Đây cũng là một cách "nhập diệt" của các nhà
sư cao thâm khi họ cảm nhận được giây phút ra đi của mình đã đến. Dầu sao thì
những nhận xét trên đây cũng chỉ là những sự "phỏng đoán" của người viết
bài này - dù cũng đã được dựa vào một số tư liệu khác - trong khi thu góp và
tổng kết các mẫu tin do các cơ quan truyền thông Tây Phương phổ biến, liên quan
đến di hài của nhà sư Trung Quốc (cất giấu trong pho tượng trên đây. Cũng
xin lưu ý là giai đoạn từ thế kỷ XI đến XIII - dưới triều đại nhà Tống / 宋朝 - là thời kỳ cực thịnh của Thiền Học Trung Quốc, trước
khi suy tàn sau đó.
Di hài một nhà sư tịch diệt đã 1000 năm
được khám phá bên trong một pho tượng
Hoang Phong
Di hài
của một nhà sư sống vào khoảng thế kỷ XI-XII vừa được tìm thấy bên trong một
pho tượng bằng sơn mài thếp vàng. Khám phá này do Trung Tâm Y Khoa Meander ở thành
phố Amersfoort (Hòa Lan) thực hiện vào tháng 9 năm 2014 vừa qua, dưới sự chỉ đạo
của một chuyên gia về văn hóa và nghệ thuật Phật Giáo của Hòa Lan là Erik
Bruijn. Pho tượng trước đây được trưng bày
tại bảo tàng viện Drents Museum (Hòa lan), và trong năm vừa qua (2014) các khảo
cứu gia của bảo tàng viện này bỗng nẩy ra ý kiến nhờ Trung tâm Y Khoa Meander
trên đây sử dụng các kỹ thuật y khoa tân tiến nhất để tìm xem bên trong pho tượng
có cất chứa gì hay không. Sự khám phá thật hết sức bất ngờ.
Sau sự
khám phá trên đây, pho tượng được chuyển đến bệnh viện Rotterdam (Hòa Lan) để các
bác sĩ tại đây tiếp tục khảo nghiệm thêm cũng vẫn tiếp tục dưới sự hướng dẫn của
chuyên gia Erick Bruijn. Theo vị này thì di hài bên trong pho tượng là của một thiền
sư Trung Quốc tên là Liuquan (刘全/Lưu Tuyền hay Lưu Toàn ?). Ngoài
ra tờ Netherlands Times (Hòa lan Thời Báo) số ra ngày 20 tháng 12
vừa qua còn cho biết thêm là ngoài các phương pháp khảo sát CT-Scan (chụp hình
bằng tia X theo từng lớp cắt xuyên qua cơ thể hay vật thể nhằm giúp quan sát các
chi tiết bên trong) các bác sĩ của bệnh viện Rotterdam còn sử dụng cả phương pháp
nội soi (endoscope) để lấy mẫu xương nhằm khảo nghiệm các nhân tố di truyền DNA.
Ảnh của Elsevier
Stokmans/Drents Museum
Trong khi nội soi, các bác sĩ còn khám thấy bên trong pho
tượng có các cuộn giấy viết chữ Hán cổ đặt tận bên trong nội tạng của di hài. Hiện
nay chưa thấy bệnh viện cho biết là các cuộn giấy này đã được
lấy ra khỏi di hài để đọc và giải đoán hay không.
Đây là lần thứ nhất di hài của một nhà sư cất giấu bên
trong một pho tượng được khám phá ra ở Âu Châu. Một tập san khoa học của
Pháp (Science et Avenir, số 700, tháng 6 năm 2005, bài của ký giả và khoa học
gia Hervé Ratel) cho biết thêm là trước đây các pho tượng tạc các vị bồ-tát thuộc
thời đại Koryo (thế kỷ thứ X - XIV) của Phật Giáo Hàn Quốc đã được khảo nghiệm tại
bảo tàng viện Guimet Paris (bảo tàng viện Phật Giáo Á Châu của Pháp) cho thấy
bên trong có cất giấu xá lợi gồm các viên ngọc, và các vật khác như vải và các hạt
ngũ cốc.
Nguồn gốc pho tượng là Trung Quốc, thế nhưng dường như pho
tượng này thuộc sở hữu của Bảo Tàng Viện Thiên Nhiên Budapest (Hung Gia Lợi) và
hiện đang được trưng bày tại đây cho đến tháng 5 năm 2015. Hiện nay các chuyên
gia Hoà Lan đang phân tích và phối kiểm các dữ kiện thu thập được, và sau đó sẽ
công bố các kết quả nghiên cứu đã thực hiện được dưới hình thức một tập chuyên khảo
về nhà sư này.
Thật ra hiện tượng trên đây không phải là hoàn toàn mới
lạ đối với một số các nước Phật Giáo Á Châu như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,
Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia... Tại các quốc gia này và thường hơn là
trong quá khứ, các nhà sư cao thâm, nhất là đối với các vị tu tập theo Thiền
Học, mỗi khi hoà nhập thật sâu vào thể dạng "định" (samadhi) thì sự
hoạt động sinh lý (metabolism, physiology) của cơ thể cũng sẽ giảm xuống thật
thấp: hơi thở thật nhẹ, tim đập thật khẽ và chậm. Những người chung quanh thường
không nhận thấy được các dấu hiệu của hơi thở nơi mũi và lồng ngực, và nếu bắt
mạch thì cũng không nhận thấy nhịp tim đập, do đó họ thường cho rằng người hành
thiền đã qua đời, tuy rằng râu tóc và móng tay, móng chân vẫn mọc dài thêm. Khi
xảy ra các trường hợp trên đây thì những người chung quanh thường phết sơn mài
(một loại nhựa cây) lên thân thể của người hành thiền và biến họ trở thành một
pho tượng. Đây cũng là một cách "nhập diệt" của các nhà
sư cao thâm khi họ cảm nhận được giây phút ra đi của mình đã đến. Dầu sao thì
những nhận xét trên đây cũng chỉ là những sự "phỏng đoán" của người viết
bài này - dù cũng đã được dựa vào một số tư liệu khác - trong khi thu góp và
tổng kết các mẫu tin do các cơ quan truyền thông Tây Phương phổ biến, liên quan
đến di hài của nhà sư Trung Quốc (cất giấu trong pho tượng trên đây. Cũng
xin lưu ý là giai đoạn từ thế kỷ XI đến XIII - dưới triều đại nhà Tống / 宋朝 - là thời kỳ cực thịnh của Thiền Học Trung Quốc, trước
khi suy tàn sau đó.
Dưới
đây là một vài hình ảnh của nhiếp ảnh
gia Jan van Esch về việc khảo nghiệm pho tượng trên đây tại Trung Tâm Y
Khoa Meander Medisch Centrum:
Trung Tâm Y Khoa Meander Medisch Centrum:
Bures-Sur-Yvette,
26.02.15
Hoang Phong
0 Kommentare:
Post a Comment