A Di Đà Phật dùng chân
tâm, chẳng phải là vọng tâm. Ngài dùng cái tâm thanh tịnh, dùng tâm bình
đẳng, dùng tâm đại từ bi; có phải là chúng ta dùng những tâm ấy để xử
sự, đãi người, tiếp vật hay không? Chúng ta thật sự có thể dùng những
tâm ấy để xử sự, đãi người, tiếp vật, thưa cùng chư vị, quý vị thật sự
niệm Phật, tâm quý vị giống như tâm Phật...
Điều quan trọng nhất trong niệm Phật là trong tâm có Phật, chẳng phải là
có Phật ngoài cửa miệng. Ngoài cửa miệng có Phật, trong tâm chẳng có
Phật, sẽ là như xưa kia hai vị đại sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc đã cười nhạo
kẻ niệm Phật “gào toạc cổ họng cũng uổng công”. Vì sao? Miệng có, tâm
không. Chữ “niệm” (念) là “kim tâm” (今心), cái tâm hiện tại, trong tâm
thật sự có! Đó gọi là niệm Phật, hết sức quan trọng. Trong tâm thật sự
có, không chỉ là ban ngày quý vị “niệm tại đâu, nghĩ tại đó”, mà đêm ngủ
cũng nằm mộng thấy cảnh giới của Phật. Tục ngữ thường nói: “Ngày suy
nghĩ gì, đêm nằm mộng thấy”. Những điều này đều có thể chứng minh công
phu niệm Phật của chúng ta. Trong mộng có thể làm chủ thì trong tương
lai, khi mắc bệnh, có thể làm chủ trong khi đau bệnh, điều này rất quan
trọng. Nhất định là phải giữ A Di Đà Phật, giữ y báo và chánh báo trang
nghiêm của Tây Phương Cực Lạc thế giới trong tâm. Tôi thường khuyên các
đồng tu phải đọc kinh, phải nghe giảng. Trong tâm chúng ta không chỉ lưu
giữ hình tướng A Di Đà Phật. Lưu giữ hình tướng của A Di Đà Phật trong
tâm thì vẫn chưa được, đó là chấp tướng, chẳng khác gì trì danh. Phải
ghim tâm, nguyện, giải, hạnh của A Di Đà Phật trong lòng. Đó là thật sự
niệm Phật.
A Di Đà Phật giữ tấm lòng gì? Cũng có nghĩa [học nhân Tịnh Độ phải biết] A Di Đà Phật dùng tâm như thế nào để xử sự, đãi người, tiếp vật, chúng ta phải học theo Ngài. Kinh nói rất minh bạch: A Di Đà Phật dùng chân tâm, chẳng phải là vọng tâm. Ngài dùng cái tâm thanh tịnh, dùng tâm bình đẳng, dùng tâm đại từ bi; có phải là chúng ta dùng những tâm ấy để xử sự, đãi người, tiếp vật hay không? Chúng ta thật sự có thể dùng những tâm ấy để xử sự, đãi người, tiếp vật, thưa cùng chư vị, quý vị thật sự niệm Phật, tâm quý vị giống như tâm Phật. A Di Đà Phật có nguyện vọng gì? Bốn mươi tám nguyện trong kinh, nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện ấy cũng đều nhằm phổ độ chúng sanh. Chúng ta niệm bốn mươi tám nguyện rất nhuần nhuyễn, biến bốn mươi tám nguyện thành đại nguyện của chính mình, nguyện của ta và nguyện của A Di Đà Phật cũng như nhau. Đó là thật sự niệm Phật. A Di Đà Phật tu hành như thế nào? A Di Đà chứng quả như thế nào? Tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương thế giới như thế nào? Thời thời khắc khắc, chúng ta ghim những chuyện ấy trong tâm, tịnh niệm tiếp nối; đó là thật sự niệm Phật. Chiếu theo khuôn mẫu của A Di Đà Phật để đắp nặn chính mình, khiến cho chính mình giống A Di Đà Phật như đúc. Chư vị ngẫm xem, há có thể nào chẳng vãng sanh ư? Chắc chắn là vãng sanh! Miệng thường niệm câu Phật hiệu, sẽ có hai tác dụng:
1) Tác dụng thứ nhất là khiến cho chánh niệm của chính mình được dấy lên, tức là nhắc nhở chính mình chớ nên quên bẵng tâm, nguyện, giải, hạnh, và vô lượng công đức của A Di Đà Phật.
2) Ý nghĩa thứ hai là tiếp dẫn chúng sanh. Chúng ta niệm cho người khác nghe, một phen thoảng qua tai, vĩnh viễn trở thành hạt giống đạo.
Vì thế, niệm Phật ra tiếng là tự lợi, lợi tha. Lúc chẳng có ai, cũng nên niệm Phật ra tiếng. Có các loại chúng sanh mắt ta không trông thấy, còn có quỷ thần ở bên cạnh [chúng ta], họ cũng nghe thấy. Chúng ta niệm Phật hiệu, họ cũng được lợi ích. Câu Phật hiệu có công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn! Dùng phương pháp này để tự lợi, lợi tha. Vì thế, đối với ba điều Tín, Nguyện, Hạnh, chẳng thể thiếu một điều nào. Thiếu một điều sẽ chẳng thể vãng sanh.
Pháp Sư Tịnh Không
0 Kommentare:
Post a Comment