Bởi lẽ, tại đây chúng ta không chỉ được hoà mình trong không khí Xuân của Quê hương Dân tộc và Gia đình mà còn được thưởng thức những hương vị đậm đà, ấm áp, vui tươi và thiêng liêng mang bản sắc dân tộc cùng sự hòa quyện tình yêu thương đất nước, yêu nét đẹp truyền thống của mỗi chúng ta trong nếp sống tâm linh của đạo Phật.
Nguyễn Bính, một nhà thơ, một thi sỹ của
người dân Việt Nam chúng ta từng viết trong bài thơ Quê Tôi:
“Quê
tôi có gió bốn mùa
Có
trăng giữa tháng có chùa quanh năm”
Với bài thơ này, nhà thơ đã mô tả một
cách rất tự nhiên về mái chùa thân thương trong tâm khảm của hầu hết mọi người
dân Việt Nam và đã mang đến cho độc giả những tình cảm mộc mạc quyện theo con
sông, giếng nước, lũy tre đầu làng, ruộng vườn, con thuyền, bến đò, mái đình chợ
phiên, đặc biệt là ngôi chùa đã đi vào tiềm thức
và đã trở thành giá trị tinh thần của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Sự
có mặt của mái chùa trong mỗi ngôi làng trên đất nước Việt Nam thân yêu là tất
yếu, là hiển nhiên như gió bốn mùa, như trăng giữa tháng vậy.
Vâng, mái chùa vốn là nơi gởi gắm bao
tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân lành, từ thành thị đến nông thôn, từ miền
xuôi lên miền ngược. Chúng ta đến chùa để học đạo, để tìm sự an lạc nơi tâm hồn
và được sống trong sự che chở của chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền, giúp chúng
ta vượt qua những khó khăn, những bất an trong cuộc sống, và cũng đến chùa để
cùng nhau chung vui, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Những tâm tư
tình cảm của mọi người đều có thể được bộc bạch sẻ chia trên mảnh đất tâm linh
này.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, bởi Tết gắn liền với ý nghĩa Xuân Di Lặc được xuyên suốt từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm giao hòa giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Mỗi năm mỗi lần, dù ai ăn đâu làm đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn tông tổ, giống nòi trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Và dù ai có bận rộn thậm chí cả năm không một lần được đến viếng chùa, thì ngày đầu Xuân là nhân duyên thích hợp nhất để mọi người về Chùa, trước là được dâng hương lễ Phật, kế là tỏ lòng tôn kính biết ơn đối với tổ tông, các đấng sanh thành và cùng cầu nguyện cho nhau một năm mới gặp nhiều thuận duyên, kiết tường an lạc.
Cùng hòa vào không khí đón mừng Xuân mới, Chùa Phật Huệ từ lâu đã trở thành một điểm hẹn thân thương để quý Phật tử, quý đồng hương xa gần chọn hướng xuất hành, hái lộc trong dịp đầu Xuân mới. Bởi lẽ, tại đây chúng ta không chỉ được hoà mình trong không khí Xuân của Quê hương Dân tộc và Gia đình mà còn được thưởng thức những hương vị đậm đà, ấm áp, vui tươi và thiêng liêng mang bản sắc dân tộc cùng sự hòa quyện tình yêu thương đất nước, yêu nét đẹp truyền thống của mỗi chúng ta trong nếp sống tâm linh của đạo Phật.
Trước thềm năm mới Xuân Mậu Tuất - Phật lịch 2562, chúng con cung kính đảnh lễ và gửi lời kính chúc sức khỏe Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni khắp nơi pháp thể khinh an, phước trí nhị nghiêm, huệ đăng thường chiếu, Phật quả châu viên, chúng sanh dị độ. Nguyện chúc quí Phật tử, quý đồng hương xa gần và gia quyến một năm mới thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý!
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di lặc Tôn Phật!
Trân trọng
(Lập xuân Mậu Tuất
2017-2018)
Giác Huệ Thanh
0 Kommentare:
Post a Comment