Lúc tôi thành
Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến
mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ tạo tội
ngũ nghịch cùng hủy báng Chánh pháp.
HT
Thích Trí Tịnh
CHƯƠNG THỨ HAI
DANH HIỆU
Phạn
ngữ Buddha (Bụt đa), ta thường gọi là Phật, nghĩa là đấng giác ngộ (Giác
giả) : nơi đây, sự “tự giác”, “giác tha” và công hạnh giác ngộ đã cứu cánh viên
mãn. Nói cho rõ hơn, tức là bậc đã giác ngộ ngã chấp chứng lý nhơn không, dứt sạch
kiến tư phiền não, giải thoát phần đoạn sanh tử; khác hẳn với phàm phu ngoại đạo
còn tà kiến mê chấp ngã nhơn, khởi phiền não tạo nghiệp mãi trôi chìm trong biển
khổ sanh tử. Và là bậc đã giác ngộ pháp chấp chứng lý pháp không, phá sạch vô
minh, thoát hẳn khổ biến dịch; khác với A-la-hán cùng Duyên Giác còn chấp lấy
pháp, bị vô minh che mờ bản chơn, mãi mắc trong vòng biến dịch khổ. Mà cũng
khác với hàng Bồ Tát, vì Bồ Tát dầu chứng lý mà chưa viên, dầu phá mê mà chưa tận,
còn Phật thời đã cùng tận viên mãn.
Cứ
theo các nghĩa trên, Đức Phật nên gọi là đấng Vô thượng (đối với Bồ Tát)
Chánh đẳng (đối với Nhị thừa) Chánh giác (đối với phàm phu tà ngoại).
Đây chính là danh từ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Phật Đà mà các Kinh luôn
nói đến. Và còn cần phải hội ý nghĩa của mười hiệu : Như Lai, Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự
Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Như thế mới hiểu rõ hạnh đức và
trí huệ của Đức Phật.
Lòng
kính ngưỡng với Đức Phật là điều quan trọng phải có nơi người niệm Phật. Muốn
có lòng kính ngưỡng chơn chánh phải nhận chơn điểm cao thượng của Phật. Vậy độc
giả cần nên tham cứu cho tinh tường.
Các
danh từ trên là đức hiệu chung của chư Phật. Giờ đây chúng ta luận đến biệt hiệu
của Đức Từ Phụ.
Phạn
ngữ Amita. Ta đọc trại A Di Đà, nghĩa là Vô Lượng.
Trong
Kinh Di Đà, Đức Bổn Sư từng vì đại chúng mà định nghĩa hồng danh của Đức Từ Phụ
: “Này Xá Lợi Phất ! Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà ? Này Xá Lợi Phất !
Đức Phật đó quang minh vô lượng, chiếu suốt mười phương không bị chướng ngại,
nên hiệu là A Di Đà. Đức Phật đó và nhân dân trong nước của Ngài, thọ mạng vô
lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà”.
Vì
quang minh vô lượng và thọ mạng vô lượng nên trong các Kinh gọi Đức Từ Phụ A Di
Đà Phật là Vô Lượng Quang Phật (Kinh Hoa Nghiêm v.v...) mà cũng có nơi gọi
là Vô Lượng Thọ Phật (Kinh Vô Lượng Thọ v.v...).
Trong
Kinh “Phật Thuyết Vô Lượng Thọ”, Đức Bổn Sư bảo ngài A Nan : Đức Phật A Di Đà
có oai thần quang minh tối tôn đệ nhứt, quang minh của chư Phật không sánh kịp,
vì thế nên Đức Phật A Di Đà có 12 hiệu riêng :
1.
Vô Lượng Quang Như Lai
2
Vô Biên Quang Như Lai
3.
Vô Ngại Quang Như Lai
4.
Vô Đối Quang Như Lai
5.
Diệm Vương Quang Như Lai
6.
Thanh Tịnh Quang Như Lai
7.
Hoan Hỷ Quang Như Lai
8.
Trí Huệ Quang Như Lai
9.
Nan Tư Quang Như Lai
10.
Bất Đoạn Quang Như Lai
11.
Vô Xứng Quang Như Lai
12.
Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai
CHƯƠNG
THỨ BA
HOẰNG NGUYỆN VÀ ĐẠI HẠNH
Thuật theo Kinh Vô
Lượng Thọ
Trong
thời kỳ tu nhơn, Đức Từ Phụ ta vì lòng từ bi quá thiết đối với tất cả chúng
sanh, chẳng những muốn sao cho mọi loài đều khỏi tất cả sự khổ, mà còn nặng
trĩu lấy quan niệm : Để tất cả chúng sanh ở vĩnh viễn trong sự an vui hoàn
toàn và bảo đảm chắc chắn trên con đường đi đến quả Phật.
Vì
quan niệm đại từ này, nên lúc còn là một vị Bồ Tát, Đức Từ Phụ ta luôn canh
cánh bên lòng một tâm chí bất di dịch : Tạo một thế giới vô cùng trang
nghiêm thanh tịnh thuần vui, để làm gia hương của muôn loài, của tất cả chúng
sanh mười phương.
Tâm trí cao
thượng đại từ đại bi ấy đã làm cho vua Vô Tránh Niệm (tiền thân của Từ Phụ) lập nguyện nơi Đức Bảo Tạng Như Lai, và cũng
đã làm cho Sa môn Pháp Tạng tha thiết thỉnh
cầu Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai hiện hai
trăm mười ức thế giới của thập phương chư
Phật cho người được thấy được nghe, rồi người lọc lựa lấy thuần những sự trang nghiêm thanh tịnh nhứt trong những thế giới ấy, để hiệp thành một
Tịnh Độ của người sau này. Và liền đó trong
thời gian năm kiếp, người đã
chuyên cần suy gẫm những công hạnh phải tu để thực hiện Tịnh Độ ấy.
Việc
lọc lựa và suy gẫm này đã kết thành 48 điều hoằng nguyện, mà người đã trịnh trọng
tuyên ra, dưới sự chứng minh của Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai.
I - HOẰNG NGUYỆN
Do 48 điều nguyện này nên Đức Từ
Phụ có những thiện duyên với chúng sanh trong mười phương nhứt là cõi trược uế
khổ não. Đọc và suy gẫm kỹ ta sẽ được nhiều lợi ích lớn :
A. Lòng tín nhiệm nơi Đức
Từ Phụ càng sâu.
B. Tăng trưởng Bồ-đề tâm
C. Rõ được cảnh giới trang nghiêm ở cõi Cực Lạc.
D. Hiểu được đặc điểm cao quý của người Cực Lạc.
E. Ham mộ về Cực Lạc và phấn chí tu hành.
Vì
có nhiều lợi ích lớn ấy, nên Cổ đức rất trọng 48 đại nguyện này. Người thời thuộc
nằm lòng, vị thời siêng lễ lạy([1]).
Mong chư độc giả cố gắng lướt qua quan niệm nhàm phiền.
Điều
nguyện thứ 1.- Lúc tôi thành
Phật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạ quỷ,
súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 2.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi sau khi thọ chung còn lại sa vào
ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 3.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thân chẳng màu vàng ròng tất cả,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 4.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng
đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 5.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng có Túc mạng thông, ít nhứt
là biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na-do-tha kiếp, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 6.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhãn, ít nhứt là
thấy rõ trăm nghìn ức na-do-tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 7.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhĩ, ít nhứt là
nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na-do-tha Đức Phật, thời
tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 8.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được tha tâm trí, ít nhứt là
biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh trong trăm nghìn ức na-do-tha thế
giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 9.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thần túc, khoảng một niệm,
ít nhứt là lướt qua khỏi trăm nghìn ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 10.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi còn có quan niệm tham chấp lấy
thân, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 11.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng trụ Chánh định tụ, nhẫn đến
trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 12.- Lúc tôi thành
Phật, nếu quang minh còn hữu hạn, ít nhứt chẳng chiếu thấu trăm nghìn ức
na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 13.- Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhứt chẳng đến trăm nghìn ức
na-do-tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 14.- Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh Văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm
biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong
trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 15.- Lúc tôi thành Phật,
nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổn
nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 16.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi còn có người nghe danh từ bất thiện,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 17.- Lúc tôi thành
Phật, nếu vô lượng chư Phật trong thập phương thế giới chẳng đều ngợi khen xưng
danh hiệu của tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 18.- Lúc tôi thành
Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến
mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ tạo tội
ngũ nghịch cùng hủy báng Chánh pháp.
Điều
nguyện thứ 19.- Lúc tôi thành
Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi
nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người
đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 20.- Lúc tôi thành
Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu
các công đức chí tâm hồi hướng muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại
nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 21.- Lúc tôi thành
Phật, nếu như hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đều đầy đủ ba
mươi hai đại nhơn tướng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 22.- Lúc tôi thành
Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh quyết đều đến bậc Nhứt
sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng tự tại hóa hiện, vì chúng sanh mà
phát hoằng thệ tu các công đức độ thoát mọi loài, đi khắp các thế giới tu Bồ
Tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sanh, làm
cho tất cả đều đứng vững nơi đạo Vô thượng Chánh giác, siêu xuất công hạnh của
các bậc thông thường, hiện tiền tu tập đức của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế thời
tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 23.- Lúc tôi thành
Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật mà đi cúng dường thập
phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng
vô số ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 24.- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát ở trong cõi nước tôi, khi ở trước thập
phương chư Phật hiện công đức của mình muốn có những vật cúng dường, nếu không
được đúng như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 25.- Lúc tôi thành
Phật, nếu chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi không diễn thuyết được Nhứt thiết
trí, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 26.- Lúc tôi thành
Phật, nếu các Bồ Tát trong cõi nước tôi chẳng đều được thân kim cương na la
diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 27.- Lúc tôi thành Phật, trong
cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhơn thiên, hình sắc đều sáng đẹp sạch sẽ rất
tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là người được thiên nhãn. Nếu có người biện danh số các đồ ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Điều nguyện thứ 28.- Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ Tát trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức
nhứt, chẳng thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vô lượng
quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 29.- Lúc tôi thành
Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết Kinh
pháp, mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 30.- Lúc tôi thành
Phật, nếu có ai hạn lượng được trí huệ biện tài của Bồ Tát trong cõi nước tôi,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 31.- Lúc tôi thành
Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, nơi nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất
tư nghị thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng
được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 32.- Lúc tôi thành
Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất vàng lên đến hư không, lầu nhà cung điện,
ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ
hương hiệp chung lại mà thành. Vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp
thập phương thế giới, Bồ Tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy thời đều tu hạnh của
Phật. Nếu chẳng như vậy, tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 33.- Lúc tôi thành
Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, được
quang minh của tôi chạm đến thân, thời thân tâm nhu nhuyến nhẹ nhàng hơn thiên
nhơn. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 34.- Lúc tôi thành
Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương
nghe danh hiệu của tôi mà không được Vô sanh Pháp nhẫn cùng các môn thâm tổng
trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 35.- Lúc tôi thành
Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị ở mười phương vui mừng tin mến
phát Bồ-đề tâm, nhàm ghét thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người
nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 36.- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô
lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, vẫn thường
tu phạm hạnh mãi đến thành Phật. Nếu chẳng đặng
như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 37.- Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở
mười phương nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng
tin mến tu Bồ Tát hạnh, thời chư Thiên và người đời đều kính trọng người đó. Nếu
chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 38.- Lúc tôi thành
Phật, hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng
pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tự nhiên đến trên thân. Nếu còn phải cắt
may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 39.- Lúc tôi thành
Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi hưởng thọ sự vui sướng không như vị
lậu tận Tỳ kheo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 40.- Lúc tôi thành
Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh
của chư Phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu đúng
theo ý muốn như thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng như vậy, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 41.- Lúc tôi thành
Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến
lúc thành Phật mà các sắc căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 42.- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi,
thảy đều được giải thoát Tam muội. Trụ Tam muội đó, trong khoảng thời gian một
niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà vẫn không mất chánh
định. Nếu chẳng như vậy thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 43.- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở
phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà tôn
quý, nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 44.- Lúc tôi thành
Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu Bồ Tát
hạnh vẹn đủ công đức, nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 45.- Lúc tôi thành
Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi đều đặng Phổ đẳng Tam muội,
trụ Tam muội này mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy vô lượng bất tư nghị
tất cả chư Phật. Nếu chẳng như vậy, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 46.- Lúc tôi thành
Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng
nghe pháp ấy. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 47.- Lúc tôi thành
Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng được
đến bậc bất thoái chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều
nguyện thứ 48.- Lúc tôi thành
Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền
được đệ nhứt Âm hưởng nhẫn, đệ nhị Nhu thuận nhẫn, đệ tam Vô sanh Pháp nhẫn, ở
nơi Phật pháp chẳng liền được bậc bất thoái chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
II - ĐẠI HẠNH
Trong
Vô Lượng Thọ Kinh, sau lúc tường thuật 48 điều hoằng nguyện của Pháp Tạng Bồ
Tát xong, Đức Bổn Sư phán tiếp :
Sau
khi lập hoằng nguyện này rồi, Pháp Tạng Bồ Tát chuyên chí trang nghiêm tịnh độ.
Cõi nước của người tu tạo rất rộng lớn tốt đẹp, siêu thắng hơn tất cả, y nhiên
thường lập, không hư, không đổi. Trong thời gian vô lượng bất tư nghị triệu tải
kiếp, người gây trồng vô lượng đức hạnh Đại
thừa. Không có tưởng niệm : dục, sân, hại. Chẳng hề ham mê cảnh lục trần
: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Người thành tựu nhẫn lực không kể đến sự khổ
nhọc. Lúc nào người cũng thiểu dục tri túc : không tham, không sân, không si.
Tâm người thường yên lặng nơi chánh định, trí huệ vô ngại. Người không bao giờ
có lòng dua dối. Nét mặt người luôn luôn vui vẻ, lời nói dịu dàng, niềm nở hỏi
han. Chí nguyện luôn tinh tấn dũng mãnh không hề nhàm mỏi : người chuyên cần
cầu lấy pháp trọn lành để lợi ích quần sanh. Với Tam Bảo thời người cung
kính. Với Sư trưởng thời người phụng thờ. Người dùng công hạnh đại trang nghiêm
hoàn mãn của người mà làm cho chúng sanh thành tựu công đức. Người quan sát các
pháp đều như huyễn, như hóa, không tạo tác, không sanh khởi, luôn trụ trong môn
giải thoát : không, vô tướng, vô nguyện. Người xa hẳn lời nói thô cộc : hại
mình, hại người, mình người đồng hại. Người tu tập trọn nên lời nói hiền lành :
lợi mình, lợi người, mình người đồng lợi. Người vất bỏ sự giàu sang, xa tránh
những tài sắc. Người thực hành sáu pháp Ba-la-mật : bố thí, trì giới, nhẫn nhục,
tinh tấn, thiền định, trí huệ, và dạy mọi người cùng thực hành. Người giáo hóa
an lập vô số chúng sanh làm cho đều đứng vững nơi đạo Vô thượng Chánh giác. Vì
độ chúng sanh mà người hiện thân trong mọi loài, cùng đồng hình thể, cùng đồng
ngôn ngữ, để tùy cơ tùy thời mà dìu dắt...
Pháp
Tạng Bồ Tát có vô lượng công đức như vậy không thể kể hết. Người thực hiện hoàn
thành những hoằng nguyện của người đã lập : Người đã thành Phật hiệu là A Di
Đà tại Cực Lạc thế giới, cách đây mười muôn ức cõi về hướng Tây, và hiện tại
đang thuyết pháp nơi ấy...
LỜI
PHỤ.- Trong 48 điều hoằng
nguyện, nguyện nào cũng đồng một mục đích đại từ bi :
Làm
cho chúng sanh ở vĩnh viễn trong cảnh an vui hoàn toàn và bảo đảm chắc chắn
trên con đường thành Phật.
Đến
đại hạnh độ mình độ người để thực hiện bốn nguyện trên, trong ấy, bao nhiêu là
sự dũng mãnh tinh tấn, bao nhiêu là sự kiên nhẫn cần lao. Kể sao xiết nơi hạnh
thanh tịnh ! Kể sao xiết nơi trí cao thượng
! Không nệ khó, không nệ nhọc. Thật
là làm những điều khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn.
Vì
ai mà trong lúc tu nhơn, Đức Từ Phụ ta phải trải qua thời gian vô lượng số kiếp
cần khổ thực hành Bồ Tát hạnh như thế ? Chỉ vì chúng sanh ! Vì để cứu khổ
ban vui cho mọi loài, cho chúng ta thôi !
Nhơn
hạnh của Đức Từ Phụ chúng ta đã được biết. Giờ đây chúng ta nên đọc đến những
trang Kinh, mà nơi ấy, Đức Bổn Sư của chúng ta giảng về quả địa của Từ Phụ.
A.
Thân tướng thù thắng của A Di Đà Phật và hai vị Bồ Tát phụ bật.
B.
Cảnh Tịnh Độ trang nghiêm : “Cực Lạc thế giới”.
[1] Đại đức Tuyệt Tướng và Giác
Nguyên Đại sư, người đời nhà Thanh (Xem lược sử ở quyển chư Tăng vãng sanh ở
sau).
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment