Đã dứt hết lòng trần của
thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt
lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất
cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm tâm quay về Tịnh độ, bài kệ này chính
là thuyết minh đạo lý niệm Phật đấy. Trì danh niệm Phật giống như là cầm
một vật gì, phải luôn cầm chắc trong tay mới được. Cho nên mỗi ngày đều
phải niệm "Nam mô A Di Đà Phật" để xua đuổi những tạp niệm của chính
mình. Niệm Phật là pháp môn lấy độc trị độc, vọng tưởng là một thứ độc,
trì danh niệm Phật cũng là một thứ vọng tưởng.
Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Giảng Giải: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân
III. Minh Tông
Kinh này lấy Tín, Nguyện, Trì danh làm tông. Tại sao gọi
là Trì danh? -Trì danh chính là trì niệm danh hiệu của Phật A Di Đà,
cũng giống như hạt thanh châu bỏ vào nước đục, thì nước đục sẽ trong
ngay. Niệm danh hiệu Phật cũng giống như hạt thanh châu bỏ vào nước đục
nước sẽ lóng trong ngay vậy. Chúng sanh vọng tưởng lăng xăng không biết
là bao nhiêu, không lúc nào ngừng nghỉ, giống như sóng trào ở biển cả
không lúc nào dừng. Khi Phật hiệu vào trong tâm loạn thì tâm loạn cũng
trở thành tâm Phật. Vì niệm một tiếng Phật, trong tâm sẽ có một niệm
Phật. Bạn niệm Phật, Phật cũng niệm bạn, cũng như cùng đem danh hiệu A
Di Đà Phật đánh vào một vô tuyến điện báo, đó kêu là "cảm ứng đạo giao."
Bạn không niệm Phật, thì Phật sẽ không thâu nhận được, cho nên cần phải
Trì danh.
Trì danh niệm Phật là một pháp môn rất trọng yếu trong
thời Mạt pháp, cho nên có rất nhiều người niệm Phật. Nhưng chớ nên xem
thuờng pháp môn niệm Phật này. Ngài Vĩnh Minh Thọ Thiền sư khi niệm một
tiếng Phật, lúc ấy người có ngũ nhãn lục thông, thấy từ miệng Ngài hiện
ra một hóa Phật, cho nên công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Hơn
nữa, khi bạn niệm Phật, trên đầu sẽ phát ra ánh sáng. Một khi ánh sáng
phát ra thì yêu ma quỷ quái sẽ co giò chạy xa. Cho nên công đức niệm
Phật thật là không thể nghĩ bàn. Đó là Trì danh niệm Phật.
Trì tức là Chí trì, giữ lại, cũng chính là thọ trì, cũng
chính là như trong sách Trung Dung nói: "Toàn quyền phục ưng." Tâm niệm
niệm ghi nhớ. Trì danh hiệu nào? Trì danh hiệu A Di Đà Phật, tức là
niệm danh hiệu Phật A Di Đà.
Pháp môn niệm Phật có bốn cách:
1/ Quán tưởng niệm Phật,
2/ Quán tượng niệm Phật,
3/ Thật tướng niệm Phật,
4/ Trì danh niệm Phật.
1. Quán tưởng niệm Phật: Chính là quán tưởng toàn thân
sắc vàng của Phật A Di Đà tướng hảo quang minh không sánh ví, toàn thân
của Phật A Di Đà phóng ra ánh sáng sắc vàng. Tướng hảo là thành tựu
công đức viên mãn, đầy đủ ba mươi hai tướng tám mươi vẻ đẹp, ánh sáng
của Ngài không sánh ví. Xem thấy tướng sáng lông trắng giữa chặn mày của
Phật A Di Đà to lớn xoay quanh như năm hòn núi Tu Di. Mắt của Ngài to
như bốn biển lớn, cho nên quý vị làm sao thấy được thân to lớn của Phật A
Di Đà?
— trong ánh sáng của Phật A Di Đà hóa hiện ra rất
nhiều Phật. Chẳng những hóa ra hình tượng của Phật mà còn hóa hiện ra
hình tượng của Bồ-tát nữa. Phật A Di Đà có bốn mươi tám lời nguyện cứu
độ tất cả chúng sanh khiến cho đều lên chín phẩm sen vàng được giải
thoát.
Chín phẩm có Thượng phẩm, Thượng trung phẩm, Thượng hạ
phẩm, Trung thượng phẩm, Trung trung phẩm, Trung hạ phẩm, Hạ thượng
phẩm, Hạ trung phẩm, Hạ hạ phẩm. Hoa sen ở mỗi phẩm lại chia làm chín
phẩm, thành ra 9 x 9=81 phẩm. Có được tám mươi mốt phẩm, tất cả chúng
sanh sẽ đến bờ bên kia, tức là Niết-bàn.
2. Quán tượng niệm Phật: Đó là cúng dường một tôn tượng Phật A Di Đà. Niệm Phật cách này chính là quán nhìn tượng Phật A Di Đà, càng lâu càng kỹ mới được thành công.
3. Thật tướng niệm Phật: Chính là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Bạn muốn không niệm cũng không được. Nó giống như giòng nước, tự mình ở trong đó thì niệm ra Phật; niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, miên miên mật mật, đạt đến cảnh giới ấy chính là Niệm Phật Tam-muội, cũng chính là thật tướng niệm Phật.
4. Trì danh niệm Phật: Tức là chuyên niệm Phật A Di Đà, mở miệng ngậm miệng, đi, đứng đều niệm A Di Đà. Niệm cần phải niệm cho rõ ràng, lỗ tai phải nghe cho rõ ràng, tâm cũng phải nhớ cho rõ ràng; ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh niệm Phật, tâm không vọng tưởng. Miệng không có bốn nghiệp ác: Mắng chửi, nói thêm, nói láo, nói đâm thọc. Thân không có ba nghiệp ác: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. ý không tham, sân, si. Đó là dùng ba nghiệp thanh tịnh để niệm Phật. Thân, khẩu, ý thanh tịnh mà niệm Phật thì niệm niệm thanh tịnh, niệm niệm Phật như vậy.
Tâm thanh nước hiện trăng
ý tịnh trời sạch mây.
Niệm cho đến được niệm Phật Tam-muội, nghe thấy gió
thổi cũng là Nam mô A Di Đà Phật, nghe tiếng mưa rơi cũng là Nam mô A Di
Đà Phật, nghe mọi thứ âm thanh cũng đều là tiếng niệm Phật, đó là "Nước
chảy, gió rung, diễn Ma-ha"; tiếng nước chảy, tiếng gió rung đều là Nam
mô A Di Đà Phật cả. Vì thế Tô Đông Pha có câu:
Tiếng khe đều là lưỡi rộng dài
Màu núi khắp cùng tâm thanh tịnh.
Âm thanh trong trẻo, nước khe róc rách đều phát xuất
từ tướng lưỡi rộng dài (quảng trường thiệt), đó là "vô tình thuyết
pháp." Núi non cùng màu sắc đều là thanh tịnh thân. Đó là: "Non xanh,
mây trắng, hoa vàng, trúc biếc" đều là pháp thân biến hiện. Đây chính là
được niệm Phật Tam-muội vậy. Niệm không gián đoạn nghĩa là suốt ngày từ
sáng đến chiều đều là niệm Phật, niệm A Di Đà.
Trước đây tôi có viết một bài kệ:
Niệm Phật niệm hoài không gián đoạn
Hồng danh đồng khởi tại tâm can
Tạp niệm không sanh Tam-muội được
Vãng sanh Tịnh độ có phần sang
Trọn ngày chán nản Ta Bà khổ
Tâm niệm hồng trần dứt sạch quang
Cầu sanh Cực Lạc luôn trong ý
Nhiễm niệm dứt trừ, Tịnh niệm toàn
Đây là tu tập pháp môn niệm Phật, Tam-muội thì chắc
chắn có hy vọng vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đã dứt hết lòng trần của
thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt
lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất
cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm tâm quay về Tịnh độ, bài kệ này chính
là thuyết minh đạo lý niệm Phật đấy. Trì danh niệm Phật giống như là cầm
một vật gì, phải luôn cầm chắc trong tay mới được. Cho nên mỗi ngày đều
phải niệm "Nam mô A Di Đà Phật" để xua đuổi những tạp niệm của chính
mình. Niệm Phật là pháp môn lấy độc trị độc, vọng tưởng là một thứ độc,
trì danh niệm Phật cũng là một thứ vọng tưởng. Đó là lấy vọng tưởng để
ngăn vọng tưởng, cũng giống như trong quốc gia dùng binh lính để ngăn
binh lính, dùng chiến tranh để dứt chiến tranh. Nếu muốn diệt hết vọng
tưởng thì phải thường niệm Phật. Khi vọng tưởng diệt hết thì sẽ đạt được
niệm Phật Tam-muội. Đây là lớp thứ ba "Trì danh làm tông" trong năm lớp
huyền nghĩa.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Post a Comment