Một năm qua đi, một năm mới lại đến, nếu như chúng ta vẫn để
những chủng tử đó tiếp tục lôi cuốn, con đường phía trước chờ
đón chúng ta hẳn là con đường đen tối. Vì thế, „tạo mới“ là
chính mỗi chúng ta phải luôn thường kiểm soát tâm ý của chính
mình trong mọi thời khắc để những chủng tử luân hồi không có
cơ hội để lôi kéo rồi nhấn chìm chúng ta trong dòng tử sanh
luân hồi, hay tam ác đạo...
Chiếc kim đồng hồ từng giây tích tắc, tích tắc… nhích dần
đến mốc cuối cùng của năm 2018 – báo hiệu năm Mậu Tuất đã sắp
trôi qua…
Người Phật tử nghĩ gì khi một năm qua đi? Và chờ đón những gì khi một năm mới sắp đến?
Dẫu không nói nhưng ai trong chúng ta cũng đều hiểu, đều phải
thừa nhận: Một năm qua đi, đồng nghĩa chúng ta – những chúng
sanh trong trong dòng lũ sanh-trụ-dị-diệt - đã già thêm một
tuổi. Một tuổi qua đi chúng ta đã làm được những gì? Và chưa
làm được gì? Một điểm rất dễ nhận ra: Những phật sự và
những khoá tu học trong năm vẫn diễn ra thường xuyên, khắp mọi
nơi, nhưng sự thiếu vắng của chúng ta cũng diễn ra dường như
thường xuyên hơn.
Nói đến Tu, người Phật tử luôn phải
nghĩ đến cụm từ: tự sửa mình! Sự sửa này mỗi chúng ta có
thể tự kiểm chứng: Tâm còn ham ưa ngũ dục? Tam độc tham sân si
vẫn thường lôi kéo hay trên đà thuyên giảm? Cuộc sống, mối quan
hệ giữa các thế hệ trong mỗi gia đình: ông, bà, bố, mẹ, con
cái có còn nhiều xung đột hay đã trở nên từ hoà, an lạc hơn?
Bệnh tật, nghiệp chướng trên thân có thuyên giảm hay ngày một
gia tăng? Cuộc sống tâm linh trong mỗi gia đình; mối quan hệ xã
hội, công việc làm ăn, buôn bán, học hành…đều diễn ra trong tầm
kiểm soát? Kiểm soát được hiểu ở lối sống biết tiết độ:
thiểu dục tri túc (lối sống biết đủ) hay vẫn là sự bon chen,
ganh đua, thù ghét, đố kỵ không lối thoát? Tất cả những điều
này nếu diễn ra theo chiều hướng tích cực – chúng ta có thể
tạm khởi đôi chút vui mừng vì đường tu đã được cải thiện, nói
như lời Phật dạy: chúng ta là „người đi từ tối ra sáng“;
ngược lại cuộc sống tâm linh của chúng ta, gia đình, xã hội
không có sự cải thiện, Phật gọi đó là „người đi từ tối vào
tối“ vậy. Tại sao Phật gọi „đi từ tối vào tối“? bởi tham, sân,
si, mạn, nghi, ưa đắm ngũ dục, tham danh, lợi dưỡng là nhân đưa
chúng ta vào bóng tối, nay chúng ta không muốn thoát ra, đồng
nghĩa chúng ta đang đi từ tối vào tối vậy. Nếu một năm qua đi
chúng ta lấy nhân đó làm gốc, chắc chắn một năm mới khó bề
sáng lạn.
Vậy chúng ta chờ đón gì trong một năm mới?
Không gian và thời gian vốn như nó tự có, không ngừng trôi và
không có buồn-vui, nhanh-chậm, mới-cũ, hên-xui… Vì vậy hai chữ
„đón chờ“ chúng ta nên hiểu: chính mỗi chúng ta phải biết tự
hồi đầu để nhìn lại chính mình; phải năng sửa cũ, tạo mới.
Những gì là cũ? Tham, sân, si, mạn, nghi, ưa đắm ngũ dục: tài,
sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ. Những chủng tử này đã từng lôi
kéo, đón đưa chúng ta trôi lăn trong lục đạo luân hồi.
Một năm qua đi, một năm mới lại đến, nếu như chúng ta vẫn để
những chủng tử đó tiếp tục lôi cuốn, con đường phía trước chờ
đón chúng ta hẳn là con đường đen tối. Vì thế, „tạo mới“ là
chính mỗi chúng ta phải luôn thường kiểm soát tâm ý của chính
mình trong mọi thời khắc để những chủng tử luân hồi không có
cơ hội để lôi kéo rồi nhấn chìm chúng ta trong dòng tử sanh
luân hồi, hay tam ác đạo.
Sửa cũ – Tạo mới! Là chính chúng ta - mỗi người đều năng biết hồi đầu.
Năm cũ sắp qua - Năm mới sắp đến! Chúng ta hãy cùng nhau
nguyện chúc cho nhau bồ đề tâm quyết không thoái chuyển, một
lòng tinh tấn tu học, cùng nhau hộ trì Tam Bảo, giúp cho mái
chùa Phật Huệ mãi mãi là nơi để Phật tử chúng ta được nương
về, để luôn được sống trong ánh sáng hào quang của Phật pháp.
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
(Thiền Sư Vạn Hạnh)
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
(Thiền Sư Vạn Hạnh)
Phật Huệ – Trước thềm Kỷ Hợi 2019
0 Kommentare:
Post a Comment