Pages

14 September 2017

KHỔ - LẠC

Vì vậy nên người này thường thích bố thí cho người. Người này nếu thấy Sa-môn đạo Sĩ thì tùy thời thăm hỏi sức khỏe, cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh; thảy đều bố thí hết. Nếu sau khi mạng chung tất sinh xứ thiện lên trời. Nếu cõi người tất sinh vào nhà giàu sang, lắm tiền nhiều của. Hạng người này gọi là trước vui sau vui...


KINH A HÀM - PHẨM KHỔ LẠC
 
KINH SỐ 1  

Ta nghe như vậy:
Một thời Đức Phật ở tại vườn Kỳ-đà Cấp cô độc, nước Xá-vệ.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
–Nay có bốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?
1.Hoặc có người trước khổ, sau vui.
2.Hoặc có người trước vui sau khổ.
3.Hoặc có người trước khổ sau khổ.
4.Hoặc có người trước vui, sau vui.
Thế nào là người trước khổ sau vui? Hoặc có một người sinh nhà ti tiện, hoặc dòng sát nhân1, hoặc giới thợ thuyền, hoặc sinh nhà tà đạo, cùng các giới bần khổ khác, áo cơm không đủ. Tuy họ sinh vào những nhà đó, nhưng người kia lại không có tà kiến, thấy rằng: “Có bố thí, có người nhận, có đời này, có đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, có cha, có mẹ, đời có A-la-hán, người lãnh thọ giáo pháp, cũng có quả báo thiện ác.” Nếu thấy có nhà nào rất giàu, thì họ biết đó nhờ báo đức bố thí, báo không phóng dật ngày xưa. Hoặc họ lại thấy nhà không áo cơm, biết những người này không tạo đức bố thí thường gặp bần tiện. “Nay ta lại gặp bần tiện, không có áo cơm, đều do ngày xưa không tạo phước, mê hoặc người đời, hành pháp phóng dật. Duyên báo ác hạnh này, nay gặp nghèo hèn áo cơm không đủ.”
________________
1. Sát nhân chủng殺人種; đây chỉ lớp tiện dân Chiên-đà-la (Pàli, Skt. Caịđàla), phần lớn làm nghề giết chó, được xem là hung dữ.

Khi thấy Sa-môn, Bà-la-môn tu pháp thiện, người ấy liền hướng về sám hối, sửa đổi những việc làm xưa. Nếu có của dư, đem chia cho người. Người này sau khi qua đời sinh về xứ thiện, lên trời. Nếu sinh cõi người thì lắm tiền nhiều của báu, không thiếu hụt. Hạng người này gọi là trước khổ sau vui.
Hạng người nào trước vui sau khổ? Ở đây, hoặc có một người sinh vào nhà hào tộc, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc dòng trưởng giả, hoặc nhà dòng họ lớn; hoặc sinh vào các nhà giàu sang, áo cơm đầy đủ. Nhưng người đó thường ôm lòng tà kiến tương ưng cùng biên kiến. Họ thấy như vầy: “Không có bố thí, không có người nhận, cũng không có báo đời này đời sau, cũng không có cha mẹ, đời không có A-la-hán, cũng không có người tác chứng, lại cũng không có báo thiện ác.” Người đó có những tà kiến như vậy. Khi thấy nhà giàu sang, họ nghĩ: “Người này lâu nay vẫn có của báu này; người nam đã lâu vẫn là người nam, người nữ đã lâu vẫn là người nữ, súc sinh đã lâu vẫn là súc sinh.” Người ấy không thích bố thí, không giữ giới luật. Khi thấy Sa-môn, Bà-la-môn vâng giữ giới, người này nổi sân nhuế nghĩ: “Người ấy hư ngụy, nơi nào sẽ có phước báo ứng?” Người này sau khi qua đời sinh vào trong địa ngục. Nếu được làm người thì sinh vào nhà bần cùng, không có áo cơm, thân thể lõa lồ, cơm áo thiếu thốn. Hạng người này gọi là trước vui sau khổ.
Hạng người nào trước khổ sau khổ? Ở đây, có người sinh vào gia đình bần tiện, hoặc dòng sát nhân*, hoặc giới thọ thuyền; hoặc sinh vào những gia đình hạ liệt, không có áo cơm. Nhưng người này thân ôm tà kiến, cùng tương ưng với biên kiến, nên họ thấy như vầy, “Không bố thí, không có người nhận, cũng không có báo thiện ác đời này đời sau, cũng không có cha mẹ, đời không A-la-hán.” Người ấy không thích bố thí, không vâng giữ giới. Khi thấy Sa-môn, Bà-la-môn, người ấy liền nổi sân nhuế đối với các bậc Hiền thánh. Người này thấy người nghèo thì cho rằng đã vậy từ lâu; thấy người giàu thì cho rằng đã vậy từ lâu; thấy cha, xưa đã là cha; thấy mẹ, xưa đã là mẹ. Người này sau khi qua đời sinh vào trong địa ngục. Nếu sinh cõi người thì rất là nghèo hèn, áo cơm không đủ.

Hạng người này gọi là trước khổ sau khổ.
Thế nào là hạng người trước vui sau vui? Ở đây, hoặc có một người sinh vào nhà giàu sang, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc dòng Phạm chí, hoặc sinh vào dòng quốc vương, hoặc sinh dòng trưởng giả, cùng sinh vào gia đình lắm tiền nhiều của. Nơi sinh ra không bị thiếu hụt. Người này sinh vào những nhà như vậy, nhưng người này lại có chánh kiến không có tà kiến. Họ có cái thấy này: “Có bố thí, có người nhận, có đời này đời sau, đời có Sa-môn, Bà-la-môn, cũng có báo thiện ác, có cha có mẹ, đời có A-la-hán.” Người này khi thấy gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của, liền tự nghĩ: “Người này có được là nhờ ngày xưa bố thí.” Hoặc lại thấy nhà nghèo hèn thì nghĩ: “Người này trước kia do không bố thí. Nay ta nên tùy thời bố thí, chớ để sau này sinh nhà nghèo hèn.” Vì vậy nên người này thường thích bố thí cho người. Người này nếu thấy Sa-môn đạo Sĩ thì tùy thời thăm hỏi sức khỏe, cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh; thảy đều bố thí hết. Nếu sau khi mạng chung tất sinh xứ thiện lên trời. Nếu cõi người tất sinh vào nhà giàu sang, lắm tiền nhiều của. Hạng người này gọi là trước vui sau vui.
Bấy giờ, có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
–Con thấy chúng sinh đời này trước khổ sau vui; hoặc ở đời này có chúng sinh trước vui sau khổ; hoặc ở đời này có chúng sinh trước khổ sau khổ; hoặc có chúng sinh trước vui sau vui.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:
–Có nhân duyên này, khiến loài chúng sinh trước khổ sau vui; lại cũng có chúng sinh này trước vui sau khổ; lại cũng có chúng sinh này trước khổ sau khổ; lại cũng có chúng sinh này trước vui sau vui.
Tỳ-kheo bạch Phật:
–Lại vì nhân duyên gì trước vui sau khổ? Lại vì nhân duyên gì trước khổ sau vui? Lại vì nhân duyên gì trước khổ sau khổ? Lại vì nhân duyên gì trước vui sau vui?
Thế Tôn bảo:

–Tỳ-kheo nên biết, nếu người sống trăm tuổi. Giả sử đúng mười lần mười như vậy, người ấy sống thọ hết Đông, Hạ, Xuân, Thu. Này Tỳ-kheo, người ấy trong một trăm năm tạo các công đức, rồi một trăm năm tạo các ác nghiệp, tạo các tà kiến. Một thời gian sau, người ấy mùa đông được vui, mùa hạ chịu khổ. Nếu trăm năm công đức đầy đủ chưa từng bị thiếu; rồi ở trong vòng trăm năm nữa, người ấy tạo các tà kiến, tạo hạnh bất thiện; nó trước chịu tội kia, sau thọ phước nọ.
Nếu lúc nhỏ làm phước, lúc lớn gây tội, thì đời sau lúc nhỏ hưởng phức, lúc lớn chịu tội.
Nếu lúc nhỏ tạo tội, lớn lên cũng tạo tội, thì người ấy khi đời sau trước khổ sau cũng khổ.
Nếu lại lúc nhỏ tạo các công đức, bố thí phân-đàn2, (lớn lên cũng tạo các công đức cũng bố thí phân đàn)3, thì đời sau người ấy trước vui sau cũng vui.
Này chư Tỳ-kheo, đó gọi là vì nhân duyên này trước khổ mà sau vui, cũng do nhân duyên này trước vui mà sau khổ, cũng do nhân duyên này trước khổ sau cũng khổ, cũng do nhân duyên này trước vui sau cũng vui.
Tỳ-kheo bạch Phật:
–Quả vậy,4 bạch Thế Tôn, nếu có chúng sinh nào muốn trước vui mà sau cũng vui thì, nên hành bố thí để cầu trước vui sau cũng vui.
Thế Tôn bảo:
–Đúng vậy, Tỳ-kheo, như những lời ông nói. Nếu có chúng sinh nào muốn thành tựu Niết-bàn và đạo A-la-hán cho đến Phật quả thì ở trong đó phải hành bố thí, tạo công đức.
Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.
_________________
2. Phân-đàn bố thí分檀布施; có lẽ phiên âm, Pàli: Piṇḍa-dàyaka, người bố thí vật thực. Đoạn tiếp, TNM: Bố thí phần đoạn, cùng ý nghĩa. 3. Trong ngoặc, câu này để bản nhảy sót. Đây y theo TNM thêm vào. 4. Để bản: Duy nguyện唯願. TNM: Duy nhiên唯然.
* Trang 536 *
Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
 
(Trích Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm khổ lạc)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites