Bất kể là phái nam hay phái nữ, hoặc
giả là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, là người già hay trẻ nít,
ai nói đạo lý chánh đáng thì ta nghe, ai nói không chánh đáng thì đừng có
tin, chúng ta nhất định phải có con mắt chọn pháp (trạch pháp nhãn). Hợp
đạo lý thì đi tới, không hợp đạo lý thì rút lui; chọn điều thiện mà
theo, bất thiện thì sửa đổi, đó là quan điểm hết sức cơ bản của người
tu.
Khai Thị Của HT TUYÊN HOÁ
Cổ đức có câu: "Thiện ác lưỡng
điều đạo, tu đích tu, tạo đích tạo" (thiện ác hai con đường, đường
tu và đường tạo). Ðiều này nói ra hoàn toàn xác đáng. Tu cái gì? Tu
đường thiện. Tạo cái gì? Tạo nghiệp ác. Thiện tri thức cảnh giác chúng ta
mà không bao giờ chán, có điều chúng ta ngu si, không biết lãnh giáo những
điều ngay, cứ việc ta ta làm, chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ lợi cho
người khác và, nói cách khác là chỉ biết tạo nghiệp ác, không tu thiện, cho
nên không thể nào ra khỏi sáu nẻo trong vòng luân hồi.
Ý nghĩ của chúng ta kể ra thì vô
lượng, vô biên, vô cùng tận. Niệm thì chạy lên thiên đàng, niệm thì xuống
địa ngục. Vọng tưởng về thiện tức thuộc phạm vị thiên đàng, vọng tưởng
về ác thì thuộc về địa ngục, do đó, chúng ta nhất cử nhất động, một lời
nói một công việc làm, lúc nào cũng phải thận trọng, từng giờ từng khắc
lưu tâm, đâu đâu cũng phải chú ý, trong ngoài như một.
Trông bề ngoài thì hành động rất tốt,
nhưng bên trong thì đầy vọng tưởng, cái đó cũng không mang lại kết quả.
Phải làm sao cho trong ngoài như một, không chạy theo vọng tưởng mới được.
Có những người trong tâm thì đầy vọng tưởng, nghĩ rằng người ngoài không
ai biết, rồi cứ như vậy ngày ngày vọng tưởng, cho đến khi xuống địa ngục
cũng mang theo, mà chính mình thì không biết tại sao đọa địa ngục. Những
hạng người như vậy thật đáng thương!
Chúng ta là người tu học, ở chung phải
giữ miệng. Ðại chúng ở chung một nơi, phải đề phòng chuyện thị phi. Có câu
nói rất chí lý: "Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập." Nghĩa
là họa do bởi lời từ miệng thốt ra, bệnh cũng do từ miệng mang vào. Chúng ta
không nên bạ đâu nói đấy, cố tránh chuyện phiền phức, giữ miệng cho kín
là tốt hơn cả. Lại có câu: "Thị phi chỉ vì hay mở miệng, phiền não
đều do cưỡng xuất đầu." Ðộc tọa phòng tâm, nghĩa là khi ngồi một
mình chúng ta phải cẩn thận đề phòng tâm ý, chớ theo vọng tưởng, nhất là
các tư tưởng về dâm dục. Người xuất gia càng phải đặc biệt chú ý, quản
lý kỹ càng cái tâm, không cho những tư tưởng vô ích đến quấy nhiễu.
Vọng tưởng thì ai ai cũng có, nhưng khi
đã khởi vọng tưởng thì ta phải vận dụng các phương cách để khống chế,
không cho vọng tưởng làm mưa làm gió. Những phương cách đó là hoặc ta
niệm Phật, hoặc ta trì chú, hoặc giả ngồi thiền, bái sám, tóm lại kiếm một
cái gì khác để làm, sao cho tinh thần tập trung lại thì sẽ không có vọng
tưởng.
Người tu đạo, thứ nhất phải phá được
cánh cửa sắc dục. Nếu không phá được nó thì không có hy vọng tu tập thành
công. Cả ngày mà đầu óc hồ đồ, tâm điên đảo, cũng không thành công. Cho
nên tôi thực thà nhắn quý vị là chúng ta phải hàng phục cái tâm này. Hàng
phục tâm chính là dứt cái niệm dâm dục. Nếu không đoạn trừ được nó thì
dù tu cho đến tám vạn đại kiếp cũng chẳng khác gì nấu cát để hòng có
cơm ăn, xưa nay chẳng có chuyện đó bao giờ.
Các vị có muốn tu thành quả thánh vô
lậu không? Ðoạn dục cắt ái, thanh tâm quả dục, thì còn có chút hy vọng,
nếu không, không hy vọng gì, tốt hơn là mau mau hoàn tục kẻo lãng phí thời
gian!
Bất kể là phái nam hay phái nữ, hoặc
giả là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, là người già hay trẻ nít,
ai nói đạo lý chánh đáng thì ta nghe, ai nói không chánh đáng thì đừng có
tin, chúng ta nhất định phải có con mắt chọn pháp (trạch pháp nhãn). Hợp
đạo lý thì đi tới, không hợp đạo lý thì rút lui; chọn điều thiện mà
theo, bất thiện thì sửa đổi, đó là quan điểm hết sức cơ bản của người
tu.
Có người biết rõ lỗi của mình mà
không sửa đổi, biết mà vẫn làm quấy. Những hạng người này rất khó giáo
hóa, họ chẳng kham nổi Phật pháp, chẳng thể học gì thêm. Người ta nói:
"Gỗ mục khó đẽo gọt, tường bằng phân khó trét," nếu chính mình
không tự giúp cho mình, tự mình coi thường mình, thì ai còn coi trọng mình,
ai còn giúp đỡ mình nữa? Ðó là điều cần phải tự xét cho kỹ.
0 Kommentare:
Post a Comment