Tâm
sân hận là loại ác tâm có ác nghiệp, nếu
chúng sinh sau khi chết, do tâm sân ác nghiệp ấy cho quả tái sanh, thì thường
bị sa đoạ trong cõi địa ngục, chịu bao nhiêu nỗi khổ cực hình, bởi do ác nghiệp
của mình đã tạo (trong kiếp quá khứ)...
(trong cuốn Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ
Pháp)
Theo bộ Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga)
Ðề mục niệm rải tâm từ là một trong 40
đề mục thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền, từ đệ nhất thiền sắc
giới cho đến đệ tứ thiền sắc giới, mà không có khả năng chứng đắc đến ngũ thiền
sắc giới.
Bởi vậy cho nên, khi hành giả
tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ này, có khả năng đã chứng đắc
đệ tứ thiền sắc giới xong rồi, nếu muốn tiếp tục tiến hành thiền định để chứng
đắc đến bậc đệ ngũ thiền sắc giới, thì hành giả cần phải thay đổi sang đề
mục niệm rải tâm xả, tiếp tục tiến hành đề mục niệm rải tâm xả ấy mới
có thể dẫn đến sự chứng đắc đệ ngũ thiền sắc giới.
Hành giả niệm rải tâm từ có nghĩa
là trong tâm đã sẵn có tâm từ, mới có thể rải tâm từ khắp đến
tất cả chúng sinh; tâm từ có năng lực càng mạnh, thì rải ra khắp mọi nơi càng
xa; tất cả chúng sinh cảm nhận được sự mát mẻ, an lạc càng nhiều. Ðiều này có
thể cụ thể hoá, ví như ban đêm, một người tay cầm cây đèn pin (viên pin còn năng
lượng, bóng đèn tốt) rọi đến hướng nào, thì làm cho các vật ở hướng ấy hiện ra
và thấy rõ ràng; nếu cây đèn pin thiếu một bộ phận nào, thì ngay chính người ấy
cũng bị tối mù tối mịt, còn mong gì rọi sáng được đến nơi nào, thì làm sao thấy
được các vật khác.
Tâm từ không
phát sanh
Tâm từ phát sanh do nương nhờ đối
tượng chúng sinh đáng yêu, đáng kính, đáng mến (piyamanā-pasattapaññatti). Do
đó, nếu hành giả bắt đầu tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ đến
đối tượng một số hạng chúng sinh không thích hợp, thì tâm từ không thể phát
sanh được như sau:
Bốn hạng người không thể làm đối
tượng ban đầu để niệm rải tâm từ:
Trong bộ Visuddhimagga (Thanh
tịnh đạo) dạy hành giả không nên tiến hành niệm rải tâm từ trước tiên đến 4
hạng người sau đây:
1- Appiyapuggala: Hạng người
không thương yêu.
Hành giả không nên bắt đầu tiến
hành niệm rải tâm từ đến hạng người mà mình không thương yêu, vì tâm từ khó
phát sanh, do không phải là người mà mình thương yêu, chỉ làm cho tâm khó chịu,
không an trú nơi đối tượng.
2- Atippiyapuggala: Hạng người
thương yêu, kính mến nhiều.
Hành giả không nên bắt đầu tiến
hành niệm rải tâm từ đến hạng người mà mình thương yêu, kính mến nhiều, vì một
khi đối tượng người ấy bị bệnh hoạn ốm đau… thì tâm từ không sanh, mà tâm buồn
rầu lo lắng phát sanh.
3- Majjhattapuggala: Hạng người
không thương, không ghét.
Nếu hành giả bắt đầu tiến hành
niệm rải tâm từ đến hạng người mà mình không thương, không ghét, thì tâm từ
không thể phát sanh, bởi vì đối tượng người ấy không có ân nghĩa đối với mình,
như người dưng, người mà mình không quan tâm đến.
4- Verīpuggala: Hạng người thù
địch.
Hành giả bắt đầu tiến hành niệm
rải tâm từ đến hạng người thù địch, thì tâm từ không thể phát sanh, chỉ có tâm
sân phát sanh mà thôi, bởi vì người ấy là kẻ thù của mình hoặc của gia đình
mình hoặc của thân quyến mình.
Ðó là 4 hạng người mà hành giả
không nên dùng làm đối tượng bắt đầu niệm rải tâm từ, chỉ nên rải tâm từ ở giai
đoạn sau khi hành giả đã có tâm từ vững chắc trong đại thiện tâm mà thôi.
Và hành giả cũng không nên bắt
đầu niệm rải tâm từ đến hạng người khác phái (liṅga-visabhāgapuggala),nghĩa
là hành giả là nam giới, không nên tiến hành niệm rải tâm từ
đến nữ giới; và ngược lại, hành giả là nữ giới, không
nên tiến hành niệm rải tâm từ đến nam giới, tâm từ không phát
sanh, chỉ có tâm tham ái phát sanh mà thôi.
Hành giả cũng không nên niệm rải
tâm từ đến hạng người đã chết (kalaṅgatapuggala), tâm
từ hoàn toàn không phát sanh, bởi vì đối tượng không còn nữa.
Hành giả tiến hành thiền định với
đề mục niệm rải tâm từ, tất nhiên hành giả là người phải có đầy đủ tâm từ trước
tiên. Ðể cho tâm từ dễ dàng phát sanh và tiến triển, hành giả phải là người bắt
đầu tiến hành đề mục niệm rải tâm từ đến cho mình trước tiên. Bởi
vì trong cõi đời này, suy cho kỹ, xét cho cùng, chẳng có thương yêu người nào
hơn thương yêu chính mình. Thật vậy, chính mình là người thương yêu nhất đời,
luôn luôn mong sự an lạc, không muốn sự khổ não. Ðối với tất cả chúng sinh khác
dù lớn, dù nhỏ cũng như vậy, cũng đều muốn sống an lạc, không muốn ai đến làm
khổ mình cả.
Như Ðức Phật dạy:
“Sabbā disā anuparigamma cetasā,
Nevajjhagā piyataramattanā kvaci.
Evaṃ piyo puthu attā paresaṃ,
Tasmā na hiṃse paramattakāmo”. [1]
Nevajjhagā piyataramattanā kvaci.
Evaṃ piyo puthu attā paresaṃ,
Tasmā na hiṃse paramattakāmo”. [1]
(Bậc Thiện trí quán xét,
Tất cả mọi phương hướng,
Không gặp một người nào,
Yêu người hơn yêu mình,
Bất cứ trường hợp nào,
Chính mình yêu quý nhất,
Chúng sinh khác cũng thế.
Vì vậy, tự yêu mình,
Chớ nên làm đau khổ,
Chúng sinh lớn nhỏ khác).
Tất cả mọi phương hướng,
Không gặp một người nào,
Yêu người hơn yêu mình,
Bất cứ trường hợp nào,
Chính mình yêu quý nhất,
Chúng sinh khác cũng thế.
Vì vậy, tự yêu mình,
Chớ nên làm đau khổ,
Chúng sinh lớn nhỏ khác).
Phương pháp
niệm rải tâm từ theo tuần tự
Niệm rải tâm từ
cho mình
Ðề mục niệm rải tâm từ cho chính
mình trước tiên bằng 4 cách như sau:
1- Ahaṃ avero homi: Tôi nguyện
không oan trái với mọi chúng sinh.
2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Tôi nguyện giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
3- Ahaṃ anīgho homi: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm không có khổ não.
4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi [2]: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Tôi nguyện giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
3- Ahaṃ anīgho homi: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm không có khổ não.
4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi [2]: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
Hành giả tiến hành đề mục niệm
rải tâm từ cho chính mình bằng 4 cách trên, cho đến khi nào tâm từ phát triển
và tiến hoá trong đối tượng bên trong của mình một cách khắng khít, vững chắc,
thiện tâm an lạc hợp với tâm từ; khi ấy mới có thể làm nền tảng để tiếp tục
tiến hành niệm rải tâm từ đến 4 hạng người theo tuần tự trước sau.
Niệm rải tâm từ theo tuần
tự:
Bốn hạng người, hành giả nên niệm
rải tâm từ theo tuần tự trước sau như sau:
1- Piyapuggala: Hạng người
thương yêu.
Hạng người này đã từng quen biết,
thân mật với mình, là bạn bè cùng chung trong công việc, thường giúp đỡ lẫn
nhau.
Hành giả niệm rải tâm từ
đến một người thương yêu ấy bằng 4 cách số ít như sau:
– Avero hotu: Cầu
mong người ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
– Abyāpajjo hotu: Cầu mong người ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
– Anīgho hotu: Cầu mong người ấy giữ gìn thân tâm không có khổ não.
– Sukhī attānaṃ pariharatu: Cầu mong người ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
– Abyāpajjo hotu: Cầu mong người ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
– Anīgho hotu: Cầu mong người ấy giữ gìn thân tâm không có khổ não.
– Sukhī attānaṃ pariharatu: Cầu mong người ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
Hành giả niệm rải tâm từ
đến nhiều người thương yêu ấy bằng 4 cách số nhiều như sau:
– Averā hontu: Cầu mong những người ấy không oan trái với
tất cả chúng sinh.
– Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
– Anīghā hontu: Cầu mong những người ấy giữ gìn thân tâm không có khổ não.
– Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
– Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
– Anīghā hontu: Cầu mong những người ấy giữ gìn thân tâm không có khổ não.
– Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
Hành giả tiến hành niệm rải tâm
từ đến những người thương yêu ấy, tâm từ dễ phát sanh và tiến triển tốt, thiện
tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng những
người thương yêu ấy; khi hành giả đã có tâm từ vững chắc làm nền tảng, có đại
thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, để phát triển tâm từ rải
khắp đến những hạng người tiếp theo, đó là hạng người thương yêu nhiều.
2- Atippiyapuggala: Hạng người
thương yêu nhiều.
Hạng người này như ông bà, cha
mẹ, thầy tổ,… là những ân nhân có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mình nên
người. Bình thường ta rất thương yêu họ với tâm tham, và mỗi khi họ bị bệnh
hoạn ốm đau, thì tâm sân nóng lòng phát sanh buồn rầu lo lắng. Do đó, hành giả
không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ, bởi vì tâm từ khó phát sanh, mà
nên tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người thương yêu nhiều này sau
hạng người thương yêu.
Hành giả vốn đã có tâm từ vững
chắc làm nền tảng, có đại thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm căn bản, khi
ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thương yêu nhiều
bằng 4 cách như trên (averā hontu…) không còn trở ngại nữa.
Khi tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc,
khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy, để phát triển tâm từ rải khắp đến
những hạng người tiếp theo, đó là hạng người không thương, không ghét.
3- Majjhattapuggala: Hạng người
không thương, không ghét.
Hạng người này là những người
không có ân nghĩa trực tiếp với mình, nên tâm từ khó phát sanh đến với họ. Do
đó, hành giả không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ, bởi vì tâm từ khó
phát sanh, mà nên tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người không thương,
không ghét này sau hạng người thương yêu nhiều.
Hành giả vốn đã có tâm từ vững
chắc làm nền tảng, có đại thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm căn bản, khi
ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người không thương,
không ghét bằng 4 cách như trên (averā hontu…) không còn trở
ngại nữa. Khi tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được
an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy, để phát triển tâm từ rải khắp
đến những hạng người tiếp theo, đó là hạng người thù địch.
4- Verīpuggala: Hạng người thù
địch.
Hạng người này đã là người thù
địch với mình hoặc với gia đình, dòng họ… của mình; cho nên mỗi khi nghĩ đến
họ, thì tâm sân phát sanh, tâm từ khó phát sanh lên được. Do đó, hành giả không
nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ, mà nên tiến hành niệm rải tâm từ đến
những hạng người thù địch này ở giai đoạn cuối cùng sau hạng người không
thương, không ghét.
Sau khi hành giả tiến hành niệm
rải tâm từ đến hạng người không thương, không ghét, tâm từ phát sanh và tiến
triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm nền tảng vững chắc, khi ấy
hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch bằng 4 cách
như trên (averā hontu…). Nếu tâm từ phát sanh và tiến triển
tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối
tượng ấy, thì đó là thiện pháp tăng trưởng tốt.
– Nếu tâm từ không phát sanh, chỉ
có tâm sân hận phát sanh, thì hành giả cần phải khuyên dạy mình rằng: “Tâm
sân hận là loại ác tâm có ác nghiệp, nếu
chúng sinh sau khi chết, do tâm sân ác nghiệp ấy cho quả tái sanh, thì thường
bị sa đoạ trong cõi địa ngục, chịu bao nhiêu nỗi khổ cực hình, bởi do ác nghiệp
của mình đã tạo (trong kiếp quá khứ). Chúng sinh đang chịu khổ trong cõi địa
ngục ấy, điều chắc chắn là không phải do hạng người thù địch của mình, mà sự
thật là do tâm sân ác nghiệp của mình cho quả tái sanh sa vào
cõi địa ngục”.
– Nếu hành giả kinh sợ mọi cảnh
khổ cực hình trong cõi địa ngục, thì cố gắng tinh tấn chế ngự, đè nén không cho
phát sanh tâm sân, để thiện tâm hợp với tâm từ phát sanh; hành giả tiếp tục
tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch ấy bằng 4 cách như trên (averā
hontu…), tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ
được an lạc, khắng khít vững chắc trong đối tượng ấy. Ðó là điều thiện pháp
phát triển.
– Trường hợp tự khuyên dạy mình
như vậy, mà không chế ngự, đè nén được tâm sân hận, thì hành giả nên quán xét
đến 5 quả báu của đức tính nhẫn nại trong kinh Khantisutta [3] và 11
quả báu của tâm từ trong kinh Mettāsutta [4].
Khi quán xét đến 5 quả báu của
đức nhẫn nại và 11 quả báu của tâm từ, hành giả chế ngự, đè nén không cho tâm
sân phát sanh, để thiện tâm hợp với tâm từ phát sanh; hành giả tiếp tục tiến
hành niệm rải tâm từ đến những hạng người thù địch ấy bằng 4 cách như
trên (averā hontu…), tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện
tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy. Ðó là
điều thiện pháp phát triển.
– Trường hợp quán xét 5 quả báu
của đức nhẫn nại và 11 quả báu của tâm từ như vậy, mà vẫn không chế ngự, đè nén
được tâm sân, thì hành giả quán xét đến lời giáo huấn của Ðức Phật trong Saṃyuttanikāya(Ðồng
hợp bộ kinh), bộ Nidānavagga các kinh như Mātusutta,
Pitusutta, v.v…
Ðức Phật dạy rằng:
– “Này chư Tỳ khưu, trong vòng tử
sanh luân hồi từ vô thuỷ không sao kể xiết được… người mà chưa từng là mẹ của
ta, là cha, là anh, là chị, là em, là con trai, là con gái của ta… không dễ gì
tìm thấy được.
Ðiều đó tại sao? Bởi vì trong
vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại này,
đã trải qua vô số kiếp không sao kể xiết được”.
Như vậy, ắt có cha, mẹ, anh, chị,
em, v.v… trong những kiếp quá khứ đúng như lời giáo huấn của Ðức Phật. Trong số
người mà ta cho là hạng người thù địch của ta, chắc chắn số
người ấy cũng đã từng là cha mẹ, ân nhân của ta, đã từng nuôi dưỡng, dạy dỗ ta
nên người. Họ đã từng thương yêu ta và chính ta cũng đã từng thương yêu họ. Nay
kiếp hiện tại này dù họ là con người thế nào (có thân thể khác xưa), và ta
(cũng có thân thể khác) song tâm cũng liên quan tình cảm với nhau, dù cho kiếp
này họ là người thù địch của ta đi chăng nữa, ta cũng không nỡ lòng nào giận
hờn, thù ghét… họ, tâm của ta cần phải tỏ ra biết đến công ơn
của họ. Như vậy, bậc Thiện trí gọi ta là con người tốt, là con người biết
ơn và đền ơn.
Khi quán xét ân nhân cũ của ta,
thiện tâm phát sanh, đồng thời thiện tâm biết ơn và đền ơn nghĩ
đến những bậc ân nhân trong những tiền kiếp, nay dù là hạng người thù địch, ta
không nên có tâm sân hận đối với họ. Trước đó, hành giả vốn đã có thiện tâm hợp
với tâm từ được an lạc làm căn bản; khi ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải
tâm từ đến những hạng người thù địch ấy bằng 4 cách như trên (averā hontu…),tâm
từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng
khít, vững chắc trong đối tượng ấy.
Tóm lại, hành giả tiến hành đề
mục niệm rải tâm từ theo tuần tự đối tượng trước đến đối tượng sau; tâm từ của
đối tượng trước làm nền tảng vững chắc cho tâm từ của đối tượng sau theo tuần
tự như sau:
1- Bắt đầu, hành giả tiến hành
niệm rải tâm từ đến cho chính mình.
2- Tiếp đến tuần tự, hành giả
tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thương yêu.
3- Tiếp đến tuần tự, hành giả
tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thương yêu nhiều.
4- Tiếp đến tuần tự, hành giả
tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người không thương, không
ghét.
5- Cuối cùng tuần tự, hành giả
tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch, tâm
từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng
khít vững chắc trong mỗi đối tượng. Ðó là điều thiện pháp phát triển.
Phương pháp tiến hành niệm rải
tâm từ được trình bày trên, tâm từ của hành giả phát xuất trực tiếp từ thiện
tâm hợp với tâm từ hướng rải đến từng mỗi đối tượng, nên nghĩ thầm ở trong tâm.
Cho nên, hành giả cần phải có đủ 5 pháp: đức tin, tinh tấn, niệm, định,
tuệ làm nền tảng cơ bản vững chắc, để tiến hành niệm rải tâm từ đến
từng mỗi đối tượng, tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, nên thiện tâm hợp với
tâm từ được an lạc trong từng mỗi đối tượng.
Phương pháp niệm rải tâm từ từng hạng người
Hành giả tiến hành thiền định với
đề mục niệm rải tâm từ hướng tâm đến từng mỗi hạng người phải theo tuần tự trước
sau. Tâm từ phát sanh và tiến triển từ đối tượng hạng người trước làm nền tảng
cơ bản để cho tâm từ phát sanh và tiến triển nơi đối tượng hạng người sau.
Hạng người theo tuần tự:
Ðối tượng để cho tâm từ phát sanh
và tiến triển là một điều không phải dễ dàng, cho nên hành giả cần phải có đầy
đủ 15 pháp trong bài kinh Tâm Từ trước khi tiến hành niệm rải tâm từ đến từng
đối tượng theo tuần tự trước sau.
1- Hạng người đầu tiên chính mình làm đối
tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:
1.1- Ahaṃ avero homi: Tôi nguyện
không oan trái với mọi chúng sinh.
1.2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Tôi mong tâm không có khổ não, không có thù hận.
1.3- Ahaṃ anīgho homi: Tôi mong thân và tâm không có khổ não.
1.4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
1.2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Tôi mong tâm không có khổ não, không có thù hận.
1.3- Ahaṃ anīgho homi: Tôi mong thân và tâm không có khổ não.
1.4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
2- Hạng người thương yêu, số nhiều
làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:
2.1- Averā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy không oan trái
với tất cả chúng sinh.
2.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
2.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
2.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
2.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
2.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
2.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
3- Hạng người thương yêu nhiều, số nhiều làm đối tượng tiến
hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:
3.1- Averā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy không oan
trái với tất cả chúng sinh.
3.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
3.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
3.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
3.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
3.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
3.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
4- Hạng người không thương, không ghét, số nhiều làm đối tượng tiến
hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:
4.1- Averā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy
không oan trái với tất cả chúng sinh.
4.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
4.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
4.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
4.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
4.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
4.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
5- Hạng người thù địch, số nhiều làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm
từ bằng 4 cách như sau:
5.1- Averā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy không oan trái với
tất cả chúng sinh.
5.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
5.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
5.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
5.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
5.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
5.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
Ngoài 5 hạng người trên ra, hành
giả có thể tiến hành niệm rải tâm từ đến người thân yêu của mình như cha mẹ,
thầy tổ, bạn bè, v.v…
Khi hành giả đã có tâm từ làm nền
tảng vững chắc, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc trong đối tượng, hành giả
có thể thay đổi đối tượng rải tâm từ theo ý của mình.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment