Pages

20 December 2014

KHÚC GỖ TRÔI SÔNG

http://chanhtuduy.com/wp-content/uploads/2013/07/khucgotroi1.jpgBờ bên này là thân mình, bờ bên kia là thân diệt hoại. Chìm giữa dòng là dục ái. Tấp trên bờ là ngũ dục. Bị người nắm bắt là: như có người hào tộc phát thệ nguyện rằng: 'Nguyện đem công đức phước báu này để được làm vua, hay làm đại thần'. Bị phi nhơn nắm bắt là: như có Tỳ-kheo thệ nguyện như vầy: 'Sanh trong cõi Tứ thiên vương mà hành Phạm hạnh. Nay ta đem công đức này để sanh cõi Trời'. Ðây gọi là bị phi nhơn nắm bắt. Bị nước cuốn xoáy là những điều tà nghi. Mục nát là tà kiến, tà chí (tư duy), tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định.Ðó là mục nát vậy.
 
(Trích Kinh Tăng A Hàm) 


Tôi nghe như vầy:
Một thời đức Phật ở nước Ma-kiệt, cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội, đi dần đến bờ sông.
Bấy giờ, Thế Tôn thấy giữa dòng nước có một khúc gỗ lớn trôi trên mặt nước. Ngài bèn ngồi lại dưới một cội cây bên bờ sông. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các Thầy có thấy khúc gỗ bị nước cuốn kia không?
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
- Thưa có thấy.
Phật bảo:
- Ví như khúc gỗ kia, không mắc kẹt bờ bên này hay bên kia, cũng không chìm giữa dòng hay trôi tấp trên bờ, không bị người vớt lên, lại chẳng bị phi nhơn vớt lên, lại không bị nước cuốn xoáy, cũng không bị mục nát. Nó sẽ dần dần trôi đến biển cả. Vì sao? Biển là cội nguồn của các sông.
Tỳ-kheo các Thầy cũng lại như thế. Nếu như các hầy không mắc kẹt ở bờ bên này hay bờ bên kia, không chìm giữa dòng, lại không nằm trên bờ, không bị người hay phi nhân nắm giữ, cũng không bị nước cuốn xoáy, cũng không mục nát, các Thầy sẽ dần dần đến Niết-bàn. Vì sao? Niết-bàn có chánh kiến, chánh chí (tư duy), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, là nguồn cội của Niết-bàn.
Bấy giờ, có người chăn bò tên Nan-đà đang chống gậy đứng xa nghe nói như thế, người ấy bèn đi dần dần đến chỗ Phật. Bấy giờ, người chăn bò bạch Phật:
- Nay con cũng không mắc kẹt bờ bên này hay bờ bên kia, không chìm giữa dòng hay tấp vào bờ, không bị người nắm bắt, không bị phi nhơn nắm bắt, không bị nước cuốn xoáy, cũng không mục nát, dần dần sẽ đến Niết-bàn. Cúi xin Thế Tôn cho phép con ngay tại con đường này, được làm Sa-môn.
Phật bảo:
- Ông đem bò về cho chủ rồi, sau mới được làm Sa-môn.
Người chăn bò Nan-đà thưa:
- Lũ bò này nhớ con của chúng, tự sẽ trở về nhà, cúi xin Thế Tôn cho phép tại đây.
Phật bảo:
- Những con bò này tuy tự trở về nhà, cũng cần Ông đi theo để giao lại chủ.
Khi ấy, người chăn bò nghe lời dạy đem giao bò xong, trở lại chỗ Phật, bạch Phật:
- Nay con đã giao bò xong, cúi xin Thế Tôn cho phép con làm Sa-môn.
Khi ấy, Thế Tôn liền cho làm Sa-môn, thọ giới cụ túc.
Có một Tỳ-kheo khác bạch Phật:
- Thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia? Thế nào là chìm giữa dòng? Thế nào là kẹt trên bờ? Thế nào là không bị người nắm bắt? Thế nào là không bị nước cuốn xoáy? Thế nào là không mục nát?
Phật dạy Tỳ-kheo:
- Bờ bên này là thân mình, bờ bên kia là thân diệt hoại. Chìm giữa dòng là dục ái. Tấp trên bờ là ngũ dục. Bị người nắm bắt là: như có người hào tộc phát thệ nguyện rằng: 'Nguyện đem công đức phước báu này để được làm vua, hay làm đại thần'. Bị phi nhơn nắm bắt là: như có Tỳ-kheo thệ nguyện như vầy: 'Sanh trong cõi Tứ thiên vương mà hành Phạm hạnh. Nay ta đem công đức này để sanh cõi Trời'. Ðây gọi là bị phi nhơn nắm bắt. Bị nước cuốn xoáy là những điều tà nghi. Mục nát là tà kiến, tà chí (tư duy), tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định.Ðó là mục nát vậy.
Lúc ấy Tỳ-kheo Nan-đà ở chỗ vắng thanh tịnh, tự tu chuyên cần mà theo đó người dòng dõi, cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, tu Phạm hạnh vô thượng, sanh tử đã chấm dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không thọ thân trở lại. Tỳ-kheo Nan-đà liền tại chỗ ngồi thành A-la-hán.
Bấy giờ, Tôn giả Nan-đà nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites