Mười phương Như Lai, thương nhớ
chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có
ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp
không cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền
hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng
phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ
Ngày
19-20.04.2014 vừa qua chùa Phật Huệ đã tổ chức khoá Tu Đàn Pháp
Chuẩn Đề. Đây là khoá tu thứ hai trong năm 2014 và đã được các Phật
tử khắp nơi hưởng ứng về chùa tham gia tu học.
Khung cảnh Chánh Điện chùa Phật Huệ
trước giờ khai đàn Bố Sắc Trí Ca Pháp
Đúng
14:00 giờ ngày 19.04.2014 các Phật tử đã quy tụ nơi Đại hùng bảo điện để cung nghinh Thượng Toạ Trụ Trì Thích Từ
Trí cùng Tăng đoàn chùa Phật Huệ vào nơi Bảo điện để khai Lễ Đàn
Pháp Chuẩn Đề.
Sau
nghi thức kiết giới đàn tràng Bố Sắc Trí Ca Pháp, Thượng Toạ Thích
Từ Trí đã dành nửa giờ để sơ lược về ý nghĩa và công năng diệu dụng
của Đàn Pháp nầy. Thượng Toạ Thích Từ Trí giải thích: Bố Sắc Trí Ca Pháp là một trong 4 Đàn Pháp Chuẩn Đề,
gồm có: Tức Tai pháp, Tăng Ích pháp, Kính Ái pháp, Hàng Phục pháp. Bố Sắc
Trí Ca Pháp là Tăng Ích Pháp để cầu sống lâu, cầu
vinh quang, cầu phục tàng (của báu giấu kín trong lòng đất), cầu giàu có,
thông minh trí huệ, nghe nhớ không quên, pháp được thành tựu, Kim Cang xử thành
tựu v.v… việc mong cầu được kết quả).
TT Trụ Trì Thích Từ Trí làm lễ khai đàn Bố Sắc Trí Ca Pháp
Để các Phật tử hiểu rõ hơn về công năng của Thần Chú
Chuẩn Đề, Thượng Toạ Thích Từ Trí giải thích: Người thường hay trì niệm
sẽ được mười phương chư Phật, chư Bồ-tát, Thiên long bát bộ, gia hộ, hộ trì.
Tránh được những tội ngũ nghịch, vô gián địa ngục. Trừ tất cả những nghiệp chướng
xấu, nặng nề đau khổ chóng mau đưa con người đến bến bờ giác vạn hạnh.
Sau
phần khai thị, Thượng Toạ Thích Từ Trí đã hướng dẫn và giải nghĩa
tỉ mỉ cho các Phật tử về nghi thức lập đàn, vào đàn, cũng như nghi
thức cung thỉnh Phật Mẫu Chuẩn Đề, cách bắt ấn, trì chú, quán
tưởng và phương pháp cúng dường hộ ma…
Sau
khi các Phật tử nắm vững được những nghi thức cơ bản và quan trọng
của Đàn Pháp, Thượng Toạ Thích Từ Trí cùng Tăng đoàn chùa Phật Huệ
đã hướng dẫn các Phật tử từng bước thực hành tại chỗ những nghi
thức vào đàn Bố Sắc Trí Ca Pháp…
Phần
2 của khoá tu là buổi thuyết pháp của Thượng Toạ Thích Tâm Hạnh dành
cho các Phật tử được diễn ra vào lúc 10 giờ ngày 20.04.2014.
Các Phật tử cung nghinh TT Thích Tâm Hạnh
quang lâm Đạo tràng ngày 20.04.2014
quang lâm Đạo tràng ngày 20.04.2014
Trong
lời khai pháp TT Thích Tâm Hạnh bày tỏ lòng hoan hỉ khi có được nhân
duyên về lại chùa Phật Huệ, được tiếp xúc với các Phật tử để cùng
trao đổi, giải đáp về những ưu tư, thắc mắc của các Phật tử trong
quá trình tu đạo.
TT Thích Từ Trí hoan hỉ giới thiệu cùng cách Phật tử
TT Giáo Thọ Thích Tâm Hạnh trong buổi giảng pháp về chủ đề:
Tịnh Độ tại chùa Phật Huệ ngày 20.04.2014
TT Giáo Thọ Thích Tâm Hạnh trong buổi giảng pháp về chủ đề:
Tịnh Độ tại chùa Phật Huệ ngày 20.04.2014
Chủ
đề chính trong thời pháp lần này TT Thích Tâm Hạnh dành cho các Phật
tử chùa Phật Huệ là pháp tu Tịnh Độ.
TT
Thích Tâm Hạnh cho biết Tịnh Độ là một pháp môn từ hơn một thập niên
tới nay đang được lan toả rộng khắp trong các Phật tử trên toàn thế
giới nói chung và đặc biệt tại Việt Nam và ngay cả người Việt ta
đang sống tại Đức nói riêng. Sự phát triển rộng khắp của pháp môn
Tịnh Độ cho thấy đây là pháp môn thù thắng và phù hợp với căn cơ
của mọi đối tượng, không phân biệt cao-thấp; giàu-nghèo; sang-hèn; không
phân biệt đó là tầng lớp trí thức, hay không trí thức; có học vị
hay không có học vị; người thượng căn, hay hạ căn… đều có thể tu hành
được cả.
TT Thích Tâm Hạnh làm lễ khai pháp ngày 20.04.2014
Tuy
nhiên – TT Giảng sư nhấn mạnh: Khi bước vào tu hành thì người Phật tử
phải có được một định hướng rõ rệt, xác quyết.
Để
khai thị giúp cho các Phật tử nắm bắt rõ những yếu tố, ý chỉ quan
trọng khi thâm nhập Pháp môn Tịnh Độ (còn gọi là Pháp môn niệm Phật)
Thượng Toạ đã nêu ra một số ý chỉ quan trọng:
-
Đương nguyện vãng sanh là gì?
-
Tịnh Độ là nơi đâu?
-
Người tu Tịnh Độ cần hội đủ những điều kiện nào?
-
Muốn về Tịnh Độ người Phật tử phải làm gì?
-
Niệm hồng danh Phật A Di Đà như thế nào mới chuẩn xác?
-
Người cư sĩ khi đối cảnh tiếp vật phải quán chiếu những gì?
-
Người niệm Phật chết bất đắc kỳ tử có được vãng sanh không?
Để
các Phật tử nắm bắt rõ nghĩa những ý chỉ quan trọng này, TT Thích
Tâm Hạnh đã giải thích cặn kẽ từng phần.
Ví
như Đương Nguyện Vãng Vãng Là Gì? TT Thích Tâm Hạnh giải thích: Người
Phật tử cần phải phát nguyện vãng sanh ngay trong đời này, khi còn
sống và tinh tấn thực hành theo lời nguyện đó, tất lúc xả báo thân,
người đó sẽ được vãng sanh.
Về
ý chỉ Tịnh Độ là đâu? TT Thích Tâm Hạnh giải thích: Tịnh Độ ở ngay
trong tâm mỗi người Phật tử, ở ngay trong từng thành viên, trong từng gia
đình của chính mình. Muốn nơi ấy là Tịnh Độ, mỗi người Phật tử,
mỗi thành viên, mỗi gia đình đều phải giữ giới, bởi giữ giới chính
là thiện căn của chính mình. TT Thích Tâm Hạnh đã nêu dẫn những giới
vô cùng quan trọng mà người Phật tử tại gia luôn thường phải quán
chiếu: sát, đạo, dâm, vọng. Nghĩa là Không sát sanh, không trộm cắp;
không tà dâm; không nói dối và chuyên hành thập thiện. Song song người
Phật tử phải năng tạo phước. Một phước báu quan trọng hàng đầu đó
là hiếu dưỡng cha mẹ. Bởi cha mẹ là người cho chúng ta xác thân này,
và nhờ xác thân này mà chúng ta mới có cơ hội để tu hành. Thứ nữa
là cung kính Tam Bảo, bởi nhờ có Tam Bảo người Phật tử được giáo
dục tâm hướng thiện.
Về ý chỉ người Tu Tịnh Độ cần hội đủ những điều kiện nào? TT Thích Tâm Hạnh giải thích: Người Phật tử phải nắm thật vững 3 điều then chốt: Tín-Nguyện-Hạnh. Bởi Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh chính là tông yếu của pháp môn Niệm Phật. Có Hạnh nhưng không có Tín - Nguyện sẽ chẳng thể vãng sanh. Có Tín - Nguyện nhưng thiếu Hạnh cũng chẳng thể vãng sanh. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh đầy đủ không thiếu sẽ quyết định được vãng sanh. Ðược vãng sanh hay không toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do công trì danh sâu hay cạn.
Về việc muốn về Tịnh Độ người Phật tử phải làm gì? TT Thích Tâm Hạnh giải thích: Hai yếu tố người Phật tử phải thường quán chiếu: Chán Ta bà và Hân Tịnh Độ. Bởi Ta bà là khổ, cực khổ và Tịnh Độ là vui, và cực vui. Vì thế trong kinh A Di Đà đức Phật Thích Ca mới nói: „Không có các nỗi khổ, chỉ hưởng những điều vui nên mới gọi là Cực Lạc.“
Về
việc Niệm hồng danh Phật A Di Đà như thế nào mới chuẩn xác? TT Thích
Tâm Hạnh giải thích: Người Phật tử không nên chấp ngôn ngữ. Ami đà
Phật hay Ami topho hay A Di Đà Phật hay Nam Mô A Di Đà Phật đều được,
đều đúng cả. Điều quan trọng hành giả niệm Phật phải có Tín sâu,
Nguyện thiết và thực tâm Hành, chứ Phật A Di Đà không chấp người
hành giả niệm bất kỳ ngôn ngữ nào.
Để các Phật tử hiểu kín kẽ hơn, TT Thích Tâm Hạnh đã nêu một ví dụ về việc hiếu dưỡng cha mẹ. Giả như có ba người con: một người rất nghèo khó, nhưng lại được ở gần cha mẹ và thường xuyên chăm sóc cha mẹ; người con thứ hai có điều kiện vật chất tốt hơn, nhưng lại phải ở nơi rất xa, và chỉ biết thường xuyên gửi tiền về để phụ dưỡng cha mẹ; người còn lại cũng ở nơi xa, nhưng cuộc sống cũng rất khó khăn, nên chỉ còn biết thường xuyên gọi điện về thăm hỏi sức khoẻ cha mẹ. Như vậy nếu nhìn sự việc theo lý tướng tất sẽ có sự so bì thiệt hơn, nhưng nếu nhìn vào sự thì cả ba người con đều có chung một công đức hiếu dưỡng phụ mẫu. Do vậy khi tu hành người Phật tử không nên kiến chấp về ngôn ngữ.
Về việc Người cư sĩ khi đối cảnh tiếp vật phải quán chiếu những gì? TT Thích Tâm Hạnh giải thích: Chẳng để cho 6 căn duyên theo sáu trần. Ví như một người khi ra đường, gặp những cảnh sắc đẹp rồi sanh tâm mê luyến, duyên theo những cảnh sắc đó rồi để những cảnh sắc đó lôi cuốn… tất khi chết sẽ theo nghiệp mà thọ sanh vào những cảnh giới tương tự.
Về
việc người niệm Phật chết bất đắc kỳ tử có được vãng sanh không? TT
Thích Tâm Hạnh giải thích điều này phụ thuộc vào Tín-Nguyện-Hạnh
của người Phật tử sâu hay cạn? Nếu người Phật tử Tín sâu, Nguyện
thiết, và thực tâm Hành, thì dẫu cho cảnh chết nào xảy ra chăng nữa,
người đó vẫn được vãng sanh về Cực Lạc. Điều này cũng tương tự như
một người vác một cục đá nặng, muốn qua sông mà chỉ dùng sức của
riêng mình, tất sẽ bị đắm chìm; ngược lại nếu người đó nhờ con
thuyền để chở mình đi, tất có thể qua sông một cách dễ dàng.
Con
thuyền dụ cho niềm Tin của người Phật tử với Đức Phật A Di Đà.
Để
kết thúc cho thời pháp của mình, TT Thích Tâm Hạnh đã nêu dẫn cho
các Phật tử phương pháp niệm Phật của Đại Thế Chí Bồ Tát trong Đại
Thế Chí Niệm Phật Viên Thông chương (Kinh Lăng Nghiêm):“Thí như có người, một người chuyên nhớ, một người
chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy
nhau cũng như không thấy. Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người
càng nhớ càng khắc sâu trong lòng. Như thế từ đời này cho đến đời khác,
như hình với bóng, không cách xa nhau. Mười phương Như Lai, thương nhớ
chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có
ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp
không cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền
hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng
phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ“.
TT Thích Tâm Hạnh khuyến nhủ các Phật tử: Ánh
sáng của Phật A Đi Đà luôn thường chiếu khắp mọi nơi, nhưng nếu người
Phật tử không có niềm tin, không tin Phật, không chịu giữ giới, không
hành thập thiện… tất Phật cũng chẳng thể cứu độ. Do vậy người Phật
tử muốn vãng sanh Tịnh Độ quyết phải giữ giới cho thật chọn vẹn.
Sau khi kết thúc thời Pháp về Tịnh Độ, TT Thích Từ Trí đã thay mặt BTC chùa Phật Huệ tri ân công đức của TT Thích Tâm Hạnh đã quang lâm đạo tràng và dành cho các Phật tử của chùa một thời pháp vô cùng quý báu.
TT Thích Từ Trí rất lấy làm hy vọng các
Phật tử của chùa Phật Huệ sẽ còn có được duyên phước, đón nghe
những thời pháp quý báu hơn trong những lần TT Thích Tâm Hạnh trở
lại hoằng pháp tại Châu Âu sau này.
Khoá tu Đàn Pháp Chuẩn Đề và buổi thuyết pháp của TT Thích Tâm Hạnh đã được khép lại hồi 13:30 giờ ngày 20.04.2014.
Lược
ghi: Thiện Lợi
0 Kommentare:
Post a Comment