Nếu Phật-Tử, tự miệng rao nói tội lỗi, của Bồ-Tát xuất-gia, Bồ-Tát tại-gia,
Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy: Nhân rao nói tội
lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách-thức rao nói tội-lỗi, nghiệp rao nói tội-lỗi.
Là Phật-Tử, khi nghe những kẻ ác, ngoại-đạo cùng người nhị-thừa nói những điều
phi-pháp, trái Luật trong Phật-Pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ-bi giáo-hóa
những kẻ ác ấy cho họ sanh tín-tâm lành đối với đại-thừa, mà trái lại Phật-Tử
lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật-Pháp, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát
Ba-La-Di tội.
ĐỨC PHẬT KIẾT BỒ-TÁT GIỚI:
Thủa ấy, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, lúc mới thành đạo vô-thượng chánh-giác
trong khi ngồi dưới cội Bồ-Đề, Ngài bắt đầu kiết Bồ-Tát Giới. Ngài dạy:
Hiếu thuận với cha mẹ, Sư-Tăng, Tam-Bảo. Hiếu thuận pháp chí-đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm ngăn. Liền đó, từ nơi miệng, đức Phật phóng ra vô-lượng tia sáng. Bấy-giờ có đến trăm vạn ức đại-chúng, các Bồ-Tát, mười tám Phạm-Thiên, sáu cõi Trời Dục, mười sáu đại Quốc-vương đồng chắp tay chí tâm nghe đức Phật tụng Giới-Pháp đại-thừa của tất cả chư Phật.
Đức Phật nói với các vị Bồ-Tát: Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới-pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ-Tát sơ phát tâm, nhẫn đến các Bồ-Tát thập Phát-Thú. Thập Trưởng-Dưỡng, Thập Kim-Cương, Thập-Địa cũng tụng giới ấy. Vì thế nên giới-quang từ miệng ta phóng ra. Phóng quang là vì có duyên do, chớ chẳng phải vô cớ. Giới-Quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, chẳng phải sắc-pháp, cũng chẳng phải tâm-pháp, chẳng phải pháp-hữu, pháp-vô, cũng chẳng phải pháp nhân, pháp quả. Nó chính là bổn-nguyên của chư Phật, là căn-bổn của chúng Phật-Tử. Vì thế nên chúng Phật-Tử phải thọ-trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới-pháp này.
Chúng Phật-Tử lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ-Tát này, không luận là Quốc-Vương Thái-Tử, các Quan-chức hay Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, không luận là chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục, không luận là hàng thứ-dân, huỳnh-môn, dâm-nam, dâm-nữ hay hàng nô-tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ-thần, thần Kim-Cương hay loài súc-sanh nhẫn đến kẻ biến-hóa hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp-Sư thời đều thọ đặng giới, và đều gọi là thanh-tịnh thứ nhất.
Đức Phật bảo các Phật-Tử rằng:
Có mười điều giới trọng. Nếu người thọ giới Bồ-Tát mà không tụng điều giới nầy, thời người ấy không phải Bồ-Tát, không phải Phật-Tử. Chính ta cũng tụng như vậy. Tất cả Bồ-Tát đã học, sẽ học và đương học. Đã lược giảng xong tướng-trạng của giới Bồ-Tát cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì. Đức Phật dạy:
Có mười điều giới trọng. Nếu người thọ giới Bồ-Tát mà không tụng điều giới nầy, thời người ấy không phải Bồ-Tát, không phải Phật-Tử. Chính ta cũng tụng như vậy. Tất cả Bồ-Tát đã học, sẽ học và đương học. Đã lược giảng xong tướng-trạng của giới Bồ-Tát cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì. Đức Phật dạy:
1.
Giới sát sanh:
Nếu Phật-Tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng
sự giết, thấy giết mà tùy-hỉ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết : Nhân giết, duyên
giết, cách-thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu-tình có mạng sống đều
không được cố ý giết. Là Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ-bi, lòng
hiếu-thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng-sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ
lòng sát-sanh, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
2.
Giới trộm cướp:
Nếu Phật-Tử tự mình trộm cướp, bảo người trộm cướp, phương-tiện trộm cướp,
nhẫn đến dùng bùa chú trộm cướp : Nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức
trộm cướp, nghiệp trộm cướp. Tất cả tài-vật có chủ, dầu là của quỷ-thần hay kẻ
giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không đặng trộm cướp. Là
Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận, thường giúp cho
mọi người được phước, được vui, mà trái lại trộm cướp tài-vật của người,
Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
3.
Giới dâm:
Nếu Phật-Tử, tự mình dâm dục, bảo người dâm-dục, với tất cả phụ-nữ, các
loài cái, loài mái, cho đến Thiên-Nữ, Quỷ-nữ, Thần-nữ cùng phi-đạo mà hành dâm
: Nhân dâm-dục, duyên dâm-dục, cách-thức dâm-dục, nghiệp dâm-dục. Là Phật-Tử,
đối với tất cả không được cố dâm-dục. Lẽ ra phải có lòng hiếu-thuận, cứu-độ tất
cả những chúng-sanh, đem pháp thanh-tịnh khuyên dạy người, mà trái lại không có
tâm từ-bi, làm cho mọi người sanh việc dâm-dục, không lựa súc-sanh, cho đến
hành-dâm với mẹ, con, chị, em trong lục thân, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
4.
Giới vọng:
Nếu Phật-Tử, mình nói vọng-ngữ, bảo người vọng-ngữ, phương-tiện vọng-ngữ:
Nhân vọng-ngữ, duyên vọng-ngữ, cách-thức vọng-ngữ, nghiệp vọng-ngữ. Nhẫn đến
không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng-ngữ, tâm vọng-ngữ. Là
Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn chánh-ngữ, chánh-kiến, và cũng làm cho tất cả
chúng-sanh có chánh-ngữ, chánh-kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà-ngữ,
tà-kiến, tà-nghiệp, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
5.
Giới bán rượu:
Nếu Phật-Tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu : Nhân bán rượu, duyên
bán rượu, nghiệp bán rượu, - Tất cả rượu không được bán - Rượu là nhân-duyên
sanh tội lỗi. Là Phật-Tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng-sanh có trí-tuệ
sáng-suốt, mà trái lại đem sự mê say điên-dảo cho tất cả chúng-sanh, Phật-Tử
này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
6.
Giới rao lỗi của tứ chúng:
Nếu Phật-Tử, tự miệng rao nói tội lỗi, của Bồ-Tát xuất-gia, Bồ-Tát tại-gia,
Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy : Nhân rao nói tội
lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách-thức rao nói tội-lỗi, nghiệp rao nói tội-lỗi.
Là Phật-Tử, khi nghe những kẻ ác, ngoại-đạo cùng người nhị-thừa nói những điều
phi-pháp, trái Luật trong Phật-Pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ-bi giáo-hóa
những kẻ ác ấy cho họ sanh tín-tâm lành đối với đại-thừa, mà trái lại Phật-Tử
lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật-Pháp, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát
Ba-La-Di tội.
7.
Giới tự khen mình chê người:
Nếu Phật-Tử, tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê
người : Nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người.
Là Phật-Tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ-nhục cho tất cả
chúng-sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật-Tử tự
phô dương tài-đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị
khinh chê, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
8.
Giới bỏn sẻn thêm mắng đuổi:
Nếu Phật-Tử, tự mình bỏn-sẻn, bảo người bỏn-sẻn : Nhân bỏn-sẻn, duyên
bỏn-sẻn, cách-thức bỏn-sẻn, nghiệp bỏn-sẻn. Phật-Tử khi thấy những người
bần-cùng đến cầu xin, phải cấp cho theo chỗ cần dùng của họ. Mà Phật-Tử lại đem
lòng giận ghét, cho đến không cho một mảy, có người đến cầu học giáo-pháp cũng
chẳng nói một kệ một câu, lại còn xua đuổi quở mắng, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát
Ba-La-Di tội.
9.
Giới giận hờn không nguôi:
Nếu Phật-Tử, tự mình giận, bảo người giận : Nhân giận, duyên giận, cách
thức giận, nghiệp giận. Người Phật-Tử lẽ ra phải làm cho tất cả chúng-sanh được
những căn lành không gây gổ, thường có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận. Mà trái
lại, đối với trong tất cả chúng-sanh, cho đến trong loài phi chúng-sanh, đem
lời ác mạ-nhục, còn thêm dùng tay, chân, dao, gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả
dạ, cho đến nạn-nhân kia lấy lời nhỏ nhẹ xin lỗi, cầu sám-hối tạ-tội, nhưng vẫn
còn không hết giận, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
10.
Giới hủy báng Tam-Bảo:
Nếu Phật-Tử, tự mình hủy-báng Tam-Bảo, xúi người hủy-báng Tam-Bảo : Nhân
hủy-báng, duyên hủy-báng, cách-thức hủy-báng, nghiệp hủy-báng. Phật-Tử nghe một
lời hủy-báng Tam-Bảo của ngoại-đạo và kẻ ác, còn đau lòng như ba trăm cây nhọn
đâm vào tim mình, huống là tự miệng mình hủy-báng ! Không có đức tin và lòng
hiếu-thuận đối với Tam-Bảo, lại còn giúp sức cho những kẻ ác, kẻ tà-kiến
hủy-báng nữa, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.
ĐỨC PHẬT KẾT RĂN:
Này các Phật-Tử! Trên đây là mười giới trọng của
Bồ-Tát, các Phật-Tử cần nên học. Trong mười giới đó không nên trái phạm một
giới nào cả, dầu một mảy nhỏ như vi-trần, huống chi phạm đủ cả mười giới ư!
Nếu có người nào trái phạm, thời người ấy hiện đời không được phát Bồ-Đề tâm,
rồi cũng mất ngôi Quốc-Vương, ngôi Chuyển-Luân-Vương, ngôi Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni,
cũng mất những quả Thập Phát Thu, Thập Trưởng-Dưỡng, Thập Kim-Cương, Thập-Địa, tất
cả diệu quả Phật-Tánh thường-trú đều mất, đọa trong ba ác-đạo, trong hai kiếp,
ba kiếp chẳng được nghe danh-tự của cha mẹ và Tam-Bảo. Vì thế nên không được
phạm một giới nào cả. Tất cả Bồ-Tát các Ngài đã học, sẽ học và hiện nay học.
Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì. (Trích Kinh Phạm Vọng)
0 Kommentare:
Post a Comment