Thế nào là cảnh giới thực? Khi nào trong
tâm không khởi lên động niệm thì mọi cảnh giới trước mắt đều là chân
thực. Một khi tâm ngu si vọng động, tâm tưởng thấy cái này cái kia, thì
cảnh giới lúc ấy phần nhiều là hư dối. Cảnh giới của Ðại Viên Kính Trí
là thực, nhưng cảnh giới hiện lên trong tâm thức phân biệt là giả, cho nên
có câu rằng: "Có tâm tức thị vọng tưởng, vô tâm tức thị cảm
ứng." Ai học Phật pháp phải cố ghi nhớ! Tất cả mọi cảnh giới đến với
chúng ta, ta phải có con mắt trạch pháp (chọn lựa pháp). Ta nhận thức cảnh
giới mà không chấp vào nó. Bất luận đó là thực hay giả, ta đều không chấp
trước. Nếu chấp thì cảnh giới chân cũng thành ra giả, nếu chẳng chấp thì
giả sẽ biến thành chân.
Khai Thị của HT Tuyên Hoá
Người học Phật pháp, phải biết Phật
pháp, phải tu trì Phật pháp. Cũng có thể nói là ăn bằng Phật pháp, mặc áo
Phật pháp, ngủ trong Phật pháp, đi, đứng, nằm, ngồi thảy đều trong Phật
pháp. Người biết Phật pháp, luôn luôn vị tha, để lợi ích của mọi người ở
phía trước, tuyệt đối không nghĩ cho quyền lợi của mình. Nói tóm lại, phải
đả phá bệnh "chấp ngã." Chỉ biết người, không biết mình, tới
được trình độ ấy mới gọi là người biết Phật pháp.
Người tu trì Phật pháp thì bất cứ ở
trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ động tâm. Tại sao vậy? Bởi vì nếu
công phu tu hành tới mức thì ắt có đạo lực, và từ đó biết phân định
cảnh giới nào là chân thực, cảnh giới nào là hư dối. Chẳng kể trước mắt
là cảnh giới nào, chân thực cũng tốt, hư dối cũng tốt, chẳng có gì làm cho
tâm động. Cho nên chúng ta thấy trong nhà Thiền thường có câu nói:
"Phật đến chém Phật, ma đến chém ma," ý nghĩa là không chấp trước
bất cứ thứ gì. Không chấp trước là giải thoát, giải thoát là tự tại. Học
Phật là cầu giải thoát, cầu tự tại, tức là không còn bị ngũ dục trói
buộc, vậy mới ra khỏi được tam giới, đến được cõi tịnh độ Thường Tịch
Quang, gần gũi chư Phật và các vị Bồ-tát.
Thế nào là cảnh giới thực? Khi nào trong
tâm không khởi lên động niệm thì mọi cảnh giới trước mắt đều là chân
thực. Một khi tâm ngu si vọng động, tâm tưởng thấy cái này cái kia, thì
cảnh giới lúc ấy phần nhiều là hư dối. Cảnh giới của Ðại Viên Kính Trí
là thực, nhưng cảnh giới hiện lên trong tâm thức phân biệt là giả, cho nên
có câu rằng: "Có tâm tức thị vọng tưởng, vô tâm tức thị cảm
ứng." Ai học Phật pháp phải cố ghi nhớ! Tất cả mọi cảnh giới đến với
chúng ta, ta phải có con mắt trạch pháp (chọn lựa pháp). Ta nhận thức cảnh
giới mà không chấp vào nó. Bất luận đó là thực hay giả, ta đều không chấp
trước. Nếu chấp thì cảnh giới chân cũng thành ra giả, nếu chẳng chấp thì
giả sẽ biến thành chân. Nghĩa lý như thế nào? Lấy nước và băng chẳng hạn,
băng vốn từ nước, nhưng nước chẳng phải băng, tính chất vật lý của nước
là như thế, ai cũng biết. Như trong câu: "Phiền não tức Bồ-đề, Bồ-đề
chẳng phải phiền não," thì phiền não có thể dụ cho băng, Bồ-đề là
nước, còn vô minh là độ lạnh. Vì vô minh, nước kết băng; không vô minh,
băng hóa ra nước. Khi là băng thì ở trong tam giới, chịu vòng sanh tử; khi là
nước thì ra khỏi tam giới chẳng sanh tử.
Xin quý vị chú ý, quý vị phải dụng
công ngay chỗ này. Lục Tổ đã từng nói: "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ
ác, ngay lúc đó, cái gì là bổn lai diện mục của thượng-tọa Minh."
Nghĩa lý như vậy đó. Nếu như chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, tức là không
có niệm nào; vô niệm, vô trụ, nhất thiết không, chẳng có cái gì hết. Tới
lúc đó sẽ thấy được bổn lai diện mục của mình, tức gốc gác của mình
vậy.
0 Kommentare:
Post a Comment