Nay trên đường đời người chen chúc nhau, tới
lui không ngớt, đa phần đều là những kẻ gây khổ lụy cho cha mẹ, còn những người
có thể báo đáp thâm ân cha mẹ, nào có mấy ai?
Chu An Sỹ - Nguyễn
Minh Tiến dịch và chú giải
Khi thần thức nhập thai, không chỉ tự mình chịu nhiều
khổ não, mà người mẹ cũng phải chịu vô vàn đau khổ. Không bàn đến việc mang
thai mười tháng thì mỗi ngày đều dài dằng dặc như một năm, đến lúc sinh ra thì
người mẹ cũng phải chịu đủ điều thống khổ, hổ thẹn cũng như xấu hổ khó nói hết.
Mỗi giây mỗi phút đều cận kề cái chết, mỗi một ý niệm đều chỉ cầu mong sống
sót. Như may mắn vượt qua được sự khó khăn khi sinh nở, liền yêu quý con thơ
như bảo bối. Vì thế nên lúc nào cũng bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, nuôi nấng
bồng ẵm cho đến trưởng thành, tinh huyết một đời âm thầm cạn kiệt.
Thuở xưa có vị
sa-di, năm lên bảy tuổi đã xin mẹ xuất gia học đạo. [Chuyên cần tu tập, đến năm
8 tuổi] chứng được đạo quả, thấy biết việc đời trước. Nhân khi nhìn thấy việc đời
trước liền than rằng: “Chỉ một thân này của ta mà làm khổ lụy đến năm người mẹ!
Trong đời thứ nhất, khi ta ra đời thì bên nhà hàng xóm cũng có người sinh con.
Ta lại chết sớm, mẹ ta nhìn thấy con của người hàng xóm trưởng thành mà đau buồn
khổ sở. Qua đời thứ hai ta sinh ra chưa được bao lâu thì chết, mẹ ta mỗi khi
nhìn thấy người khác cho con bú thì lại nhớ đến ta, đau buồn khôn xiết. Sang đời
thứ ba, ta được mười tuổi thì chết. Mẹ ta mỗi khi thấy những đứa trẻ cùng tuổi
ăn uống thì lại nhớ đến ta, đau khổ vô cùng. Sang đời thứ tư, ta chưa đến tuổi
lấy vợ thì đã chết. Mẹ ta mỗi khi nhìn thấy những người bằng tuổi ta cưới vợ
thì lại nhớ ta mà sinh tâm đau buồn. Nay là đời thứ năm, ta vừa được bảy tuổi
đã xin xuất gia học đạo, mẹ ta ở nhà nhớ mong, lại cũng sinh tâm đau buồn. Ta
quán xét cõi luân hồi sinh tử thật mê lầm, làm khổ lụy đến người thân như thế,
nên phải chuyên cần tinh tấn tu tập Chánh đạo.”
Nay trên đường đời người chen chúc nhau, tới
lui không ngớt, đa phần đều là những kẻ gây khổ lụy cho cha mẹ, còn những người
có thể báo đáp thâm ân cha mẹ, nào có mấy ai?
Một lần sinh ra trong đời là một lần gây khổ lụy
cho cha mẹ. Sinh ra trăm, ngàn đời tức là gây khổ lụy cho trăm, ngàn cha mẹ. Nếu
có thể siêu thoát vượt ngoài thế gian, được hóa sinh từ hoa sen [nơi Cực Lạc],
thì vĩnh viễn không còn gây khổ lụy cho cha mẹ nào nữa, như vậy chẳng phải là bậc
đại hiếu trong hàng đại hiếu đó sao?
Ngày nay những kẻ hủy báng Phật pháp, ngược lại
cho rằng người xuất gia là bất hiếu. Những kẻ ấy chính là cam tâm tiếp tục việc
vào thai, gây khổ lụy mãi cho cha mẹ.
(Trích An Sĩ Toàn Thư - Khuyên người
người Phật cầu sinh Tịnh độ)
0 Kommentare:
Post a Comment