Do người ăn dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho
đến mười loài chúng sinh, chết rồi lại sinh, sinh rồi lại chết, ăn nuốt lẫn
nhau, nghiệp ác cùng sinh, báo thù nhau cho đến cùng tột đời vị lai; tất cả đều
do lòng tham trộm cướp làm gốc...
(...)
Khi thân trung ấm thấy có một điểm sáng, đó là sắc phát hiện, bèn
tiến đến; khi thấy rõ vọng cảnh(1) thì phát sinh niệm ham muốn. Thấy
khác với ý muốn của mình thì ghét, thấy đồng với ý muốn của mình thì yêu(2);
truyền niệm yêu này vào trong tinh huyết của cha mẹ thành ra hạt giống của sự
thọ sinh, tinh huyết của cha mẹ thu nạp niệm yêu ấy mà thành bào thai. Cha mẹ
giao hợp làm trợ duyên, hấp dẫn “kẻ” đồng nghiệp trong quá khứ(3) nhập vào bào thai; nhân duyên hòa hợp sinh ra
yết-la-lam, át-bồ-đàm(4) vân vân…
Bốn loài thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh đều theo nghiệp
nhân chiêu cảm mà nghiệp quả báo ứng. Loài noãn sinh thì do loạn tưởng
mà sinh ra đời; loài thai sinh thì do mê luyến tình ái mà
sinh ra đời; loài thấp sinh thì do hợp chặt với hương vị ẩm thấp
mà cảm sinh; loài hóa sinh thì lìa bỏ thân cũ để ứng vào thân mới.
Bốn loài lại thay đổi lẫn nhau: khi thì tình, khi thì tưởng, khi thì hợp, khi
thì lìa; tùy theo nghiệp nhân thiện ác mà thọ nhận nghiệp báo có lên có xuống.
Bởi nhân duyên đó mà chúng sinh luân chuyển, nối tiếp không ngừng.
Thầy Phú Lâu Na! Đồng tư tưởng thì yêu thương kết buộc, yêu càng
thâm sâu thì không thể xa lìa. Bởi vậy mà trong thế gian, các cha mẹ con cháu cứ
sinh nhau không ngớt; tất cả đều do lòng tham ái dục làm gốc.
Có tham ái tất có thân mạng, có thân mạng thì phải nuôi dưỡng; cho
nên lòng tham phát triển không ngừng. Bởi vậy mà trong thế gian, các loài thai
sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh, tùy sức lực mạnh yếu mà ăn nuốt lẫn
nhau; tất cả đều do lòng tham giết hại làm gốc.
Do người ăn dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho
đến mười loài chúng sinh, chết rồi lại sinh, sinh rồi lại chết, ăn nuốt lẫn
nhau, nghiệp ác cùng sinh, báo thù nhau cho đến cùng tột đời vị lai; tất cả đều
do lòng tham trộm cướp làm gốc.
Người này mắc nợ mạng người kia, phải trả mạng cho người kia; người
kia mắc nợ mạng người này, phải trả mạng cho người này. Do nhân duyên đó mà trải
qua trăm ngàn kiếp, chúng sinh mãi ở trong 135
vòng sinh tử. Người này mến lòng tốt người kia, người kia mến lòng tốt người này; người này yêu sắc đẹp người kia, người kia yêu sắc đẹp người này. Do nhân duyên đó mà
trải qua trăm ngàn kiếp, chúng sinh cứ mãi ở trong vòng ràng buộc. Chỉ do ba thứ
nhân duyên gốc rễ là sát, đạo, dâm mà nghiệp quả nối tiếp không ngừng.
Thầy Phú Lâu Na! Ba thứ nối tiếp nhau không ngừng là thế giới,
chúng sinh và nghiệp quả, như vừa nói trên, đều là những tướng điên đảo, từ
tánh chân giác mà sinh khởi vọng minh, tức tánh hiểu biết hư vọng của vô minh.
Nhân cái biết hư vọng mà phát hiện ra các tướng trạng; từ cái thấy hư vọng mà
có ra các tướng hữu vi sông, núi, đất liền vân vân, thứ lớp trôi chảy đổi dời;
tất cả đều do cái biết hư vọng đó mà xoay vần, hết đầu đến đuôi, hết đuôi đến đầu,
nối tiếp không ngừng…
Ghi chú:
(1) Vọng cảnh: Ở đây là chỉ cho cảnh giao hợp của cha mẹ.
(2) Đồng thì yêu, khác thì ghét: Theo luật âm dương hấp dẫn, âm với
dương thì thu hút nhau, gọi là “đồng”; âm với âm, hoặc dƣơng với dương
thì đẩy nhau ra, gọi là “khác” (dị). Bởi vậy, nếu thân trung ấm là nam,
thấy cha, đó là “khác”, cho nên ghét; thấy mẹ,
đó là “đồng”, cho nên yêu. Nếu thân trung ấm là nữ,
thấy mẹ, đó là “khác”, cho nên ghét; thấy cha,
đó là “đồng”, cho nên yêu.
(3) Đồng nghiệp trong quá khứ. (Xem lại chú thích số 114 ở trên.)
(4) Yết-la-lam, át-bồ-đàm: Luận Câu Xá phân tích bào thai gồm có năm thời
kì:
1) Bảy ngày đầu gọi là “yết-la-lam”, là thời kì tinh cha
huyết mẹ ngƣng tụ lại.
2) Bảy ngày thứ nhì gọi là “át-bồ-đàm”, là thời kì bào thai
chỉ nhƣ một cái mụt trên da.
3) Bảy ngày thứ ba gọi là “bế-thi”, là thời kì bào thai
phát triển thành một cục thịt mềm.
4) Bảy ngày thứ tƣ gọi là “yết-nam”, là thời kì cục thịt cứng
chắc dần.
5) Bảy ngày thứ năm gọi là “bát-la-xa-khư”, là thời kì
thai nhi thành hình đầy đủ với tất cả tay chân, đầu mặt, các giác quan, xương cốt.
Thời kì này kéo dài cho đến khi em bé chào đời, vào bảy ngày thứ ba mươi tám; tổng
cộng thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ từ ngày đầu cho đến ngày lọt lòng mẹ gồm
khoảng 266 ngày.
(Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm -Quyển 1)
0 Kommentare:
Post a Comment