Lại như hiện tại còn lưu truyền chuyện
cái trống da người ở Ngũ Ðài Sơn cũng là chuyện nhân quả báo thật rành
rẽ đáng sợ vậy. Tôi xin thử thuật lại nguyên do. Ðời Ðường, tại mặt sau
ngọn Bắc Ðài, chùa Hắc Sơn có nhà sư tên Pháp Ái làm giám tự hai mươi
năm, lấy của Chiêu Ðề Tăng tậu nhiều ruộng ở Nam Nguyên, để lại cho đồ
đệ là Minh Hối. Pháp Ái chết liền sanh làm trâu ở nhà họ X. tận lực một
mình cày ruộng. Ba mươi năm sau, trâu vừa già vừa bệnh, chủ trại muốn
đem trâu đổi cho người lấy dầu.
Khai Thị của Ấn Quang Đại Sư
Hiện tại, thế nhân chẳng rõ nguyên lý
nhân quả, cho đó là chuyện bàn xằng, tà thuyết, lúc nào cũng tính chiếm
tiện nghi, chẳng cam bề chịu lép, nào biết đâu tiện nghi chính là chịu
lép, chịu lép hóa ra lại là tiện nghi. Như cha mẹ nay thường nuông chiều
con cái, chẳng quản giáo nghiêm ngặt đến nỗi tạo thành thói quen ham
tiền tài, thích tiện nghi. Cứ cho là có vậy mới gìn giữ được gia sản,
chẳng đến nỗi bị tổn thất; nào hay kết quả trái ngược, vừa di hoạn chung
thân lại còn gián tiếp ảnh hưởng vô hạn đến xã hội, quốc gia.
Nay nêu lên một chuyện để làm ví
dụ: Triệu Lương Tướng ở Ðại Châu đời Tùy, gia tư cự vạn, có hai đứa con.
Ðứa lớn tên Mạnh, đứa nhỏ tên Doanh. Doanh mạnh mẽ, Mạnh yếu đuối. Lúc
người cha sắp mất, phân gia sản làm hai, Mạnh được nhiều hơn. Sau khi
Triệu Lương Tướng mất, Doanh chiếm sạch tài sản của anh, chỉ chừa lại
cho anh một căn nhà và mảnh vườn. Mạnh phải đi làm thuê để tự nuôi thân.
Chẳng mấy chốc, Triệu Doanh chết, sanh làm con của Mạnh, mang tên là
Hoàn. Sau đấy, Mạnh cũng chết, đầu thai vào nhà Doanh, làm cháu nội của
Doanh, mang tên là Tiên. Ðến lớn, nhà Mạnh càng nghèo, nhà Doanh càng
giàu. Triệu Hoàn phải làm tôi tớ cho Triệu Tiên để sống. Thiên hạ bảo:
“Thiên đạo bất bình, đã giàu càng giàu thêm”.
Một ngày kia, Hoàn nghe bà mẹ góa bảo:
“Chú Doanh của mày cướp đoạt gia sản của mày đến nỗi đời mày nghèo mạt,
nay phải làm tôi tớ cho nhà nó, chẳng biết nhục sao?” Bởi thế, Hoàn oán
hận, toan giết Triệu Tiên. Năm Khai Hoàng thứ nhất (600 TL), Hoàn theo
Tiên đi triều bái Ngũ Ðài, vào đến chốn hang thẳm ở phía Ðông cả mấy
mươi dặm, sâu hun hút không một bóng người. Hoàn rút dao bảo Tiên: “Ông
nội mày là em trai bố tao. Ông mày đoạt gia sản của tao. Ðến đời tao
nghèo túng phải làm đầy tớ cho mày. Mày nỡ lòng làm thế, nay tao giết
mày đây!” Tiên liền cắm đầu chạy, Hoàn đuổi theo chạy vào rừng, thấy có
am tranh liền bước vào. Có một vị lão Tăng bảo Hoàn: “Ông định làm gì
thế?” Hoàn đáp: “Tôi đuổi theo kẻ oán đối!” Vị lão Tăng cười lớn: “Ông
khoan làm thế, tôi sẽ giúp ông tự biết”, rồi trao cho dược vật bảo pha
vào trà mà uống. Hoàn uống xong như mộng mới tỉnh, nhớ hết việc cũ, thẹn
thùng đau đớn.
Lão Tăng bảo: “Doanh chính là tiền
thân của Hoàn, trước kia cướp đoạt của anh chính là tự bỏ tài sản của
mình. Tiên là Mạnh thác sanh trở lại để hưởng lấy sản nghiệp kiếp trước
vì ý nguyện của cha vẫn còn vậy!” Hai người bèn bỏ nhà làm Tăng tu đạo,
sau đều mất tại Di Ðà Am. Sự việc này còn thấy chép trong Thanh Lương
Sơn Chí. Nhân quả báo ứng hiển hiện rõ ràng, như tiếng vang ứng theo
tiếng, như bóng theo hình, chẳng sai mảy may. Thế mà những kẻ tham hận
sao chẳng tỉnh ngộ vậy?
Lại như hiện tại còn lưu truyền chuyện
cái trống da người ở Ngũ Ðài Sơn cũng là chuyện nhân quả báo thật rành
rẽ đáng sợ vậy. Tôi xin thử thuật lại nguyên do. Ðời Ðường, tại mặt sau
ngọn Bắc Ðài, chùa Hắc Sơn có nhà sư tên Pháp Ái làm giám tự hai mươi
năm, lấy của Chiêu Ðề Tăng tậu nhiều ruộng ở Nam Nguyên, để lại cho đồ
đệ là Minh Hối. Pháp Ái chết liền sanh làm trâu ở nhà họ X. tận lực một
mình cày ruộng. Ba mươi năm sau, trâu vừa già vừa bệnh, chủ trại muốn
đem trâu đổi cho người lấy dầu.
Ðêm ấy, Minh Hối mộng thấy người thầy
đã chết của mình khóc bảo: “Ta dùng Tăng vật để tậu ruộng cho ngươi. Nay
đang làm trâu vừa già vừa còm cõi. Xin hãy lột da ta bịt trống, viết
tên tuổi của ta trên đó. Mỗi khi lễ tụng liền đánh trống thì nỗi khổ của
ta mới có ngày thoát khỏi. Nếu không, dù gò Nam Nguyên có biến thành
biển xanh, ta vẫn chưa thể thoát khổ nổi!” Nói xong, phủ phục cả thân
mình xuống.
Minh Hối tỉnh giấc, chỉ mới nửa đêm
liền thỉnh chuông nhóm chúng, tường thuật tự sự. Sáng hôm sau, chủ trại
báo con trâu già đã húc đầu vào cây mà chết. Minh Hối y theo lời trước,
lột da trâu bịt trống, viết tên thầy lên trên, bán hết ruộng ở Nam
Nguyên. Ðược bao nhiêu tiền đem cúng trai tăng cho tăng chúng ở Ngũ Ðài
hết. Minh Hối lại bán sạch cả y bát, vì thầy mình lễ sám. Sau đem trống
ấy gởi vào viện Văn Thù ở Ngũ Ðài. Lâu ngày, trống hư, chủ chùa đem
trống khác thế vào. Thế gian ngoa truyền là trống bịt bằng da người. Sự
tích này cũng thấy ghi trong Thanh Lương Sơn Chí.
Nói tóm lại, nhân quả rành rành, không
ai trốn khỏi. Hai người con họ Triệu do túc thế có gieo căn lành nên
gặp được cao tăng, cuối cùng thành đạo. Còn như kẻ phàm tục sao lại tự
cậy, chẳng dốc lòng tin nhân quả, tự mình lầm, làm người khác lầm, tự
hại, hại người? Người đời nay chỉ thấy chuyện trước mắt, chẳng đoái hoài
đời sau, thích chiếm tiện nghi, chẳng thích bị thua thiệt; con cái mắt
thấy tai nghe, tập riết thành thói. Phong tục xã hội cũng do đó ngày
càng hiểm ác, tranh đoạt nổi lên, đại loạn hưng khởi, giết người đầy
thành, ngập đồng mà mắt chẳng nháy, tâm chẳng áy náy đều là do đó mà ra
cả. Ðã thế, sát nhân là tàn nhẫn, ác độc, nhưng chẳng coi là đáng buồn,
đáng xót, ngược lại còn vênh váo khoe công, còn được kẻ khác khen ngợi
nữa. Thậm chí có kẻ giết cả cha mẹ, họ hàng, còn tự cho là “đại nghĩa
diệt thân!”
Ôi! Họa biến đến thế, thiên lý tuyệt,
nhân đạo diệt, chẳng riêng đạo đức táng vong mà còn bị kiếp nạn không
ngơi nữa! Vì thế, hiện tại muốn cứu hộ đất nước phải bắt đầu từ căn bản.
Căn bản là gì? Ðích xác là tin vào nhân quả. Nếu đã thật sự hiểu rõ lý
nhân quả lại còn có thể dốc lòng tin, tận lực thực hành thì thế đạo,
nhân tâm tự có thể vãn hồi. Tôi cho rằng tất cả triết học, tôn giáo
trong thế gian không gì tinh áo, dễ thực hành bằng Phật giáo cả.
…Do vậy, tôi rất mong đại chúng đại
phát tín tâm, nương vào đức của cha trời, mẹ đất, giữ lòng nhân coi mọi
người là đồng bào của mình, dùng lòng nhân đối xử với loài vật hệt như
con người. Phàm đối với hết thảy những gì trong vòng trời đất đều thương
xót, nuôi dưỡng, bảo vệ, xem như chính mình. Lại còn đem lẽ nhân quả
báo ứng, niệm Phật cầu sanh Tây Phương để chỉ bảo, khuyến hóa. Nếu như
tất cả mọi người đều làm được như vậy thì nước chẳng cần giữ mà tự giữ
vững, tai nạn chẳng mong dứt cũng tự dứt vậy!
Ấn Quang Ðại Sư khai thị
Liên Hương dịch
(Nguồn: www.duongvecoitinh.com)
Liên Hương dịch
(Nguồn: www.duongvecoitinh.com)
0 Kommentare:
Post a Comment