"Do chúng ta chấp thân này là thật, nên mới thấy
nó cao quý, lâu
dài, cố bám víu, đắm say, đam
mê, tham lam, giành
giựt vì nó. Bởi chúng ta si mê, chấp
thân này là thường, tưởng nó là thật, nên mình sanh lòng tham lam, giành lấy mọi thứ về cho riêng
mình, mà hễ tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sanh ra
oán ghét, hận
thù, chờ cơ hội trả đũa..."
Đạt Ma Thích Phổ Giác
HOÀN
CẢNH VÔ THƯỜNG
Đức Phật dạy,
“mọi hiện tượng, sự vật
đều tương quan mật thiết, nương
nhờ lẫn nhau, cho
nên, cái
này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh
thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Tất cả các pháp có
hình tướng trên thế gian này đều do nhân duyên sanh, nên hoàn cảnh sự vật
cũng đều đổi thay vô thường.
Lớn như quả địa cầu chúng ta đang sống, dù nó có
trụ hàng tỉ tỉ năm, nhưng đến một lúc nào đó, nó cũng sẽ
hoại diệt, nên Phật nói,
“thành-trụ-hoại-không” là vậy.
Kính thưa quý vị, hoàn cảnh, tức là
những sự vật có mặt trong bầu vũ trụ bao la này như trời, đất, trăng,
sao, đủ các thứ thiên hình, vạn
trạng, cho
đến vật nhỏ nhất như hạt cát, hạt bụi, cũng đều bị sự vô thường chi phối, đổi thay.
Mới xưa kia là lầu cát nguy nga, tráng lệ, mà
nay là biển cả mênh mông, xưa
là rừng hoang vắng vẻ, nay thì phố xá, chợ búa đông đúc; đó là
lẽ đương nhiên thường tình của thế gian. Do hoàn cảnh, sự vật luôn thay
đổi, biến
dạng, tuỳ
theo nhân duyên thuận nghịch, không
có gì là cố định, nên nói hoàn cảnh chúng ta đang sống là vô thường.
Ai cũng biết, con người
phải chịu sự chi phối của sinh-già-bệnh-chết, nên gọi
là vô thường; còn các
vật thể lớn như trời, đất, trăng, sao có chịu sự chi phối của luật vô
thường hay không?
Trong Kinh Kim Cang nói, “phàm cái gì
có hình tướng đều hư hoại”. Chính
núi sông cũng có lớn, có nhỏ, khi lỡ, khi bồi, rồi thời gian, khí hậu bốn
mùa thay đổi, sớm nắng, chiều mưa; mùa
nắng thì cây cối ủ rủ, cằn
cỗi, héo
tàn; mùa
mưa thì cây cối xanh tươi, nẩy
nở; và
thời gian cứ như thế trôi qua nhanh chóng, trên thế gian này không có một
thứ gì là cố định; nhưng
chúng ta cứ mãi chấp chặt vào đó, cho
rằng cái gì cũng thường còn vĩnh viễn, để khi mất mát thì sanh tâm
tiếc nuối, khổ đau.
Tóm lại, chúng ta học đạo lý vô
thường để không sanh tâm cống cao, ngã mạn lúc thành công, không bi quan, chán nản khi
thất bại, mà biết nhìn nhận đúng lẽ thật cuộc đời để mình sống tốt hơn.
Thân của chúng ta cũng phải già-bệnh-chết, mình cũng đâu thể cưỡng lại
được, vì bản
chất của nó là không thật có,
nên gọi là vô thường; còn cái gì
thường thì trước sau như một, nguyên vẹn, không bao giờ thay đổi.
Do chúng ta chấp thân này là thật, nên mới thấy
nó cao quý, lâu
dài, cố bám víu, đắm say, đam
mê, tham lam, giành
giựt vì nó. Bởi chúng ta si mê, chấp
thân này là thường, tưởng nó là thật, nên mình sanh lòng tham lam, giành lấy mọi thứ về cho riêng
mình, mà hễ tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sanh ra
oán ghét, hận
thù, chờ cơ hội trả đũa.
Trên cõi đời này, người nào nhận rõ được thân này
là vô thường thì ít sanh lòng tham lam, ích kỷ, cho đến khi
già-bệnh-chết không lo
lắng, sợ
hãi, không luyến tiếc một thứ gì. Do đó, khi sống người ấy được bình yên, hạnh phúc, đến khi chết
vẫn bình thản, an
nhiên, tự
tại ra đi.
Đức Phật chỉ dạy đạo lý vô thường để
giúp chúng ta ý thức được cái gì có hình tướng đều hư hoại mà cố gắng
tu hành, vượt qua nỗi khổ, niềm
đau, biết gầy dựng cuộc sống tốt đẹp ngay tại đây và bây giờ; và cũng nhờ
vô thường nên con
người cho đến các loài vật mới đổi thay và phát triển sao cho phù hợp
với cuộc sống hiện tại.
ÔNG
GIÀ VÔ THƯỜNG
Có một ông già nọ tuổi đã già, nhưng
hàng ngày vẫn phải làm lụng vất vả để nuôi thân. Một hôm, sau khi
vào rừng đốn củi mang về, vì đường sá xa xôi, lại phải vác
nặng, nên ông cụ kiệt sức giữa đường. Ông đặt bó củi xuống đất rồi
ngồi than thở một mình,
“khổ cho thân già tui quá trời! Đến từng tuổi này mà còn gian nan, vất vả quá
chừng! Giá
mà bây giờ thần chết đến rước mình
đi thì hay biết mấy! Mình muốn
bỏ quách cái thân già khốn khổ này đi cho rồi”.
Ông nói vừa dứt lời, vị thần chết
xuất hiện ngay, “ta là
thần chết đây, ông lão cần gì, ta sẽ
giúp cho ông được toại nguyện?”
Ông già nghe nói vậy, sợ quá, run lên cằm cặp nói, “dạ, kính lạy thần
chết! Xin ngài nhấc hộ dùm bó củi lên vai để lão vác về kẻo trời tối”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy con
người khi khổ quá thì muốn chết, doạ chết, đòi chết, trối chết,
nhưng đến khi cái chết đến gần thì sợ hãi, không muốn chết. Ông già
tiều phu kia cũng vậy, lúc thấy mình quá khổ, phát sinh ý chết
quách để hết khổ, thân xác khỏi phải nhọc nhằn, nhưng khi thần chết
hiện ra thì ông hoảng hồn, sợ chết, muốn đặt gánh củi lên vai và
cảm thấy việc gánh củi về nhà là điều hạnh phúc nhất.
SỐNG
CÓ ÍCH VÌ BIẾT VÔ THƯỜNG
Đức Phật dạy chúng ta hiểu được lý vô thường,
mục đích là để ta biết
sống có bổn phận và dám chịu trách nhiệm về mọi hành vi tạo tác của
mình đối với gia đình,
xã hội, không bi quan, không yếm thế, không chán nản, không buồn lo
trước cuộc sống tạm bợ, mong manh này.
Cũng bởi kiếp người vốn vô thường,
ngắn ngủi, mong manh, nên trong Khế Kinh có kể rằng: Có một người
chuyên làm việc ác, khi chết bị quỷ sứ bắt vong hồn dẫn đến trình
vua Diêm Vương. Vua hỏi,
“ở trần gian, sao
ngươi không làm việc thiện mà hay làm việc ác như vậy, để bây giờ bị
đoạ xuống đây chịu hành hình?”
Vong hồn ấy trả lời,
“thưa Diêm chúa, ở trần gian chúng tôi, nhà nước muốn làm việc gì
còn phải thông báo trước, tại sao ở Âm phủ, Ngài bắt người chết đột
ngột thế này, thử hỏi làm sao tôi làm việc thiện cho kịp được?” “ngươi ở trần
gian có thường thấy người già, người bệnh, người chết hay không?” “Dạ thưa có.” “Đó là những
thông điệp mà ta đã báo trước cho người trần gian biết rồi đấy, ngươi
có thấy trên đời này có ai không phải già-bệnh-chết
không?” “Dạ
thưa không.” “Vậy
tại sao ngươi không lo tu tập, lo làm việc thiện, để bây giờ bị giải
xuống đây rồi ngươi lại cãi chày, cãi cối với ta?”
Lúc
bấy giờ, một
vong hồn trẻ tuổi ngồi bên cạnh liền lên tiếng phản đối Diêm Vương, “dạ thưa Ngài,
tôi không chịu đâu, Ngài thật là không công bằng chút nào; đối với ông
già kia, Ngài
đã gửi nhiều thông điệp cho ông ta, còn tôi Ngài chưa hề gửi cho một
thông điệp nào mà bắt tôi xuống đây, thật oan uổng cho tôi quá chừng!” Diêm chúa nghe
vong hồn trẻ khiếu nại, liền cười,
“tại nhà ngươi không chịu mở mắt to ra mà thấy, chứ ta làm việc rất
công bằng, không bao giờ có chuyện thương người này, mà ghét bỏ người
kia. Ta lúc nào cũng có gửi tin báo trước cho mọi người hay biết, tại
nhà ngươi không chịu để ý đó thôi.”
“Ngài gửi thông báo lúc nào, sao tôi không thấy?” Diêm chúa mới cười nói, “nhà ngươi có
thấy đứa bé ở nhà đối diện với ngươi hay không? Nó mới năm tuổi mà bị
chết vì tai nạn giao thông đó! Còn ngươi lớn tuổi hơn nó lẽ nào lại
không chết. Ta lúc nào cũng công bằng liêm chính, chí công vô
tư, tại ngươi không chịu để ý, hoặc
ngươi thấy mà vẫn làm càn, làm bướng đó thôi”.
Đạo Phật dạy, mạng sống con người
vốn vô thường, ngắn ngủi, giống như ngọn đèn treo trước gió, có thể
bị tắt đi bất cứ lúc nào. Thân người cũng vậy, không phải ai cũng
chờ đến già, bệnh mới chết, mà
mạng sống kết thúc bất cứ lúc nào với muôn ngàn lý do, vì vậy mà
có câu:
Chớ bảo đến già mới tu tập
Mồ hoang cũng lắm kẻ đầu xanh
Hiểu được lý do vô thường của vạn
vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏi và tu tập, đem tình yêu
thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết. Chúng ta đừng quá say
mê, tham
đắm vào xác thân này mà làm khổ luỵ cho nhau. Câu chuyện trên cho ta
một bài học đạo lý về mạng sống con người vốn vô thường, tạm bợ. Quý
vị nên nhớ rằng, sau khi chết không phải là hết hay mất hẳn, mà chết
chỉ là hình thức thay hình, đổi
dạng mà thôi, rồi tuỳ theo nghiệp báo tốt, xấu của mỗi người đã gieo
tạo trong hiện tại, mà
cho ra kết quả trong tương lai.
Thế gian này không có gì là mất hẳn dù
là hạt bụi, hạt cát, chúng
chỉ thay hình đổi dạng. Hiểu được lý vô thường để mọi người chúng ta
sống có ý nghĩa hơn, làm được nhiều điều thiện lành, tốt đẹp, luôn
sống có ích cho mình và người trong hiện tại và mai sau.
Ai sống được như vậy, đến khi thần
chết hiện đến, ta
không sợ hãi, hốt hoảng, mà
bình thản ra đi với một hành trang tốt đẹp; còn những thứ của thế gian như tiền tài, vàng
bạc, nhà cửa, mình đều
bỏ lại, không
mang theo được món nào, lúc
ấy chỉ có nghiệp báo tốt, xấu do ta
tạo dựng lúc còn sống sẽ
theo mình suốt
đời mà thôi. Biết được như vậy, lúc lâm chung ta sẽ an lòng ra đi, không tiếc
nuối bất cứ một thứ gì của thế gian, kể cả sự sống.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment