Tính
ra, người mẹ chết chưa đầy một năm thì con trai, con gái, dâu,
rể….đã liên tục nối đuôi nhau vào bệnh viện. Người nào khi ra viện
cũng tốn hơn vạn tiền. Có người đã bình luận trường hợp của họ thế
này: “Bệnh viện tỉnh đã được gia đình các nghịch tử này “nuôi tốt”,
vì thu được bộn tiền”.
Trong
thời gian đó, câu chuyện bất hiếu của họ được đồn vang khắp nơi, ai
cũng biết. Chuyện của họ trở thành đầu đề cho mọi người bàn tán lúc
làm việc hay nhàn rỗi.
Tôi
đem những câu chuyện “hiện thế báo ứng trong đời sống” ghi vào đây
chính là muốn cảnh báo nhắc nhở những người con bất hiếu nên cải tà
quy chánh. Nếu không, một khi ác báo tới, có hối hận thì cũng đã quá
muộn màng.
Con bất hiếu, cháu vô tình,
Ác tâm bỏ mẹ cha đói chết…
Thử hỏi thế nhân – tình nghĩa đâu?
Trời xanh chẳng tha thứ tội này!
Láng giềng kể tôi nghe câu chuyện xảy ra tại quê họ, hỏi:
- Đây có phải là nhân quả báo ứng như lời Phật dạy không?
“Tại thôn X huyện Y thuộc tỉnh Cát Lâm, có một gia đình tám người trong một thời gian ngắn xảy ra bi kịch mà khắp “mười phố tám quê” ai cũng biết. Tuy đa số không hiểu Phật pháp là chi, nhưng ai cũng cho đây là báo ứng.
Ác tâm bỏ mẹ cha đói chết…
Thử hỏi thế nhân – tình nghĩa đâu?
Trời xanh chẳng tha thứ tội này!
Láng giềng kể tôi nghe câu chuyện xảy ra tại quê họ, hỏi:
- Đây có phải là nhân quả báo ứng như lời Phật dạy không?
“Tại thôn X huyện Y thuộc tỉnh Cát Lâm, có một gia đình tám người trong một thời gian ngắn xảy ra bi kịch mà khắp “mười phố tám quê” ai cũng biết. Tuy đa số không hiểu Phật pháp là chi, nhưng ai cũng cho đây là báo ứng.
Hai
vợ chồng trong gia đình này suốt bao năm dốc sức cấy cày nuôi dưỡng
sáu người con gồm ba trai, ba gái, lo chu toàn trách nhiệm kẻ làm cha
mẹ. Họ cưới dâu, xây nhà cho con trai ra riêng, sắm đủ của hồi môn để
gả con gái. Thực hiện chu toàn những việc này không phải dễ, rất
vất vả khó khăn, là điều hiển nhiên ai cũng thấy.
Người
cha do lao lực quá độ mà bị bệnh nặng rồi qua đời. Trong thôn ai
cũng thở dài cảm thán, nói ông mệnh khổ, nhưng bà vợ của ông mệnh
càng khổ hơn. Vì chồng mất chưa đầy một tháng thì bà vợ bị xuất
huyết não, dẫn đến bán thân bất toại phải nằm trên giường. Tuy bản
thân có thể dùng tay trái để ăn cơm, song không thể đi vệ sinh hay
tắm rửa, rất cần có người dìu đỡ chăm sóc.
Sáu
đứa con gồm trai lẫn gái và sáu dâu rể, tổng cộng là 12 người,
chưa tính đến cháu, đã đối đãi như thế nào đối với người mẹ cả đời
gian khổ vì con này?
Mới
đầu họ sắp xếp hai người một nhóm, luân phiên chăm sóc mẹ. Nhưng
chẳng bao lâu, vợ chồng ba đứa con trai cảm thấy rất chán ngán,
phiền mệt, nên trong nhà bắt đầu xảy ra chuyện. Do giữa các nàng dâu
và mấy cô con gái bất hòa, thường nổ ra gây cãi ầm ĩ. Vì vậy, họ
cấm không cho bên con gái đem cơm chăm sóc cho mẹ nữa.
Mới
đầu, ba con trai còn cho mẹ ăn, uống chút đỉnh. Sau đó họ nghĩ: “Nếu
ăn uống thì phải đi nhà xí”…nên ba cô con dâu bắt đầu giảm khẩu
phần ăn cho mẹ chồng. Có khi cả ngày không cho bà dùng món chi cả. Do
con gái và ba cô con dâu không thuận hòa, nên mười ngày nửa tháng, họ
cũng hiếm khi đến thăm.
Có lần ba cô con gái đến thăm mẹ, phát hiện ra bà yếu đến mức không còn sức, ghé sát tai vào mới nghe giọng bà thều thào:
- “Mẹ đói….mẹ đói”….
Thế
là họ vội tìm chút gì đó cho mẹ ăn. Nào ngờ, ba nàng dâu thấy vậy
nổi cơn thịnh nộ, chạy đến chỗ mẹ chồng đang nằm lớn tiếng quát
lên:
-
Bà mới dùng xong hai chén cháo, sao còn đòi ăn nữa? Có phải là muốn
chết hay không? Bà nói vậy khiến con gái bà tưởng là chúng tôi bất
hiếu đấy!
Nhờ
ba cô con gái kiên trì, cuối cùng bà cũng được dùng một chút ít. Lúc
cho mẹ ăn, ba cô gái thừa dịp chị dâu đi vắng, bèn luồn tay vào sờ
thấy bụng mẹ hóp gầy, chứng tỏ lời ba chị là dối trá.
Thế
là hôm sau, ba cô gái đem đến cho mẹ sáu cái trứng gà, bà mẹ ăn ngấu
nghiến, chốc lát đã hết sạch. Sau đó như được tăng lực, bà mách nhỏ
với ba con gái:
- Các con không đến thì tụi nó một chút cơm nước cũng ít chịu cho mẹ dùng, chúng muốn để mẹ chết đói đó.
Mấy
ngày sau ba cô gái lại mang đến cho mẹ thức ăn ngon để tẩm bổ. Con
gái đang cho bà ăn thì bị ba anh trai nhìn thấy. Họ liền vào giật
lại, ném xuống đất, dùng chân chà đạp lên thức ăn, phẫn nộ mắng em
không được cho mẹ dùng, viện cớ là bệnh bà xuất huyết não không thể
ăn được đồ bổ, dễ bị xuất huyết. Họ bảo:
-
Các cô mà làm mẹ chết thì ai chịu trách nhiệm đây? Muốn lo cho mẹ
thì hãy rước mẹ về mà lo, đừng có tới đây chăm ăn mà không chịu cưu
mang.
Chuyện
trong nhà họ chẳng mấy chốc lan ra cả thôn đều biết. Không bao lâu,
nơi sân họ vọng ra tiếng khóc lóc kêu gọi mẹ thảm thiết. Sự nhẫn tâm
bỏ mẹ đói khát khiến cho bà cụ xấu số, bất hạnh đã phải sớm lìa
đời. Tiếng các con bà khóc than, kêu gào nghe vang trời động đất. Họ
mặc áo tang đưa mẹ đi chôn, giấy tiền vàng mã được ném đầy lên không
trung, bị cơn gió lạnh phẫn nộ thổi bay tứ tán.
Một
tháng sau đó, cậu con trai cả bị nghẽn mạch máu não phải vào cấp cứu ở
bệnh viện tỉnh. Tuy được cứu sống, nhưng trở thành liệt nửa người,
tay chân bị co rút.
Cậu
cả xuất viện được một tháng thì cậu hai và nàng dâu cả tiếp nối
vào bệnh viện. Họ cũng bị y chang chứng nghẽn tắc mạch máu não. Được
12 ngày, hai người này vẫn còn chưa xuất viện thì cô con gái thứ hai
cũng đồng chứng bệnh như trên, phải nhập viện gấp.
Cô
gái thứ hai xuất viện được hai ngày thì nàng dâu thứ ba cũng vào
viện. Không phải bị nghẽn mạch máu não, mà bị thủng bao tử. Cô này vẫn
còn đang điều trị thì chàng rể thứ ba bị xe tông văng ra xa hơn hai
mét. Lúc đưa đến bệnh viện tuy còn thở, nhưng toàn thân xương cốt đa
phần đều bị gãy, xương gối trái thì bị nứt, gối phải dập nát,
suốt mấy tháng liền không cử động được.
Tính
ra, người mẹ chết chưa đầy một năm thì con trai, con gái, dâu,
rể….đã liên tục nối đuôi nhau vào bệnh viện. Người nào khi ra viện
cũng tốn hơn vạn tiền. Có người đã bình luận trường hợp của họ thế
này: “Bệnh viện tỉnh đã được gia đình các nghịch tử này “nuôi tốt”,
vì thu được bộn tiền”.
Trong
thời gian đó, câu chuyện bất hiếu của họ được đồn vang khắp nơi, ai
cũng biết. Chuyện của họ trở thành đầu đề cho mọi người bàn tán lúc
làm việc hay nhàn rỗi.
Mặc
dù địa phương đó rất ít người tin Phật, nhưng trong lúc luận đàm, ai
cũng nhất trí nói rằng: “Đây chính là báo ứng cho những kẻ làm con mà
bất hiếu!”.
Chuyện
vẫn chưa hết, cậu cả dù bị bán thân bất toại, nhưng hôm nọ khi di
chuyển qua đường, lại bị xe tông thêm một nạn nữa làm tổn thương não,
thành ra người thực vật. Nghe nói đến nay vẫn còn nằm trong nhà.
Không
bao lâu thì cậu hai bị viêm gan, bị cơn bệnh giày vò hơn một năm thì
chết. Tiếp theo nàng dâu cả bị nghẽn máu não cũng lìa đời.
Láng
giềng tôi kể: “Cháu trai, cháu gái nội ngoại đa số đều do một tay
bà chăm sóc. Nhưng lúc bà bệnh nằm viện suốt thời gian dài, không
đứa nào ngó tới, nghe mà chạnh lòng”. Chỉ mong các vị thiện tri thức
dạy cho họ Phật pháp, để chuyển biến vận mệnh xấu về sau này.
Nếu không, thiên lý trừng phạt công minh, kết cuộc bi thảm của hậu
bối bà thật khó mà tưởng tượng nổi.
“Nghịch
tử cố ý bỏ mẹ đói khát, ngầm hại chết mẹ”. Tuy dân chưa mách, quan
chưa tra. Họ tuy không bị quốc pháp trừng trị, thế nhưng “lưới trời
lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Những người con bất hiếu này,
từng người, từng người đều thọ ác báo.
Đây
thật là vạn sự vạn vật trên đời đều đang thuyết pháp cho chúng ta
thấy. “Thiện nhân thuyết pháp của thiện nhân, ác nhân thuyết pháp
của ác nhân”. Người thuyết pháp người, súc sinh thuyết pháp súc sinh”.
Bạn phải hiểu cho minh bạch, để mọi hành vi từ ăn, ở, đi đứng…đều áp
dụng pháp Phật đã dạy. Sống phải hành xử như thế nào, là do chính
bạn quyết định.
Tôi
đem những câu chuyện “hiện thế báo ứng trong đời sống” ghi vào đây
chính là muốn cảnh báo nhắc nhở những người con bất hiếu nên cải tà
quy chánh. Nếu không, một khi ác báo tới, có hối hận thì cũng đã quá
muộn màng.
(Diệu Âm Lệ Hiếu trích lại từ quyển Báo ứng hiện đời –
Tác giả: Quả Khanh – Hạnh Đoan dịch)
0 Kommentare:
Post a Comment