Pages

31 October 2013

Tu Bát Quan Trai - Thực Hành Buông Xả


"Đây là một đề tài vô cùng thời sự, hấp dẫn, chuyên sâu và khúc triết, bởi nó có liên quan tới tất cả những hành vi, động niệm của người Phật tử trong cuộc sống đời thường cũng như quá trình tu đạo. Buông là gì? Xả là gì? Tại sao chúng ta phải học cách Buông-Xả? Buông xả đem lại lợi ích gì cho tâm của người hành giả? Nói khác đi: Buông-Xả có hữu ích gì trong cuộc sống sinh hoạt đời thường cũng như tâm linh?..."


Có thể nói Khoá Tu Bát Quan Trai diễn ra vào ngày 26-27.10.2013 do chùa Phật Huệ tổ chức đã để lại một dấu ấn đầy khả quan và tốt đẹp.

Ngay từ sáng sớm ngày 26.10.2013 Phật tử từ khắp nơi xa đã lần lượt quy tụ về chùa. Điều khiến các Phật tử thêm hoan hỉ hơn nữa là trong khoá tu học Bát Quan Trai lần này có sự hiện diện và thuyết Pháp của Thượng Toạ Giảng Sư Thích Phước Tiến đến từ Việt Nam.
Đúng 14 giờ ngày 26.10.2013 các Phật tử đã tề tựu đông đủ nơi Đại Hùng Bảo Điện để cung nghinh Thượng Tọa Tri Sự Thích Từ Trí cùng Tăng Đoàn chùa Phật Huệ khai mạc Lễ Thọ Bát Quan Trai.

 Thượng Toạ Thích Từ Trí và Đại Đức Thích Nghiêm Tín
trong giờ khai Lễ Thọ Bát Quan Trai 26.10.2013

Tới tham dự Khoá Tu Bát Quan Trai lần này có tới hơn 50 Phật tử đến từ khắp miền vùng nước Đức. Theo đúng nghi thức, Thượng Tọa Thích Từ Trí đã làm lễ Thọ Giới Bát Quan Trai cho các Phật tử. 
Mặc dù hàng năm chùa đều tổ chức Lễ Thọ Bát Quan Trai, nhưng vì số Phật tử từ các nơi xa đến tham dự Tu học ngày một thêm đông, vì vậy Thượng Tọa Thích Từ Trí đã dành ra khá nhiều thời gian để nhấn mạnh và khai thị thêm về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc Thọ Bát Quan Trai Giới. 

 Khung cảnh các Phật tử trong giờ Thọ Bát Quan Trai

Sau phần Thọ Giới, Thượng Tọa Thích Từ Trí đã có một thời pháp về chủ đề Luân Hồi và Nghiệp Quả dành cho các Phật tử.
Những câu hỏi được Thượng Tọa Thích Từ Trí đặt ra: Luân hồi là gì? Nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại Nghiệp? Nghiệp nào được xem trọng hơn cả? Tại sao lại nói: Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả…v.v.










 Phật tử Tuệ Kiến thay mặt các
Phật tử đọc lời tác bạch khi thọ lễ Bát Quan Trai 26.10.13





Sau khi lắng nghe những ý kiến phản hồi từ các Phật tử về những chủ đề nêu trên, Thượng Tọa Thích Từ Trí đã bổ xung và giải đáp những nghi vấn mà các Phật tử đặt ra, kết hợp những câu chuyện về Luân hồi, nhân-quả và nghiệp báo… giúp cho các Phật tử hiểu và ý thức được tầm quan trọng của việc tu đạo trong cuộc sống tâm linh của người Phật tử…
Trong phần Pháp Đàm đêm 26.10.2013 các Phật tử đã đưa ra những thắc mắc, ý kiến cũng như suy tư của mình trong quá trình tu học để cùng nhau đàm thảo, nhằm bổ trợ cho nhau, giúp nhau cùng tiến bước trên con đường tu học. 

 
 








Điều đặc biệt trong buổi Pháp Đàm lần này các Phật tử đã vô cùng hoan hỉ khi được biết Thượng Toạ Thích Phước Tiến sau một chặng đường xa xôi mấy trăm cây số từ Aechen (Đức) khi vừa đặt chân đến chùa Phật Huệ Thượng Tọa được các Phật tử tiếp đón bằng những tràng pháo tay ròn rã, Thượng Toạ được biết các Phật tử rất mong muốn được lắng nghe những ý kiến của Thượng Toạ Giảng Sư trong buổi Pháp Đàm, do đó mặc dù thấm mệt, nhưng Thượng Toạ Giảng Sư vẫn hoan hỉ tham dự buổi cùng với các Phật Tử. 



 


 







Thượng Toạ Thích Phước Tiến trong giờ Pháp Đàm đêm 
26.10.2013 tại chùa Phật Huệ
Những Câu hỏi được nêu ra trong buổi pháp đàm:

1.       Đạo Phật có phải là đạo mê tín dị đoan không?
2.       Làm sao phân biệt phong tục hay tín ngưỡng?
3.       Xin xăm, xem bói, xem tử vi, cúng sao giải hạn là chánh tín hay mê tín?
4.       Thờ, cúng Thần Tài trong nhà, hay những nơi cửa hàng, quán xá… là mê tín hay chánh tín?
5.       Người cúng vái Thần ( ví dụ: bà Chúa Kho) thì làm ăn cũng được, nhưng người cúng vái Bồ-tát Quán Thế Âm thì cũng đạt kết quả. Tại sao một bên thì gọi là mê tín, một bên gọi là chánh tín?
6.       Người tu, học theo giáo pháp Đại Thừa có thể tham gia những khoá tu, thuyết pháp của Tiểu Thừa không? Làm như vậy có bị coi là phản đạo không?
7.        Việc mở quán bán đồ ăn mặn có tội không
8.       Có thể thể Phật và Thần tài cùng một nơi không?
9.     Có người bảo: Tôi không thể Quy Y Tam Bảo được vì tôi còn tham-sân-si nhiều. Lý luận này có đúng không?...v.v.

Sau khi lắng nghe các Phật tử trao đổi, Thượng Toạ Thích Phước Tiến đã hoan hỉ giải đáp tất cả những ưu tư, những thắc mắc, những kiến chấp mà các Phật tử đang mắc phải, đang vướng kẹt. 

Sau khi lắng nghe các Phật tử trao đổi, Thượng Toạ Thích Phước Tiến đã hoan hỉ giải đáp tất cả những ưu tư, những thắc mắc, những sai kiến mà các Phật tử đang mắc phải, đang vướng kẹt, còn kiến chấp. 

 Thượng Toạ Thích Phước Tiến giải đáp những vấn kiến
do các Phật tử nêu ra trong đêm Pháp Đàm



Thượng Toạ Thích Phước Tiến nhận định: Nếu cho rằng đạo Phật là đạo mê tín dị đoan thì đó là một sai lầm nghiêm trọng, bởi văn hoá thờ phụng (gọi chung là tín ngưỡng) của người Việt đã có từ trước khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam. Việc xin xăm, xem sao, cúng sao giải hạn, bói, xem tử vi… đó thuộc về văn hoá tín ngưỡng của dân tộc Việt, và nền văn hoá này đã có và gắn liền với dân tộc Việt từ nhiều nghìn năm nay. Chính vì vậy trong các chùa chiền của Việt Nam vẫn có (thường) duy trì những tập tục này, đặc biệt là vào những dịp Lễ, Tết... Sự duy trì đó không phải là đem mê tín, dị đoan và trong đạo Phật (đạo Phật không có mê tín, mà là  giúp cho chúng sanh giác ngộ và giải thoát); trái lại đó chỉ là sự dung hoà (giao thoa) nền văn hoá tín ngưỡng lâu đời đó, dùng nó như một phương tiện để đưa, giúp các Phật tử có được cơ duyên đến với đạo Phật. Do vậy những hình thức xin xăm, xem sao, cúng sao giải hạn, bói toán, xem tử vi… chúng ta nên xem nhẹ và coi đó như một hình thức giải trí, chứ không nên để mình bị lệ thuộc hay ràng buộc vào những thứ đó…





 













 Khung cảnh giờ Pháp Đàm tại chùa Phật Huệ đêm 26.10.2013



Về việc thờ cúng Thần tài Thổ Địa, Thượng Toạ Thích Phước Tiến cắt nghĩa ngắn gọn: Đó là văn hoá tín ngưỡng, điều đó không hoàn toàn xấu, bởi nó nói lên tâm nguyện chánh đáng, làm tăng trưởng thêm về lòng tin của mọi người về cuộc sống và kết quả công việc. Nhưng nếu Phật tử nâng cao niềm tin đó lên một chút, bằng cách quán chiếu và nhìn sâu Nhân-Quả, thì việc thờ phụng tự nhiên sẽ có một giá trị về tâm lý nhiều hơn…



Về việc thờ Thần và thờ Thánh và đạt những kết quả trái ngược: Thượng Toạ cắt nghĩa: Chúng ta nên nhìn nhận sự việc bằng giáo lý Nhân-Quả của đạo Phật. Bởi thực tế không có Thần-Thánh nào làm những chuyện đó. 










Quan điểm về Đại thừa, Tiểu thừa… Thượng Toạ Thích Phước Tiến giải thích: Trong đạo Phật vốn không có đạo Đại hay Tiểu thừa, sở dĩ có sự hình thành đó là do sự phân biệt, chấp trước của chính chúng ta. Do vậy người thực tu theo đạo Phật phải nên quán chiếu thật sâu sắc và thường dùng Bát Chánh Đạo làm nền tảng tu học. Bằng không khi có những định kiến sai lầm, chính chúng ta sẽ là người làm chảy máu thân Phật…
 
Về việc lợi hại khi mở quán ăn mặn, Thượng Toạ Thích Phước Tiến giải nghĩa: Mỗi người đều có một sự nghiệp và cuộc sống khác nhau. Việc duy trì và ổn định cuộc sống cho gia đình và con cái là điều cần thiết. Tuy nhiên khi cuộc sống đã ổn định, mọi người nên quán chiếu sâu hơn về đạo lý Nhân-Quả. Và nếu có được cơ duyên (cơ hội) để chuyển đổi công việc thì chúng ta nên tìm, chuyển đổi một công việc thích hợp hơn, nhằm tránh, bớt đi những tai nghiệp cho chính mình.


Về những ý kiến cho rằng: Tôi (chúng tôi) còn quá thâm-sân-si, ngã mạn, chấp trước nên không thể Quy Y Tam Bảo và học theo đạo Phật. Thượng Toạ Thích Phước đã hoan hỉ giải thích: Đó chỉ là những ý kiến (những lời) mang tính thoái thác và bao biện, điều đó giống như những con tằm càng lo nhả tơ thì chính mình càng bị kẹt cứng trong ổ tơ tằm đó. Thượng Toạ giải thích thêm: Quy Y Tam Bảo hay Tu theo đạo Phật phải có động lực chính đáng, chứ không nên thụ động hay bị lôi kéo.

 

Ngày 27.10.2013 sau phần Công Phu Khuya, vào lúc 9.30 giờ các Phật tử đã được Tăng Đoàn chùa Phật Huệ hướng dẫn tụng kinh Sám Hồng Danh kế đó là nghi thức cúng Ngọ để cầu siêu và hồi hướng công đức cho các vong linh thờ tự và ký tự tại chùa Phật Huệ.
Vào lúc 12 giờ nghi thức Thọ Trai đã được diễn ra. Sau giờ Thọ Trai Tăng Đoàn chùa Phật Huệ đã hướng dẫn các Phật tử phương pháp niệm Phật kinh hành. 


14.00 giờ Đại Hùng Bảo Điện chùa Phật Huệ đã gần như chật kín. Các Phật tử cung kính cùng nhau niệm vang hồng danh Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật để cung nghinh Thượng Toạ Thích Phước Tiến quang lâm Bảo Điện. Thượng Toạ Thích Phước Tiến đã dành hơn hai giờ đồng hồ cho các Phật tử chùa Phật Huệ. 
Chủ đề được Thượng Toạ nêu ra: Thực Hành Buông Xả.
Đây là một đề tài vô cùng thời sự, hấp dẫn, chuyên sâu và khúc triết, bởi nó có liên quan tới tất cả những hành vi, động niệm của người Phật tử trong cuộc sống đời thường cũng như quá trình tu đạo. Buông là gì? Xả là gì? Tại sao chúng ta phải học cách Buông-Xả? Buông xả đem lại lợi ích gì cho tâm của người hành giả? Nói khác đi: Buông-Xả có hữu ích gì trong cuộc sống sinh hoạt đời thường cũng như tâm linh?...v.v.
Hình ảnh Thượng Toạ Thích Phước Tiến cầm trên tay chai nước nhỏ, rồi cất tiếng hỏi:
- Thưa quý vị, chai nước trên tay tôi có nặng không?
Đại chúng cùng đáp:
- Thưa, không nặng!
Thượng Toạ Thích Phước Tiến lại hỏi:
- Nhưng liệu tôi giữ chai nước trên tay được bao lâu? Và quý vị sẽ giữ trên tay được bao lâu?
Đây là một câu hỏi dễ mà khó trả lời. Dễ khi mọi người chịu buông chai nước xuống; và khó khi mọi người nhất quyết giữ chai nước trên tay cho thật chặt, cho bằng được.
Đây là một biểu pháp giản đơn nhưng hàm chứa đầy ý nghĩa về những giáo lý của Phật trong việc quán chiếu Khổ-Không-Vô Thường-Vô Ngã…





Buổi thuyết pháp đã được khép lại hoàn mãn vào lúc 16.45 giờ ngày 27.10.2013.
Thực Hành Buông Xả là gì sẽ là một biểu đề gắn liền với hành trang vào đời và tu học của mỗi chúng ta.
Lược ghi: Thiện Lợi
Để nghe và hiểu trọn vẹn buổi thuyết pháp, xin quý Đạo hữu hoan hỉ xem những video dưới đây.
  
VIDEO - THỰC HÀNH BUÔNG XẢ


Phần 1



Phần 2

Phần 3

Phần cuối

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites