Chúng ta sinh hoạt
hàng ngày rất dễ bị phạm đến giới luật. Vì chúng
ta ngu si, nghiệp chướng nặng nề nên mỗi ngày hoặc
nhiều hoặc ít, hoặc nặng hoặc nhẹ đều có vi phạm
giới luật đã thọ. Vì thế mỗi người cần phải hết
sức cẩn thận, luôn xét lại lời nói, cử chỉ và hành
động của chúng ta. Trong từng phút từng giây và
từng ý nghĩ của chính mình, thường sinh tâm hổ
thẹn và sám hối, chúng ta mới có thể diệt trừ tội
lỗi, tâm trở nên trong sạch...
Đại Sư Liên Trì
Đức Phật lúc sắp
Niết Bàn dặn dò đệ tử sau khi Ngài nhập Niết Bàn
cần lấy giới làm thầy, chính là cần đệ tử mình nơi
mọi cử chỉ hành vi trong sinh hoạt hàng ngày
thường, đâu đâu cũng phải lưu tâm cẩn thận. Tùy
thời quán chiếu lời nói và hành động chính mình,
có trái phạm vào giời luật của Phật hay không.
Luôn kiểm điểm lỗi mình, ngày ngày phải sám hối
tội lỗi. Có được giới hạnh, tự nhiên sinh ra định
lực, không đến nỗi theo duyên lưu chuyển, hoặc bị
ảnh hưởng trần cảnh bên ngoài. Phải có định lực
mới phát sinh trí tuệ, có thể phân biệt rõ ràng
phải trái thiện ác.
Giới chính mình
không phải giới người khác.
Người học Phật phải
nhớ rằng, giới là để răn nhắc cho mình. Dùng
giới luật để sửa đổi các thứ tham sân si không
đúng của chính mình, không phải lấy giới để răn
dạy người khác hay để phê bình người khác phạm
giới, hoặc chỉ trích họ không đúng như pháp.
Áp dụng giới luật để sửa đổi hành vi sai quấy của
mình, để ngày càng gần với Thành đạo. Nếu đem giới
luật để dạy hay chỉ trích người khác, trong vô
hình đã tạo thêm khẩu nghiệp, tăng trưởng ngã mạn.
Đối với sự tu hành mình không có thêm lợi ích, lại
còn tạo thành nhiều thứ chướng ngại.
Giới gốc Vô Thượng Bồ Đề
Kinh Hoa Nghiêm nói:
”Giới là gốc Vô thượng Bồ Đề”. Giữ
một phần giới luật được một phần thanh tịnh, thành
tựu một phần đạo nghiệp; giữ mười phần giới luật
được mười phần thanh tịnh, thành tựu mười phần đạo
nghiệp.
Căn bản của việc học Phật
Căn bản của việc
học Phật chính là Giới, Định, Tuệ. Kinh Lăng
Nghiêm viết: ”Nhiếp tâm làm giới, nhân giới
sinh định, nhân định phát tuệ. Đó gọi là Tam Vô
Lậu học”. Vì thế, người học Phật cần phải khéo
léo ở nơi Tam vô lậu học mà hạ thủ công phu.
Tam vô lậu học
Làm sao trong cảnh
đời ô trược này tâm không bị ngoại cảnh chuyển?
Như như bất động mà lại chuyển lại ngoại cảnh?
Hóa phiền não làm Bồ Đề, hóa lửa đỏ làm sen hồng!
Đây phải cần công phu, phải cần Giới Định Tuệ nơi
Tam vô lậu học.
Nền tảng của sự tu hành
Giới luật là nên
tảng của đời sống tu hành. Như nhà lầu nhiều tầng
nhưng móng không chắc, lại xây cao thì về sau bất
cứ sự chống đỡ nào cũng là uổng công vô ích, không
sao chánh khỏi sụp đổ. Vì thế, Phật dạy chúng ta
phải lấy “giới làm thầy” Tùy lúc, tùy nơi
xem xét lại thân tâm để kiểm khảo lời nói và cử
chỉ, hành động của chính mình. Hãy nhớ thôi thúc
và tu sửa hành vi của mình cho được ngay thật, mới
xứng đáng là đệ tử của Phật
Trì giới
Khi niệm Phật mà
tâm tư tán loạn, vọng tưởng tới tấp, tâm không
được tỉnh sáng, là do không giữ đúng giới luật,
sinh hoạt hàng ngày thường hay phạm giới. Phải
biết có giới mới có định, có định mới có tuệ.
Trong tam vô lậu học, giới được dùng làm cơ sở ban
đầu. Giới luật là căn bản của tất cả người tu
người tu hành. Không có giới luật, sự nghiệp tu
hành không thể thành tựu. Vì thế, chúng ta
phải khéo léo lấy giới làm Thầy. Đem giới luật của
Phật làm mực thước và khuôn mẫu cho sự hành trì
trong sinh hoạt của chúng ta.
Thường sinh tâm hổ thẹn và sám hối
Chúng ta sinh hoạt
hàng ngày rất dễ bị phạm đến giới luật. Vì chúng
ta ngu si, nghiệp chướng nặng nề nên mỗi ngày hoặc
nhiều hoặc ít, hoặc nặng hoặc nhẹ đều có vi phạm
giới luật đã thọ. Vì thế mỗi người cần phải hết
sức cẩn thận, luôn xét lại lời nói, cử chỉ và hành
động của chúng ta. Trong từng phút từng giây và
từng ý nghĩ của chính mình, thường sinh tâm hổ
thẹn và sám hối, chúng ta mới có thể diệt trừ tội
lỗi, tâm trở nên trong sạch.
Hữu lậu
Hữu là có, lậu là
phiền não làm cho chúng sinh rơi vào ba đường ác.
Hữu lậu là pháp phiền não làm cho chúng sinh rơi
vào ba đường ác.
Điều mà người học
Phật rất sợ chính là hữu lậu. Việc làm nhọc nhằn,
khổ sở, tổn hao mồ hôi và máu huyết cũng không dễ
dàng tích lũy được công đức và phước báu. Nhưng
vì tham, sân, si và vô minh nghiệp chướng của
chính mình, nên trong sinh hoạt ngày thường, không
cẩn thận đã phạm vào giới luật. Vì vậy, tất cả
công đức và phước báu đã phạm vào giới luật. Vì
vậy, tất cả công đức và phước báu đã tạo theo đó
mà mất hết.
Phạm giới thành hữu lậu
Người phạm giới là
hữu lậu, giữ giới là vô lậu. Giới luật chính là
nhân quả. Dù bất cứ lý do gì, khi đã phạm vào giới
luật chính đã phạm vào nhân quả. Nhất định sẽ có
quả báo không tốt. Vì thế, khi học Phật, chúng ta
nhất định phải khéo léo; khi tu hành phải hết sức
cẩn thận. Thường luôn quán chiếu và xét lại chính
mình. Khéo léo tuân theo giới luật để hạ thủ công
phu, đừng để phước báu tu hành nhọc nhằn khổ sở
biến thành công đức hữu lậu.
Kiểm nghiệm lại lỗi lầm
Thân thể chúng ta
sinh ra bệnh tật, trong sinh hoạt luôn gặp phải
trắc trở hoặc có lúc công việc không được hài lòng.
Khi sự việc không như ý phát sinh, kẻ ngu chỉ biết
than thân trách phận, oán trời đất, trách cứ người
khác, mượn cớ này nọ để che đậy sai sót của mình.
Song người có chí cho rằng nhất định mình có sai
lầm việc gì, nhất định đã vi phạm giới luật, đã vi
phạm vào nhân quả, mới có sự báo ứng không tốt này.
Phải mau kiểm điểm lại lỗi lầm, xét lại mình và
thành tâm sám hối, nguyện không phạm nữa.
Giới luật
Thời mạt pháp,
người tu pháp môn niệm Phật rất nhiều, nhưng người
thành tựu hạnh nguyện lại rất ít. Then chốt quan
trọng ở đây là do không cẩn thận giữ gìn giới
luật đã thọ. Nếu hay giữ giới, cẩn thận lời nói và
hành động, nghiêm khắc kiềm chế sự buông lung
chính mình thì tất cả công đức đã có sẽ không tan
mất, đạo nghiệp tự nhiên thành tựu. Nếu không giữ
giới, không có kỷ luật nghiêm túc, muốn làm gì thì
làm, thì tất cả công đức đã tạo sẽ tan mất hết,
đạo nghiệp làm sao có thể thành tựu được?
Giới luật là căn bản
Thời chánh pháp khi
Phật còn tại thế, Thánh Hiền lúc ấy phước huệ đều
vượt xa bọn phàm phu chúng ta trong thời mạt pháp
này. Phật dạy: ”Trì giới mới có thể thành đạo
nghiệp”. Như đây có thể biết, giới luật là căn
bản của tất cả giáo Pháp Phật dạy. Không có giới
luật mà tu hành cũng như xây lầu trong hư không,
hết sức nguy hiểm bởi sẽ có ngày sụp đổ.
Cố gắng giữ gìn giới luật
Chúng ta là những
chúng sinh sinh vào thời mạt pháp. Nhắc đến giới
luật, chúng ta không có chút tư cách gì để nói.
Chúng ta từ sớm đến chiều hoặc nhiều hay ít, nặng
hay nhẹ, do cố ý hay vô tình, đều có phạm đến giới
luật đã thọ. Phải ôm lòng hổ thẹn và thành tâm sám
hối, đem khả năng để trì giới, xa lìa cảnh trần
ngũ dục mê hoặc bên ngoài. Cần phải thanh tịnh đời
sống sinh hoạt của chúng ta. Thường xuyên quán
chiếu và xét lại bản thân, đem giới luật làm tiêu
chuẩn để áp dụng cho đời sống. Bởi khi đã phạm
giới, tội lỗi ta sẽ nhận chịu. Ngược lại, công đức
trì giới thù thắng sẽ thừa hưởng. Cho nên, trì một
phần giới luật được một phần lợi ích, trì mười
phần giới luật được mười phần lợi ích. Chúng ta hổ
thẹn vì tự mình căn cơ thấp kém, chưa thể trì giới
được viên mãn, nên phải thành thật khẩn thiết sám
hối, dốc hết tâm ý niệm Phật cầu thần lực của Phật
và Bồ Tát gia hộ, để mong với giới luật có phương
hướng thực tế và khả năng trì giới được viên mãn.
Siêng năng hành pháp lễ Phật sám hối
Khi đã phạm giới,
nhất định phải có tội và sẽ gánh lấy quả báo xấu.
Phương pháp cứu tội duy nhất chính là hết lòng
chân thật bày tỏ lỗi lầm và thành tâm sám hối.
Phải thống thiết tỉnh xét lại mình, nguyện không
phạm lại nữa. Chúng ta cần phải mỗi ngày, ở trước
tượng Phật và Bồ Tát, siêng năng lễ lạy và sám hối.
Dùng sức mạnh của sám hối để tiêu diệt lỗi lầm sai
phạm của chúng ta.
Sửa đổi thói quen xấu
Học Phật chính là
sửa đổi thói quen xấu. Sửa đổi thói quen không tốt
của chính mình từ trước đến nay. Phần lớn thói
quen của con người đều không lìa khỏi ba độc tham,
sân, si.
Như pháp sám hối
Ý nghĩa sám hối
chính là bày tỏ lỗi của chính mình, nguyện không
bao giờ tái phạm lại. Nếu chỉ có một lỗi đó mà
phạm đi phạm lại mà sám hối hoài, thì nơi sự tu
tập của chính mình một điểm sửa đổi cũng không có.
Đây không chấp nhận được là chân chánh như pháp
sám hối.
Học Phật chính
là sửa đổi thói quen xấu.
Hoà thượng Hư Vân
Thường dạy chúng ta rằng: ”Học Phật chính là
sửa đổi thói quen xấu. Nếu chúng ta có thể sửa đổi
một phần thói quen xấu thì tự nhiên sẽ thành tựu
một phần đạo nghiệp, có thể sửa đổi mười phần thói
quen xấu liền có thể thành tựu mười phần đạo
nghiệp. Do đó, người học Phật cần phải lo sửa đổi
phần nhiều khuyết điểm và thói quen xấu của mình
để ngày một tốt hơn”.
Sám hối
Cuộc sống hàng ngày,
chúng ta luôn tạo bốn tội; sát sinh, trộm cắp, tà
dâm, nói dối. Không những chỉ trong lời nói, hành
động, cử chỉ, thậm chí đến cả khởi tâm động niệm
không biết đã phạm bao nhiêu tội lỗi. Vì thế, kinh
Địa Tạng nói rằng:”Chúng sinh trong cõi Nam
Diêm phù đề, khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp
tội lỗi”. Lại còn nói rằng: ”Nghiệp lớn có
thể ngang bằng núi Tu Di, có thể rộng lớn như biển,
hay làm chướng Thánh đạo”. Đã biết ta và người
có đầy đủ nghiệp chướng phàm phu, vậy chúng ta mỗi
ngày cần phải sám hối. Dùng sức mạnh sám hối để
tiêu trừ cho sạch nghiệp chướng nhiều như cát sông
Hằng mà chúng ta đã tạo ra.
Tội từ tâm khởi, đem tâm sám hối
Tội từ tâm khởi,
phải đem tâm sám hối. Sám hối nhất định phải từ
chỗ sâu kín trong tâm, thành thật phát tâm hổ thẹn.
Sám hối lỗi lầm của mình xong thề không tái phạm.
Đây mới là chân chánh như pháp sám hối.
Lễ lạy 88 vị Phật
Phương pháp sám hối
hay nhất chính là lễ lạy 88 vị Phật. Dùng phương
pháp lễ lạy này để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều
đời trước. Trong lúc lạy Phật sám hối, vì đã có
thệ nguyện của Chư Phật nên có thể giúp chúng ta
tiêu trừ tội lỗi, tẩy trừ bốn trọng tội và Ngũ
nghịch.
Lễ Phật sám hối
Trong quá trình lễ
Phật sám hối, thân lễ Phật, miệng niệm Phật, ý
tưởng đến Phật, nên ba nghiệp thân, khẩu, ý, thanh
tịnh, sẽ được chư Phật theo ý bổn nguyện mà thêm
sức gia bị. Như đây sám hối, tội lỗi tiêu trừ
không thể nghĩ bàn, công đức đạt được cũng không
thể nghĩ bàn.
Trích:
Liên Trì Cảnh Sách
Việt dịch:
Thích Quảng Ánh
0 Kommentare:
Post a Comment