Lời Giới Thiệu:
Công đức ấy vốn chẳng phải công đức; Bồ tát ấy vốn chẳng phải
Bồ-tát; Các vi trần ấy vốn chẳng phải vi trần; Thân to lớn ấy vốn
chẳng phải to lớn; Phàm phu ấy vốn chẳng phải phàm phu; Chúng sanh
ấy vốn chẳng phải chúng sanh; Thân cụ túc vốn chẳng phải cụ túc;
Thiệt tướng ấy vốn chẳng phải thiệt tướng; Nhẫn nhục Ba-La-Mật vốn
chẳng phải Nhẫn nhục Ba-La-Mật; Diệt độ vô lượng chúng chánh vốn
chẳng phải diệt độ; Các thứ tâm đều chẳng phải tâm; Phước đức nhiều
vốn chẳng phải phước đức; Đức Như Lai thuyết pháp vốn chẳng phải
thuyết pháp; Pháp Như Lai thuyết vốn chẳng phải Phật Pháp; Hóa độ
chúng sanh vốn chẳng phải hóa độ; 32 tướng tốt vốn chẳng phải đức
tướng của Như Lai; Trang nghiêm cõi Phật vốn chẳng phải trang nghiêm; Tam
thiên đại thiên thế giới vốn chẳng phải Tam thiên đại thiên thế giới;
Ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến chính chẳng phải
Ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến; Chứng A-La-Hán
vốn chẳng phải là A-La-Hán; Vô thượng chánh đẳng chánh giác vốn
chẳng phải Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác…v.v..
Sự thực của những lời nói trên là gì? Phải chăng đây là những
lời ngụy tạo của những người không ưa, không thích, không hiểu và
không tin vào Phật Pháp? Không phải vậy! Những lời dẫn trên được nương
theo những lời của Đức Phật nói trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
– Lời Phật nói vốn không dối trá, không thêm bớt, không thêu dệt –
Những lời trân thật tuyệt đối, quyết không chống, trái. Vậy ý nghĩa
đích thực những lời trong Kinh là gì? Nguyên nhân nào Phật nói Kinh
Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật? Tại sao Đức Phật lại „phủ định“ những lời
nói của mình? Sẽ có hàng loạt những câu hỏi mang tính nghi vấn được
đặt ra, nếu chúng ta không có cơ hội để tìm hiểu thật kỹ lưỡng bộ
Kinh Pháp này.
Xin giới thiệu tới các Đạo hữu bộ kinh Pháp: Kinh Kim Cang Bát Nhã
Ba La Mật của Ngài Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (Hán dịch)
và Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch sang Việt ngữ.
Đọc Kinh Kim Cang để biết Tâm là gì? Đọc Kinh Kim Cang để biết cách
Hàng Phục Tâm như thế nào? Và đọc Kinh Kim Cang để biết cách An Trụ
Tâm ra làm sao?...v.v.
Những lời giới thiệu trên đây sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết và sơ
sài. Rất mong các bậc Thiện Tri Thức cùng các Đạo hữu hoan hỉ lượng
thứ và từ bi chỉ dẫn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
BBT
PHẬT NÓI KINH KIM-CANG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Việt dịch: Thích Trí-Tịnh
HƯƠNG TÁN
Lư hương xạ
nhiệt,
Pháp-giới mông huân.
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân,
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
Pháp-giới mông huân.
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân,
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
NAM-MÔ
HƯƠNG-VÂN-CÁI BỒ-TÁT. (3 lần)
TỊNH KHẨU
NGHIỆP CHÂN-NGÔN
Tu rị, tu
rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta-bà-ha. (3 lần)
TỊNH TAM
NGHIỆP CHÂN-NGÔN
Án ta phạ,
bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
ÁN THỔ-ĐỊA
CHÂN-NGÔN
Nam-mô tam
mãn, đa một đà nẫm, án, độ rô, độ rô địa vĩ, ta bà ha. (3 lần)
PHỔ
CÚNG-DƯỜNG CHÂN-NGÔN
Án nga-nga
nẵng, tam bà phạ, phiệt nhật ra hồng. (3 lần)
PHỤNG THỈNH
BÁT KIM-CANG
Phụng thỉnh
Thanh-Trừ-Tai Kim-Cang.
Phụng thỉnh Bích-Độc-Thần Kim-Cang.
Phụng thỉnh Huỳnh-Tùy-Cầu Kim-Cang.
Phụng thỉnh Bạch-Tịnh-Thủy Kim-Cang.
Phụng thỉnh Xích-Thanh-Hỏa Kim-Cang.
Phụng thỉnh Định-Trì-Tai Kim-Cang.
Phụng thỉnh Tử-Hiền Kim-Cang.
Phụng thỉnh Đại-Thần Kim-Cang.
Phụng thỉnh Bích-Độc-Thần Kim-Cang.
Phụng thỉnh Huỳnh-Tùy-Cầu Kim-Cang.
Phụng thỉnh Bạch-Tịnh-Thủy Kim-Cang.
Phụng thỉnh Xích-Thanh-Hỏa Kim-Cang.
Phụng thỉnh Định-Trì-Tai Kim-Cang.
Phụng thỉnh Tử-Hiền Kim-Cang.
Phụng thỉnh Đại-Thần Kim-Cang.
PHỤNG THỈNH
TỨ BỒ-TÁT
Phụng thỉnh
Kim-Cang-Quyến Bồ-tát.
Phụng thỉnh Kim-Cang-Sách Bồ-tát.
Phụng thỉnh Kim-Cang-Ái Bồ-tát.
Phụng thỉnh Kim-Cang-Ngữ Bồ-tát.
Phụng thỉnh Kim-Cang-Sách Bồ-tát.
Phụng thỉnh Kim-Cang-Ái Bồ-tát.
Phụng thỉnh Kim-Cang-Ngữ Bồ-tát.
PHÁT NGUYỆN
VĂN
Khể thủ
tam-giới Tôn,
Quy mạng thập-phương Phật.
Ngã kim phát hoằng nguyện:
Trì thử Kim-Cang kinh.
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tất phát bồ-đề tâm.
Tận thử nhứt báo thân,
Vãng sanh Cực-Lạc quốc.
Quy mạng thập-phương Phật.
Ngã kim phát hoằng nguyện:
Trì thử Kim-Cang kinh.
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tất phát bồ-đề tâm.
Tận thử nhứt báo thân,
Vãng sanh Cực-Lạc quốc.
VÂN HÀ PHẠM
Vân hà đắc
trường thọ,
Kim-Cang bất hoại thân?
Phục dĩ hà nhân-duyên
Đắc đại kiên-cố-lực?
Vân hà ư thử kinh
Cứu cánh đáo bỉ ngạn?
Nguyện Phật khai vi-mật
Quảng vị chúng-sanh thuyết.
Kim-Cang bất hoại thân?
Phục dĩ hà nhân-duyên
Đắc đại kiên-cố-lực?
Vân hà ư thử kinh
Cứu cánh đáo bỉ ngạn?
Nguyện Phật khai vi-mật
Quảng vị chúng-sanh thuyết.
NAM-MÔ
BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT. (3 lần)
KHAI KINH KỆ
Vô thượng
thậm thâm vi-diệu pháp.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ-trì,
Nguyện giải Như-Lai chân thật nghĩa.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ-trì,
Nguyện giải Như-Lai chân thật nghĩa.
NAM-MÔ
BÁT-NHÃ HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)
PHẬT NÓI KINH
KIM-CANG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Diêu-Tần, Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư
Cưu-Ma-la-Thập, Hán dịch.
Thích Trí-Tịnh, Việt dịch.
Diêu-Tần, Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư
Cưu-Ma-la-Thập, Hán dịch.
Thích Trí-Tịnh, Việt dịch.
Ta nghe như
vầy: Một thuở nọ, đức Phật ở trong vườn Kỳ-Thọ, Cấp-Cô-Độc, tại nước Xá-Vệ,
cùng với chúng đại Tỳ-kheo, một nghìn hai trăm năm mươi người câu-hội.
Lúc đó, gần
đến giờ ăn, đức Thế-Tôn đắp y, cầm bát, vào thành lớn Xá-Vệ mà khất thực.
Trong thành
ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất-thực xong trở về Tịnh-Xá, dùng
cơm, rồi cất y-bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải tòa mà ngồi.
Bấy giờ, ông
Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề, ở trong đại-chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch áo bên
vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đất, cung kính chắp tay, mà bạch cùng đức Phật
rằng:
"Hi-hữu
thay, đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay
phó-chúc cho các vị Bồ-tát!
Bạch đức
Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng-phục tâm mình như thế
nào?"
Đức Phật dạy: "Hay thay! Hay thay! Nầy Tu-Bồ-Đề! Đúng như lời của ông
vừa nói, đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho
các vị Bồ-tát.
"Nay ông nên lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói. Trang thiện-nam, người
thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ tâm như thế nầy,
phải hàng-phục tâm mình như thế nầy"...
"Vâng, bạch đức Thế-Tôn! Con xin vui thích muốn nghe."
Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình
như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài
thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc
loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài
chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho
được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số,
vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ
cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân,
tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.
Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, vị Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ
trụ-trước mà làm việc bố-thí. Nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố-thí,
không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố-thí.
Này, Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phải nên bố-thí như thế, chẳng trụ-trước nơi
tướng. Tại vì sao? Vì nếu vị Bồ-tát, không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời
phước-đức nhiều không thể suy lường.
Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương
đông chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn, không thể suy-lường được."
"Tu-Bồ-Đề! Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương nam, tây, bắc,
cõi hư-không ở bốn hướng cạnh, và cõi hư-không ở trên, dưới, chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể suy-lường được."
"Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời
phước-đức cũng lại như thế, không thể suy-lường được.
Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát chỉ phải nên đúng như lời Ta đã dạy đó mà trụ.
Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai
chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai.
Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải
thân-tướng."
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu
nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai".
Ông Tu-Bồ-Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như có
chúng-sanh nào được nghe những câu trong bài giảng- giải như vậy, mà sanh lòng
tin là thiệt chăng?"
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như-Lai
diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin
nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy
chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn,
năm đức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức
Phật rồi.
Như có ai nghe những câu trong bài nầy sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến
chừng trong khoảng một niệm. Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai đều thấy, đều biết, những
chúng-sanh đó đặng phước-đức vô-lượng dường ấy. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh
đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không
có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh
đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh,
thọ-giả.
Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và
vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh,
thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp.
Cũng bởi nghĩa đó, Như-Lai thường dạy rằng: "Nầy, các Tỳ-kheo, các ông
phải biết rằng, pháp của Ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải
xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"
Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chứng được quả Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác chăng? Đức Như-Lai có nói pháp chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không
có pháp nhứt định nào, gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cũng không có
pháp nhứt định nào, mà đức Như-Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức
Như-Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng
phải "không-phải-pháp". Tại vì sao? Vì tất cả Hiền-Thánh, đều do nơi
pháp vô-vi mà có từng-bực khác nhau".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy
cả cõi tam-thiên, đại-thiên, để làm việc bố-thí, phước-đức của người đó đặng,
có nhiều hay chăng?"
Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, rất nhiều! Tại làm sao? Vì
phước-đức đó, chính là không phải thật phước-đức, cho nên đức Như-Lai nói là
phước-đức nhiều".
"Còn như có người, nơi trong kinh nầy, nhẫn đến thọ-trì một bài kệ bốn
câu v.v... lại giảng nói cho người khác, thời phước-đức nầy trội hơn phước-đức
trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tất cả các đức Phật, và pháp Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác của các đức Phật, đều từ kinh này mà có ra. Nầy Tu-Bồ-Đề!
Phật-pháp nói đó chính chẳng phải là Phật-pháp.
"Tu-Bồ-Đề! Vị Tu-Đà-Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả
Tu-Đà-Hoàn chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, không thể được! Bởi vì sao?
Vì vị Tu-Đà-Hoàn, gọi là bực Nhập-Lưu, và chính không nhập vào nơi đâu, chẳng
vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu-Đà-Hoàn".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị Tư-Đà-Hàm có thể tự nghĩ rằng
mình được quả Tư-Đà-Hàm chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao?
Vì vị Tư-Đà-Hàm gọi là bực Nhất-Vãng-Lai, mà thiệt không có vãng-lai, đó gọi là
Tư-Đà-Hàm".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-Na-Hàm có thể tự nghĩ rằng,
mình được quả A-Na-Hàm chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao?
Vì vị A-Na-Hàm gọi là bực Bất-Lai, mà thiệt không có tướng bất-lai, cho nên gọi
là A-Na-Hàm".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng,
mình chứng được quả vị A-La-Hán chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao?
Vì thiệt không có pháp chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị
A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn
chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.
Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật dạy rằng con được môn "vô-tranh
tam-muội", là bực nhứt trong mọi người, là bực A-La-Hán ly-dục thứ nhứt.
Bạch đức Thế-Tôn! Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả-vị A-La-Hán, thời chắc
đức Thế-Tôn chẳng nói: Tu-Bồ-Đề là người ưa hạnh tịch-tịnh. Bởi Tu-Bồ-Đề thiệt
không khởi một niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưa hạnh tịch tịnh".
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở
chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức
Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."
"Này, Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bồ-tát có trang-nghiêm Phật độ
chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, tại vì sao? Vì trang-nghiêm Phật-độ đó,
chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm."
"Này, Tu-Bồ-Đề! Vì thế các vị đại Bồ-tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh
như vầy: chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi
thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh tâm, nên
"không-chỗ-trụ-trước" mà sanh tâm thanh-tịnh kia.
Này, Tu-Bồ-Đề! Ví như có người, thân như núi chúa Tu-Di, ý của ông nghĩ thế
nào? Thân của người đó, có lớn chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất lớn. Bởi vì sao? Vì đức
Phật nói chẳng phải thân, đó mới gọi là thân lớn."
"Tu-Bồ-Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những
sông Hằng nhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong
những-sông-Hằng đó, chừng có nhiều chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Nội những-sông-Hằng
đã là nhiều vô-số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"
"Này, Tu-Bồ-Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông: Nếu có trang nam-tử, thiện
nữ-nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên
đại-thiên để làm việc bố-thí, người đó đặng phước có nhiều không?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều."
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Nơi trong kinh này, nếu có trang
thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và
giảng nói cho người khác nghe, thời phước-đức này hơn phước-đức trước kia.
Này Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, tùy chỗ nào giảng nói kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ
bốn câu v.v... phải biết chỗ đó, tất cả Trời, Người, A-Tu-La... trong đời, đều
nên cúng-dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là, có người nào hay
thọ-trì, đọc-tụng, trọn cả kinh nầy!
Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết người ấy thành-tựu pháp tối-thượng, hy-hữu bực
nhứt.
Còn nếu kinh điển nầy ở tại chỗ nào, thời chỗ đó chính là có đức Phật, hoặc
có hàng tôn-trọng Đệ-Tử của Phật."
Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tên gọi
kinh nầy là gì? Chúng con phải phụng-trì thế nào?"
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề rằng: "Kinh nầy tên là Kim-Cang Bát-Nhã
Ba-La-Mật, ông nên theo danh-tự ấy mà phụng-trì.
Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề, đức Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật, chính chẳng phải
Bát-nhã ba-la-mật, đó gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chỗ nào nói pháp
chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai không có
chỗ nào nói pháp".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bao nhiêu vi-trần trong cõi
tam-thiên, đại-thiên, thế là nhiều chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Những vi-trần ấy, đức Như-Lai nói chẳng phải vi-trần,
đó tạm gọi là vi-trần. Đức Như-Lai nói thế-giới cũng chẳng phải thế-giới, chỉ
tạm gọi là thế-giới.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi- hai tướng mà
thấy Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không.- Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy
được Như-Lai.
Bởi vì sao? Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó
chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."
"Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, đem thân-mạng,
bằng số cát sông Hằng ra bố-thí. Nếu lại có người giữ theo trong kinh nầy, mà
thọ-trì nhẫn đến những bài kệ bốn câu v.v..., mà giảng nói cho người khác nghe,
thời phước của người nầy nhiều hơn người trên."
Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề nghe đức Phật nói kinh nầy, thời ông hiểu thấu
nghĩa-thú của kinh, nên ông buồn khóc, rơi lệ mà bạch với đức Phật rằng:
"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy,
từ ngày trước khi đặng huệ-nhãn đến nay, con chưa từng được nghe kinh điển như
thế nầy.
"Bạch đức Thế-Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh nầy, mà có lòng tin
thanh-tịnh, thời chính là sanh thiệt-tướng. Phải biết người ấy thành-tựu
công-đức hi-hữu bực nhất.
Bạch đức Thế-Tôn! Thiệt-tướng đó chính chẳng phải tướng, cho nên đức
Như-Lai gọi là thiệt tướng.
Bạch đức Thế-Tôn! Nay con được nghe kinh-điển như thế nầy, con tin hiểu,
thọ trì, chẳng đủ lấy làm khó.
Nếu khoảng năm-trăm năm rốt sau ở đời tương-lai, mà có chúng-sanh nào đặng
nghe kinh nầy, rồi tin hiểu thọ-trì, thời người ấy chính là hi-hữu bực nhứt.
Bởi vì sao? Người ấy không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có
tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.
Vì sao thế? Vì tướng ngã chính là không phải tướng, tướng nhân, tướng
chúng-sanh, tướng thọ-giả, chính là không phải tướng!
Bởi vì sao? Vì rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Đúng thế! Đúng thế! Lại như có người được
nghe kinh nầy mà lòng không kinh-hãi, không e sợ, không nhút-nhát, thời phải
biết, người đó rất là hi-hữu. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói môn
Ba-la-mật thứ nhất chính chẳng phải môn Ba-la-mật thứ nhất, đó tạm gọi là môn
Ba-la-mật thứ nhất.
Tu-Bồ-Đề! Môn Nhẫn- nhục Ba-la-mật, đức Như-Lai nói đó chẳng phải Nhẫn-nhục
Ba-la-mật, mà tạm gọi là Nhẫn-nhục Ba-la-mật.
Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca-Lợi chặt đứt thân thể.
Trong lúc đó, Ta không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng
chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.
Vì sao vậy? Vì thuở xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn
có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời lẽ ra Ta khởi
lòng hờn-giận.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta lại nhớ hồi thuở quá-khứ, trong năm trăm đời, Ta làm vị
Tiên nhẫn-nhục. Trong bao nhiêu đời đó, Ta không tướng ngã, không tướng nhân,
không tướng chúng-sanh, không tướng thọ-giả.
Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên, Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên
trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không
trụ-trước vào đâu cả.
Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ, cho nên đức
Phật nói, tâm của Bồ-tát chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát vì lợi-ích cho tất cả chúng-sanh, nên phải bố-thí như
thế. Đức Như-Lai nói tất cả các tướng chính là không phải tướng, lại nói tất cả
chúng-sanh chính là chẳng phải chúng-sanh.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai là bực nói lời chân-chánh, lời chắc-thiệt, lời
đứng-đắn, lời không phỉnh-phờ, lời không sai-khác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp của đức Như-Lai chứng đặng, pháp ấy, không thiệt, không
hư.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu tâm của Bồ-tát trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí,
thời như người vào chỗ tối-tăm, liền không thấy đặng chi cả.
Nếu tâm của Bồ-tát, không trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như
người có mắt sáng, lại có ánh-sáng của mặt-trời chiếu đến liền thấy các thứ
hình-sắc.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Về đời đương-lai, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào,
có thể thọ-trì, đọc tụng kinh nầy, liền được đức Như-Lai dùng trí-huệ của Phật,
đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức
vô-lượng, vô-biên.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, vào khoảng buổi
sáng, đem thân-mạng bằng số cát sông Hằng để bố-thí, vào khoảng buổi trưa, lại
đem thân-mạng bằng số cát sông Hằng để bố-thí, vào khoảng buổi chiều cũng đem
thân-mạng, bằng số cát sông Hằng để bố-thí; trong vô-lượng trăm-nghìn muôn-ức
kiếp, đem thân mạng bố-thí như thế.
Lại như có người nào, nghe kinh điển nầy mà sanh lòng-tin không trái, thời
phước của người nầy, hơn phước của người trước kia, huống chi là biên-chép,
thọ-trì, đọc-tụng, nói cho người khác nghe!
Nầy Tu-Bồ-Đề! Tóm tắt mà nói đó, thời kinh nầy có vô-biên công-đức không
thể nghĩ bàn, không thể cân lường được.
Đức Như-Lai vì người phát-tâm đại-thừa mà nói, vì người phát-tâm
tối-thượng-thừa mà nói.
Như có người nào, có thể thọ-trì, đọc-tụng, giảng nói rộng ra cho người
khác nghe, thời đức Như-Lai đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy
đều được thành-tựu công-đức không thể lường được, không thể cân được, không có
ngằn mé, không thể nghĩ bàn được.
Những người như thế, chính là người gánh vác pháp Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác của đức Như-Lai.
Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì nếu người nào ham-ưa pháp tiểu-thừa,
chấp-trước tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời ở nơi
kinh nầy, người ấy không thể nghe-nhận, đọc tụng và giảng-nói cho người khác
nghe được.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu những nơi-chỗ nào mà có kinh nầy, thời tất cả Trời,
người, A-Tu-la..., trong đời đều nên cúng-dường. Phải biết chỗ đó chính là tháp
thờ đức Phật, đều phải cung kính lễ lạy, đi nhiễu quanh, đem các món hoa-hương
mà rải trên chỗ đó.
Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang nam-tử, thiện nữ-nhân nào, thọ-trì,
đọc-tụng, kinh nầy, lại bị người khinh-tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra
trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác-đạo, nhưng bởi trong đời
nay, bị người khinh-tiện, nên tội-nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền
được tiêu-diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta nhớ lại hồi thuở trước đức Phật Nhiên-Đăng ra đời,
vô-lượng vô-số kiếp về quá-khứ, Ta gặp đặng tám-trăm bốn-nghìn muôn-ức
na-do-tha các đức Phật, lúc ấy Ta thảy đều hầu-hạ, cúng-dường, không có luống
bỏ qua.
Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có người hay thọ-trì, đọc-tụng kinh nầy, thời
công-đức của những người ấy có được, nếu đem so sánh với công-đức cúng-dường
các đức Phật của Ta trong thuở trước, thời công-đức của Ta sánh không bằng một
phần trăm, một phần nghìn, muôn, ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng
được.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có trang thiện-nam, người
thiện-nữ nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, công-đức của những người đây đặng,
nếu Ta nói đủ hết cả ra, hoặc có kẻ nghe đó, trong lòng liền cuồng-loạn,
nghi-ngờ, không tin.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết rằng, vì nghĩa-lý của kinh nầy chẳng thể nghĩ-bàn
được, nên quả-báo cũng không thể nghĩ-bàn được!"
Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Trang
thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải
trụ-tâm như thế nào? Phải hàng-phục tâm mình như thế nào?".
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm
Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác đó, thời phải sanh-tâm như vầy: Ta phải diệt-độ
tất cả chúng-sanh, diệt-độ tất cả chúng-sanh xong, mà không có một chúng-sanh
nào thiệt diệt-độ.
Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát mà còn có tướng ngã; tướng nhân, tướng
chúng-sanh, tướng thọ-giả thời chính là chẳng phải Bồ-tát.
Vì cớ sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì thiệt ra không có pháp chi phát-tâm Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác cả?
Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng
thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác
chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy,
thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành
Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có
pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở
đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho
nên đức Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:
"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi
vì sao? Vì Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.
Nếu có người nói rằng: Đức Như-Lai được thành Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác.
Này Tu-Bồ-Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác.
Này Tu-Bồ-Đề! Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của đức Như-Lai chứng được,
trong đó không thiệt, không hư, vì thế đức Như-Lai nói, tất cả pháp đều là
Phật-pháp.
Này Tu-Bồ-Đề! Tất-cả pháp mà đức Phật nói đó, chính chẳng phải tất-cả pháp,
cho nên gọi là tất-cả pháp.
Này Tu-Bồ-Đề! Ví như thân người cao lớn."
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức
Như-Lai nói thân người cao lớn, chính là chẳng phải thân cao lớn, đó tạm gọi là
thân cao lớn"
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment