cho ba thứ nọc độc là vô minh (con heo), sự bám víu (con gà trống) và sự thù ghét (con rắn). Vòng tròn chung quanh biểu trưng cho các hành động tích cực và các hành động tiêu cực phát sinh từ ba thứ nọc độc(xin hiểu hành động tích cực hay tiêu cực ở đây cũng đều là các hình thức tạo nghiệp. Sáu cõi - từ địa ngục đến cõi thiên - cũng chỉ là "sáu đường" tái sinh khác nhau. Hành động tích cực và sự giác ngộ là hai thứ khác nhau).
H.3: Cõi thiên và cõi bán thiên

H.4: Cõi người và cõi thiên
H.5: Cõi súc vật
H.6: Cõi sinh linh đói khát
H.7: Cõi sinh linh trong địa ngục
Nguyên nhân nào đã làm phát sinh ra các nghiệp mang lại mọi thứ khổ đau ấy? Đó là ba thứ nọc độc của tâm thức là: vô minhbám víu và thù ghét (kinh sách gốc Hán ngữ gọi là tam độc: Tham/bám víu, Sân/thù ghét, Si/vô minh), biểu trưng trong vòng tròn trung tâm (trục bánh xebởi con heo (đần độn), con gà trống (tranh ăn) và con rắn (nham hiểm). Con heo tượng trưng cho vô minh, con gà sự bám víu và con rắn sự thù ghét. Ngoài ra theo cách diễn đạt của một số các tấm thangka khác về bánh xe của sự hiện hữu mang tính cách chu kỳ, thì người ta còn thấy thêm một chi tiết như sau: con heo cắn đuôi con rắn, con rắn cắn đuôi con gà, và con gà thì lại cắn đuôi con heo; chi tiết này cho thấy là sự bám víu (con gà) và thù ghét (con rắn) bắt nguồn từ vô minh tiên khởi (con heo). Các con vật cắn đuôi nhau nêu lên hình ảnh các nhân tố tâm thầnliên đới và thúc đẩy nhau.
Ba vòng tròn trên đây (vòng tròn trung tâm và hai vòng tròn tiếp theo) cũng biểu trưng cho ba thứ nọc độc của tâm thức - minh, bám víu, thù ghét - đưa đến sự tạo nghiệp (hành động). Các nghiệp này có thể là bất thuận lợi hay thuận lợi và sẽ mang lại các cấp bậc khổ đau khác nhau trong chu kỳ hiện hữu (dù là tái sinh dưới thể dạng con người hay thiên nhân thì cũng không tránh khỏi khổ đau của sự hiện hữu).Vòng tròn ngoài cùng nêu lên mười hai mối dây tương liên (thập nhị nhân duyên) và cho thấy tại sao các nguyên nhân của khổ đau - karma và klesha (tiếng Phan klesha có nghĩa là đau buồn / affliction, kinh sách gốc Hán ngữ dịch là phiền não, chữ này không được sát nghĩa lắm)- lại đưa đến các kiếp sống (khác nhau) trong vòng xoay vần bất tận của sự hiện hữu. Ngoài cùng là một sinh linh hung ác ôm trong vòng tay toàn bộ bánh xe, biểu trưng cho cho vô thường. Nếu được phép thì tôi xin nói đùa một câu là sinh linh hung ác này không hề biểu trưng cho một vị trời sáng tạo nào cả! Mục đích chủ yếu của hình ảnh này là chỉ để nói lên bản chất của vô thường, và cũng để cho thấy tại sao sinh linh ấy lại là một hung thần khiếp đảm, nói thế có lẽ cũng đủ không cần phải dài dòng thêm nữa (không có gì khiếp đảm bằng vô thường). Có lần tôi được trông thấy một tấm thangka vẽ một bộ xương người thay cho hung thần, cách biểu trưng cho vô thường này lại còn nổi bật và dễ hiểu hơn nữa.
Mặt trăng, ở góc bên trái (phía trên của tấm thangka) biểu trưng cho sự giải thoát. Góc bên phải là Đức Phật đang trỏ tay vào mặt trăng, hình ảnh này cho biết là sự giải thoát tức là vượt qua đại dương khổ đau của các chu kỳ hiện hữu, là một điều có thể thực hiện được.
