Tôn giả Tu Bồ Đề là vị khéo nói nghĩa không, một hôm
đang ngồi yên trong núi rừng, bổng thấy rất nhiều chư thiên đang rải
hoa cúng dường giữa hư không...
Trong Kinh Duy
Ma ghi: Cư sĩ Duy Ma thị hiện bệnh tật, có rất nhiều
Bồ tát, La hán đến
thăm bệnh ông. Trước gường bệnh, các vị cùng
bàn luận về Pháp
môn bất nhị. Thế nào là Pháp môn bất nhị?
Sau khi ba mươi
mốt vị Bồ tát trình bày qua ý kiến của mình, Ngài
Duy Ma hỏi Bồ
tát Văn Thù Sư Lợi:
- Thế nào là Bồ
tát nhập Pháp môn bất nhị?
Bồ tát Văn Thù
đáp:
- Theo ý tôi, đối
với tất cả pháp không ngôn ngữ, không thuyết minh,
không chỉ bày,
không phân biệt, lìa các vấn đáp, đó là nhập Pháp
môn bất nhị.
Kế đó Bồ tát Văn
Thù lại hỏi cư sĩ Duy Ma:
- Chúng tôi ai nấy
đã nói rồi, xin Nhân giả nói thế nào là Bồ tát nhập
Pháp môn bất nhị?
Lúc đó, Duy Ma
im lặng không nói.
Văn Thù Sư Lợi
liền khen ngợi:
- Lành thay!
Lành thay! Cho đến không có văn tự, ngữ ngôn, mới
thực sự nhập
Pháp môn bất nhị!
Chỗ này thật
sinh động biết bao! Khéo léo biết bao! Dùng vô ngôn
mà nói, vô ngại
biện tài đến như vậy thật vô cùng tuyệt diệu! Qua đó
có thể thấy,
thuyết Pháp không phải ở nói nhiều.
Đương nhiên, vô
ngôn biện tài là cảnh giới cao nhất của ngôn ngữ.
Trong Kinh Đại
Bát Nhã ghi lại: Tôn giả Tu Bồ Đề là vị khéo nói nghĩa
không, một hôm
đang ngồi yên trong núi rừng, bổng thấy rất nhiều
chư thiên đang rải
hoa cúng dường giữa hư không. Những đóa hoa
trời ngũ sắc rơi
đầy bên mình, Tôn giả thấy vậy hỏi:
- Ai đang rải
hoa thế?
- Thưa Tôn giả,
tôi là trời Đế Thích. Vì Ngài khéo nói lý không Bát
Nhã nên tôi mang
hoa đến rải cúng dường.
Tu Bồ Đề đáp:
- Tôi ngồi yên vốn
không có nói.
- Ngài đã không
nói, tôi cũng không nghe.
- Thế tại sao lại
rải hoa cúng dường?
- Không nói, không nghe mới là Bát
nhã chân thật!
(Trích Kinh Bát Đại Nhân Giác do Đại Sư Tịnh Vân Giảng, TT. Thích Minh Quang chuyển Việt Ngữ)
0 Kommentare:
Post a Comment