Bởi có đến chùa, có về chùa
mọi người mới cảm thấy như đang được sống trong lòng dân tộc;
có đến chùa mới được thấy, được cảm nhận như mình đang sống
giữa quê hương, bên mái ấm của gia đình – nơi đó - chư Tôn Đức
Tăng Ni không chỉ là người cha, người mẹ về tâm linh, sâu xa hơn
Chư Tôn Đức Tăng còn là những người bảo ban, giáo dưỡng, giúp
cho các thế hệ cháu con sanh nơi hải ngoại biết được đến tâm
linh, biết hiểu về tình yêu quê hương, đất nước nguồn cội, biết
được những giá trị văn hoá, tinh thần cổ truyền của dân tộc
Việt...
Những ngày
này quê hương Việt Nam không khí đón xuân ngày càng khẩn trương
và có phần tấp nập hơn, dẫu biết rằng không khí Tết thời nay
không còn mang đậm những dấu ấn xưa – một thủa con trẻ náo nức
chờ mong đến Tết để được cha mẹ lì xì và may những tấm áo,
quần chưng diện 3 ngày Tết và khung cảnh ông, bà, cha mẹ, cùng
con cháu quây quần bên bếp lửa hồng, trên bếp là nồi bánh chưng xanh đang ình ịch sôi cùng hương vị bánh chưng toả ra trong miên man khí Tết.
Nhưng dù thế nào chăng nữa thì mùa xuân cũng vẫn sang...
Tết - Với người Việt tha hương nói chung và người Việt tại Đức nói riêng – nơi mọi sinh hoạt, tập tục đều gắn liền với văn hoá của người bản xứ, vì thế đâu đó Tết đến vì sống xa cách cộng đồng; vì công việc, làm ăn bận rộn, vì đường xá xa xôi cách trở – Tết Việt Nam hoà trong cái rét giá lạnh của xứ trời Âu dường như có phần âm thầm, lạnh lẽo hơn. Có lẽ vậy mái chùa ngoài là nơi để các Phật tử thác gửi tâm linh thì nay Tết về – Chùa còn là nơi hội tụ tất cả những văn hoá, tập tục cổ truyền, những nét đẹp của ông cha, gia đình và tinh hoa của dân tộc.
Tại sao? Bởi có đến chùa, có về chùa mọi người mới cảm thấy như đang được sống trong lòng dân tộc; có đến chùa mới được thấy, được cảm nhận như mình đang sống giữa quê hương, bên mái ấm của gia đình – nơi đó - chư Tôn Đức Tăng Ni không chỉ là người cha, người mẹ về tâm linh, sâu xa hơn Chư Tôn Đức Tăng còn là những người bảo ban, giáo dưỡng, giúp cho các thế hệ cháu con sanh nơi hải ngoại biết được đến tâm linh, biết hiểu về tình yêu quê hương, đất nước nguồn cội, biết được những giá trị văn hoá, tinh thần cổ truyền của dân tộc Việt. Vì lẽ đó từ lâu về chùa đón Tết với người Việt tha hương nói chung và người Việt tại Đức nói riêng đã trở nên rất đỗi gần gũi, thân quen – một niềm vui, nếp sống, một sinh hoạt phật sự không thể thiếu vắng vào mỗi dịp xuân về...
Phật Huệ đang náo nức vào xuân...
Dưới đây là những hình ảnh tu học tại Phật Huệ những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019.
Tết - Với người Việt tha hương nói chung và người Việt tại Đức nói riêng – nơi mọi sinh hoạt, tập tục đều gắn liền với văn hoá của người bản xứ, vì thế đâu đó Tết đến vì sống xa cách cộng đồng; vì công việc, làm ăn bận rộn, vì đường xá xa xôi cách trở – Tết Việt Nam hoà trong cái rét giá lạnh của xứ trời Âu dường như có phần âm thầm, lạnh lẽo hơn. Có lẽ vậy mái chùa ngoài là nơi để các Phật tử thác gửi tâm linh thì nay Tết về – Chùa còn là nơi hội tụ tất cả những văn hoá, tập tục cổ truyền, những nét đẹp của ông cha, gia đình và tinh hoa của dân tộc.
Tại sao? Bởi có đến chùa, có về chùa mọi người mới cảm thấy như đang được sống trong lòng dân tộc; có đến chùa mới được thấy, được cảm nhận như mình đang sống giữa quê hương, bên mái ấm của gia đình – nơi đó - chư Tôn Đức Tăng Ni không chỉ là người cha, người mẹ về tâm linh, sâu xa hơn Chư Tôn Đức Tăng còn là những người bảo ban, giáo dưỡng, giúp cho các thế hệ cháu con sanh nơi hải ngoại biết được đến tâm linh, biết hiểu về tình yêu quê hương, đất nước nguồn cội, biết được những giá trị văn hoá, tinh thần cổ truyền của dân tộc Việt. Vì lẽ đó từ lâu về chùa đón Tết với người Việt tha hương nói chung và người Việt tại Đức nói riêng đã trở nên rất đỗi gần gũi, thân quen – một niềm vui, nếp sống, một sinh hoạt phật sự không thể thiếu vắng vào mỗi dịp xuân về...
Phật Huệ đang náo nức vào xuân...
Dưới đây là những hình ảnh tu học tại Phật Huệ những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019.
0 Kommentare:
Post a Comment