Nên biết một
niệm chẳng khởi từ miệng của mình, cũng không phải khởi lên từ nhục thân
này. Nếu tâm niệm khởi từ thân hay miệng thì khi chết
đi, thân miệng vẫn còn đó, sao lại không niệm được ? Nên biết rằng
niệm khởi từ tâm, tức từ tâm mà có niệm khởi. Nhìn thẳng chăm chăm vào,
như mèo rình chuột; tập trung tất cả sức lực tinh thần,
chẳng sanh hai niệm. Chớ gấp gáp muốn mau thành tựu, vì sẽ dễ dàng
phát sanh sự chướng ngại của bịnh tật.
Hòa Thượng Hư Vân
Tham thiền cùng niệm Phật
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền,
ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta
lại muốn đối phương sớm chết theo mình. Đây là hiện
tướng xấu xa trong nhà Phật, thật rất đau lòng ! Thế tục có câu:
"Gia đình hòa hợp thì muôn sự đều hưng thịnh. Gia đình ai oán thì miệng
chẳng ngon."
Huynh đệ chửi mắng lẫn nhau, chẳng lẽ không bị người đời cười chê cùng khinh khi hay sao ! Tham
thiền, niệm Phật cùng các pháp môn khác đều do kim khẩu
của Phật Thích Ca thuyết ra. Đạo vốn không hai, chỉ do căn khí
nghiệp duyên của chúng sanh không đồng, nên Phật tùy theo bịnh mà cho
thuốc. Vì phương tiện nên đức Phật thuyết ra nhiều pháp môn để
nhiếp thọ giáo hóa quần sanh. Sau này, chư đại đức y theo giáo lý mà
phân tông phái; bất quá chỉ do tùy căn cơ mà thuyết pháp. Nếu người
muốn tu trì để trở về tự tánh thì chỉ cần bước vào một cửa
là có thể nhập đạo diệu môn, vì bổn gốc vốn không phân biệt cao
thấp. Các pháp xưa nay vốn hỗ tương lẫn nhau và viên dung không ngại.
Nếu như niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, thì có khác gì với tham thiền ! Tham thiền đến độ cả hai năng và sở đều mất thì có khác gì với thật tướng niệm Phật ! Thiền tức là Thiền trong Tịnh Độ. Tịnh Độ tức là Tịnh trong Thiền. Thiền và Tịnh Độ vốn tương trợ lẫn nhau. Sao người đời khởi tâm chấp trước một bên, thấy cửa này nhà nọ, tự tán thán mà hủy báng kẻ khác, giống như nước với lửa chẳng bao giờ tương dung, khiến phản lại thâm ý phân tông khác giáo của Phật Tổ ! Lại nữa, có thể vô ý phạm trọng tội hủy báng Phật pháp. Thật có đáng thương lắm không ! Hy vọng quý vị đồng nhân, không luận tu trì pháp môn nào, đều phải thể hội thâm sâu yếu chỉ vô tranh của Phật Tổ, chớ múa gậy đánh nhau trong nhà. Mọi người phải hợp lực đồng tâm, cứu độ con thuyền Bát Nhã trên sóng ba đào.
Nếu như niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, thì có khác gì với tham thiền ! Tham thiền đến độ cả hai năng và sở đều mất thì có khác gì với thật tướng niệm Phật ! Thiền tức là Thiền trong Tịnh Độ. Tịnh Độ tức là Tịnh trong Thiền. Thiền và Tịnh Độ vốn tương trợ lẫn nhau. Sao người đời khởi tâm chấp trước một bên, thấy cửa này nhà nọ, tự tán thán mà hủy báng kẻ khác, giống như nước với lửa chẳng bao giờ tương dung, khiến phản lại thâm ý phân tông khác giáo của Phật Tổ ! Lại nữa, có thể vô ý phạm trọng tội hủy báng Phật pháp. Thật có đáng thương lắm không ! Hy vọng quý vị đồng nhân, không luận tu trì pháp môn nào, đều phải thể hội thâm sâu yếu chỉ vô tranh của Phật Tổ, chớ múa gậy đánh nhau trong nhà. Mọi người phải hợp lực đồng tâm, cứu độ con thuyền Bát Nhã trên sóng ba đào.
Những điều kiện tiên quyết khi tham thiền
Mục đích của tham thiền là minh tâm kiến tánh, tức quét trừ tự tâm ô
nhiễm, để chân thật thấy rõ bổn lai diện mục của tự tánh. Ô nhiễm tức
là vọng tưởng chấp trước. Tự tánh tức là trí huệ đức
tướng của Như Lai. Đối với đức tướng trí huệ của Như Lai, Phật và
chúng sanh đều đồng có đầy đủ, không hai không khác. Nếu xa rời được
vọng tưởng chấp trước thì tự mình sẽ đắc được trí huệ đức
tướng của Như Lai, tức là Phật. Ngược lại thì làm chúng sanh. Chỉ vì
chúng ta từ vô lượng kiếp cho đến nay, mê mờ lưu lạc trong vòng sanh tử
và bị nhiễm ô đã lâu, nên không thể thoát khỏi được
vọng tưởng chấp trước mau chóng được. Muốn thấy rõ bổn tánh chân
thật, phải nên tham thiền. Vì thế, điều kiện tiên quyết nhất khi tham
thiền là phải dẹp
trừ vọng tưởng. Làm sao dẹp trừ vọng tưởng ? Phật Thích Ca thuyết pháp rất nhiều, nhưng đơn giản không ngoài chữ "ngưng". "Ngưng tức Bồ Đề".
Thiền tông do Đạt Ma Tổ Sư từ bên Ấn Độ truyền qua Đông Độ; đến đời
Lục Tổ thì gió thiền lan rộng khắp nơi, chấn động chiếu sáng cổ kim.
Những điều tối quan trọng mà Đạt Ma Tổ Sư cùng Lục Tổ
thường dạy là "dẹp hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm".
Dẹp hết muôn duyên, tức là xả bỏ hết các duyên.
Đây là điều kiện tiên quyết cho việc tham thiền.
Nếu chưa hành được hai câu này thì chẳng những tham thiền không thể
thành công mà nhập vào các môn khác cũng không thể được. Muôn duyên vẫn
còn ràng buộc và niệm niệm vẫn còn sanh diệt thì đàm
luận đến việc tham thiền được sao!
"Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm"
là điều kiện tiên quyết của việc tham thiền. Chúng ta phải nên biết rõ.
Làm thế nào để hành được ? Trên đã
nói rõ là một niệm nếu ngưng, thì đạt thẳng đến vô sanh, chứng ngay
đạo Bồ Đề, không còn vương vấn tơ hào gì hết. Kế đến dùng lý mà dẹp trừ
sự, tức biết rõ tự tánh bổn gốc vốn thanh tịnh, thì
phiền não và Bồ Đề, sanh tử cùng Niết Bàn đều là giả danh, chẳng can
hệ gì với tự tánh của chúng ta.
Sự sự vật vật đều như mộng huyễn bong bóng nước. Sắc thân bốn đại
của chúng ta cùng núi sông đất đá, đều nằm sẵn trong tự tánh. Chúng
giống như bọt nước trong biển, lúc khởi lúc diệt, không ngăn
ngại bổn thể. Chớ nên chạy theo tất cả sự huyễn hóa của sanh trụ dị
diệt mà khởi tâm vui thích, nhàm chán, thủ xả. Phóng xả được thân này
như người đã chết thì tự nhiên căn, trần, thức liền tan
biến, và tham sân si dâm ái đều tiêu diệt. Tất cả nỗi thống khổ của
thân như khổ vui, cơ hàn, đói khát, vinh nhục, sanh tử, phước họa, may
rủi, khen chê, được mất, bình an, hiểm nạn đều là bên
ngoài, phải nên xả bỏ. Xả bỏ được một, thì sẽ xả bỏ được tất cả; mãi
mãi xả bỏ, đó gọi là xả bỏ muôn duyên. Xả bỏ muôn duyên được thì vọng
tưởng tự tiêu mất. Nếu không khởi tâm phân biệt thì xa
rời chấp trước. Một niệm chẳng sanh thì tự tánh chiếu sáng và toàn
thể tánh đều được hiển lộ. Khi những điều kiện tu thiền đã đầy đủ, lại
phải tiếp tục dụng công chân thật tham cứu, thì việc minh
tâm kiến tánh chắc sẽ có phần.
Ngày ngày thường có thiền sinh đến thưa hỏi. Tuy nhiên, pháp vốn
thật không phải là pháp. Nếu lạc vào ngôn từ, tức là không phải nghĩa
chân thật. Hiểu rõ tâm này thì biết bổn tâm của chúng sanh
vốn là Phật. Xả bỏ hết để được vô sự thì cảnh giới thánh sẽ hiển
hiện. Nói tu nói chứng đều là lời ma. Tổ Đạt Ma đến Đông Độ để "Trực chỉ
chân tâm, kiến tánh thành Phật". Ngài chỉ thật rõ rằng
tất cả chúng sanh trên cõi đất đều sẽ thành Phật. Phải nhận rõ tự
tánh thanh tịnh; nó tùy thuận thế tình, nhưng không ô nhiễm. Trong mười
hai thời, đi đứng nằm ngồi, mà tâm bình thản không loạn
động, tức là hiện tại làm Phật, chứ không cần dụng tâm dụng sức, hay
không cần dùng chút tơ hào lời nói, suy tư, hoặc làm việc này việc nọ.
Thế nên, bảo rằng thành Phật là việc rất dễ dàng và rất tự tại, vì Phật tánh vốn đã nằm sẵn trong tâm mình, không cần chạy ra ngoài tìm cầu. Tất cả chúng sanh trên cõi đất, nếu không thể kham nổi bao kiếp luân hồi, trôi lăn trong bốn loài sáu đường, trầm luân trong biển khổ, mà nguyện ước thành Phật để đạt đến cảnh giới thường lạc ngã tịnh, thì phải tin chắc thật lời dạy dỗ răn nhắc của Phật Tổ, tức xả bỏ tất cả. Chẳng nghĩ thiện hay ác thì lập tức thành Phật. Chư Phật Bồ Tát cùng lịch đại Tổ Sư phát nguyện độ hết tất cả chúng sanh đều có chứng cứ, chứ chẳng phát đại nguyện trống không, hay giảng lời rỗng tuếch.
Thế nên, bảo rằng thành Phật là việc rất dễ dàng và rất tự tại, vì Phật tánh vốn đã nằm sẵn trong tâm mình, không cần chạy ra ngoài tìm cầu. Tất cả chúng sanh trên cõi đất, nếu không thể kham nổi bao kiếp luân hồi, trôi lăn trong bốn loài sáu đường, trầm luân trong biển khổ, mà nguyện ước thành Phật để đạt đến cảnh giới thường lạc ngã tịnh, thì phải tin chắc thật lời dạy dỗ răn nhắc của Phật Tổ, tức xả bỏ tất cả. Chẳng nghĩ thiện hay ác thì lập tức thành Phật. Chư Phật Bồ Tát cùng lịch đại Tổ Sư phát nguyện độ hết tất cả chúng sanh đều có chứng cứ, chứ chẳng phát đại nguyện trống không, hay giảng lời rỗng tuếch.
Bên trên đã nói rằng pháp là như thế. Lời của các ngài xiển minh
kinh điển Phật Tổ rõ ràng. Chân ngữ thật ngữ chẳng có chút hư dối. Chúng
sanh trên cõi đất từ vô lượng kiếp đến nay luôn bị trầm
luân trong biển khổ sanh tử, đầu xuất đầu mất, luân chuyển không
ngừng, mê hoặc điên đảo, bỏ tánh giác mà hiệp với trần lao. Ví như vàng
ròng bị rớt xuống hầm phẩn không thể dùng được, nhưng
chẳng hề bị nhiễm ô. Do tâm đại từ đại bi, bất đắc dĩ Phật phải
thuyết tám mươi bốn ngàn pháp môn để đối trị tham sân si ái v.v... tức
tám mươi bốn ngàn tập khí, bệnh tật của muôn loại chúng
sanh. Ví như tuy vàng ròng bị nhơ nhuốc mà nay chư Phật dạy quý vị
dùng nạo, bàn chải, nước, vải, v.v... để tẩy rửa mài giũa. Pháp
Phật thuyết ra, lời lời
đều là diệu pháp, có khả năng cắt đứt dòng sanh tử, và mau chóng đạt
thành tựu Phật đạo, chỉ có vấn đề là hợp căn cơ hay không hợp căn cơ.
Thế nên, chớ cưỡng ép phân biệt pháp môn cao
thấp. Năm pháp môn rất phổ thông thịnh hành ở nước Tàu là
Thiền-tông, Giáo-tông, Luật-tông, Tịnh-độ-tông, Mật-tông. Tùy theo ý
thích và căn tánh của mỗi người, có thể tự chọn lựa một pháp
môn ứng hợp. Nói chung, phải thâm nhập vào một pháp môn trường kỳ
không đổi thì mới mong thành tựu.
Thiền-tông chú trọng tham thiền. Tham thiền để "minh tâm kiến tánh",
tức là tham thấu bản lai diện mục của mình. Vì thế bảo rằng ngộ rõ tự
tâm, thấy suốt bổn tánh. Pháp môn này bắt đầu từ khi
Phật đưa cành hoa lên, cho đến sau khi Đạt Ma Tổ Sư truyền thừa sang
Đông Độ; người hạ thủ công phu thường luôn uyển chuyển. Chư thiền đức
trong đời Đường (618-907) và Tống (960-1279), phần nhiều
đều do nghe một lời hay nửa câu thì liền ngộ đạo. Thầy trò truyền
thừa bẩm thọ, dùng tâm ấn tâm, nhưng thật ra không có một pháp nào là
chân thật. Ngày thường tham vấn đối đáp, bất quá chỉ tùy
phương tiện mà giải kiết phược, hay do bệnh mà cho thuốc. Sau đời
Tống, căn khí con người ngày càng chậm lụt; giảng được mà không hành
được. Ví như câu: "Xả bỏ tất cả" hay "Chớ nghĩ thiện ác" đều
không thể hành được.
Nói không suy nghĩ việc thiện, lại đi suy nghĩ việc ác. Vì thế, chư Tổ Sư bất đắc dĩ mới chọn lựa biện pháp, dùng độc trị độc, bằng cách dạy người tu học tham khán công án. Bắt đầu là quán thoại đầu. Thậm chí phải nắm chặt câu thoại đầu trong từng sát na, mãi mãi không rời cho đến chết chẳng bỏ mất. Như chuột gặm quan tài, chỉ chuyên chú gặm một chỗ, không thông không ngừng. Mục đích là dùng một niệm để chế phục muôn niệm. Thật ra đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ; như thân bị mụn độc, nếu không dùng dao mỗ xẻ chữa trị thì khó mà sống nổi.
Nói không suy nghĩ việc thiện, lại đi suy nghĩ việc ác. Vì thế, chư Tổ Sư bất đắc dĩ mới chọn lựa biện pháp, dùng độc trị độc, bằng cách dạy người tu học tham khán công án. Bắt đầu là quán thoại đầu. Thậm chí phải nắm chặt câu thoại đầu trong từng sát na, mãi mãi không rời cho đến chết chẳng bỏ mất. Như chuột gặm quan tài, chỉ chuyên chú gặm một chỗ, không thông không ngừng. Mục đích là dùng một niệm để chế phục muôn niệm. Thật ra đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ; như thân bị mụn độc, nếu không dùng dao mỗ xẻ chữa trị thì khó mà sống nổi.
Công án của người xưa rất nhiều. Kẻ sau chuyên giảng xem khán thoại
đầu, như "quán thây chết này là ai" hay "trước khi cha mẹ sanh ra mặt
mũi chân thật của mình là gì". Từ từ các nơi xa gần
thường dùng câu thoại đầu "niệm Phật là ai".
Thật ra, tất cả câu thoại đầu đều đồng một dạng, và đều rất bình
thường, chẳng có chi là kỳ lạ. Ví như khi nói câu quán xem người tụng
kinh là ai, niệm chú là ai, lễ Phật là ai, ăn cơm là ai, mặc
y áo là ai, đi đứng là ai, ngủ nghỉ là ai, v.v... ý nghĩa của tất cả
câu trên đều như nhau. Giải đáp được chữ "ai", tức là thấy tâm. Lời nói
từ tâm khởi. Tâm dẫn đầu câu thoại đầu. Niệm từ tâm
khởi. Tâm dẫn đầu ý niệm. Muôn pháp từ tâm sanh. Tâm là đầu nguồn
của muôn pháp. Thật vậy, thoại đầu tức là niệm đầu. Niệm đầu tiên tức là
tâm. Lúc một niệm chưa sanh thì đó là thoại đầu. Do đó,
chúng ta phải biết rõ rằng quán thoại đầu tức là quán tâm. Khi cha mẹ chưa sanh, bản lai diện mục của chúng ta tức là tâm. Lúc quán xem bản lai
diện mục của chúng ta, trước khi cha mẹ sanh ra, vốn là gì, thì đó là quán tâm.
Tánh tức là tâm. "Phản văn văn tự kỶ" tức là nghe lại tự tánh của mình, hay quán lại tự tâm. "Viên chiếu thanh tịnh giác tướng" tức là tướng giác ngộ thanh tịnh chiếu sáng tròn đầy. Thể tướng giác ngộ thanh tịnh tức là chân tâm. Chiếu tức là quán. Tâm tức là Phật. Niệm Phật tức là quán Phật. Quán Phật tức là quán tâm. Vì vậy, "quán thoại đầu" hay bảo "quán người niệm Phật là ai" tức là quán tâm, cũng là quán chiếu thể giác thanh tịnh của tâm mình, nghĩa là quán chiếu tự tánh Phật tánh. Tâm tức là tánh, là giác, là Phật, và vốn không có hình tướng hay phương hướng nhất định, nên không thể nắm bắt. Tánh chất của tâm vốn thanh tịnh, biến khắp pháp giới, không vào không ra, không đến không đi, tức là pháp thân thanh tịnh xưa nay của chư Phật.
Tánh tức là tâm. "Phản văn văn tự kỶ" tức là nghe lại tự tánh của mình, hay quán lại tự tâm. "Viên chiếu thanh tịnh giác tướng" tức là tướng giác ngộ thanh tịnh chiếu sáng tròn đầy. Thể tướng giác ngộ thanh tịnh tức là chân tâm. Chiếu tức là quán. Tâm tức là Phật. Niệm Phật tức là quán Phật. Quán Phật tức là quán tâm. Vì vậy, "quán thoại đầu" hay bảo "quán người niệm Phật là ai" tức là quán tâm, cũng là quán chiếu thể giác thanh tịnh của tâm mình, nghĩa là quán chiếu tự tánh Phật tánh. Tâm tức là tánh, là giác, là Phật, và vốn không có hình tướng hay phương hướng nhất định, nên không thể nắm bắt. Tánh chất của tâm vốn thanh tịnh, biến khắp pháp giới, không vào không ra, không đến không đi, tức là pháp thân thanh tịnh xưa nay của chư Phật.
Hành giả phải nhiếp giữ và hộ trì sáu căn; nơi một niệm vừa sanh
khởi, phải quán sát và chiếu cố câu thoại đầu. Khởi tâm quán sát cho đến
lúc tự tâm thanh tịnh rời niệm. Lại phải thầm lặng liên
tục, điềm điềm đạm đạm, tịch tĩnh mà quán chiếu, để nhìn thấu năm
uẩn đều không, thì mới liễu ngộ thân tâm tròn đầy tịch tĩnh, không còn
một vật. Ngày đêm sáu thời, đi đứng nằm ngồi đều như như
bất động; lâu ngày công phu thâm hậu thì có khả năng thấy tánh thành
Phật, tức là trừ hết mọi khổ đau nguy hiểm.
Khi xưa, tổ sư Cao Phong bảo:
- Hành giả thường xem khán câu thoại đầu như việc lượm đá ở dưới đáy
hồ sâu trăm thuớc. Nếu trong bảy ngày mà không khai ngộ thì hãy chặt
đầu lão tăng.
Quý vị đồng tham học ! Đây là lời của người xưa, vốn là chân ngữ thật ngữ, chứ không dối lừa gạt gẫm ai !
Tại sao trong đời nay, người quán thoại đầu thì nhiều, nhưng người
ngộ đạo thì chẳng được bao nhiêu ? Đây là do căn khí của người đời nay
không thể sánh bằng người xưa. Lại nữa, do người tu thiền
chưa hiểu rõ nghĩa lý của việc khán thoại đầu. Có người do thân tâm
rối loạn nên tham đông tầm tây, vào nam ra bắc, đưa đến kết quả là cứ lo
làm việc ồn ào huyên náo cho đến già; đối với một câu
thoại đầu cũng không biết gì cả. Không biết rõ thoại đầu thì làm sao
tu thiền khán thoại đầu. Cả đời chỉ lo chấp trước vào văn tự danh
tướng, nên chỉ biết dụng tâm quán thoại đuôi.
"Ai đang niệm Phật" ! "Chiếu cố thoại đầu" ! Khán tới khán lui, tham
đi tham lại, vác câu thoại đầu đi khắp đông tây có lý nào ngộ được bản
nhiên vô vi của đại đạo ? Khi nào mới đạt đến địa vị
pháp vương, không đắm chấp tất cả muôn vật ? Mạt vàng rơi vào mắt,
khiến bị mù lòa, làm sao thấy vàng tỏa ánh hào quang được ! Thật đáng
thương lắm thay ! Như có một nữ nhi, lúc rời nhà học đạo
với chí nguyện phi thường, nhưng kết quả chẳng đạt gì hết, thật uổng
phí công lao. Thật tiếc thay !
Cổ nhân bảo:
- Thà ngàn năm không ngộ đạo, còn hơn một ngày đi lạc đường.
Việc tu hành để ngộ đạo, tuy dễ mà khó và tuy khó mà dễ. Ví như mở
đèn điện, nếu biết cách, chỉ dùng một ngón tay, thì ánh sáng đèn sẽ
chiếu sáng, khiến ngàn năm u minh tăm tối liền mất. Nếu
không biết cách thì sẽ làm hư hoại dây điện bóng đèn, rồi phiền não
ngày càng tăng trưởng. Ví như có vài người tham thiền quán thoại đầu,
khi gặp ma cảnh thì phát điên phát cuồng, ho ra máu, bị
bệnh tật, khiến lửa vô minh càng cháy sáng, sự trước chấp về mình và
người ngày càng nặng nề; có phải rằng những điều này do sự chấp trước
không ? Vì thế, người dụng công tham thiền cần phải điều
hòa thân tâm, khiến tâm bình khí hòa, không ngăn không ngại, không
còn thấy mình và người, thì khi đi đứng nằm ngồi, đều phù hợp với huyền
cơ vi diệu.
Khi tham thiền, không thể khởi tâm phân biệt. Bàn về chi tiết, lúc
khởi công phu tu đạo, người sơ cơ gặp những sự khó và dễ riêng. Người tu
lâu năm cũng có sự khó dễ riêng.
Những điểm khó khăn của người mới bắt đầu tham thiền ở nơi nào ? Khó
khăn ngay nơi thân tâm chưa thuần thục; chưa thông hay chưa rõ về cách
thức tu hành; do công phu không tiến triển được, nên
trong tâm dần dần sanh giải đãi, chỉ ngồi thiền ngủ nghê cho qua
ngày tháng. Kết quả: "Năm đầu tham thiền. Năm thứ hai là lão tham thiền.
Năm thứ ba chẳng còn tham thiền".
Ngược lại, cái dễ của người sơ cơ ở chỗ nào ? Chỉ cần thiết có tín tâm đầy đủ, có tâm lâu dài, và dụng vô tâm, thì tu hành rất dễ. Tín tâm có hai
phần. Thứ nhất, tin tâm
mình vốn là Phật; tâm đó cùng ba đời chư Như Lai đều không khác biệt.
Thứ hai, tin các pháp môn mà Phật Thích Ca thuyết giảng, mỗi
mỗi đều có thể cắt đứt dòng sanh tử, thành tựu quả vị Phật.
Bàn về tâm lâu dài, khi đã chọn một pháp môn thì phải hành trì suốt cả
đời, cho đến suốt đời vị lai cũng phải tu trì. Muốn tham
thiền thì phải tham khán cách như thế. Muốn niệm Phật hoặc trì chú
thì cũng phải hành trì như vậy. Người muốn học giáo lý thì phải hành trì
theo thứ tự: Văn, tư, tu. Dầu tu pháp môn nào đi nữa, điều quan trọng căn bản là phải giữ giới. Nếu làm được như thế thì tương lai sao không thể thành tựu đạo nghiệp được !
Ngài Quy Sơn bảo:
- Nếu ai có thể tu hành pháp này suốt ba đời mà không thối chuyển thì quả vị Phật quyết định sẽ có kỳ.
Ngài Vĩnh Gia cũng nói:
- Nếu dùng lời vọng ngữ dối gạt chúng sanh thì mãi mãi sẽ bị đọa lạc vào địa ngục cắt lưỡi hằng sa kiếp.
Gọi vô tâm, tức là xả bỏ hết tất cả, giống như người đã chết. Cả
ngày tùy theo nhân duyên mà làm việc, và không khởi một niệm phân biệt
chấp trước thì mới trở thành vô tâm đạo nhân.
Người sơ học nếu đã đủ ba tâm (tâm dài lâu, tâm kiên cố, và vô tâm),
khi tham khán câu thoại đầu "Ai đang niệm Phật", tức tự mình niệm thầm
câu "A Di Đà Phật", rồi khán xem người niệm Phật đó là
ai, và niệm khởi từ đâu ? Từ đâu khởi lên một niệm ? Nên biết một
niệm chẳng khởi từ miệng của mình, cũng không phải khởi lên từ nhục thân
này. Nếu tâm niệm khởi từ thân hay miệng thì khi chết
đi, thân miệng vẫn còn đó, sao lại không niệm được ? Nên biết rằng
niệm khởi từ tâm, tức từ tâm mà có niệm khởi. Nhìn thẳng chăm chăm vào,
như mèo rình chuột; tập trung tất cả sức lực tinh thần,
chẳng sanh hai niệm. Chớ gấp gáp muốn mau thành tựu, vì sẽ dễ dàng
phát sanh sự chướng ngại của bịnh tật. Đi đứng nằm ngồi đều phải như
thế. Công phu lâu ngày nếu thâm sâu, như quả chín sắp rụng,
thì khi nhân duyên đến, đụng tới quả liền rụng, tức đột nhiên đại
ngộ. Lúc ấy như người uống nước, tự biết nóng lạnh, liền đạt đến nơi vô
ngại, như tại ngã ba đường, gặp được cha mình, nên được
an lạc vô ngần.
Người tham thiền lâu năm gặp những việc khó dễ nào ? Gọi lão tham
thiền tức là người đã từng thân cận, gần gũi thiện tri thức, hay dụng
công nhiều năm, và đã từng trải qua một thời gian rèn
luyện, nên thân tâm thuần thục, biết rõ đường tu, tự tại dụng công,
không sợ khổ nhọc. Việc khó của các vị tham thiền lâu năm hay thượng tọa
là trong cảnh giới tự tại, sáng sủa rõ ràng, lại ngừng
tu để hưởng thụ, như dừng chân tại 'Hóa-thành', không muốn đến
'Bảo-sở'. Do thường thích lắng tâm tịch tĩnh chớ không thường thích để
tâm dao động, nên không thể đắc được thọ dụng chân thật. Thậm
chí lúc gặp cảnh thì tình sanh, rồi cố chấp thủ và xả.
Tâm khởi niệm thích thú hay chán chường rõ rệt, nên cứ bị vọng tưởng thô và tế bó buộc. Lại nữa, nếu dụng công phu như băng giá đóng đá gạch thì không thể khởi tác dụng. Kế đến, dần dần sẽ sanh bệnh giải đãi, rồi cuối cùng không thể đắc quả khởi dụng. Quý vị tham thiền lâu năm và chư thượng tọa nếu biết rõ điều khó khăn này thì phải nên lập tức đề khởi câu thoại đầu, phấn chấn tinh thần; nơi cây tre trăm thước phải tấn thêm bước nữa, hay phải lặn sâu dưới đáy biển để đạt đến quả vị cao, để rồi mặc tình thỏng tay tung hoành, đi đó đây, lễ bái tương kiến Phật Tổ.
Tâm khởi niệm thích thú hay chán chường rõ rệt, nên cứ bị vọng tưởng thô và tế bó buộc. Lại nữa, nếu dụng công phu như băng giá đóng đá gạch thì không thể khởi tác dụng. Kế đến, dần dần sẽ sanh bệnh giải đãi, rồi cuối cùng không thể đắc quả khởi dụng. Quý vị tham thiền lâu năm và chư thượng tọa nếu biết rõ điều khó khăn này thì phải nên lập tức đề khởi câu thoại đầu, phấn chấn tinh thần; nơi cây tre trăm thước phải tấn thêm bước nữa, hay phải lặn sâu dưới đáy biển để đạt đến quả vị cao, để rồi mặc tình thỏng tay tung hoành, đi đó đây, lễ bái tương kiến Phật Tổ.
Thoại đầu tức là nhất tâm.
Một tâm niệm của chúng ta không ở trung gian trong ngoài, mà cũng trú
tại chính giữa, trong, ngoài, giống như hư không
chẳng động mà biến khắp mọi nơi. Thế nên, không cần đề câu thoại đầu
lên cao hay cũng chẳng cần đề câu thoại đầu quá thấp. Đề khởi thoại đầu
lên cao quá thì sẽ bị trạo cử. Đề khởi thấp quá thì sẽ
bị lạc vào hôn trầm, trái ngược tâm tánh, chẳng phải trung đạo. Mọi
người đều sợ vọng tưởng, nên việc hàng phục chúng rất khó. Tôi xin thưa
với quý vị rằng chớ sợ vọng tưởng, cũng chẳng cần phí công sức hàng phục chúng. Quý vị chỉ việc nhận
rõ vọng tưởng, chứ không nên chấp
trước vào chúng, không chạy theo chúng, lại cũng chẳng cần đuổi dẹp
chúng; chỉ việc ngưng tâm niệm khởi liên tục, thì tự rời vọng tưởng. Vì vậy bảo rằng biết vọng khởi, tức là giác ngộ;
nghĩa là rời xa vọng tưởng.
Phải nên lợi dụng vọng tưởng mà hạ thủ công phu, như xem khán coi chúng xuất phát từ chỗ nào.
Nếu
nhận ra vọng tưởng vốn vô tánh, bản thể vốn không thì liền trở về
tâm tánh bổn không của chúng ta. Tự tánh pháp thân thanh tịnh của chư
Phật ngay nơi đó liền hiện ra trước mắt.
Bàn về lý rốt ráo, chân và vọng vốn đồng một thể; chúng sanh và chư
Phật không hai; sanh tử và Niết Bàn, Bồ Đề và phiền não, chúng đều là
bổn tâm bổn tánh, mà không nên khởi tâm phân biệt như đắm
chấp hay nhàm chán hoặc thủ hay xả. Tâm thanh tịnh này, gốc vốn là
Phật, chẳng cần dùng một pháp. Lý này thật nhiều lời. Hãy tham khán!
0 Kommentare:
Post a Comment