"Thành ra hạnh hoan hỉ của Đức Di Lắc rất là
giản dị, làm thế nào mình hiểu nhau được, đừng có vội hiểu lầm, đừng có vội kết
luận và đôi lúc có những cái khi người ta cố ý làm cho mình buồn, cho mình đau
khổ, nhưng mà nếu con người mình cởi mở, mình có đầy sự tươi mát, chính mình
biến câu chuyện đó thành ra câu chuyện cười được..."
Tác giả: Thích Tịnh Từ
Xử lý vi tính: Diệu Danh
Thường thường đầu năm mà ai nói tên mình sai
hay là không nhớ tên mình, mình buồn lắm phải không? Khi mình tu cái hạnh
của Ngài Di Lặc, thì mình đừng để ý tới hình thức quá, vì Ngài đó, cái hình
thức Ngài ăn bận xuề xòa lắm, nhiều khi Ngài không tắm không rửa chi hết đó, dơ
lắm, nhưng mà Ngài chữa bệnh đâu là lành đó. Ghê thật! cái nội dung ghê
lắm, cái nội dung có thiền định, nội dung trong sạch. Thành ra người tu thì cốt
cái điều trong sạch và hiền lành ở bên trong nhiều hơn, bên ngoài thì cũng sạch
sẽ một chút nhưng không quan trọng lắm. Thành ra khi mà Thầy nghĩ như vậy, cụ
kia nói như vậy thì Thầy nghĩ rằng không có gì quan trọng lắm, thành ra mình
vui tiếp xúc.
Thầy nói: "Thưa Cụ, sao Cụ biết Thầy đây Cụ
gọi?"
- Tui biết Thầy ở tại bên Việt Nam kia, nên qua đây
tìm điện thoại hoài hôm nay mới gặp đó.
- Xin lỗi Cụ, quí danh là gì Cụ nói cho tui biết đi.
- Tui ở bên nhà thì kêu tui là Khoai Lang, còn qua đây mấy đứa nó kêu tui là
Cơm Cháy.
Thầy nói:
- Sao mà Cụ có cái tên cũng Quê
Hương quá đó.
- Nói chơi với Thầy vậy thôi chứ ở Việt Nam thiếu
gạo thành ra tui ăn khoai mì, khoai mì nó ngán rồi tui ăn khoai lang, ăn riết
đi rồi thành ra nó kêu cái tên Khoai Lang luôn!
- Thầy nói:
- Sao mà qua đây gọi là cơm
cháy?
- Thưa Thầy, qua đây thấy nó ăn uống phí phạm quá
đi, nhiều khi mấy đứa ăn cơm dư nó đổ, thành ra nhiều khi nấu cơm nó găm cái lò
đó, cơm cháy nó bỏ tui thương quá, thành ra tui cứ ăn hoài nên mấy đứa nó kêu
tui là Cơm Cháy.
Thành ra
khi mà cụ nói như vậy đó thì Thầy thấy cụ mang một cái triết lý; thay vì
cụ nói ở quê hương Việt Nam rất là nghèo, rất là đói, khó có cơm có gạo ăn lắm,
người ta ăn khoai độn, có nhiều người phải ăn sắn rồi ăn khoai lang, miễn làm
sao kiếm đủ ăn thôi, thay vì cụ than van đầu năm, than van quê hương mình nghèo
đói lắm, nhưng mà cụ không có nói, cụ nói một cách rất hài hước, rất là tiếu
lâm, nhưng mà rất là thật. Cả một cái kho tàng triết lý ở nơi con người đã sống
từ nơi khoai, nơi sắn mà ra, và từ nơi khoai, nơi sắn mà sống sót để qua đây
đoàn tụ với gia đình. Còn một cái triết lý thứ hai, thay vì cụ nói rằng:
ở bên này đó mình ăn uống đầy đủ quá, phí phạm thức ăn, không có thương người
bên nhà, mình qua đây nhiều khi sướng quá mình quên chẳng hạn, thay vì cụ la, cụ rầy hay cụ trách móc nhưng đàng này
cụ mói một cách rất nhẹ nhàng, không có trách móc cho mình nghe thì tự nhiên
mình cảm xúc liền: "cơm canh nó đổ nhiều quá, cơm cháy tui cứ ăn
hoài thành ra nó kêu tui là cơm cháy". Thành ra cụ là một người biết gìn
giữ những cái thức ăn, thức uống chứ không có phí phạm, bởi vì trong khi đó có
bao nhiêu là người nghèo đói, thiếu thốn ở chung quanh mình, nhất là đó là con
em mình, đó là đồng loại mình, đó là người thân thương mình. Thành ra khi mà cụ
nói chuyện như vậy tôi thấy rằng cụ đây là một người vừa hài hước, vừa hoan hỉ,
nhưng mà cũng vừa nói triết lý. Bởi vì đầu, cụ đã cho Thầy một bài học đừng
trọng hình thức quá, tui gọi tên Thầy là Trật Trệu, hay Trật Tự, hay Tịnh Từ
thì đâu Thầy phải sửa lưng? À! Nội dung mới là quan trọng! Tui gọi thăm Thầy mới là quan trọng! Cụ không có nói như vậy, mà cụ nói "Trật Trệu, Trật Tự, Tịnh Từ thì cũng bắt đầu bằng cái chữ T T thôi.
Thành ra rất là đơn giản, tự nhiên mình học được cái bài học. Rồi Thầy nói rằng
là "đầu năm có ai đưa Cụ lên chùa không?". Cụ nói: "Mấy đứa ngày mùng một nó đi làm, thành ra có ai đưa lên đâu, còn Thầy
làm cái gì kỳ cục, xây cái chùa thì xây trên mây, ai mà lên trên đó. Chùa Kim
Sơn, chùa Kim Sơn ở trên cao mà cụ nói ở trên mây. Thầy nói "đây là cái
tu viện thành ra làm xa, lâu lâu bà con lên tu tập, còn Cụ mà muốn đi chùa gần
thì có chùa Sư Cụ Giác Minh ở Sacramento, chùa Sư Bà Đàm Lựu ở Sanjosé, chùa
của Thượng Tọa Giác Lượng, chùa Quảng Đức, chùa cô Nguyên Thanh ở gần, nếu cụ
cần thì cụ lên chùa Từ Quang.
Cụ nói: "Chùa nào có quen thì tui gọi tui
thăm được, chứ chùa không quen thì chưa gọi được đâu, bữa nào tui sẽ đi".
Thầy nói: "Gặp Cụ đầu năm, Thầy muốn chúc Cụ
một câu cho nó vui".
Cụ nói: "Tu hành mà còn muốn vui hả? Tu
hành phải cho nó bình dị chứ vui vui cái gì? Sửa lưng Thầy một
câu nữa! Thấy cụ này bắt đầu..."
Thầy nói: "Chà mới gặp Cụ, Cụ nói
chuyện đầu niên vui quá đi!"
Cụ nói: "Là tui nói với Thầy chơi
vậy thôi, chứ Thầy có cái chi vui vui Thầy kể đi!"
Thầy nói: "Cụ thích cái gì?"
Cụ nói: "Tui nghe đồn đãi Thầy biết hát, thì đầu năm Thầy hát một bài đi".
Thầy tự nhiên cũng thấy vui lên, Thầy nói: "Cụ muốn hát nhạc New Wawe, nhạc tình cảm hay nhạc đạo?".
Cụ nói: "Tu hành mà
New Wawe New cái gì? Tình cảm cũng không có được! Có cái bài nào về
Quê Hương đó, Thầy nói ít câu nghe cho đầu năm nó đỡ nhớ nhà, tui qua đây mới
được 9 tháng, nó nhớ nhà quá đi! Nên khi mà nói đến Quê Hương thì chảy
nước mắt, nhưng mà ai nói tới Quê Hương thì tui cũng thích, còn nói cái chuyện
xa lạ thì tui không có thích mấy".
Thầy nói: "Được rồi, thôi Thầy sáng tác
một bài Quê Hương để Cụ nghe cho nó vui".
Cụ nói: "Có Quê Hương
nhiều càng tốt nghe không, đừng có New Wawe không có nên". "Quê Hương ta còn đó, còn đó, còn đó, quê
hương ta bình minh đã thức dậy rồi. Quê hương ta còn tiếng nói, tiếng nói Mẹ yêu.
Tiếng nói nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong, người trong một nước phải
thương nhau cùng".
- Thầy hát làm sao nghe nó buồn quá! Hát cái
điệu nghe cho nó mạnh mạnh chứ sao mà hát nghe sao nó yếu quá thành ra cụ tiếc.
- Thầy mới lên giọng mà:
"Này anh em ơi! Thức dậy mà đi, thức
dậy mà đi, thức dậy mà đi! Đi đâu? Đi đâu? Ta cùng đi, ta
cùng đi diệt tham lam quân bạo tàn, diệt sân si đưa tin về nối lại yêu thương.
Bạn ơi ta cùng đi xây lại tình người, bạn ơi ta cùng về tìm lại quê hương. Quê Hương
ta còn đó không? Trong tim ta còn nụ cười, trong tim ta còn tình người,
tình nghĩa anh em. Bạn ơi ta cùng đi xây lại hòa bình, bạn ơi ta cùng về tìm
lại trong ta. Trong tim ta còn có Cha, trong tim ta còn có Mẹ, trong tim ta còn
Tổ Quốc, nòi giống Quê Hương".
Ông Thầy chịu chơi quá, hát nghe được lắm há. Mà
sao không vỗ tay chứ? Mấy cậu không vỗ tay chi cả? Cái bài nhạc nó dài lắm,
nhưng mà Thầy hát chỉ một đoạn đầu năm.
Thưa
Quí Vị! Những câu chuyện rất là đơn giản như vậy, nhưng mà gây cho chúng ta một
ý thức rất là vui, rất là tươi mát ở trong đầu Xuân, thì mình thấy cái đó là
may mắn, hay là đó là một ý thức về sự thương yêu và cái tính hiếu hòa, vui vẻ.
Thành ra khi mà con người mình mà có hiểu biết, có một sự cởi mở thì bất cứ cái
gì đến với mình thì mình cũng tạo cho nó vui được, nhưng mà nếu trong tâm mình
không có sự cởi mở, đầy cái sự chấp nhất, đầy cái sự trách móc và đầy cái sự
chấp ngã theo cái danh từ, theo cái hình thức đó, thì người ta nói chưa đã,
chưa hiểu ý thì mình đã buồn, đã giận, đã trách nhau rồi thì cái đó lại là cái
cách mình làm cho nhau đau khổ, làm cho mình đau khổ, mà cái cách đó rất là xa
cái hạnh hoan hỉ của Đức Di Lặc. Thành ra hạnh hoan hỉ của Đức Di Lắc rất là
giản dị, làm thế nào mình hiểu nhau được, đừng có vội hiểu lầm, đừng có vội kết
luận và đôi lúc có những cái khi người ta cố ý làm cho mình buồn, cho mình đau
khổ, nhưng mà nếu con người mình cởi mở, mình có đầy sự tươi mát, chính mình
biến câu chuyện đó thành ra câu chuyện cười được, câu chuyện dễ thương và câu
chuyện đó mình đổi cái tình trạng từ sự gây gỗ của kẻ kia mà
mình cảm hóa được, hay ít ra mình cũng làm cho cái người đang gây gỗ mình đó họ
biết được con người mình rất là dễ thương, rất là đàng hoàng không có đến nỗi
như những lời đồn đãi, cái lời dèm pha của kẻ khác.
Đó là cái phương cách giáo hóa ở trong đạo Phật, phương cách giáo hóa của Đức Di Lặc Bồ Tát.
Đó là cái phương cách giáo hóa ở trong đạo Phật, phương cách giáo hóa của Đức Di Lặc Bồ Tát.
Xin mời quí vị nghe một vài đoạn nói về sự hóa thân
của Đức Di Lặc mà quí vị nên đọc kỹ ở trong tập tài liệu này, bởi vì cái tập
tài liệu này là do các cụ ngày xưa ở Việt Nam, đó là các Hòa Thượng ở trong Nam
như các Ngài Khánh Anh, Khánh Hòa và một số các cụ cư sĩ rất là giỏi họ dịch ra,
họ đăng ở một tờ báo rất là xưa về sự tích của các Đức Phật và về các câu
chuyện nói đến Tổ, đặc biệt là nói rất rõ ràng về cái giáo lý có liên hệ đến sự
tích Đức Phật A Di Đà và 33 vị Tổ Thiền ở trong này viết rất là đầy đủ, và hôm
nay chúng ta chỉ nói nụ cười Đức Di Lặc cho nên chỉ đề cập một chút về sự hóa
thân của Ngài ở trong cái tuần còn đầu Xuân của chúng ta. Tất cả tài liệu này
được đăng tải ở trên báo Từ Bi Âm, một tờ báo rất là xưa của Ban hoằng pháp ở
trong Nam và họ soạn thảo và dịch thuật rất là kỹ.
Sự tích Đức Di lặc Bồ Tát, Đức Di Lặc là một vị
Phật thứ năm trong hiền kiếp để nối ngôi Phật Thích Ca ra đời giáo hóa chúng
sinh, nhưng số kiếp chưa đến nên Ngài còn ở trên cung trời Đâu Suất thường hay
hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sinh, Khi Ngài ứng tích
tại Song Lâm thì tên của Ngài là Phó Đại Sĩ, Ngài hóa thân ở Nhạc Lâm thì hiệu
của Ngài là Bố Đại Hòa Thượng. Ngài thường mang một bị vải bố cho nên người ta
kêu bố là cái người mang vải bố, công việc hành tàn bước đường lai khứ chuyển
sang ấy nào là lời phương tiện quyền xảo, nào là lời vi diệu pháp âm làm cho
người đời đều tỉnh giấc mộng hồn mà qui đầu về chính đạo. Đương thời kỳ nước
Lương thuộc về ngũ quí tì Ngài ứng tích ở nơi Châu Minh tại huyện Phụng Hóa,
thân hành khác hơn người thế tục, trán thì nhăn, bụng thì lớn và hình vóc rất
là mập mạp.
Lúc đó không ai biết tên họ của Ngài, chỉ thấy
Ngài thường mang theo một cái túi vải mà thôi, nên người kêu là Bố Đại Hòa
Thượng, tánh Ngài hay khôi hài và chỗ ăn nằm ngày đêm không có chỗ nhất định,
mà lại đi đâu cũng thấy trở về chùa Nhạc Lâm mà trú ngụ, không thấy Ngài ăn
uống. Mỗi khi đi đường thì Ngài thường cầm cái gậy tích trượng và mang cái túi
vải rất lớn, không bao giờ rời vật ấy ra khỏi mình, lại có 18 đứa con nít nhỏ
đeo đuổi một bên mà diễu cợt, làm cho Ngài tức cười và cười mãi. Và 18 đứa này có cái triết lý hay lắm: Con
người mình có mặt là mình có 18 thế giới gọi là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý gọi là 6 căn. Rồi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý đối với 6
trần: Sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp là 12. Và cái mà
phát ra sự hiểu biết đó ta gọi là sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức,
thiệt thức, thân thức và ý thức. Thành ra 18 căn gọi là 18 thế giới mà đã được
phân tích rất rõ trong duy thức học, cho nên đây là cả một triết lý lớn về duy
thức học mà Ngài là cái người tu về duy thức quán. Do đó 18 đứa trẻ đó là tượng
trưng cho 18 giới để tạo nên vũ trụ của loài người. Nhưng mà sau này người ta
giản lược đi cái ý thức thì không thấy cho nên ta thấy không có đứa bé, còn
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thành ra tượng trưng cái tượng Phật có 5 đứa bé, còn
cái đứa bé nó ẩn gọi là ý thức.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment