Ta
thật biết rõ những việc mà ngươi không làm bởi thân, miệng,
ý. Nay sẽ trị tội ngươi để sau này không tái phạm. Những
việc ác ngươi đã làm, chẳng phải do cha mẹ làm, cũng chẳng
phải do vua, đại thần, nhân dân tạo ra. Nay ngươi tự tạo
tội ấy, hãy tự nhận báo.’
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Giống
như căn nhà có hai cửa đối nhau, có người đứng ở trong,
lại có người đứng ở trên quan sát bên dưới, người ra
vào, đi lại đều biết thấy tất cả. Cũng như vậy, Ta bằng
thiên nhãn nhìn các loại chúng sanh, sanh ra, chết đi, vào cõi
lành, cõi ác, sắc lành, sắc ác, hoặc tốt, hoặc xấu, tùy
theo hành vi được gieo trồng; thảy đều biết tất cả.
“Lại,
nếu có chúng sanh thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ
thiện, không phỉ báng Hiền Thánh, hành chánh kiến tương
ưng với chánh kiến,[5] khi chết sanh lên trời, cõi lành. Đó
gọi là chúng sanh làm thiện.
“Lại,
nếu có chúng sanh hành pháp thiện này, không làm hành vi ác,
khi chết sanh lại trong loài người.
“Lại,
nếu có chúng sanh mà thân, miệng, ý làm ác, tạo hành vi bất
thiện, sau khi chết sanh trong ngạ quỷ.
“Hoặc
lại có chúng sanh mà thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền
Thánh, tương ưng với tà kiến, sau khi chết sanh trong súc sanh.
“Hoặc
lại có chúng sanh mà thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền
[674c01] Thánh, sau khi chết sanh vào địa ngục. Khi ấy, ngục
tốt dẫn tội nhân này đến trình Diêm-la vương và nói: ‘Đại
vương nên biết, người này đời trước có thân, ý tạo
ác, làm các ác hành, đã sanh vào địa ngục này. Đại vương
nên xử, nên trị người này về tội gì?’
“Khi
ấy Diêm vương liền lần lượt hỏi riêng tội kia của người
ấy, bảo người ấy, ‘Thế nào, người nam, đời trước
lúc ngươi mang thân người, há không thấy người khi sanh,
được làm thân người, lúc ở thai rất là nguy khốn, đau
đớn thật khó ở, rồi lớn lên phải nuôi dưỡng, bú mớm,
tắm rửa thân thể hay sao?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thật có thấy, Đại vương.’
“Diêm
vương nói, ‘Thế nào, người nam, ngươi không tự biết yếu
hành của pháp sinh hay sao?[6] Vậy theo pháp thân, khẩu, ý mà
tu các đường lành sao?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thật vậy, Đại vương, như Đại vương dạy.
Tôi chỉ vì ngu si, không phân biệt được hành vi thiện.’
“Diêm
vương nói, ‘Như lời ngươi nói, việc này không khác. Ta
cũng biết những việc ngươi không làm bởi thân, miệng, ý.
Hôm nay sẽ xét ngươi về tội được làm do phóng dật; chẳng
phải cha mẹ làm, cũng chẳng phải là những việc làm của
vua hay đại thần. Xưa ngươi tự tạo tội, nay tự nhận báo.’
Sau
khi hỏi tội kia xong, Diêm vương ra lệnh trị tội.
“Đến
lượt thiên sứ thứ hai hỏi[7] người kia, ‘Trước đây,
khi ngươi làm người, há không thấy người già, thân thể
rất yếu, đi lại khó khổ, áo quần dơ bẩn, tiến dừng
run rẩy, hơi thở hào hển, không còn tâm trẻ khỏe?
“Lúc
ấy, tội nhân đáp, ‘Thưa vâng, Đại vương, tôi đã từng
thấy.’
“Diêm
vương bảo, ‘Ngươi đáng lẽ phải tự biết, nay ta cũng
có pháp già nua[8] này. Vì chán ghét tuổi già nên phải tu
hành vi thiện?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thật vậy, Đại vương! Nhưng lúc ấy tôi thật
không tin.’
“Diêm
vương bảo:
“Ta
thật biết rõ những việc mà ngươi không làm bởi thân, miệng,
ý. Nay sẽ trị tội ngươi để sau này không tái phạm. Những
việc ác ngươi đã làm, chẳng phải do cha mẹ làm, cũng chẳng
phải do vua, đại thần, nhân dân tạo ra. Nay ngươi tự tạo
tội ấy, hãy tự nhận báo.’
“Diêm
vương sau khi chỉ ra cho thấy Thiên sứ thứ hai, lại đem Thiên
sứ thứ ba ra hỏi người kia, ‘Trước đây, khi ngươi làm
thân người, há không thấy có người bệnh nằm trên phân,
nước tiểu, không thể tự đứng dậy hay sao?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thưa vâng, đại vương, tôi thật [675a01] có thấy.’
“Diêm
vương hỏi, ‘Thế nào, người nam, ngươi há không tự biết,
ta cũng sẽ có bệnh này, sẽ không thoát tai họa này sao?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thật vậy, thưa Đại vương! Tôi thật sự không
thấy.”
“Diêm
vương nói, ‘Ta cũng biết, ngươi ngu si không hiểu. Nay ta
sẽ trị tội ngươi để sau không còn tái phạm. Tội đã
làm này chẳng phải cha, chẳng phải mẹ làm, cũng chẳng phải
là những việc tạo tác của quốc vương, đại thần.’
“Diêm-la
vương sau khi chỉ ra cho thấy Thiên sứ này rồi, lại hỏi
người kia về Thiên sứ thứ tư, ‘Thế nào, người nam, ngươi
có thấy thân như cây khô, hơi thở dứt, lửa nóng không còn,
tình tưởng không còn, năm thân vây quanh khóc lóc không?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thưa vâng, Đại vương, tôi đã thấy.’
“Diêm
vương nói, ‘Vì sao ngươi không nghĩ rằng, ta cũng sẽ không
thoát cái chết này?’
“Tội
nhân đáp:
“Thật
vậy, Đại vương, tôi thật không tỏ ngộ.’
“Diêm
vương nói, ‘Ta cũng tin là ông không tỏ ngộ pháp này. Nay
sẽ trị ngươi, để sau này không tái phạm. Tội bất thiện
này chẳng phải cha, chẳng phải mẹ tạo, cũng chẳng phải
quốc vương, đại thần, nhân dân chỗ tạo ra. Xưa ngươi
tự tạo, nay tự chịu tội.’
“Diêm-la
vương nói với người kia về Thiên sứ thứ năm, ‘Trước
đây, khi làm người, ngươi không thấy có kẻ trộm đào tường,
phá nhà, lấy của báu người khác, hoặc dùng lửa đốt,
hoặc ẩn phục đường cái. Nếu bị vua bắt được thì bị
chặt tay chân, hoặc bị giết, hoặc bị giam vào lao ngục,
hoặc trói ngược mang đến chợ, hoặc sai vác cát đá, hoặc
bị treo ngược, hoặc dùng tên bắn, hoặc rót nước đồng
sôi lên người, hoặc dùng lửa nướng, hoặc lột da rồi
bắt ăn, hoặc mổ bụng lấy cỏ nhét vào, hoặc bỏ vào nước
sôi nấu, hoặc dùng đao chặt, bánh xe cán đầu, hoặc cho
voi chà chết, hoặc treo cổ cho chết, hay không?’
“Tội
nhân đáp, ‘Tôi thật có thấy.’
“Diêm
vương nói, ‘Vì sao ông ăn trộm đồ người? Trong lòng đã
biết có hình phạt ấy, sao còn phạm?’
“Tội
nhân đáp, ‘Thưa vâng, Đại vương, tôi thật ngu muội.’
“Diêm
vương nói:
“Ta
cũng tin lời ông, nay sẽ trị tội ông, để sau không tái
phạm. Tội này chẳng phải do cha mẹ tạo, cũng chẳng phải
vua quan, nhân dân chỗ tạo mà do tự tạo tội này rồi tự
chịu báo.’
“Sau
khi hỏi tội xong, Diêm vương liền sai ngục tốt, ‘Mau đem
giam người này vào ngục.’
“Khi
ấy, ngục tốt vâng [675b01] lệnh của vua, đem tội nhân này
giam vào ngục. Bên trái địa ngục, lửa cháy dữ dội. Thành
quách bằng sắt, đất cũng bằng sắt. Có bốn cửa thành
là nơi cực hôi thối, giống như phân tiểu nhìn thật nhớp
nhơ. Núi dao, rừng kiếm, vây quanh bốn phía. Lại có lồng
sắt chụp bên trên.”
Bấy
giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Bốn
vách bốn cửa thành,
Dài
rộng thật là chắc.
Lồng
sắt che phủ kín,
Không
cơ hội thoát ra.
Khi
ấy trên đất sắt
Lửa
cháy thật dữ dội.
Tường
vuông trăm do tuần,
Rỗng
suốt chỉ một màu.
Chính
giữa có bốn trụ;
Trông
thật là đáng sợ.
Trên
là rừng cây kiếm,
Nơi
đậu quạ mỏ sắt.
Chỗ
hôi thật khó ngửi;
Trông
đến dựng lông tóc.
Đủ
khí cụ ghê rợn.
Ngăn
thành mười sáu lớp[9].
“Tỳ-kheo
nên biết, lúc này ngục tốt dùng đủ mọi thứ khổ đau
đánh đập người này. Tội nhân kia khi đặt chân vào ngục,
máu thịt văng hết, chỉ còn bộ xương. Khi ấy, ngục tốt
đem tội nhân này, dùng búa bén chặt thân nó, đau khổ không
kể, muốn chết không được, chỉ đến khi hết tội nó mới
thoát
được. Những tội mà nó đã tạo ra ở nhân gian, chỉ khi
phải trừ sạch, sau đó mới ra được.
“Lúc
ấy, ngục tốt kia bắt tội nhân này leo lên, leo xuống rừng
đao kiếm. Khi tội nhân ở trên cây, nó bị quạ mỏ sắt
mổ ăn; hoặc mổ đầu lấy não ăn. Hoặc lấy tay chân, đập
vào xương lấy tủy, mà tội vẫn chưa hết. Khi tội hết,
nó mới được thoát ra.
“Lúc
ấy, ngục tốt đem tội nhân kia bắt ngồi ôm cột đồng
nóng. Do đời trước ưa dâm dật nên đưa đến tội này.
Nó bị tội theo đuổi, không thoát được.
“Lúc
này, ngục tốt rút gân từ gót chân cho đến cổ, kéo về
phía trước, hoặc cho xe chở tới, hoặc lui, không được
tự do. Ở đây, chịu khổ không thể nào tính kể. Chỉ khi
nào tội hết, sau đó mới được thoát ra.
“Lúc
này, ngục tốt bắt tội nhân kia đặt lên núi lửa, xua đuổi
chạy lên, chạy xuống, cho đến khi chín nhừ hết, sau đó
mới cho ra. [675c01] Lúc bấy giờ, do bởi nhân duyên này, tội
nhân muốn chết cũng không chết được. Chỉ khi nào tội
hết, sau đó mới được thoát ra.
“Khi
ấy, ngục tốt lại bắt tội nhân, rút lưỡi ném ra sau lưng.
Ở đây, chịu khổ không thể nào kể xiết, muốn chết không
được.
“Lúc
này, ngục tốt bắt tội nhân đặt lên núi đao; hoặc chặt
chân, hoặc chặt đầu, hoặc chặt tay. Chỉ khi nào tội hết,
sau đó mới được thoát ra.
“Lúc
này, ngục tốt lại dùng lá sắt nóng lớn phủ lên thân tội
nhân như cho mặc áo lúc còn sống. Lúc ấy khổ đau độc
hại khó chịu, đều do nhân tham dục nên đưa đến tội này.
“Lúc
này, ngục tốt lại bắt tội nhân làm tội năm thứ[10], xua
đuổi khiến nằm xuống, rồi lấy đinh sắt đóng vào tay
nó, chân nó, lại dùng một cây đinh đóng vào tim. Ở đó,
nó chịu khổ đau thật không thể nói. Chỉ khi nào tội hết,
sau đó mới được thoát ra.
“Lúc
này, ngục tốt lại bắt tội nhân chổng ngược thân, đưa
vào trong vạc. Khi ấy, phần dưới thân đều chín rục hết;
hoặc trở lên phần trên cũng lại đều chín rục; cho đến
bốn bên cũng chín rục hết, đau đớn khổ độc không thể
tính hết, nổi cũng rục, không nổi cũng rục. Giống như
nồi lớn mà nấu đậu nhỏ, có lớp ở trên hay ở dưới.
Tội nhân này cũng lại như vậy, nổi cũng rục, không nổi
cũng rục. Ở đó, chịu khổ không thể kể hết. Chỉ khi
nào tội hết, sau đó mới được thoát ra.
“Tỳ-kheo
nên biết, sau một thời gian dài trải qua nhiều năm trong địa
ngục này, cửa đông mới mở. Khi ấy, tội nhân lại chạy
đến cửa, cửa tự nhiên đóng. Lúc đó, những người kia
đều ngã xuống đất. Ở đó, khổ sở không thể nói hết,
chúng oán trách lẫn nhau, ‘Do các ngươi mà ta không được
ra cửa.’”
Bấy
giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Người
ngu thường vui thích
Như
ở trời Quang âm.
Người
trí thường lo nghĩ,
Giống
như tù trong ngục.
“Sau
khi trải qua trong đại địa ngục trăm ngàn vạn năm, cửa
bắc lại mở. Lúc ấy, tội nhân lại chạy về cửa bắc.
Cửa liền đóng lại. Chỉ khi nào tội hết, sau đó mới được
thoát ra. Tội nhân kia trải qua hàng trăm vạn năm mới lại
được thoát. Những tội đã tạo ra trong khi làm người, cốt
phải trừ cho hết.
“Lúc
này, ngục tốt lại bắt tội nhân, dùng búa sắt chém thân
tội nhân, trải qua bao nhiêu [676a01] tội như vậy, khiến cho
sửa đổi. Chỉ khi nào tội khổ hết hẳn, sau đó mới được
ra.
“Tỳ-kheo
nên biết, sau một thời gian, cửa phía đông lại mở một
lần nữa. Lúc ấy, những chúng sanh kia chạy đến cửa đông
thì cửa tự đóng lại, không ra được. Nếu ra được, bền
ngoài có núi lớn mà nó phải chạy đến. Khi nó vào trong
núi, bị hai núi ép lại, giống như ép dầu mè. Ở đó, chịu
khổ không thể kể hết. Chỉ khi nào hết khổ, sau đó mới
được ra.
“Bấy
giờ, tội nhân chuyển dịch được tới trước, lại gặp
địa ngục Tro nóng,[11] ngang dọc hàng ngàn vạn do tuần. Ở
đó, chịu khổ không thể kể hết, cốt phải hoàn tất nguồn
tội kia, sau đó mới được ra.
“Kế
đến, lại chuyển tới trước nữa, có địa ngục Dao đâm.[12]
Khi tội nhân vào trong địa ngục đao kiếm này, chợt có gió
mạnh nổi lên phá nát gân cốt thân thể tội nhân. Ở đó,
chịu khổ không thể kể hết. Cốt khiến cho hết tội, sau
đó mới được ra.
“Lại
nữa, có địa ngục Tro nóng lớn.[13] Khi tội nhân vào trong
địa ngục tro nóng lớn này, thân thể tan rã, chịu khổ vô
cùng. Cốt khiến cho hết tội, sau đó mới được ra.
“Khi
tội nhân tuy thoát khỏi địa ngục tro rất nóng này, nhưng
lại gặp địa ngục Đao kiếm,[14] ngang dọc hàng ngàn vạn
dặm. Khi tội nhân vào trong địa ngục đao kiếm này, ở đó,
chịu khổ không thể kể hết. Cốt khiến cho hết tội, sau
đó mới được ra.
“Lại
nữa, có địa ngục Phân sôi[15] trong đó có trùng nhỏ, ăn
vào tận xương tủy người này. Tuy ra được địa ngục này,
nhưng lại gặp ngay ngục tốt. Lúc này, ngục tốt hỏi tội
nhân, ‘Các ông muốn đến đâu? Từ đâu lại?’ Tội nhân
đáp, ‘Chúng tôi không biết từ chỗ nào lại. Cũng lại
không biết phải đến chỗ nào. Nhưng hiện nay, chúng tôi
đang đói khốn cùng, muốn được ăn.’ Ngục tốt đáp, ‘Chúng
tôi sẽ cho ăn.’ Khi ấy, ngục tốt bắt tội nhân nằm ngửa,
lấy viên sắt nóng lớn bắt tội nhân nuốt. Thiêu đốt,
khiến tội nhân chịu khổ không thể kể hết. Lúc đó, viên
sắt nóng từ miệng xuống qua ruột, dạ dày chín hết, chịu
khổ khó lường. Cốt khiến cho hết tội, sau đó mới được
ra.
“Song
những tội nhân này không kham chịu những thống khổ này,
nên trở lại các địa ngục Phân nóng, Địa ngục Đao kiếm,
địa ngục Tro nóng lớn. Khi chúng trở lại những địa ngục
như vậy, lúc bấy giờ những chúng sanh kia không kham chịu
nỗi khổ, bèn quay [676b01] đầu lại, đến trong địa ngục
Phân nóng. Lúc ấy, ngục tốt bảo những chúng sanh kia, ‘Các
ông muốn đi đâu? Từ đâu đến?’ Tội nhân đáp, ‘Chúng
tôi không thể biết từ đâu đến. Nay lại cũng không biết
phải đi đâu.’ Ngục tốt hỏi, ‘Nay cần gì?’ Tội nhân
đáp, ‘Chúng tôi rất khát, muốn cần uống nước.’ Khi
ấy, ngục tốt bắt tội nhân nằm ngửa, rót đồng sôi vào
miệng khiến cho chảy xuống. Ở đó, chịu tội không thể
kể hết, cốt khiến cho hết tội, sau đó mới được ra.
“Bấy
giờ, tội nhân kia không chịu nỗi khổ này, nên trở về
địa ngục Phân sôi, địa ngục Rừng kiếm, địa ngục Tro
nóng rồi trở vào đại địa ngục.
“Tỳ-kheo
nên biết, lúc ấy tội nhân thống khổ khó có thể kể hết.
Nếu tội nhân kia mắt thấy sắc, tâm không ưa thích. Khi tai
nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết mịn
nhẵn, ý biết pháp, cũng đều phát sanh sân nhuế.[16] Vì sao
vậy? Vì xưa không tạo báo hạnh lành mà thường tạo nghiệp
ác, nên đưa đến tội này.
“Lúc
ấy, Diêm vương bảo tội nhân kia, ‘Các ngươi không được
thiện lợi. Xưa kia ở nhân gian, hưởng phước nhân gian, mà
thân, miệng, ý hành không tương ưng, cũng không bố thí, nhân
ái, lợi người, đẳng lợi,[17] vì vậy nên nay chịu nỗi
khổ này. Hành vi ác này chẳng phải do cha mẹ tạo, cũng không
phải quốc vương, đại thần tạo ra. Có các chúng sanh thân,
miệng, ý thanh tịnh không có nhiễm ô giống như trời Quang
âm. Có các chúng sanh tạo các hạnh ác, giống như trong địa
ngục; thân, miệng, ý các ông bất tịnh nên đưa đến tội
này.’
“Các
Tỳ-kheo nên biết, Diêm-la vương liền nói, ‘Ngày nào tôi
sẽ thoát nạn khổ này, được sanh trong loài người, được
làm thân người, mong được xuất gia cạo bỏ râu tóc, mặc
ba pháp y, xuất gia học đạo.’
“Diêm-la
vương còn nghĩ vậy, huống chi các ngươi, nay được thân
người, được làm Sa-môn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, thường
hãy niệm thực hành thân, miệng, ý hành đừng cho thiếu sót.
Hãy trừ năm kết sử, tu hành năm căn. Các Tỳ-kheo, hãy học
những điều này như vậy.”
Các
Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
(Trích Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Năm Pháp)
Ghi Chú:
[2] Bất thiện tụ 不善聚. Pāli: akusalarāsi.
[3] Ngũ cái 五蓋: Tham dục cái 貪欲蓋, sân nhuế cái 瞋恚蓋, thụy miên cái 睡眠蓋, điệu hý cái 調戲蓋, nghi cái 疑蓋. Pāli, ibid., pañca nīvaraṇā: kāmacchandanīvaraṇaṃ, byāpādanīvaraṇaṃ, thinamiddhanīvaraṇaṃ, uddhaccakukkuccanīvaraṇaṃ, vicikicchānīvaraṇaṃ.
[4] Tham chiếu Pāli, M 130 Devadūta (R. iii. 178). Hán, Trung 12, kinh 64 Thiên sứ.
[5] Nguyên Hán: Đẳng kiến.
[6] Pāli, ibid., ahampi khomhi jātidhammo, jātiṃ anatīto, ta chịu quy luật của sự sanh, không vượt qua được sự sanh. Ở đây, Hán dịch có thể nhảy sót. Diêm vương hỏi về Thiên sứ thứ nhất.
[7] Hán dịch có thể nhảy sót. Cf. Pāli, ibid, và Trung 12 kinh 64: Diêm vương hỏi tội nhân, ‘Ngươi có thấy Thiên sứ thứ hai không?’
[8] Hán: Hình lão chi pháp 形老之法. Pāli: jāradhamma, quy luật của tuổi già.
[9] Mỗi ngục lớn có 16 ngục nhỏ chung quanh. Xem Trường 19, kinh Khởi thế, phẩm Địa ngục.
[10] Hán: ngũ chủng tác dịch. Pāli, ibid. pañcavidhabandhanaṃ, ngũ chủng phược, trói năm chỗ: đóng đinh 2 tay, 2 chân, và tim.
[11] Nhiệt hôi địa ngục 熱灰地獄.
[12] Đao thích địa ngục 刀刺地獄.
[13] Đại nhiệt hôi địa ngục 大熱灰地獄.
[14] Đao kiếm địa ngục 刀劍地獄.
[15] Phất thỉ địa ngục 沸屎地獄.
[16] Đoạn này mô tả địa ngục có tên là Sáu Xúc xứ, nhưng bản Hán khong dịch rõ hết ý. Xem Trung, kinh 131 (Hàng ma); Tạp (Việt) kinh 212. Pāli: Chaphassāyatanika (M. i. 337).
[17] Bốn nhiếp sự.
0 Kommentare:
Post a Comment