Vì sao vậy? Vì tạp
duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện
của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm
chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành
mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh
hạnh vãng sanh của mình lẫn người...
Trích yếu lời phán định hai cách tạp tu và chuyên tu Tịnh nghiệp của đại sư Thiện Ðạo đời Ðường
Hỏi: Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?
Ðáp: Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.
Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được sanh. Vì sao vậy?
Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.
Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai [người được vãng sanh], trong cả ngàn người hiếm được ba bốn.
Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.
Xin hết thảy mọi người khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?
Nhận định:
Ấn Quang đại sư nói:
“Hòa
Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài dạy về chuyên tu
nghĩa là: thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi
nơi, thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); khẩu nghiệp
chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng
thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); ý nghiệp chuyên niệm thì vãng
sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!
Tạp
tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm
chẳng thuần nhất nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ
miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thay đổi được!”
Xin các hành nhân một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.
0 Kommentare:
Post a Comment