Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư! Ý là một ngày làm Thầy thì
trọn đời là Thầy. Thầy – được nhiều người ví là một người
mẹ thứ hai ngoài đời, giúp cho chúng ta trưởng thành ngoài xã
hội, làm hữu ích cho đời.
Thầy – Trong đạo Phật mang một ý
nghĩa cao cả hơn, bởi Thầy là người mang ánh sáng từ bi, trí
tuệ của Phật pháp giúp cho chúng ta phá tan bức màn đêm vô minh
để bước về bến bờ giải thoát. Đó là hành trình phá mê-khai
ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm-thành Thánh. Hành trình
này nếu không có Thầy, thiếu vắng Thầy, người Phật tử giống
như người lãng du lâu ngày, trên thân mang vác cả trăm cân nặng
trĩu sẽ khó có cơ hội để để trở về nhà bình yên, như nguyện.
Lãng du để dụ cho sự vô định hướng, sống dập vùi trong vô
minh; trăm cân nặng để dụ cho những nghiệp lực tích chứa từ vô
thỉ; ngôi nhà bình yên để dụ cho sự an lạc; như nguyện để dụ
cho sự giải thoát. Một hành trang như vậy, nếu thiếu vắng Thầy
– một hiền thiện Tri thức luôn đồng hành, chở che, tiếp sức –
mấy ai trong chúng ta không lạc bước? Vì thế công ơn và biết ơn
bậc sinh thành so với công ơn, biết ơn Thầy Tổ không có gì
khác biệt, bởi đó chính là hạnh hiếu đạo tôn Sư.
Xin hoan hỉ clicken lên tấm hình
để xem ALBUM
Xuất
phát từ tấm lòng biết ơn đó, vào lúc 10.30h ngày Chủ Nhật,
22.04.2018 vừa qua dưới sự chứng minh và chủ lễ của TT Thích
Minh Phú (Viện Chủ tu Viện Thiện Hoà Đức quốc -
Mönchengladbach); TT Trụ Trì Thích Từ Trí; ĐĐ Thích Trung Lưu; Sư
Bà Thích Nữ Diệu Ân; NS Thích Nữ Diệu Hạnh cùng toàn thể chư
Tôn Đức, Tăng Ni và các Phật tử của chùa Phật Huệ đã vân tập
tại Đại Hùng Bảo Điện để cùng chư Tôn Đức Tăng Ni làm lễ dâng
hương bạch Phật, cùng Tưởng Niệm ngày giỗ kỵ của Ân Sư - Cố
Đại Lão Hoà Thượng Thượng Thiền hạ Định – Người sáng lập Tổ
Đình Pháp Hoa, nguyên Phó Chủ Tịch Tăng Già Phật Giáo thế giới kiêm
Phó chủ tịch liên minh Tăng Già Phật Giáo Thế Giới và cũng là Cố vấn
tối cao GHPGVNTN Châu Âu viện chủ Pháp Hoa Thiền Tự Marsseille Pháp
Quốc.
Đại Lão Hoà Thượng Thượng Thiền hạ Định cũng là Ân Sư của quý chùa Khánh Hòa, Thiện Hòa, Phật Bảo, Phật Huệ, Thiền thất Pháp Hoa và chùa Quan Âm Berlin.
Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh chốn thiền môn, sau nghi thức dâng hương bạch Phật, Chư Tôn Đức Tăng Ni đã hướng dẫn các Phật tử cùng nhau cung kính dâng hương, đảnh lễ để chiêm ân những công đức mà Cố Đại Lão Hoà Thượng Ân Sư đã đóng góp, gây dựng cũng như trên bước đường mang ánh sáng Phật pháp để hoằng hoá nơi đất người, xứ lạ…
Đại Lão Hoà Thượng Thượng Thiền hạ Định cũng là Ân Sư của quý chùa Khánh Hòa, Thiện Hòa, Phật Bảo, Phật Huệ, Thiền thất Pháp Hoa và chùa Quan Âm Berlin.
Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh chốn thiền môn, sau nghi thức dâng hương bạch Phật, Chư Tôn Đức Tăng Ni đã hướng dẫn các Phật tử cùng nhau cung kính dâng hương, đảnh lễ để chiêm ân những công đức mà Cố Đại Lão Hoà Thượng Ân Sư đã đóng góp, gây dựng cũng như trên bước đường mang ánh sáng Phật pháp để hoằng hoá nơi đất người, xứ lạ…
Dưới đây là đôi nét Sơ Lược Tiểu Sử cùng những hình ảnh được
ghi lại trong ngày lễ tưởng niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng, thượng
Thiền hạ Định ngày 22.04.2018 vừa qua.
Tiểu Sử Cố Đại Lão Hòa Thượng, thượng Thiền hạ Định:
Ngài được sanh trưởng trong một gia đình biết quy kính Tam Bảo, thân phụ Ngài là cụ ông : Lê Văn Xuyến, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Sáu. Hòa Thượng là người con thứ hai trong bốn người con tại tỉnh Cần Thơ Nam Việt. Thuở ấu thơ được song thân cho học hết trung học. Năm 24 tuổi vâng lệnh song thân lập gia đình. Ba năm sau cơ duyên đã đến, Ngài nguyện dứt trần duyên nên năm 1946 quyết chí tầm thầy học đạo, Ngài xuất gia tại chùa Cây Bàng, Bổn sư là cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Hồng hạ Tôi ở núi Tượng tỉnh Châu Đốc. Hòa Thượng được sư phụ đặt pháp danh là Thiền Định thuộc Lâm Tế chánh tông dòng thứ 41. Năm 1956 sư phụ của Ngài viên tịch có hổ đến viếng thăm, dân làng đều trông thấy.
Ngài được sanh trưởng trong một gia đình biết quy kính Tam Bảo, thân phụ Ngài là cụ ông : Lê Văn Xuyến, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Sáu. Hòa Thượng là người con thứ hai trong bốn người con tại tỉnh Cần Thơ Nam Việt. Thuở ấu thơ được song thân cho học hết trung học. Năm 24 tuổi vâng lệnh song thân lập gia đình. Ba năm sau cơ duyên đã đến, Ngài nguyện dứt trần duyên nên năm 1946 quyết chí tầm thầy học đạo, Ngài xuất gia tại chùa Cây Bàng, Bổn sư là cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Hồng hạ Tôi ở núi Tượng tỉnh Châu Đốc. Hòa Thượng được sư phụ đặt pháp danh là Thiền Định thuộc Lâm Tế chánh tông dòng thứ 41. Năm 1956 sư phụ của Ngài viên tịch có hổ đến viếng thăm, dân làng đều trông thấy.
Năm 1947 Hòa
Thượng về ở Phật học đường Mai Sơn. Nơi đây thường bị người Pháp bố
ráp không yên nên Ngài Huyền Dung mới dời Tăng chúng về Phật học đường
Sùng Đức. Năm 1948 Ngài được học đạo tại chùa Sùng Đức Sài Gòn.
Năm 1950 cố Hòa Thượng Thích Thiện Hòa từ Hà Nội về cư ngụ tại chùa Sùng Đức. Bây giờ cố Hòa Thượng Thích Trí Hữu mời cố Hòa Thượng Thiện Hòa về Ấn Quang và nhường chức quản lý cho cố Hòa Thượng Thiện Hòa để hợp tác với Ngài Huyền Dung, Nhật Liên, Huệ Hưng, Quảng Liên, Quảng Minh... để đưa học chúng Sùng Đức về Ấn Quang cho rộng rãi. Cố Hòa Thượng Thiền Định cùng chung học khóa với các Ngài danh tăng hiện nay như Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Thiền sư Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Từ Thông và Hòa Thượng Thích Hoàn Quang.
Năm 1950 cố Hòa Thượng Thích Thiện Hòa từ Hà Nội về cư ngụ tại chùa Sùng Đức. Bây giờ cố Hòa Thượng Thích Trí Hữu mời cố Hòa Thượng Thiện Hòa về Ấn Quang và nhường chức quản lý cho cố Hòa Thượng Thiện Hòa để hợp tác với Ngài Huyền Dung, Nhật Liên, Huệ Hưng, Quảng Liên, Quảng Minh... để đưa học chúng Sùng Đức về Ấn Quang cho rộng rãi. Cố Hòa Thượng Thiền Định cùng chung học khóa với các Ngài danh tăng hiện nay như Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Thiền sư Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Từ Thông và Hòa Thượng Thích Hoàn Quang.
Năm 1956 Ngài tốt nghiệp cao đẳng Phật học Khóa 2 tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang.
Năm 1957 Hòa Thượng được bầu làm phó tổng thư ký Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt và đi du hóa khắp miền Nam Việt Nam, mở Phật học đường Phật Ân Mỹ Tho và đi giảng dạy các phật học đường Ấn Quang, Dược Sư…v.v. Ngài cũng dạy khóa huấn luyện trụ trì chùa Pháp Hội giảng về môn “Hành chánh Phật giáo“.
Năm 1958 cố Hòa Thượng giữ chức vụ Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt và Phật Học Đường Nam Việt.
Năm 1960 Ngài giữ chức Phó Thị Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt.
Năm 1963 Ngài tham gia tranh đấu bảo vệ Phật Giáo.
Năm 1964 Ngài sang du học Nhật Bản đậu tiến sĩ Phật Học tại Nhật.
Năm 1972 Ngài về nước tiếp tục mở Phật học đường Phật Ân Mỹ Tho.
Năm 1974 Đại hội Phật Giáo kỳ VI đã công cử cố Hòa Thượng giữ chức vụ Tổng vụ trưởng tổng vụ kiến thiết và tài chánh. Cũng năm này Ngài giữ thêm chức vụ Phó Tổng Lý Hội Đồng Quản Trị Tổ Đình Ấn Quang.
Năm 1975 Ngài sang Pháp xây dựng Pháp Hoa Thiền Tự, thời gian ở ngoại quốc cố Hòa Thượng cũng giữ chức Phó Chủ Tịch Tăng Già Phật Giáo thế giới kiêm Phó chủ tịch liên minh Tăng Già Phật Giáo Thế Giới .
Năm 1957 Hòa Thượng được bầu làm phó tổng thư ký Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt và đi du hóa khắp miền Nam Việt Nam, mở Phật học đường Phật Ân Mỹ Tho và đi giảng dạy các phật học đường Ấn Quang, Dược Sư…v.v. Ngài cũng dạy khóa huấn luyện trụ trì chùa Pháp Hội giảng về môn “Hành chánh Phật giáo“.
Năm 1958 cố Hòa Thượng giữ chức vụ Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt và Phật Học Đường Nam Việt.
Năm 1960 Ngài giữ chức Phó Thị Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt.
Năm 1963 Ngài tham gia tranh đấu bảo vệ Phật Giáo.
Năm 1964 Ngài sang du học Nhật Bản đậu tiến sĩ Phật Học tại Nhật.
Năm 1972 Ngài về nước tiếp tục mở Phật học đường Phật Ân Mỹ Tho.
Năm 1974 Đại hội Phật Giáo kỳ VI đã công cử cố Hòa Thượng giữ chức vụ Tổng vụ trưởng tổng vụ kiến thiết và tài chánh. Cũng năm này Ngài giữ thêm chức vụ Phó Tổng Lý Hội Đồng Quản Trị Tổ Đình Ấn Quang.
Năm 1975 Ngài sang Pháp xây dựng Pháp Hoa Thiền Tự, thời gian ở ngoại quốc cố Hòa Thượng cũng giữ chức Phó Chủ Tịch Tăng Già Phật Giáo thế giới kiêm Phó chủ tịch liên minh Tăng Già Phật Giáo Thế Giới .
Năm
1995 Cố vấn tối cao GHPGVNTN Châu Âu viện chủ Pháp Hoa Thiền Tự
Marsseille Pháp Quốc và cũng là sư phụ chúng tôi, của quý chùa Khánh
Hòa, Thiện Hòa, Phật Bảo, Phật Huệ và Thiền thất Pháp Hoa, chùa Quan Âm
berlin, và đây cũng là những đệ tử của Hòa Thượng Tổ Đình Pháp Hoa thừa
hành Phật sự.
0 Kommentare:
Post a Comment