Lịch sử của tấm thangka trên đây là như thế này. Vào thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn tại thế, có một vị vua của một lãnh thổ xa xôi là Udayana (thuộc tây bắc Ấn Độ, thủ đô là Mangali nằm bên bờ sông Swat. Sử liệu cho biết là vào thế kỷ thứ VII dọc hai bờ sông này có đến 1.400 ngôi chùa và 10.000 tăng ni) mang tặng vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) xứ Ma-kiệt-đà (Magadha, trong thung lũng sông Hằng) một áo bào thêu toàn ngọc quý. Vua Tần-bà-sa-la chẳng có gì tương xứng để tặng lại, bèn tìm Đức Phật để tham vấn. Đức Phật bảo vua Tần-bà-sa-la hãy tặng lại một tấm tranh vẽ năm khu vực và viết lên đó các câu sau đây :
"Chỉ nên lấy cái này và phải bỏ lại cái kia.
Hãy bước vào Giáo Huấn của Đức Phật,
Tương tự như một con voi bước vào một túp lều tranh.
Hãy phá tan sức mạnh của Hung Thần của cái Chết.
Những ai phát huy được tâm linh tỉnh thức,
Giúp mình tu tập theo giáo lý ấy,
Sẽ tách ra khỏi Bánh Xe của sự sinh,
Hầu loại bỏ mọi thứ khổ đau cho chính mình".
Đức Phật bảo với vua Tần-bà-sa-la hãy cứ cho người mang tấm tranh ấy mà tặng cho vua xứ Udayana. Sau khi nhà vua này nhận được bức tranh thì mang ra nghiên cứu và đạt được giác ngộ.
Mười hai mối dây tương liên được biểu trưng bởi mười hai cảnh sinh hoạt nêu lên trong vòng tròn ngoài cùng. Cảnh thứ nhất phía trên (là một người già mù lòa, chống gậy bước đi khập khiễng) biểu trưng cho vô minh tiên khởi, tức mối dây thứ nhất. Vô minh trong trường hợp này có nghĩa là không hiểu biết tính cách hiện hữu đích thậtcủa mọi hiện tượng. Cũng xin nhắc thêm là triết học Phật Giáo gồm có bốn học phái chính, và mỗi học phái lại được chia ra nhiều học phái phụ, vì thế nên cũng có nhiều cách giải thích về vô minh khác nhau. Chẳng những chúng ta không có đủ thì giờ để bàn thảo sâu hơn về vấn đề này, mà chính tôi cũng không nhớ hết các cách giải thích của từng học phái một.

                              H.8: Một người già mù lòa biểu trưng cho vô minh
Nói một cách tổng quát thì vô minh tiên khởi là một thể dạng u mê tâm thần, không hiểu biết (không nắm vững hay thấu triệt được)phương cách hiện hữu của mọi hiện tượng. Theo kinh sách thì có tất cả là mười chín thể loại vô minh khác nhau - tức là các thể loại quán thấy sai lầm liên quan đến các tầm nhìn và các quan điểm cực đoan. Dù sao trong trường hợp của mười hai mối dâytương liên, thì vô minh có nghĩa là tri thức lầm lẫn hình dung sự hiện hữu của mọi sự vật hoàn toàn trái ngược lại với phong cách hiện hữu đích thật của chúng.
Vô minh tiên khởi là yếu tố tâm thần tai hại nhất mà chúng ta cần phải loại bỏ. Mỗiyếu tố tâm thần đều có hai thể loại : nội tại (inné/inate/tự tại, nội tại)hoặc thu đạt được bằng trí thông minh (tức là nhờ vào các kinh nghiệm cảm nhận và sự học hỏi của mình). Các yếu tố tâm thần mang tính cách bấn loạn (khuấy độngsở dĩ phát sinhlà do các hệ thống triết học hay các khái niệm thiếu vững chắc mang lại, chúng tập cho tâm thức chấp nhận và duy trì các yếu tố tâm thần bất thuận lợi khác. Các yếu tố này là những gì ngoại lai đối với tất cả chúng sinh có giác cảm, và cũng chính là cội rễ(nguyên nhân sâu xa nhất) trói buộc chúng sinh trong chu kỳ hiện hữu. Cội rễ này mang tính cách nội tại. Long Thụ (Nâgarjunâ) trong tập luận Shunyatasaptikarika (Bẩy mươi tiết thơ về Tánh Không/Thất Thập Không Tính Luận) đã viết như sau:
"Tri thức ấy nhận biết mọi hiện tượng như là hiện hữu một cách tối thượng (ultimate/đúng thật là như thế),
Mặc dù chúng chỉ là các sản phẩm lệ thuộc vào nhiều nguyên nhân và điều kiện (mà có).
Chăng phải đấy là những gì mà vị Thầy (tức Đức Phật) gọi là vô minh tiên khởi hay sao?
Chính từ cái vô minh tiên khởi ấy mà mười hai mối dây [tương liên] sẽ sinh khởi".
(xin lưu ý là chữ "vô minh tiên khởi" là dịch từ chữ initial ignorance, nhưng cũng có thể dịch chữ này là vô minh căn bản hay nguyên thủy, thế nhưng các cách dịch này sẽ có thể gây ra hiểu lầm là thể dạng vô minh mang tính cách "bẩm sinh" và "tự tại". Thế nhưng vô minh tiên khởi chỉ là một sự thiếu hiểu biết ban đầu, tức là một sự quán nhận sai lầm về hiện thực do mình tạo ra cho mình từ khi còn là một hài nhi khi khả năng tri thức và sự hiểu biết bắt đầu phát sinh nhờ vào các kinh nghiệm cảm nhận của các giác quan khi "tiếp xúc" với thế giới bên ngoài, và cả sự giáo dục quy ước trong gia đình và ngoài xã hội khi lớn lên. Ngoài ra vô minh tiên khởi còn mang xu hướng "bản năng"rất rõ rệt và đấy chính là những gì liên hệ đến nghiệp trong quá khứ của một cá thể).
Do đó vô minh tiên khởi có thể hiểu như là một tri thức cảm nhận và hình dung một cách tự tại (thật tự nhiên, không suy nghĩ, không ý thức) các hiện tượng như là tự hiện hữu bởi khả năng của chúng, một cách độc lập, tự sinh (autogenous), và nội tại, và không ngờ rằng đấy là một sự sai lầm (mọi hiện tượng dù thuộc ngoại cảnh hay trong tâm thức đều "không thật" như là mình tưởng, chúng chỉ là những sự cấu hợp tạm thời, nhưng vô minh khiến mình xem những thứ ấy là thật).
Vì sự kiện tri thức có nhiều đối tượng thuộc các thể loại khác nhau, theo đó vô minh tiên khởi cũng có hai thể loại: một thứ tạo dựng ra sự hiện hữu tự tại của cá thể con người, và một thứ tạo dựng ra sự hiện hữu tự tại của các hiện tượng khác. Thể loại vô minh thứ nhất gọi là tri thức tạo dựng ra cái tôi (cái ngã) của conngười và thể loại thứ hai gọi là tri thức tạo dựng ra cái tôi (cái ngã) của mọi hiện tượng(chúng ta không có cái tôi nào cả thế nhưng lại cứ tạo ra cho mình một "cái tôi": đó là thể loại vô minh thứ nhất; mọi hiện tượng không thật, thế nhưng chúng ta cứ nhất định xem chúng là "thật": đó là thể loại vô minh thứ hai).
Khái niệm về cái tôi (cái ngã) của con người cũng lại được phân chia thành hai thể loại khác nhau: thể loại thứ nhất là khi chúng ta nhìn vào người khác như là một đối tượng của tâm thức mình (hình dung ra cái tôi của các người khác qua sự giao tiếp với họ) và xem người ấy hiện hữu một cách tự tại. Thể loại thứ hai là khi đối tượng của sự nhận thức chính là mình, cái tôi (cái ngã) của chính mình, và xem nó hiện hữu một cách tự tại. Thể loại thứ hai này (nhìn vào cái tôi của mình) được gọi là quan điểm sai lầm về một sự thu nạp tạm thời (tức nắm bắt một cái tôi mang tính cách cá thể của mình). Trong tiết thơ trích dẫn trên đây, Long Thụ cho biết rằng quan điểm sai lầm mang tính cách tự tại về sự thu nạp một cái tôi cá thể, tức là căn nguyên trói buộc của sự hiện hữu mang tính cách chu kỳ, chính là ý niệm cho rằng cái tôi của mình hiện hữu một cách tự tại, thế nhưng nó chỉ có thể hiện ra nhờ vào các cấu hợp tâm thần và thể xác - tức là tâm thức và thân xác của mình, v.v... - là những thứ chỉ mang bản chất phân hủy (tan rã / hư hoại / suy thoái / vô thường) của một cá thể, và mình thì lại cứ xem các thứ ấy tự chúng hiện hữu một cách thật sự. Chính vì thế mà sự nắm bắt của cái tôi về các hiện tượng sẽ tác động xuyên qua một cơ sở mang tầm nhìn sai lầm nội tại (nắm cái tôi cá thể) và hình dung con người hiện hữu một cách rất thật, dù rằng cả hai thể loại tri thức ấy(nhận biết cái tôi cá thể và cái tôi của mọi hiện tượng) cũng đều là vô minh như nhau, đã khiến mang lại sự nhận định sai lầm về sự hiện hữu nội tại [của các hiện tượng ấy] (câu này trong nguyên bản cũng rất khúc triết, nếu không muốn nói là "rắc rối", ý nghĩa tóm lược như sau: mình quen nhìn vào cái tôi của mình là thật, nên khi nhìn vào các hiện tượng "xuyên qua cái tôi ấy" thì mình cũng xem chúng là thật, dù rằng cả hai thể loại tri thức nhận biết ấy đều là sai lầm). Ngoài ra còn một thể loại nắm bắt nội tại khác nữa, thô thiển hơn nhiều, đó là sự nắm bắt cái tôi (cái ngã)của các hiện tượng, qua cách nắm bắt này con người được nhận biết một cách sai lầm là hàm chứa một sự hiện hữu mang tính cách thực thể, tức có nghĩa là mang tính cách tự chủ (autosuffisant/self-sufficient/tự lập, tự hiện hữu, không lệ thuộc vào các điều kiện khác. Câu này cũng rất tế nhị: khi mình nhìn vào một người khác thì người này cũng chỉ là một hiện tượng cấu hợp như mọi hiện tượng khác, thế nhưng mình lại "tách" người này ra khỏi bối cảnh của các hiện tượng chung quanh và gán cho người này một sự hiện hữu tự chủ và nội tại).
(vô minh của mình khiến mình xem cái tôi của mình hiện hữu thật, vô minh của một người khác khiến người này cũng xem cái tôi của mình hiện hữu thật, sự giao tiếp giữa hai người sẽ khiến cho vô minh nhân lên gấp đôi, và khổ đau tạo ra từ "tổng thể" vô minh ấy cũng sẽ nhân lên gấp đôi. Nếu sự giao tiếp trong xã hội càng nhiều thì khổ đau cũng sẽ theo đó mà nhân lên một cách tương xứng và sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Ngoài các sự giao tiếp đó nếu chúng ta lại còn nhìn thấy thêm "cái tôi" của mọi hiện tượng - chẳng hạn như của cải, danh vọng, các xúc cảm yêu thương, thù hận, sợ hãi, lo buồn, thèm khát... - là thật, thì khổ đau sẽ còn mênh mông hơn nhiều)
Mỗi khi suy nghĩ về các phản ứng (xúc cảm)bám víu và ghétbỏ của chính mình thì mình sẽ thấy chúng hiện ra một cách rất thật, đấy chẳng qua là vì mình tự xem mình hiện hữu một cách thật cụ thể, vững chắc, hoàn toàn khác biệt giữa mình và kẻ khác, và từ đó hậu quả đưa đến là mình càng bám víu vào chính mình và tất cả những gì thuộc về mình, và đối với người khác thì là sự ghét bỏ. Tóm lại các thái độ bám víu  ghét bỏ đều phát sinh từ sự khuếch đại của sự nhận thức và sự tạo dựng cái tôi của chính mình, có phải là đúng như thế hay chăng?
[Tuy nhiên] một cái tôi hay một cái ngã [cũng có thể] hiện hữu một cách đích thật mỗi khi nó được tạo dựng một cách quy ước và vững chắc, với tư cách là một yếu tố củanghiệp (hành động), dưới hình thức một tác nhân tích lũy nghiệp và nhận chịu mọi thứ khổ đau dưới hình thức kết quả mang lại từ nghiệp của chính nó (câu này vô cùng sâu sắc: cái tôi mà mình hiện đang hợp tác và sống chung với nó hằng ngày chính là nghiệp mà mình tự tạo ra cho mình). Dầu sao thì mỗi khi theo dõi các phương cách cảm nhận (tức sự vận hành) của tâm thức, và nếu nhận thấy cái tôi, cái ngã, cái bản ngã tạo ra các thứ khó khăn cho mình, thì khi đó mình mới ý thức được là sự tạo dựng của mình về một cái tôi tự áp đặt (auto-institué/self imposed/self establishedchỉ là một sự phóng đại của những gì hiện hữu thật (khi cái tôi hay cái ngã - đơn giản hiện hữu như là một tác nhân tích lũy nghiệp và nhận chịu tác động của nghiệp - bắt đầu hành hạ mình một cách quá đáng, thì lúc đó mình sẽ nhận thấy nó đã được chính mình thổi phồng lên một cách quá đáng để nó hành hạ mình, tất nhiên là nếu biết suy nghĩ, một cách nôm na là nếu ngồi suy nghĩ về một sự giận dữ nào đó thì sự giận dữ sẽ càng lúc càng tăng thêm, và đấy là cách nuôi dưỡng, trau dồi cái tôi của mình giúp nó hiện ra rõ rệt hơn và mạnh mẽ hơn). Mỗi khi cái tôi hiện ra trong tâm trí, thì nó không hề tỏ ra cho thấy là sở dĩ nó có thể hiện ra ấy là nhờ vào các thành phần cấu hợp tạo ra thân xác và tâm thức, mà lại tỏ ra như là một thực thể độc lập. Nếu như nó hiện hữu một cách thật sự vững chắc và độc lập đúng như thế, thì tất nó phải được nhận biết càng lúc càng rõ ràng hơn khi chúng ta khảo sát nó theo phương pháp của học phái Trung Quán (Madhyamika/học thuyết triết học của Long Thụ, thế kỷ thứ II. Phương cách này là tìm kiếm cái tôi xem nó ở đâu trong các thành phần cấu hợp của một cá thể: trong đầu, trong tay chân...). Thế nhưng thực ra, khi chúng ta tìm kiếm cái tôi như vừa kể theo phương pháp Trung Quán thì sự hiện hữu của nó càng trở nên mù mờ hơn, cho đến một lúc (sau khi đã khảo sát thật cẩn thận) thì chúng ta không còn tìm ra nó được nữa. Sự kiện không tìm thấy nó khi chúng ta tìm kiếm nó cho thấy là ngoài cái tên gọi liên quan đến một số cảnh huống ra (cái tôi hiện ra liên hệ đến một số các trường hợp hay bối cảnh nào đó: thí dụ như cái tôi giống cái của cô này hay cô kia, cái tôi giống đực của anh này hay cậu khác, cái tôi đang khổ đau, đang nổi giận hay đang si tình, v.v...), thì nó không hề hiện hữu một cách thật sự. Tuy nhiên nó cứ hiện ra trong tâm trí mình với một tư thế như là có thể xác định được, hoặc là một thứ gì đó rất cụ thể; thế nhưng khi mà chúng ta bắt đầu thu nạp sự biểu hiện bên ngoài mang tính cách lừa phỉnh đó, thì mọi vấn đề khó khăn sẽ hiện ra ngay.
Sự mâu thuẫn hay đối nghịch giữa phương cách mà cái tôi (hay "chính tôi") hiện ra một cách thật cụ thể và sự kiện không sao tìm thấy nó bằng cách phân tích (khảo sát và lý luận theo các phương pháp của Long Thụ) sẽ cho thấy có một sự cách biệt (tương khắc, không mạch lạc) giữa các biểu hiện bên ngoài của nó và phương cách hiện hữu thật sự của nó. Các nhà vật lý học ngày nay cũng đã khám phá ra các hiện tượng tương tự như thế đối với những gì hiện ra và những gì hiện hữu thật sự.
Qua kinh nghiệm bản thân, chúng ta cũng có thể nhận thấy được nhiều thể loại hay cấp bậc khác nhau của sự bám víu. Chẳng hạn như khi trông thấy một món hàng bày bán trong cửa hiệu và mình cảm thấy thích được có nó, đấy là mức độ tiên khởi của sự bám víu. Sau khi mua xong và cảm thấy "nó là của mình", thì sự bám víu sẽ hiện ra ở một cấp bậc khác (cao hơn). Cả hai thái độ hành xử đó đều là các hình thức bám víu, thế nhưng sức mạnh [phát sinh từ các xúc cảm bám víu ấy] thì ở vào các cấp bậc khác nhau.
Thật hết sức quan trọng là phải nhận biết được ba cấp bậc khác nhau về sự biểu hiện và nhận thức. Trong cấp bậc thứ nhất, vật thể chỉ là một sự biểu hiện (hiện ra dưới một thể dạng bên ngoài): sự ham muốn chưa phát lộ, chỉ có duy nhất sự biểu hiện (của vật thể) và sự nhận biết vật thể là hiện hữu. Sau đó thì mình mới nghĩ rằng: "Ồ, vật này quả là đẹp!", sự ham muốn liền phát sinh: đây là cấp bậc thứ hai của sự biểu hiện (vật thể hiện ra "rõ ràng" hơnvà sự nhận biết vật thể (vật thể trở nên "gần gũi" với mình hơn). Sau khi quyết định và mua xong vật ấy thì tức khắc cấp bậc thứ ba [của sự bám víu] sẽ hiện ra và mình sẽ xem vật thể ấy là của mình và mình sẽ trân quý nó như là thuộc sở hữu của chính mình.

(còn tiếp)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites