Pages

20 December 2015

NHAI XƯƠNG MÚT TỦY

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=783380&d=1436055399Vì vậy mà người tu hành tín thờ Phật, không nên ăn tam tịnh nhục, càng không thể ăn nội tạng động vật như tim gan phổi, mắt, lưỡi, óc, tủy… Đừng có ngu muội tin là ăn gì bổ đó, đừng cho rằng ăn như thế mới có công dụng đại bổ dưỡng. Quý vị đâu biết rằng ăn nội tạng càng nhiều, là cùng các loài động vật gây oán thù càng sâu. Lâu ngày nội tạng trên thân mình phát sinh nhiều bệnh hiểm...




Mùa hạ năm 1996, vợ một phú ông từ Đài Loan đến. Bà bị bệnh viêm xoang mũi ngót mười mấy năm chưa khỏi, nên phải sang Đại Lục, lên Ngũ Đài Sơn xin bái kiến Hòa thượng. Cầu Ngài chỉ ra nguyên nhân căn bệnh.
Sư phụ hỏi:
– Lúc bà kết hôn gia cảnh bên chồng không được tốt lắm?
– Dạ, đúng vậy! – Bà ta thưa
– Sau khi kết hôn sinh con đẻ cái nhiều, gia cảnh ngày càng tệ, đời sống rất chật vật gian khổ…
– Dạ, đúng vậy!
– Thỉnh thoảng bà đi chợ mua mấy con cá, nấu xong thì luôn đem món ngon nhất dâng cho mẹ chồng. Mình cá, đuôi cá cũng đem phân chia cho các con ăn. Còn lại xương đầu cá bà không đành quăng bỏ. Nên bỏ vào miệng nhai nát, mút tủy nó. Sau này, gia cảnh dù giàu có rồi, nhưng tập quán cũ bà đã huân sâu nên vẫn tái diễn. Cho đến nay thì lúc ăn cá, bà vẫn thích nhai xương nuốt tủy nó, phải vậy không?
– Đúng thế, thưa Sư phụ. Bởi vì đã thành thói quen rồi, con thấy xương cá ăn rất ngon. Nhưng con nghỉ thức con ăn là tam tịnh nhục (thịt nằm trong ba điều: Mắt chẳng thấy người giết, tai chẳng nghe người giết, chẳng phải là giết cho mình ăn) mà? chẳng phải được phép ăn sao? – Bà có chỗ không hiểu nhên hỏi lại.
– Ăn tam tịnh nhục là cách giảng pháp dành cho người mới nhập môn theo Phật giáo. Bởi vì nếu bảo người bỏ ăn mặn liền, thì e rằng nhiều người không làm nổi. Vì vậy mới đề nghị họ không sát sinh. Ăn tam tịnh nhục – Chỉ là cách thức đức Phật phương tiện dẫn dắt chúng sinh – Tùy theo công phu tinh tấn không ngừng niệm Phật tụng kinh, mà tự nhiên họ không còn tơ tưởng tới chuyện ăn mặn nữa. Nếu nói rốt ráo thì ăn thịt chính là sát sinh! Bà cần phải sớm đoạn trừ và nghiêm trì giới sát mới đúng lý – Sư phụ giải thích.
– Sư phụ ôi, ăn xương cá, đầu cá mà cũng có tội ư? – Bà vẫn không hiểu, hỏi lại
– Thịt và xương – Đều là các phần trong thân thể động vật, và chúng ta thường dùng từ “rút gân, lột da, nhai xương, nuốt tủy”, nói như thế cũng để hình dung diễn tả tâm trạng của người đang sân hận nữa. Phải biết động vật trong lúc bị ta sát hại. Lòng tràn đầy niềm kinh sợ trước cái chết đến gần và đối với người sát hại nó, cũng như rất căm hận người ăn nuốt nó. Bởi vì tất cả chúng sinh, thông thường ai cũng đều chấp vào thân thể của mình, rất yêu quý thân mình, cho rằng cái nhục thể bị ăn đó là của mình, vì vậy dù chết, thần thức hoàn toàn không chịu lìa xa thân thể, bất kể là thân đương sự bị băm vằm, nuốt sống, hay đã làm chín như quay, nướng, chưng xào… chỉ có bậc giác ngộ, những vị tu hành mới không chấp thân, còn kẻ tu kém, tình chấp cao, sân hận nhiều. Do vậy, mà dù đã chết, thần thức con vật khi thấy thân xác mình bị băm vằm xào nấu, nhai nuốt nó cũng vẫn thấy vô cùng thống khổ, đau đớn… Do vậy khi người ăn thịt ra tay rút gân lột da động vật, nhai xương nuốt tủy, thậm chí lúc tàn sát động vật thảm thương, đâu phải chỉ vung đao là kết liễu xong nó? Mà thống khổ gieo cho con vật không ngừng gia tăng, nên lòng oán hận nó đối với ta rất sâu thâm. Chính vì nguyên nhân này mà bà phải mang bệnh vào thân, bệnh hoạn chất chồng, và hay gặp cảnh họa vô đơn chí.
Vì vậy mà người tu hành tín thờ Phật, không nên ăn tam tịnh nhục, càng không thể ăn nội tạng động vật như tim gan phổi, mắt, lưỡi, óc, tủy… Đừng có ngu muội tin là ăn gì bổ đó, đừng cho rằng ăn như thế mới có công dụng đại bổ dưỡng. Quý vị đâu biết rằng ăn nội tạng càng nhiều, là cùng các loài động vật gây oán thù càng sâu. Lâu ngày nội tạng trên thân mình phát sinh nhiều bệnh hiểm.
– Sư phụ, thế thì đáng sợ quá! Vậy bệnh viêm xoang của con có thể chữa lành không?
– Với điều kiện bà phải chân thành sám hối, thệ nguyện dứt hẳn ăn mặn, làm nhiều việc phúc thiện và cần phóng sinh cho nhiều vào.
– Nếu như mỗi ngày bà có thể tụng một bộ Kinh Địa Tạng, hồi hướng cho chúng sinh trong pháp giới, nhất định sẽ được cảm ứng lành. Phóng sinh thì phải thả chỗ nào cho cá dễ sống, không nên thả nó vào ao của người nuôi cá để chờ ăn thịt. Nên thả trong sông biển, ao hồ rộng lớn, để nó có thể thực sự đào sinh. Các loại điểu cầm, thú rừng cũng vậy, hãy thả nơi nào an toàn cho nó. Nếu như kinh tế khá, có thể phóng sinh ba ba và nhiều loài động vật khác, sẽ càng có nhiều công đức lớn, bù đắp lỗi sát ngày xưa. Chúng nó đều có tinh linh, không chừng đời nay cũng có thể báo đáp ân tình của bà, các báo đáp này chúng ta cũng thường thấy. Xong rồi, giờ bà đã có đủ niềm tin để giữ giới – Vĩnh viễn không sát sinh và vĩnh viễn không ăn mặn chưa?
– Dạ được, trở về con nhất định làm theo lời Ngài dạy – Bà nói có vẻ kiên quyết
Nhai xương nuốt tủy có thể chiêu bệnh tật đến, đây là lẽ đương nhiên. Lần này, tôi được nghe Sư phụ thuyết kỹ, nên có ấn tượng rất sâu. Vì vậy đã cẩn thận ghi chép lại. Hy vọng được các pháp lữ chú ý xem và cẩn trọng để cùng thu hoạch lợi ích.
Riêng phần bà nhà giàu ở Đài Loan kia, về sau bệnh viêm mũi đã dứt hẳn triệt để, bà còn quay trở lại Ngũ Đài Sơn để kể lể nỗi niềm tri ân và tha thiết bái tạ Hòa thượng.

(Trích Báo Ứng Hiện Đời của tác giả Quả Khanh do Hạnh Đoan biên dịch)

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites