Lại nữa, đôi
khi những chỗ mà mình sẽ được thọ sanh bất ngờ thấy có những loài chúng sinh
đồng loại rất vừa ý, cho nên vội vàng chạy đến chỗ ấy. Trong các loài này tuy
cũng nương theo nhơn duyên hòa hợp mà thành, do sự bất hòa hợp của cha mẹ mà
đầu thai, nhưng những điều kiện câu thúc thì được giản dị hơn Nhân loại cho nên
người chết thường rất dễ đọa vào các loài này...
SINH
VÀO CẢNH TỘI ÁC
Người chết
thường vì nghiệp duyên nên gặp phải rất nhiều cảnh tượng nguy hiểm như: tối
tăm, bão táp, sấm sét, sương mù v.v... Bấy giờ vì khiếp sợ quá đỗi nên phải tìm
phương trốn tránh, ruồng bỏ thân mạng mà tuôn chạy, rồi lại thấy ở trước mắt
mình nào là núi, đèo, hang hố, cây cối và bụi rừng...
Cũng vì muốn
vội vàng tránh thoát cho mau, nên họ không rảnh rang, không đủ thì giờ để lựa
chọn, chỉ biết đã núp vào một chỗ nào thì không muốn ra khỏi chỗ ấy nữa. Vì họ sợ
rằng nếu ra khỏi chỗ ấy tức là họ bị khổ trở lại. Chỉ vì lánh nạn nên không
muốn ra, nên rốt cuộc họ không ngờ rằng mình đã trở lại thọ cái thân hèn hạ và
chịu rất nhiều đau khổ.
Bây giờ tôi xin
lược thuật cái tình trạng của người chết khi đã trở vào trong cảnh tội ác như
sau:
Nếu thần thức
của kẻ chết nếu sắp sanh vào cảnh giới A-tu-la, thì họ sẽ thấy: có những vườn
cây khả ái và những vầng lửa lăn lộn chuyển xoay. Nếu thấy những cảnh tượng ấy
mà sanh lòng vui vẻ đi đến đó, tức là người chết đầu thai vào chủng loại
A-tu-la.
Nếu nghiệp
duyên của kẻ chết sắp sanh vào cảnh giới Súc-sanh, thì họ sẽ thấy có những núi
rừng, hang hố, hoặc có những vực sâu hiện ra trước mắt. Nếu người chết muốn đi
vào cảnh ấy, tức là họ phải đầu thai vào chủng loại Súc-sanh.
Nếu nghiệp
duyên của kẻ chết sắp sanh vào cảnh giới Ngạ-quỷ, thì họ sẽ thấy có một bãi sa
mạc không cây cối, hoặc có những hang hố, cỏ cây đều khô héo... đấy là cảnh
tượng của Ngạ-quỷ. Nếu ai sanh vào trong đó, thì thường bị đói khát khổ sở.
Chủng loại của
Quỷ có rất nhiều, ta không thể kể xiết được. Nhưng đại khái ta có thể chia làm
hai loại là: Quỷ có oai đức và Quỷ không có oai đức.
Quỷ có oai đức
cũng gọi là Quỷ có thế lực: vì chúng đã có thần thông lại giàu của cải. Tuy ở
trong loài Quỷ nhưng không chúng bị sự đói khát. Như Quỷ Dạ-xoa, Quỷ
Cưu-bàn-trà chẳng hạn.
Loài Quỷ không
có oai đức thì đại khái chia làm ba loại:
a/ Loại đói ít,
như Quỷ Hy-tự (mong được thờ cúng), Quỷ Hy-khi (mong được đồ vất bỏ).
b/ Loại đói
nhiều, như Quỷ Châm-mao (lông như kim), Quỷ Xú-mao (lông hôi thối), Quỷ Đại-anh
(thân đầy lở lói).
c/ Loại hoàn
toàn đói như Quỷ Cự-khẩu (miệng phun lửa), Quỷ Châm-yết (cổ như lỗ kim), Quỷ
Xú-khẩu (miệng hôi thối).
Đến như loài
Quỷ có oai đức, vì đời trước họ có làm việc bố thí cho nên khi chết cảm được
đón rước long trọng và hưởng thọ được nhiều cảnh vui. Như khi sống ở đời được
làm quan tước, thường hay áp bức nhân dân, trị dân không đúng phép, nhưng biết
đem của cải mà bố thí, người ấy chết rồi đọa vào loài quỷ và làm Quỷ
Cưu-bàn-trà. Loài Quỷ nầy có thể tự tạo nên cảnh giới ngũ trần vui sướng để
hưởng thọ. Còn những kẻ tính tình hay oán hận, say đắm theo rượu thịt, nhưng
lúc còn sống hay làm việc bố thí, người ấy sau khi chết rồi đọa vào loài Quỷ
Địa-hành dạ-xoa (chân đi sát đất), thường được thưởng thức những âm nhạc vui vẻ
và được ăn uống. Như trong kinh Chánh Pháp Niệm Xứ đã nói rõ, ở đây tôi không
thể chép hết được.
Nghiệp duyên
của người chết nếu sẽ sanh vào Địa-ngục thì bấy giờ họ bỗng nghe có những khúc
ca hết sức bi ai buồn bã. Nếu họ đi tìm vào trong cảnh ấy, thì thân không được
tự do, hoặc bị xua đuổi mà không có cách gì ngăn cản được. Trong hoàn cảnh ấy
(Địa-ngục) mịt mù tối tăm, nhà cửa hoặc đen hoặc trắng. Dưới đất thì có hang hố
sâu thẳm, đường xá mịt mờ quanh co. Tội nhân hoặc là bị lửa hồng nung đốt, hoặc
bị giá lạnh ngâm thân; có vô số điều khổ sở. Ai đã chịu khổ ở trong hoàn cảnh
ấy cũng phải trải qua cũng nhiều kiếp nhiều đời, chẳng biết đến bao giờ được ra
khỏi.
Nếu nghiệp
duyên của người chết sẽ đọa vào Địa-ngục Đại-nhiệt, thì họ cảm thấy trong thân
mình như bị luồng gió lạnh lùng áp bức. Đồng thời họ lại thấy có những ngọn lửa
bồng bột của Địa-ngục Đại-nhiệt bốc lên, vì ưa sự ấm áp nên vội đi vào trong
đó. Nếu kẻ chết sẽ đọa vào Địa-ngục Đại-hàn, thì họ cảm thấy trong thân mình
như bị chạm phải luồng gió nóng, hoặc bị lửa hồng nung đốt. Thế nên khi hơi mát
trong Địa-ngục Đại-hàn bốc lên, thì họ lại cảm thấy sảng khoái dễ chịu. Vì ưa
mát mẻ nên vội vàng đi vào trong cảnh ấy, tức là họ sẽ bị bó buộc mãi, không
thể nào tránh thoát được nữa.
Lại nữa, nếu
lúc đang sống còn, mỗi khi gây nghiệp, thường có bạn bè giúp đỡ, thì khi lâm
chung sẽ thấy bạn bè đồng nghiệp với mình ngày trước hiện ra trước mắt. Bấy giờ
vì xúc động đến sự hứng thú của ngày xưa nên vội vàng chạy đến trong cảnh đó.
Nhưng khi họ đến rồi thì cảnh ấy hoàn toàn thay đổi và phải chịu mọi điều đau
khổ.
"Trong khi
thấy những cảnh tượng như trên, ngươi phải tự giữ vững tâm trí, chớ nên vội
vàng đi đến đó. Ngươi cần phải nên chăm lòng cung kính Đức Phật A Di Đà bên thế
giới Cực Lạc để cầu Ngài đến cứu độ cho mình là hơn".
Thiện hữu phải
nên theo như trên mà chỉ giáo bảy phen, để cho họ được vãng sanh về thế giới
Cực Lạc. Bởi vì thân Trung ấm có được một đặc tính ghi nhớ phi thường, so với
lúc sống còn có thể mạnh hơn gấp mười. Tuy khi đang sống còn chỉ là tầm thường
ngu độn, nhưng khi đi vào trong giai đoạn Trung ấm thì nhờ nghiệp duyên mà có
cái sáng suốt phi thường. Cho nên Thiện hữu hãy nên theo đúng như những lời
trên mà chỉ giáo, quyết định sẽ có công hiệu bất ngờ. Đôi khi, hoặc thời họ
chưa có đủ tín, nguyện để xu hướng về thế giới Cực Lạc, song nhờ ở sức cố gắng
niệm Phật, cũng có thể cải tạo được nghiệp duyên mà được sanh lên cõi Người hay
cõi Trời (Nhân đạo hay Thiên đạo). Cho nên công đức niệm Phật là chắc chắn
quyết không luống uổng.
SINH VÀO LOÀI
SÚC SINH
Nghiệp duyên
của kẻ chết nếu sẽ sanh vào Bàng-sanh (Súc-sinh) thì đại khái có thể chia ra
bốn loài là: Thai, noãn, thấp và hóa.
1. Thai sinh và
noãn sinh.
Nếu người nào
lòng xan tham và tật đố nặng nề, thì sẽ đầu thai làm thân các loài như chó đói
(thuộc thai sinh) chẳng hạn. Còn ai có lòng sân hận quá nặng, thì sẽ phải đọa
làm các loài rắn rít, bò cạp (trong các loài này hoặc thai sinh hoặc noãn sinh
không nhất định)... Còn người nào lòng dâm dục nặng nề, thì sẽ đọa làm các loài
như uyên ương, chim tước, chim các (vì những loài này dục tình rất nặng)... Còn
người nào tính tình hay ưa chơi bời lung lạc, thì sẽ đọa làm các loài như vượn,
khỉ (thuộc thai sinh) v.v...
Tóm lại, cội
gốc của các tội lỗi đều là do lòng ngu si của ta mà gây tạo cả.
Lại nữa, đôi
khi những chỗ mà mình sẽ được thọ sanh bất ngờ thấy có những loài chúng sinh
đồng loại rất vừa ý, cho nên vội vàng chạy đến chỗ ấy. Trong các loài này tuy
cũng nương theo nhơn duyên hòa hợp mà thành, do sự bất hòa hợp của cha mẹ mà
đầu thai, nhưng những điều kiện câu thúc thì được giản dị hơn Nhân loại cho nên
người chết thường rất dễ đọa vào các loài này.
2. Thấp sinh.
Trong loài thấp
sinh (là nương vào chỗ ẩm thấp mà tạo được sanh thân) thì có khi vì ngửi được
hương vị của chỗ mình sắp đến thọ sanh mà sanh lòng ưa đắm, rồi vội vàng liền
đến nương vào đó để thọ sanh. (Đại khái như chỗ ẩm thấp, bùn lầy nhơ nhớp,
chúng lấy các vật đó làm tự thể. Trong đó không có tinh huyết của cha mẹ hòa
hợp). Hoặc đi đến nương vào chỗ ẩm thấp để thọ sanh hoặc là bám vào vật gì mục
nát, hoặc đồ phân bón v.v... Tất cả đều tùy theo nghiệp duyên của chúng mà đến
gần gũi để thọ sanh.
3. Hóa sinh.
Chẳng hạn như
loài Rồng và loài chim Kim-sí, cũng là gốc trong bốn loài: thai, noãn, thấp,
hóa mà ra; nhưng chúng là loài hóa sinh đặc biệt, nên hưởng thọ của chúng cũng
sung sướng như các cõi Trời.
Nếu thân Trung
ấm mà được thọ sanh trong loài này, thì sẽ được cảm thọ cảnh giới sung sướng,
đồng như cõi trời không khác. Nhưng các loài này còn thuộc về Súc-sanh, chúng
là một trong ba thứ ác đạo. Cũng vẫn chưa tránh khỏi sanh tử luân hồi và chịu
nhiều sự khổ não khác.
ĐIỀU KIỆN CĂN
BẢN
Cứ như trong
Mật giáo (các kinh điển về Mật tông) để nói, thì thành tựu Bồ-đề có thể chia ra
ba bực:
A- Thượng căn:
Hạng này cao nhất, có thể thành Phật rất mau chóng.
B- Trung căn:
Hạng này hơi kém, sau khi chết rồi mới được siêu thăng giải thoát.
C- Hạ căn: Hạng
này quá thấp thỏi, chết rồi họ phải đi vào giai đoạn Trung ấm mới được thành tựu.
Như vậy, nếu thân thuộc biết vì họ mà làm mọi việc công đức, thì chắc chắn có
nhiều công hiệu, nhưng phải lấy niệm Phật làm phần chủ chốt. Bởi vì thân Trung
ấm có đủ thần thông hữu lậu, cho nên sau khi đã trải qua nhiều cảnh tượng hãi
hùng hăm dọa, áp bức; lòng họ sẽ tự nghĩ rằng: "Có những pháp lành gì để
cứu ta được ra khỏi?". Bởi thế, nếu lúc đó mà có ai chỉ bảo cho họ niệm
Phật để cầu siêu thăng giải thoát, thì họ sẽ hết lòng vâng lãnh vui thích ưa
nghe, và sẽ được hiệu quả không thể tưởng tượng.
Muốn có kết quả
tốt, ta cần phải giữ đúng ba điều kiện như sau:
1-Trai giới.
Tronh gia đình
ai nấy đều phải nhất luật giữ trọn trai giới. Dù có khách khứa ta cũng không
nên thiết đãi rượu thịt; Ngoài ra các thứ ô uế khác, ai nấy đều phải dè dặt,
giữ gìn cẩn thận.
2- Thành khẩn.
Đối với người
chết ta phải hết lòng thành kính, nghĩ nhớ để cầu sự cảm thông. Ta không nên
chuộng trang sức bề ngoài mà thôi, và cũng không nên giao phó công việc ấy cho
kẻ khác làm. Theo như trong bộ bút ký của ông Trường Khanh đời Tống có chép:
"Ở Thông Châu có ông Tư Mã Dưỡng Khiêm, đã từng vì vong phu nhân (tức
người vợ chính đã chết) mà làm rất nhiều Phật sự. Nhưng vài năm sau người tiểu
thiếp của ông, một hôm bỗng chết, cách một đêm mới tỉnh lại, mà than khóc bảo
với Tư Mã rằng: "Thiếp chết đi vào nơi Âm phủ, thấy vong phu nhân bị giam
cầm trong một ngục tối". Phu nhân có nói với thiếp rằng: "Ở đây khổ
sở lắm không thể nói được. Vậy xin gấp gấp vì tôi mà làm việc công đức để cứu
độ". Thiếp hỏi: "Vậy sau khi phu nhân đã chết rồi, Tướng công đã từng
vì phu nhân làm nhiều Phật sự, đều là vô ích cả sao?". Phu nhân đáp:
"Đúng thế. Bởi vì việc tụng Kinh bái Sám thì phải chọn những nhà Sư hữu
đạo, gia chủ phải trai giới chí thành thì mới mong có thể diệt tội thêm phước
được. Nhưng đây thì ngược lại, trước kia thầy Sa-môn tụng kinh ở nhà trên, mà
Tướng công thì lại đánh cờ ở nhà dưới, thử hỏi như vậy thì có lợi ích
gì?". Tư Mã nghe nói cảm động cũng khóc òa lên. Và sau đó mới chọn những
danh Sư có giới đức, sửa sang rất chỉnh đốn, và làm một đạo tràng luôn ba đêm
ngày".
Đấy là những
việc mà Trường Khanh đã được mục kích. Mà cũng là điều của những kẻ con hiền
cháu thảo phải nên biết rõ vậy.
3- Tuyển trạch.
Còn về vấn đề
Pháp sư, ta phải chọn những bậc đạo hạnh chơn chính mà cầu thỉnh, ngoài ra
những hạng phóng đãng phá giới hoặc chỉ biết nhìn đến tài lợi mà thôi, thì đều
không nên cầu thỉnh họ làm gì.
Những hạng Pháp
sư đối với Giới luật đạo hạnh còn thiếu phạm, hoặc thất tín, hoặc hoài nghi
không đứng đắn và ngông cuồng... Vì thân Trung ấm có đủ thần thông nên họ biết
đó là lừa gạt họ, thế là họ sẽ thất vọng mà sanh ra hối hận. Vì hối hận nên họ
sanh ra tức giận rồi phải đọa vào cảnh khổ. Cho nên Thiện hữu phải dùng những
lời như sau đây mà chỉ giáo:
"Ngươi nên
biết rằng thân thể của bậc Tăng-già tên... tức là thân của Phật. Ngươi phải
khởi ý tưởng rằng chỉ nương theo đạo pháp chứ không nương theo người. Mặc dù
người tác pháp đó có lầm lỗi thế nào, cũng là do cái lỗi của ý thức nơi ta chưa
được trong sạch đó thôi. Tỷ như người soi gương kia, vì mặt mình không sạch,
nên cái bóng trong gương cũng nhơ bẩn. Vậy thì nên hiểu rằng: Sở dĩ khi tác
pháp có sai lầm, đều do tâm niệm của ngươi chưa trong sạch vậy. Ngươi nên khởi
tưởng như thế và phải hết lòng cung kính ái mộ vị Pháp sư kia , chắc chắn một
việc làm phước gì cũng đều biến thành Phật sự thanh tịnh, và vẫn không mất phần
ích lợi của chính mình".
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment