"Thiệt lòng
niệm Phật cầu thoát sanh tử thời cầu mong phước báo hữu lậu ở thế gian
làm gì? Vạn vật vô thường của cõi thế gian nào phải là chỗ gởi thân vĩnh
viễn của ta đâu?..."
Tác giả: Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am)
Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc
41. KẾT KỲ NIỆM PHẬT
Kết kỳ là kết thất (7 ngày làm một kỳ), nếu kết kỳ một mình, thì nên sắm bốn thứ để ăn: cơm khô, trái cây, gừng sống, dầu mè; tám thứ để dùng: lư hương, đèn dầu, bồ đoàn (đồ để ngồi thiền), ghế dựa, áo bông (đồ ấm), khăn hay mũ, thùng vệ sinh, giấy vệ sinh (giấy sút). Ngoài 12 thứ đó, không để một thứ gì cả. Có thể trong suốt một tuần, không cho ai lai vãng, để rảnh rang niệm Phật.
Nếu có 5,6 người đồng phát tâm kết kỳ niệm Phật, thời cần phải thỉnh một vị hộ thất, lập qui điều cho nghiêm chỉnh dán ở trước cửa.
Tất cả mọi cử động, uống ăn, hương hoa đăng quả, đều do vị hộ thất cung cấp đầy đủ, thời những người đồng thất cũng có thể suốt trong bảy ngày chí tâm niệm Phật. Nếu còn hạn cuộc trong tình chấp buộc ràng, chưa biết những điều lợi hại của việc tu hành, thì đừng nên sớm khinh suất mà làm việc này.
Lời phụ giải: Sợ không vào thất kết kỳ, thì bao nhiêu công chuyện ngoài đời, hoặc khách khứa bạn bè, không sao được yên tịnh mà niệm Phật. Thế nên cần phải kết kỳ, tức là lập thế trốn khách, trốn việc vậy. Những thứ cần dùng phải sắm đủ, để khỏi phải bận tâm, không nghĩ móng, hoặc nhờ hỏi người ngoài, hầu yên tâm niệm Phật. Ðây chỉ nói đến bảy ngày, nhưng nếu người nhiều phương tiện, hoặc rảnh rang, có thể kết hai hoặc ba thất v.v... không hạn cuộc. Khi đã quyết định, thì đừng để ngoại sự chi phối, rồi nửa chừng dở thất, nếu chưa hết kỳ mà vội mở cửa, thì thật là chua! Nên biết rằng: người tu, càng tu nhiều ma càng khảo nhiều, nên không thể lơ mơ được, bởi thế nên phải hiểu và phải nhận định kỹ trước khi làm, không thể thua cuộc mà hỏng việc, lại để cười cho kẻ bàng quan.
42. TỤ HỘI NIỆM PHẬT
4,5 người hẹn nhau hội họp tu pháp niệm Phật. Trước hết phải đặt điều ước, trật tự, sau mới bắt đầu niệm. Lúc đầu niệm thì một tiếng mỏ một tiếng niệm, một người xướng bao nhiêu người niệm theo, đều đều không nên so le, lộn xộn mà làm loạn động tâm người đồng niệm.
(Pháp này không kết thất như pháp trên, mà tùy phương tiện tu tập thế thôi, bao nhiêu người cũng được, bao nhiêu ngày cũng không hạn cuộc.)
43. NIỆM PHẬT ÐỂ THÀNH TỰU CHO NGƯỜI
Hoặc ở yên một chỗ niệm Phật mà cầu nguyện cho người, hoặc đồng với người khác kết kỳ niệm Phật. Hoặc đem pháp môn niệm Phật chỉ dạy cho người biết, hoặc cho người mượn sách Tịnh Ðộ mà xem, hoặc phá những mối nghi lầm của người khác trong pháp môn này, hoặc khuyên người bền chí niệm Phật, những việc ấy đều tốt và đều có công đức cả.
Nhưng nếu người trong lúc lâm chung mà có mình đến hộ niệm, khiến cho người bịnh luôn luôn nhớ câu niệm Phật, vừa nhớ vừa niệm, làm cho người ấy sau khi tắt hơi rồi được vãng sanh về cõi Tây phương, đó là thành tựu pháp thân huệ mạng cho người, công đức này còn thù thắng hơn.
(Pháp này không có gì là khó hiểu cả.)
44. KHI CÓ TAI NẠN NÊN NIỆM PHẬT
Phàm lúc xảy ra tai nạn, mà nhớ phát tâm niệm Phật, tất có kỳ ứng (ứng nghiệm lạ thường). Tuy rằng một nước bị can qua hay một làng bị dịch lệ, mà niệm Phật để cầu, thì một người niệm một người an, trăm người niệm trăm người an. Không phải Phật có lòng riêng, lúc nào cũng trong ánh sáng bình đẳng, vô tâm mà ứng hiện. Vì sao? Vì động niệm thành tiếng tự mình rõ biết hào quang sáng của đức Phật A Di Ðà trụ trên đỉnh đầu ta, thời tự nhiên mỗi niệm đầy đủ, mỗi niệm bền chắc, mỗi niệm dài lâu, thời hào quang của Phật chiếu đến gia hộ các vị thiện thần độ trì, tự mình có thể lìa khỏi nạn tai, xin đừng chuyển niệm.
Lời phụ giải: Có người bảo: niệm Phật làm sao dứt được nạn này, nạn khác? Ðó là tại vì mình không tha thiết, hay niệm mà lòng vẫn nghi ngờ, thì bao nhiêu đó cũng chứng tỏ không đem kết quả tốt đến cho mình rồi. Nên hiểu rằng: Tâm mình lúc bấy giờ chỉ nghĩ có một chuyện niệm Phật ngoài ra không nghĩ gì khác, một niệm quên thân, một niệm an tâm ấy càng kéo dài, thì khổ nào đày ải ta được? Câu “Linh tại ngã bất linh tại ngã” có ý vị lắm thay! Một người rồi nhiều người bắt đầu niệm Phật tức là chuyển ác niệm thành thiện niệm, thiện niệm ấy càng kéo dài thì tai nạn nào mà không khỏi, tội khổ gì mà chẳng an?
Ngoài ra trong kinh ghi 10 điều lợi ích của sự niệm Phật, tôi xin kính ghi chép ra đây để quý vị tin mà cố gắng:
Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, đức Phật A Di Ðà phóng quang nhiếp thọ.
Thường được 25 vị Ðại Bồ Tát như đức Quán Thế Âm thủ hộ.
Ngày đêm thường được chư thiên cùng đại lực thần tướng ẩn hình ủng hộ.
Tất cả dạ xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia cùng các thứ chết dữ.
Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Ðà.
Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kỉnh Phật.
Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh độ hưởng sự an vui không cùng!”
45. NIỆM PHẬT TRONG LÚC CHIÊM BAO
Nguyện lực bền chắc, công phu tinh nhuần, ban ngày giữ niệm khăn khăn, ban đêm vẫn giữ niệm khư khư, thời trong giấc chiêm bao tự mình có thể niệm Phật, đó là triệu chứng sắp vãng sanh, vậy phải giữ điều hòa và phải cố gắng lên mãi, đừng lui đừng loạn.
Lời phụ giải: Niệm Phật đến giai đoạn này, thật đã khá tinh nhuần. Có nhiều người niệm được ban đêm, ban ngày không, lúc thức niệm lúc ngủ không. Như vậy tất còn gián đoạn, do công phu chưa thuần. Phải tập thế nào: luôn luôn giữ niệm niệm Phật, dù khi thức hay lúc chiêm bao. Muốn tập điều này thì trước khi đi ngủ hãy cố niệm Phật cho đến khi nào ngủ mòm mới thôi, lại trước khi lên giường phải đánh thức tâm niệm Phật bằng cách tự dặn dò: muốn thoát ly sanh tử không gì hơn ngươi phải luôn nhớ niệm Phật, dù khi thức hay lúc ngủ. Mỗi hôm nhớ dặn thế, sẽ quen dần dần, tự nhiên có kết quả. Quí vị muốn khuya thức dậy đúng giờ nên tập theo cách này: trước khi đi ngủ phải dặn thành tiếng: “Ðúng 5 giờ (hay 4 giờ tùy) phải thức dậy,” nói đôi ba lần như thế, sáng ra sẽ dậy đúng giờ, nhưng nên nhớ một vài ngày đầu có khi bị xê dịch ít nhiều, vì ý niệm chưa thuần, nhưng sau đó thi sẽ thức đúng dần dần, rồi thì đúng hẳn, mười hôm như một. Ðiều này gọi là tập quen thành lệ chớ không có gì lạ cả.
46. NIỆM PHẬT TRONG LÚC BỊNH
Bịnh là cơ sắp chết, chết là mối quan hệ của các thánh, phàm, tịnh, uế. Trong lúc bịnh (bịnh nặng) phải khởi tưởng niệm là sẽ chết (để không sợ chết). Phải siêng niệm Phật, quyết định chờ chết, ắt có hào quang của Phật đến tiếp dẫn, làm toại chí nguyện vãng sanh của ta. Nếu trong lúc bịnh, dừng không niệm Phật thì tất cả sự ái luyến sợ sệt, phiền não hiện lên rần rần, các thứ tạp niệm nhứt tề nổi dậy. Thế thì con đường sanh tử lấy gì cứu vớt? Ngày xưa có một vị Tăng bịnh nặng, rên thành tiếng “Ôi cha.” bỗng tự biết người tu lúc nghĩ nhớ đến đạo mà lại rên như thế là sai, liền khởi niệm A Di Ðà Phật. Nhưng cơn đau không chịu dứt, nên một tiếng rên “ôi cha” là một tiếng niệm Phật tiếp theo, ngày đêm không dứt. Khi bịnh lành, thầy bảo mọi người: “Trong lúc bịnh tôi rên thành tiếng “ôi cha” và chen một tiếng niệm A Di Ðà Phật, hôm nay bịnh lành, tiếng A Di Ðà Phật hiện còn mà tiếng rên “ôi cha” chẳng biết biến đâu.”
Hy hữu thay! Ðây là trường hợp tinh tấn trong lúc bịnh vậy.
Lời phụ giải: Ở đời, có ai khỏi chết, thế mà có kẻ sợ chết đến thành đốn hèn, hay tham sống đến quên chết, thật khổ thay!
Sợ chết rồi cũng không thoát chết, thì có sợ cũng bằng thừa. Ngày xưa có nhiều vị làm những chuyện có thể gọi là đáng buồn cười, thế mà thật là ý vị: Sắm sẵn một cái hòm (quan tài), đêm đêm vào ngủ trong ấy, thật là một việc mà người đời ai cũng sợ. Một người thân, rất thân, vừa mới dứt hơi có kẻ đã không dám léo hánh đến gần, đừng nói dở mặt để xem. Vào ngủ trong hòm, cho biết rằng vị ấy coi cái chết như một giấc ngủ, không có gì đáng sợ, hơn nữa để thấy rằng: Cái chết nó sẵn sàng đến với ta bất cứ lúc nào, để mà không sợ chết, chỉ có lo vun quén cho mình một kiếp sống không bao giờ chết: con đường giải thoát. Vậy chúng ta hãy cố mà niệm Phật, đừng sợ chết, vì cái chết của một xác thân này chỉ là một sự cởi một cái lốt tạm của vô lượng thân vô thường biến chuyển về sau, nếu ta chưa được giải thoát!
47. PHÚT LÂM CHUNG NÊN NIỆM PHẬT
Phút lâm chung nên cố gắng ghi nhớ 4 chữ A Di Ðà Phật đừng để sót quên. Nếu niệm lớn được thời niệm, còn không niệm lớn được thì niệm nhỏ. Trường hợp lớn nhỏ đều không niệm được (vì quá mệt) thì nên ghi khắc thầm tưởng 4 chữ trong thâm tâm, đừng cho quên sót.
Những người hầu hạ chung quanh phải thường nhắc nhở khuyến khích người bịnh nhớ Phật, niệm Phật.
Phải biết rằng: trong nhiều đời, nhiều kiếp, vì ta bị loạn niệm trong lúc này (gần chết) mà phải luân hồi mãi trong vòng ba cõi. Tại sao? Vì sanh tử, luân hồi đều do nhứt niệm làm chủ. Nếu nhứt niệm chuyên chú niệm Phật, thì thân tuy chết nhưng tâm thần không tán loạn, liền theo nhứt niệm ấy vãng sanh Tịnh độ.
Vậy nên hãy nhứt tâm ghi nhớ bốn chữ A Di Ðà Phật đừng quên!
Lời phụ giải: Người tu Tịnh độ khi gần mạng chung, nên phải dự tính rằng: Phút lâm chung là điều quan trọng cuối cùng của đời người tu hành niệm Phật, nếu giữ gìn không kỹ, vận dụng không khéo, thì chẳng những luống uổng công phu trong một đời là vẫn mang cái khổ lụy luân hồi sanh tử, không sao tránh khỏi. Huống chi thân ta đây do nơi nghiệp thức, nhờ chút tinh cha, huyết mẹ tạo nên, hễ có hình phải có hoại, có sanh tất có tử, thật không vĩnh viễn tồn tại.
Còn cõi ta ở đây, đầy đủ uế trược, ác hiểm, cũng từ nơi vọng nghiệp nhơ bẩn mà sanh, không phải là cảnh thanh tịnh, an nhàn đáng cho ta quyến luyến. Ngày nay ta nhứt tâm niệm Phật cầu khi bỏ thân này được vãng sanh Tây phương Cực Lạc, chẳng khác nào bỏ áo cũ dơ, mặc áo mới sạch, thì còn mong gì hơn nữa.
Nếu suy nghĩ, dự tính được như thế, thì đến khi sắp chết, trong lòng không còn tham luyến sắc thân, ngoài không còn đắm mến cõi đời, nhứt tâm chánh niệm trực vãng Tây phương, dù sức muôn trâu cũng không kéo lại được.
48. PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI NIỆM PHẬT
Than ôi! Trong đời có thiếu gì kẻ không biết niệm Phật, có người cho niệm Phật là dị đoan nên không chịu niệm, người xuất gia cho niệm Phật là việc tất nhiên của mình phải làm, chớ không biết tại sao phải niệm, kẻ cuồng huệ biết có Phật, nhưng lại không khứng niệm, kẻ ngu si không biết Phật nên không niệm. Ðây là đem so sánh, còn có những ngu phu, ngu phụ, nghe nói lý nhơn quả cũng biết niệm Phật, nhưng lại mong cầu được phước báo đời sau, vẫn không thoát khỏi hột giống luân hồi.
Tìm kẻ thật vì đường sanh tử mà niệm Phật trong trăm người họa chăng chỉ có một hai! Nên biết rằng, người đã niệm Phật, tức xứng hợp với lòng từ của Phật, phát thệ nguyện rộng lớn tế độ chúng sanh. Tất cả tội cấu oan khiên thảy đều sám hối. Tất cả những công đức dù nhỏ dù lớn đều đem hồi hướng Tây phương, như thế mới là CHÁNH NHƠN NIỆM PHẬT.
Lời phụ giải: Làm một việc gì đều phải có mục đích và tất nhiên phải có đạt đến kết quả của nó. Một việc niệm Phật, siêu xuất luân hồi, vãng sanh Tịnh độ, với mục đích đã nhắm và với kết quả sẽ đạt thật là cao siêu và thật tế, thời hành nhơn ắt phải rõ thấu và tận dụng tri giác của mình, đâu phải những điều huyễn hoặc, vu vơ hay thiển cận mà khinh hốt.
Nhận thức đúng đắn điểm này thời việc làm ắt không đến đỗi luống. Thiệt lòng niệm Phật cầu thoát sanh tử thời cầu mong phước báo hữu lậu ở thế gian làm gì? Vạn vật vô thường của cõi thế gian nào phải là chỗ gởi thân vĩnh viễn của ta đâu? Nhưng đó chẳng qua vì hoặc nghiệp, phiền não nhiều kiếp sâu dày, mặc dầu cũng có hiểu biết đấy, nhưng lại phải chướng dày huệ mỏng, nên rồi phải tự cam với số phận hẩm hiu. Vậy khi đã rõ thông và phát tâm niệm Phật thì phải hết lòng, hết sức sám hối nguyện tiêu trừ tất cả chướng cấu trần lao để lòng thanh thoát, không còn bị những ảo ảnh gạt lường, mới mong đạt thành sở nguyện.
------------------------------------------------------------------------------
[1] Thành khối tức Nhứt Tâm hay Tam Muội đó. Niệm Phật cốt giữ một lòng không tán loạn, không xen tạp, như đường đã thành kẹo.
[2] Hôn trầm: nặng nề, ngủ gật, làm cho thân không được tự tại, tâm không được sáng suốt.
[3] Thâu buộc tâm niệm, đừng cho nó chạy theo vọng trần, vọng cảnh tán loạn mất chánh niệm, bấy giờ tinh thần sẽ được sáng suốt.
[4] Tâm khí: Tâm là tâm niệm, khí là hơi thở. Tâm niệm bị loạn động, hơi thở đứt nối không đều, nên gọi là tâm khí không điều hòa.
[5] Khí tịnh tâm bình: hơi thở điều hòa, an tịnh, tâm niệm bình thản, thơ thới.
[6] Thường người ta niệm sáu chữ (lục tự Di Ðà) nhưng suy kỹ thì sáu chữ sẽ khó nhứt tâm và khó thành khối hơn 4 chữ. Ngài Pháp Chiếu Ðại Sư trong Ngũ Hội Niệm Phật cũng chủ trương 4 chữ.
[7] Hồi quang phản chiếu: Xoay quán trí trở về quán sát nội tâm, không duyên theo ngoại cảnh.
[8] Niệm đầu: Không phải niệm đầu là lúc đầu khi mới niệm Phật, mà mỗi niệm nối liền nhau, câu niệm Phật trước gối đầu câu niệm Phật sau, không hở không dứt.
[9] Vô ký là không nhứt định thiện hay ác.
[10] Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân.
[11] Hắc nghiệp: Nghiệp đen, chỉ cho phiền não nghiệp, ác nghiệp.
[12] Buông bỏ thân tâm: nguyên chữ Hán “thân tâm phóng hạ,” ý nói không còn một chút gì dính măc trong tâm, xả bỏ tất cả, nghĩa như câu “huyền nhai tán thủ” là ở trên gộp đá cao, buông tay rơi xuống vực sâu thẳm, không còn níu nắm đâu nữa cả.
[13] Pháp vương là vua của các pháp, ý nói đức Phật đã thâm đạt thật tướng các pháp, ở trên sự vật mà nhìn sự vật.
[14] Trời Hửu đảnh là cõi trời cao tột cảnh trời Sắc giới.
[15] Phong luân: Sắc gió dưới đáy trái đất. Nhờ sức gió mạnh quay tít không ngừng, gây một sức mạnh vô ngần để duy trì thế giới.
[16] 6 căn, 6 trần, 6 thức.
[17] Khi hạ thủ công phu mà đạ được kết quả thì gọi là đắc thủ.
Kết kỳ là kết thất (7 ngày làm một kỳ), nếu kết kỳ một mình, thì nên sắm bốn thứ để ăn: cơm khô, trái cây, gừng sống, dầu mè; tám thứ để dùng: lư hương, đèn dầu, bồ đoàn (đồ để ngồi thiền), ghế dựa, áo bông (đồ ấm), khăn hay mũ, thùng vệ sinh, giấy vệ sinh (giấy sút). Ngoài 12 thứ đó, không để một thứ gì cả. Có thể trong suốt một tuần, không cho ai lai vãng, để rảnh rang niệm Phật.
Nếu có 5,6 người đồng phát tâm kết kỳ niệm Phật, thời cần phải thỉnh một vị hộ thất, lập qui điều cho nghiêm chỉnh dán ở trước cửa.
Tất cả mọi cử động, uống ăn, hương hoa đăng quả, đều do vị hộ thất cung cấp đầy đủ, thời những người đồng thất cũng có thể suốt trong bảy ngày chí tâm niệm Phật. Nếu còn hạn cuộc trong tình chấp buộc ràng, chưa biết những điều lợi hại của việc tu hành, thì đừng nên sớm khinh suất mà làm việc này.
Lời phụ giải: Sợ không vào thất kết kỳ, thì bao nhiêu công chuyện ngoài đời, hoặc khách khứa bạn bè, không sao được yên tịnh mà niệm Phật. Thế nên cần phải kết kỳ, tức là lập thế trốn khách, trốn việc vậy. Những thứ cần dùng phải sắm đủ, để khỏi phải bận tâm, không nghĩ móng, hoặc nhờ hỏi người ngoài, hầu yên tâm niệm Phật. Ðây chỉ nói đến bảy ngày, nhưng nếu người nhiều phương tiện, hoặc rảnh rang, có thể kết hai hoặc ba thất v.v... không hạn cuộc. Khi đã quyết định, thì đừng để ngoại sự chi phối, rồi nửa chừng dở thất, nếu chưa hết kỳ mà vội mở cửa, thì thật là chua! Nên biết rằng: người tu, càng tu nhiều ma càng khảo nhiều, nên không thể lơ mơ được, bởi thế nên phải hiểu và phải nhận định kỹ trước khi làm, không thể thua cuộc mà hỏng việc, lại để cười cho kẻ bàng quan.
42. TỤ HỘI NIỆM PHẬT
4,5 người hẹn nhau hội họp tu pháp niệm Phật. Trước hết phải đặt điều ước, trật tự, sau mới bắt đầu niệm. Lúc đầu niệm thì một tiếng mỏ một tiếng niệm, một người xướng bao nhiêu người niệm theo, đều đều không nên so le, lộn xộn mà làm loạn động tâm người đồng niệm.
(Pháp này không kết thất như pháp trên, mà tùy phương tiện tu tập thế thôi, bao nhiêu người cũng được, bao nhiêu ngày cũng không hạn cuộc.)
43. NIỆM PHẬT ÐỂ THÀNH TỰU CHO NGƯỜI
Hoặc ở yên một chỗ niệm Phật mà cầu nguyện cho người, hoặc đồng với người khác kết kỳ niệm Phật. Hoặc đem pháp môn niệm Phật chỉ dạy cho người biết, hoặc cho người mượn sách Tịnh Ðộ mà xem, hoặc phá những mối nghi lầm của người khác trong pháp môn này, hoặc khuyên người bền chí niệm Phật, những việc ấy đều tốt và đều có công đức cả.
Nhưng nếu người trong lúc lâm chung mà có mình đến hộ niệm, khiến cho người bịnh luôn luôn nhớ câu niệm Phật, vừa nhớ vừa niệm, làm cho người ấy sau khi tắt hơi rồi được vãng sanh về cõi Tây phương, đó là thành tựu pháp thân huệ mạng cho người, công đức này còn thù thắng hơn.
(Pháp này không có gì là khó hiểu cả.)
44. KHI CÓ TAI NẠN NÊN NIỆM PHẬT
Phàm lúc xảy ra tai nạn, mà nhớ phát tâm niệm Phật, tất có kỳ ứng (ứng nghiệm lạ thường). Tuy rằng một nước bị can qua hay một làng bị dịch lệ, mà niệm Phật để cầu, thì một người niệm một người an, trăm người niệm trăm người an. Không phải Phật có lòng riêng, lúc nào cũng trong ánh sáng bình đẳng, vô tâm mà ứng hiện. Vì sao? Vì động niệm thành tiếng tự mình rõ biết hào quang sáng của đức Phật A Di Ðà trụ trên đỉnh đầu ta, thời tự nhiên mỗi niệm đầy đủ, mỗi niệm bền chắc, mỗi niệm dài lâu, thời hào quang của Phật chiếu đến gia hộ các vị thiện thần độ trì, tự mình có thể lìa khỏi nạn tai, xin đừng chuyển niệm.
Lời phụ giải: Có người bảo: niệm Phật làm sao dứt được nạn này, nạn khác? Ðó là tại vì mình không tha thiết, hay niệm mà lòng vẫn nghi ngờ, thì bao nhiêu đó cũng chứng tỏ không đem kết quả tốt đến cho mình rồi. Nên hiểu rằng: Tâm mình lúc bấy giờ chỉ nghĩ có một chuyện niệm Phật ngoài ra không nghĩ gì khác, một niệm quên thân, một niệm an tâm ấy càng kéo dài, thì khổ nào đày ải ta được? Câu “Linh tại ngã bất linh tại ngã” có ý vị lắm thay! Một người rồi nhiều người bắt đầu niệm Phật tức là chuyển ác niệm thành thiện niệm, thiện niệm ấy càng kéo dài thì tai nạn nào mà không khỏi, tội khổ gì mà chẳng an?
Ngoài ra trong kinh ghi 10 điều lợi ích của sự niệm Phật, tôi xin kính ghi chép ra đây để quý vị tin mà cố gắng:
Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, đức Phật A Di Ðà phóng quang nhiếp thọ.
Thường được 25 vị Ðại Bồ Tát như đức Quán Thế Âm thủ hộ.
Ngày đêm thường được chư thiên cùng đại lực thần tướng ẩn hình ủng hộ.
Tất cả dạ xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia cùng các thứ chết dữ.
Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Ðà.
Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kỉnh Phật.
Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh độ hưởng sự an vui không cùng!”
45. NIỆM PHẬT TRONG LÚC CHIÊM BAO
Nguyện lực bền chắc, công phu tinh nhuần, ban ngày giữ niệm khăn khăn, ban đêm vẫn giữ niệm khư khư, thời trong giấc chiêm bao tự mình có thể niệm Phật, đó là triệu chứng sắp vãng sanh, vậy phải giữ điều hòa và phải cố gắng lên mãi, đừng lui đừng loạn.
Lời phụ giải: Niệm Phật đến giai đoạn này, thật đã khá tinh nhuần. Có nhiều người niệm được ban đêm, ban ngày không, lúc thức niệm lúc ngủ không. Như vậy tất còn gián đoạn, do công phu chưa thuần. Phải tập thế nào: luôn luôn giữ niệm niệm Phật, dù khi thức hay lúc chiêm bao. Muốn tập điều này thì trước khi đi ngủ hãy cố niệm Phật cho đến khi nào ngủ mòm mới thôi, lại trước khi lên giường phải đánh thức tâm niệm Phật bằng cách tự dặn dò: muốn thoát ly sanh tử không gì hơn ngươi phải luôn nhớ niệm Phật, dù khi thức hay lúc ngủ. Mỗi hôm nhớ dặn thế, sẽ quen dần dần, tự nhiên có kết quả. Quí vị muốn khuya thức dậy đúng giờ nên tập theo cách này: trước khi đi ngủ phải dặn thành tiếng: “Ðúng 5 giờ (hay 4 giờ tùy) phải thức dậy,” nói đôi ba lần như thế, sáng ra sẽ dậy đúng giờ, nhưng nên nhớ một vài ngày đầu có khi bị xê dịch ít nhiều, vì ý niệm chưa thuần, nhưng sau đó thi sẽ thức đúng dần dần, rồi thì đúng hẳn, mười hôm như một. Ðiều này gọi là tập quen thành lệ chớ không có gì lạ cả.
46. NIỆM PHẬT TRONG LÚC BỊNH
Bịnh là cơ sắp chết, chết là mối quan hệ của các thánh, phàm, tịnh, uế. Trong lúc bịnh (bịnh nặng) phải khởi tưởng niệm là sẽ chết (để không sợ chết). Phải siêng niệm Phật, quyết định chờ chết, ắt có hào quang của Phật đến tiếp dẫn, làm toại chí nguyện vãng sanh của ta. Nếu trong lúc bịnh, dừng không niệm Phật thì tất cả sự ái luyến sợ sệt, phiền não hiện lên rần rần, các thứ tạp niệm nhứt tề nổi dậy. Thế thì con đường sanh tử lấy gì cứu vớt? Ngày xưa có một vị Tăng bịnh nặng, rên thành tiếng “Ôi cha.” bỗng tự biết người tu lúc nghĩ nhớ đến đạo mà lại rên như thế là sai, liền khởi niệm A Di Ðà Phật. Nhưng cơn đau không chịu dứt, nên một tiếng rên “ôi cha” là một tiếng niệm Phật tiếp theo, ngày đêm không dứt. Khi bịnh lành, thầy bảo mọi người: “Trong lúc bịnh tôi rên thành tiếng “ôi cha” và chen một tiếng niệm A Di Ðà Phật, hôm nay bịnh lành, tiếng A Di Ðà Phật hiện còn mà tiếng rên “ôi cha” chẳng biết biến đâu.”
Hy hữu thay! Ðây là trường hợp tinh tấn trong lúc bịnh vậy.
Lời phụ giải: Ở đời, có ai khỏi chết, thế mà có kẻ sợ chết đến thành đốn hèn, hay tham sống đến quên chết, thật khổ thay!
Sợ chết rồi cũng không thoát chết, thì có sợ cũng bằng thừa. Ngày xưa có nhiều vị làm những chuyện có thể gọi là đáng buồn cười, thế mà thật là ý vị: Sắm sẵn một cái hòm (quan tài), đêm đêm vào ngủ trong ấy, thật là một việc mà người đời ai cũng sợ. Một người thân, rất thân, vừa mới dứt hơi có kẻ đã không dám léo hánh đến gần, đừng nói dở mặt để xem. Vào ngủ trong hòm, cho biết rằng vị ấy coi cái chết như một giấc ngủ, không có gì đáng sợ, hơn nữa để thấy rằng: Cái chết nó sẵn sàng đến với ta bất cứ lúc nào, để mà không sợ chết, chỉ có lo vun quén cho mình một kiếp sống không bao giờ chết: con đường giải thoát. Vậy chúng ta hãy cố mà niệm Phật, đừng sợ chết, vì cái chết của một xác thân này chỉ là một sự cởi một cái lốt tạm của vô lượng thân vô thường biến chuyển về sau, nếu ta chưa được giải thoát!
47. PHÚT LÂM CHUNG NÊN NIỆM PHẬT
Phút lâm chung nên cố gắng ghi nhớ 4 chữ A Di Ðà Phật đừng để sót quên. Nếu niệm lớn được thời niệm, còn không niệm lớn được thì niệm nhỏ. Trường hợp lớn nhỏ đều không niệm được (vì quá mệt) thì nên ghi khắc thầm tưởng 4 chữ trong thâm tâm, đừng cho quên sót.
Những người hầu hạ chung quanh phải thường nhắc nhở khuyến khích người bịnh nhớ Phật, niệm Phật.
Phải biết rằng: trong nhiều đời, nhiều kiếp, vì ta bị loạn niệm trong lúc này (gần chết) mà phải luân hồi mãi trong vòng ba cõi. Tại sao? Vì sanh tử, luân hồi đều do nhứt niệm làm chủ. Nếu nhứt niệm chuyên chú niệm Phật, thì thân tuy chết nhưng tâm thần không tán loạn, liền theo nhứt niệm ấy vãng sanh Tịnh độ.
Vậy nên hãy nhứt tâm ghi nhớ bốn chữ A Di Ðà Phật đừng quên!
Lời phụ giải: Người tu Tịnh độ khi gần mạng chung, nên phải dự tính rằng: Phút lâm chung là điều quan trọng cuối cùng của đời người tu hành niệm Phật, nếu giữ gìn không kỹ, vận dụng không khéo, thì chẳng những luống uổng công phu trong một đời là vẫn mang cái khổ lụy luân hồi sanh tử, không sao tránh khỏi. Huống chi thân ta đây do nơi nghiệp thức, nhờ chút tinh cha, huyết mẹ tạo nên, hễ có hình phải có hoại, có sanh tất có tử, thật không vĩnh viễn tồn tại.
Còn cõi ta ở đây, đầy đủ uế trược, ác hiểm, cũng từ nơi vọng nghiệp nhơ bẩn mà sanh, không phải là cảnh thanh tịnh, an nhàn đáng cho ta quyến luyến. Ngày nay ta nhứt tâm niệm Phật cầu khi bỏ thân này được vãng sanh Tây phương Cực Lạc, chẳng khác nào bỏ áo cũ dơ, mặc áo mới sạch, thì còn mong gì hơn nữa.
Nếu suy nghĩ, dự tính được như thế, thì đến khi sắp chết, trong lòng không còn tham luyến sắc thân, ngoài không còn đắm mến cõi đời, nhứt tâm chánh niệm trực vãng Tây phương, dù sức muôn trâu cũng không kéo lại được.
48. PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI NIỆM PHẬT
Than ôi! Trong đời có thiếu gì kẻ không biết niệm Phật, có người cho niệm Phật là dị đoan nên không chịu niệm, người xuất gia cho niệm Phật là việc tất nhiên của mình phải làm, chớ không biết tại sao phải niệm, kẻ cuồng huệ biết có Phật, nhưng lại không khứng niệm, kẻ ngu si không biết Phật nên không niệm. Ðây là đem so sánh, còn có những ngu phu, ngu phụ, nghe nói lý nhơn quả cũng biết niệm Phật, nhưng lại mong cầu được phước báo đời sau, vẫn không thoát khỏi hột giống luân hồi.
Tìm kẻ thật vì đường sanh tử mà niệm Phật trong trăm người họa chăng chỉ có một hai! Nên biết rằng, người đã niệm Phật, tức xứng hợp với lòng từ của Phật, phát thệ nguyện rộng lớn tế độ chúng sanh. Tất cả tội cấu oan khiên thảy đều sám hối. Tất cả những công đức dù nhỏ dù lớn đều đem hồi hướng Tây phương, như thế mới là CHÁNH NHƠN NIỆM PHẬT.
Lời phụ giải: Làm một việc gì đều phải có mục đích và tất nhiên phải có đạt đến kết quả của nó. Một việc niệm Phật, siêu xuất luân hồi, vãng sanh Tịnh độ, với mục đích đã nhắm và với kết quả sẽ đạt thật là cao siêu và thật tế, thời hành nhơn ắt phải rõ thấu và tận dụng tri giác của mình, đâu phải những điều huyễn hoặc, vu vơ hay thiển cận mà khinh hốt.
Nhận thức đúng đắn điểm này thời việc làm ắt không đến đỗi luống. Thiệt lòng niệm Phật cầu thoát sanh tử thời cầu mong phước báo hữu lậu ở thế gian làm gì? Vạn vật vô thường của cõi thế gian nào phải là chỗ gởi thân vĩnh viễn của ta đâu? Nhưng đó chẳng qua vì hoặc nghiệp, phiền não nhiều kiếp sâu dày, mặc dầu cũng có hiểu biết đấy, nhưng lại phải chướng dày huệ mỏng, nên rồi phải tự cam với số phận hẩm hiu. Vậy khi đã rõ thông và phát tâm niệm Phật thì phải hết lòng, hết sức sám hối nguyện tiêu trừ tất cả chướng cấu trần lao để lòng thanh thoát, không còn bị những ảo ảnh gạt lường, mới mong đạt thành sở nguyện.
------------------------------------------------------------------------------
[1] Thành khối tức Nhứt Tâm hay Tam Muội đó. Niệm Phật cốt giữ một lòng không tán loạn, không xen tạp, như đường đã thành kẹo.
[2] Hôn trầm: nặng nề, ngủ gật, làm cho thân không được tự tại, tâm không được sáng suốt.
[3] Thâu buộc tâm niệm, đừng cho nó chạy theo vọng trần, vọng cảnh tán loạn mất chánh niệm, bấy giờ tinh thần sẽ được sáng suốt.
[4] Tâm khí: Tâm là tâm niệm, khí là hơi thở. Tâm niệm bị loạn động, hơi thở đứt nối không đều, nên gọi là tâm khí không điều hòa.
[5] Khí tịnh tâm bình: hơi thở điều hòa, an tịnh, tâm niệm bình thản, thơ thới.
[6] Thường người ta niệm sáu chữ (lục tự Di Ðà) nhưng suy kỹ thì sáu chữ sẽ khó nhứt tâm và khó thành khối hơn 4 chữ. Ngài Pháp Chiếu Ðại Sư trong Ngũ Hội Niệm Phật cũng chủ trương 4 chữ.
[7] Hồi quang phản chiếu: Xoay quán trí trở về quán sát nội tâm, không duyên theo ngoại cảnh.
[8] Niệm đầu: Không phải niệm đầu là lúc đầu khi mới niệm Phật, mà mỗi niệm nối liền nhau, câu niệm Phật trước gối đầu câu niệm Phật sau, không hở không dứt.
[9] Vô ký là không nhứt định thiện hay ác.
[10] Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân.
[11] Hắc nghiệp: Nghiệp đen, chỉ cho phiền não nghiệp, ác nghiệp.
[12] Buông bỏ thân tâm: nguyên chữ Hán “thân tâm phóng hạ,” ý nói không còn một chút gì dính măc trong tâm, xả bỏ tất cả, nghĩa như câu “huyền nhai tán thủ” là ở trên gộp đá cao, buông tay rơi xuống vực sâu thẳm, không còn níu nắm đâu nữa cả.
[13] Pháp vương là vua của các pháp, ý nói đức Phật đã thâm đạt thật tướng các pháp, ở trên sự vật mà nhìn sự vật.
[14] Trời Hửu đảnh là cõi trời cao tột cảnh trời Sắc giới.
[15] Phong luân: Sắc gió dưới đáy trái đất. Nhờ sức gió mạnh quay tít không ngừng, gây một sức mạnh vô ngần để duy trì thế giới.
[16] 6 căn, 6 trần, 6 thức.
[17] Khi hạ thủ công phu mà đạ được kết quả thì gọi là đắc thủ.
0 Kommentare:
Post a Comment