Pages

22 April 2023

THƯ MỜI THAM DỰ ĐÀN MẠN ĐÀ LA KALACHAKRA TỪ NGÀY 16.05-27.05.2023


Mandala này được coi là một pháp hành thiền ở tầng tối cao trong pháp thiền hành của Phật giáo Tây Tạng. Với một bộ sưu tập thiền định lớn này bạn mới có thể hình dung đầy đủ tất cả các chi tiết cũng như vương cung của các vị Kim Cang Vương.


 




Kalachakra mandala là một phần của hệ thống giáo lý và thực hành cao nhất của Phật giáo Tây Tạng. Thuật ngữ Kalachakra có nghĩa là bánh xe / chu kỳ thời gian. Hệ thống thực hành Kalachakra đề cập đến ba khía cạnh:

• Kalachakra bên ngoài: Môi trường bên ngoài của chúng ta, vũ trụ và các chu kỳ xuất hiện và phân rã của nó.

• Kalachakra bên trong: Tất cả chúng sinh sống trong vũ trụ và chu kỳ chết và sinh ra, cũng như hơi thở và dòng năng lượng bên trong của chúng sanh.

• Kalachakra thay thế: hành trình tịnh hóa siêu việt thời gian trôi qua không thể kiểm soát - do đó có sinh và tử - và hành trình dẫn đến việc chứng ngộ quả vị Phật.

 

Mandala và giáo lý của Đức Phật

 

Tất cả giáo lý Phật giáo đều dựa trên Tứ Diệu Đế: sự nhận biết, rằng mọi chúng sinh có tri giác đều trải qua đau khổ; hiểu được nguyên nhân của sự đau khổ này; sự thừa nhận rằng đau khổ sẽ chấm dứt khi các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ được loại bỏ; và các phương pháp thực hành dẫn đến giải thoát khỏi đau khổ, dẫn đến giác ngộ hoàn toàn, hoặc dẫn đến chứng quả vị Phật.

 

Trong Phật giáo Tây Tạng, pháp hành trì này được gọi là "Mật điển Yoga Tối cao" được thiết lập nhằm giúp các hành giả trên con đường hoàn thiện Phật quả. Và Mật tông Kalachakra là một trong những Mật điển Yoga Cao cấp nhất.

 

Tại Ấn Độ khi truyền thống Mật tông Kalachakra bị rơi vào quên lãng - các Phật tử ở Tây Tạng đã tiếp tục hành trì và truyền bá dòng truyền thừa này để giúp truyền thống này tiếp tục được lưu truyền.

 

Mô tả về Kalachakra Mandala

 

Mandala được coi là cung điện cư trú của các Kim Cang Vương và các đồ chúng của mình. Trong Phật giáo Tây tạng các vị Kim Cang Vương là những người lãnh thọ trọn vẹn giáo pháp của chư Phật và chư Bồ tát.

 

Mandala là một bức tranh "toàn cảnh" nhìn từ nóc nhà của khu cung điện này. Vì vậy, một Mandala đã hoàn thành giúp chúng ta có cái nhìn hai chiều về một tòa nhà ba chiều: nơi đó là một thiên cung năm tầng. Ở giữa cung điện này có nơi ngự vì của một Kim Cang Vương – người biểu tượng cho sự giác ngộ. Do đó, Mandala cát có thể coi là một hoạch đồ tổng thể về nơi ở của các vị Kim Cang Vương và những khung cảnh xung quanh nơi ngự vì đó.

 

Mọi góc cạnh của Mandala không thừa, không khuyết đều là biểu trưng cho những phẩm chất hoặc chuyển tải những  giáo lý của chư Phật. Một số ví dụ:

5 tầng của cung điện biểu thị cho năm yếu tố của thân, khẩu, ý, chân tâm, an lạc.

• cánh cửa 4 màu của mỗi bên cung điện – gồm đen, đỏ, trắng và vàng - tương ứng với màu sắc khuôn mặt của các Kim Cang Vương.

• xung quanh Cung điện là vô lượng đồ cúng dường biểu thị cho pháp thí xả.

• Cung điện toạ lạc trên các vành đai màu vàng, trắng, đỏ và xám xanh đại diện cho 4 yếu tố đất, nước, lửa và gió.

 

Mandala này được coi là một pháp hành thiền ở tầng tối cao trong pháp thiền hành của Phật giáo Tây Tạng. Với một bộ sưu tập thiền định lớn này bạn mới có thể hình dung đầy đủ tất cả các chi tiết cũng như vương cung của các vị Kim Cang Vương.

 

GIỚI THIỆU VỀ NGÀI GESHE LOBZANG

 

Geshe Lobzang sinh ra ở Ladakh, thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ. Tại đó, ngài xuất gia lúc 10 tuổi trong tu viện Pethub Gonpa ở Ladakh, Bắc Ấn Độ. Là một tu sĩ của truyền thống Gelug Tây Tạng, Geshe-La đã hoàn thành những năm tu học chuyên sâu tại các trường đại học Phật giáo nổi tiếng như Drepung Löseling và Namgyal Tantric College.

 

Tại đây, Geshe-La được Đức Đạt Lai Lạt Ma ủy nhiệm vai trò thúc đẩy các giá trị đạo đức thế tục trong khuôn khổ các Chương trình Giáo dục Đạo đức Thế tục của ngài. Để đạt được mục đích này ngài Geshe-La đã qua Đức nhằm giới thiệu và truyền hoá dòng pháp này cũng như tại Ladakh để giới thiệu SEE Learning - một chương trình giáo dục thế tục cho các trường học nhằm thúc đẩy việc hình thành các giá trị xã hội, nhân cách và đạo đức.

Ở Ladakh, Geshe Lobzang Tsewang là một trong những người chính chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các giáo lý và nghi lễ Kalachakra hàng năm. Những giáo lý hàng năm này được khởi xướng bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường đích thân đến thăm những nơi này khi điều kiện thời gian và sức khoẻ cho phép.

 

Geshe-La cũng là người hoạt động tích cực ở Ladakh nhằm bảo tồn và truyền đạt giáo lý và nghi lễ Phật giáo và cố gắng tạo các phúc lợi nhằm thúc đẩy các dự án từ thiện.

Kể từ mùa Thu năm 2021, Geshe-La được coi là một giảng Sư thường trực tại Tu viện của Buddha's Weg ở Odenwald.

Tại đây, vào năm 2022 Ngài đã cùng với những người bạn chung chí hướng khởi xướng Hiệp hội phúc lợi từ thiện (Ladakh Welfare Organisation e. V.) - với mục đích từ nơi xa này có thể hỗ trợ các gia đình và trẻ em nghèo ở quê hương.







0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites