Pages

19 March 2013

Tự Tại Vãng Sanh - Phần II

"Bây giờ được nghe Lão Hòa Thượng thuyết pháp thật không dễ gì, ngài đã 86 tuổi rồi, ngài giảng kinh cho chúng ta bao nhiêu năm, mọi người vẫn chưa hiểu, phải làm thế nào đây, thôi thì để chị làm nhân chứng sống vậy..."





CƯ SĨ LƯU TỐ THANH (Chị Của Cư Sĩ Lưu Tố Vân) BIỂU DIỂN TỰ TẠI VÃNG SANH
Khi xem phim chị đã nhiều lần nhắc như vậy: “Tôi đã bị hà hiếp và cam chịu suốt một đời, sau cùng tôi đã thành Phật về Tây Phương rồi, quí vị xem có phải tôi được lời to rồi đúng không?”. Y như lời Lão Pháp Sư nói vậy. Khi tôi xem từng cảnh từng cảnh diễn của chị, tôi nghĩ một người chị nhu nhược như thế, nhưng bây giờ đã cho tôi một cách nhìn hoàn toàn khác. Ôi! … Chị ơi! Chị thật là tấm gương tốt để tôi noi theo, đem so sánh với chị tôi thật là hổ thẹn.
Có đồng tu bên Hong Kong hỏi: “Hãy nói xem bà chị của cô là người như thế nào?”. Tôi thường dùng mấy chữ này để hình dung: “Chị đã chịu đựng, bị hà hiếp suốt một đời, nhưng sau cùng chị đã được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc rồi… đó là tất cả những gì của chị tôi”. Hoặc giả có người muốn biết tỉ mỉ hơn, tôi sẽ kể cụ thể để quí vị được hiểu rõ hơn:
Điều thứ nhất: Nói khái quát về chị tôi, đó là 1 con người bình thường nhất trong mọi người bình thường, nhiều đồng tu cứ nghĩ: “Ồ!…Người ta là Phật gì, Bồ Tát gì, chúng ta làm sao bắt chước được?”. Chúng ta là phàm phu, và chị tôi cũng là một người phàm phu điển hình nhất, không có gì đặc biệt hoặc xuất sắc.
Khi nói chuyện với các đồng tu, chị nói tôi là bạch dương của tham thiên, còn chị chỉ là ngọn cỏ nhỏ. Đúng là như vậy, vì ngọn cỏ thì ai muốn dẫm đạp lên như thế nào cũng được. Tôi nói nếu muốn tìm một người bình thường hơn chị tôi chắc cũng không dễ. Khi xưa nghe Lão Pháp Sư khai thị, Sư Phụ thường nói người học Phật phải có sự chuẩn bị tốt, phải chịu nhịn nhục đến cùng.
Nói thật tôi nghe đến đây không hiểu rõ lắm, tôi nói sao người học Phật lại xui xẻo thế, chịu nhịn nhục đã là quá lắm rồi, sao lại phải chịu nhịn nhục đến cùng, thì chính chị đây là người điển hình làm được điều này, nhiều khi tôi nghĩ sao chị khờ quá.
Quan ải khó nhất là nhẫn nhục, rốt cuộc chị tôi đã qua được quan ải này rồi, nếu không phải như vậy, chưa chắc kiếp này chị được thành Phật. Tôi nói khái quát về chị điểm thứ nhất đó là: Chị là một con người bình thường.
Điểm thứ hai: Chị là một người làm trọn trách nhiệm của mình. Chẳng phải Ấn Quang đại sư đã dạy chúng ta phải làm tròn trách nhiệm của mình hay sao? Nếu nói về chị, thật không quá đáng một chút nào. Sao lại nói chị là người làm tròn trách nhiệm?
Ví dụ như trách nhiệm của một người con đối với cha mẹ, chị đã làm tròn, và còn làm rất viên mãn; cha mẹ chúng tôi không có con trai, chỉ có 2 chị em chúng tôi, từ lúc bé cho đến sau khi lập gia đình, chị đã chăm sóc cha mẹ cho đến khi mãn phần, lâu nay chị vẫn sống chung với cha mẹ, lập gia đình rồi vẫn không có rời đi nơi khác, vì thế đối với việc hiếu dưỡng cha mẹ, chị đã làm tròn.
Còn tôi thì thua xa, không sao mà sánh được với chị, vì khi ấy tôi quá mê công việc, hằng ngày cứ lo đi làm, nhất là lúc tôi được cử đến làm việc bên tỉnh ủy, từ sáng đến tối ngày nào cũng bận, khách quan mà nói thì tôi không có nhiều thời gian, còn không khách quan mà nói thì là trong tâm không có cha mẹ, hoặc rất ít khi nhớ đến cha mẹ.
Đáng lẽ cả hai đứa đều phải hiếu dưỡng vậy mà một mình chị đã gánh luôn hết. Đặc biệt là trong khoảng thời gian trước khi mẹ mất, mẹ bị chứng bịnh mất trí nhớ của tuổi già, thời đó chúng tôi đâu như bây giờ biết người già bị mang căn bịnh này, lúc đó tánh tình mẹ rất ngang, thường hay la mắng, vì sống chung với chị, nên hay hà hiếp chị và anh rể, gặp anh rể thì mắng anh rể, gặp chị thì mắng chị, chị đến chỗ tôi khóc rằng:
“Tiểu Vân à, bây giờ phải làm sao?”. Thế là tôi về đó giải quyết tình hình, thì chẳng nghe mẹ nhắc chuyện gì hết, cứ mẹ mẹ con con, chị tôi càng oan ức, vì chị chăm sóc mẹ mà còn bị la rầy, còn Tiểu Vân lâu lâu về thì được cưng như bảo bối.
Lúc sau này mẹ tôi càng làm dữ. Vì chung một nhà, cha mẹ thì sống bên dãy này, chị tôi thì sống bên dãy kia, cách nhau một hành lang, tôi nói với ba xây một bức tường ngăn ra, mỗi bên đi bằng cửa của mình.
Mẹ tôi lấy cây gậy, khoét một lỗ rớt mấy viên gạch, như cái lỗ thông gió, ngày nào cũng chửi vọng qua bên đó, tất cả chị tôi đều chịu đựng hết, cho đến ngày cha mẹ mất. Lúc đó chúng tôi chưa học Phật, không có niệm Phật cho ông bà, nhưng tấm lòng hiếu đạo của chị đối với cha mẹ thì là viên mãn.
Còn đối với mẹ chồng chị cũng tận tâm, anh rể tôi đã mất cha lúc 2 tuổi, chỉ có người mẹ già, anh chị tôi cưới chưa bao lâu thì bà mất, chị về đưa tiễn bà. Lúc đó gia đình chồng ít người chỉ có một ông anh cả, nhưng vợ anh cả không sanh đẻ được, mà người thời đó rất quan trọng vấn đề có cháu nối dõi, vậy thì đành trông chờ vào anh chị tôi.
Người nhà bên đó hỏi chị tôi có thể gánh lấy trọng trách này không, chị tôi đã hứa, và cũng giữ lời. Trong vòng 10 năm, chị sanh 5 đứa: 4 gái 1 trai; chị nói dùng hành động thực tế để bà cụ có thể nhắm mắt nơi chín suối. Trong đó có đứa con gái thứ ba đã mất lúc 21 tuổi, bây giờ còn lại 3 đứa con gái và 1 con trai, vì thế về điểm này chị cũng đã tận lực.
Còn trách nhiệm làm vợ chị đã làm rất viên mãn, là 1 người vợ hiền hiếm có, tôi kể vì sao anh chị tôi quen nhau: Anh rể mất cha từ nhỏ, đi lính năm 55, năm 60 xuất ngũ, ra làm việc cùng chỗ chị tôi, gia đình anh rất nghèo, anh được cấp 1 căn ký túc xá nhỏ, trong đó có cho 1 cái giường có cái gối bằng cỏ, anh tôi đã vào ở như vậy, không có mền, cũng không có ra giường, gia tài của anh chỉ có 1 tấm mền lính.
Sau đó có một bà cụ nói với chị tôi: “Thấy cậu đó cũng được hay là hai đứa cưới nhau đi”. Chị về nói với cha mẹ, tôi còn nhớ lần đầu ra mắt, anh rể tôi mặc bộ quân phục màu vàng, anh là lính hậu cần không quân, anh chẳng đẹp trai, hơi lùn nữa, khi đến nhà tôi anh ta chẳng dám nói gì hết, vì thế cha mẹ tôi cũng chẳng để ý.
Bẵng một thời gian, bà cụ kia lại tác hợp hai người; cha mẹ tôi là người tốt bụng, họ không ngăn cản, vậy là cho họ cưới nhau, cho ảnh về ở rể, thế là gia đình tôi 5 người cùng sống chung. Suốt 52 năm chị và anh rể sống với nhau, chị đã làm tròn bổn phận người vợ hiền.
Đối với con cái, cứ 2 năm sanh 1 đứa, không được cha mẹ giúp đỡ mà nuôi lớn 5 đứa như vậy, thật xứng đáng là người mẹ hiền! Tuy rằng không giàu có, nhưng 5 đứa đều rất xinh xắn và sạch sẽ, bây giờ tuy có nhiều bạn đạo nói tôi ngăn nắp, nhưng tôi biết tôi không sao sánh bằng chị được, vì thế chị cũng là một người mẹ hiền.
Còn với tôi, từ khi mẹ mất, chị luôn quan tâm thương tôi như một người mẹ vậy, ở bên chị tôi cứ như một đứa con nít, lúc thì nhõng nhẽo chị, lúc thì ngang ngạnh, chị không hề so đo tính toán, tôi đòi gì chị cũng chiều, nói tóm lại chị là một con người luôn làm tròn bổn phận của mình.
Chị cũng là một người yêu nghề, chị tận tâm và có trách nhiệm với công việc của mình, luôn làm hài lòng lãnh đạo của mình, mấy đứa con của chị đều được bà ngoại chăm cho ăn bột mà lớn lên, chứ chị ít khi cho bú đúng giờ.
Lúc đó tôi đã lên trung học, chị tôi là một đảng viên ưu tú, hồi giờ không có lựa chọn công việc, ai sắp xếp việc gì thì chị cũng làm, có nhiều việc người khác không chịu làm đem xếp cho chị chị cũng không từ chối, chị là một người cần mẫn.
Chị cũng là người cần kiệm. Cả nhà 11 người: 2 vợ chồng chị, 5 đứa nhỏ, ba má tôi là 9 người, cộng thêm ông bà ngoại tôi nữa, cả đại gia đình. Làm sao sống qua ngày đây? Tôi nhớ tiền lương của 2 vợ chồng chị chưa đến 100 đồng, lương của ba tôi là 81,5 đồng, 3 người gộp lại là 180 đồng.
Chưa đến 200 đồng, cả đại gia đình đều trông vào số tiền ít ỏi đó mà duy trì cuộc sống, nhưng cũng hay là chưa hề cần vay mượn của ai. Có lúc tôi nghĩ, tôi đã sống rất tiết kiệm rồi, vậy mà không sánh nổi bằng chị.
Nếu không phải vậy, thì tiền ăn mặc, tiền học của 5 đứa trẻ phải tính làm sao? Nói chung 5 đứa nhỏ cũng dễ, đứa nhỏ lượm đồ của đứa lớn mặc, vậy mà cũng nuôi lớn chúng. Ra giường và mền của chị tôi, chỗ nào rách chị đều vá lại, chị rất khéo tay, không như tôi vá đồ một cách cẩu thả.
Cứ mỗi lần thấy tôi vá đồ, chị trêu tôi như vẽ 1 tấm bản đồ của 1 quốc gia vậy đó, kêu tôi tháo ra và chị vá lại dùm. Có một lần, tôi chơi khâm chị: nhà tôi có 1 cái mền mỏng, đã xài cả 30 năm rồi, có chỗ chỉ cần lấy ngón tay khều vào là rách 1 lỗ ngay, vậy mà chị tôi cũng vá nó lại.
Có hôm tôi đem 1 cái quần ngắn cho chị vá, chị cầm lên xem qua xem lại rồi nói cái này không vá được nữa, tôi nói chị vá khéo lắm, sao lại không vá được, chị nói tôi đếm thử xem cái quần ngắn mà có đến 48 cái lỗ rách, thì làm sao mà vá chứ, tôi cũng bị ảnh hưởng cách sống tiết kiệm của chị, vì thế tôi nói chị là người trì gia cần kiệm, với một số tiền ít ỏi như vậy, hỏi phải sống như thế nào, vậy mà người ta cũng sống được qua ngày đó.
Chị là người từ bi hỷ xả. Nếu nói hai chữ từ bi được phát minh dành cho chị cũng chẳng ngoa, thấy người khác khổ một chút, chị đã đau lòng, vậy mà bao cái khổ chị cắn răng chịu đựng một mình.
Trong nhà 11 người, đồ ăn thừa một mình chị phải gánh hết, nhiều khi đồ đã bị thiu, nhưng chị tiếc, lấy nước rửa sạch không còn mùi chị lấy ăn.
Còn một chuyện là gia đình tôi có một người bà con thường hay đến xin tiền và đồ của chị, họ thường than khổ, cứ mỗi lần đến đều bịa ra một lý do, cần tiền thì chị cho tiền, cần đồ thì chị cho đồ; nhiều khi chị mặc bộ đồ tốt một tí, họ xin chị cũng đem cho luôn.
Tôi không chịu nổi, nói: “Chị coi chừng bị lừa đó, gia đình đó có sao đâu”. Chị nói: “Kệ họ đi, nếu họ lừa thì để họ lừa đi”. Sau này người đó còn bày ra một chiêu nữa: Khi đó gần tết, họ mua heo về làm thịt rồi bán, thịt ngon thì bán được, còn thịt heo mỡ quá bán không được đem bán cho chị tôi.
Tôi còn nhớ có năm, chính chị nói với tôi đã dùng khoảng 1 tháng tiền lương mà mua thịt heo, xong rồi chị đem cắt từng miếng ra đem cho bà con và xóm giềng. Thịt đó là tiền chị mua, chị không thể đem bán lại vì nó quá mỡ, chỉ có thể đem cho mà thôi.
Vậy mà người đó bán cho chị tôi giá cao hơn ngoài chợ, vì biết thế nào chị cũng đưa tiền cho họ, cứ cầm tiền xong là họ vui vẻ quay đi, còn chị thì hết tiền xài tết. Khi tôi hỏi chị mới kể ra, tôi bảo sao họ không dám bán cho tôi đi, vì họ sợ tôi sẽ nói ra sự thật, chị thì bảo thôi đi, người lớn rồi, sao nỡ làm như vậy được.
Tôi kể những câu chuyện ở trên đều là sự thật, tôi muốn nói với quí vị con người của chị là như vậy, quí vị thấy chị có phải là người bình thường không?
Chị và những người khác có điểm nào khác nhau không? Sự từ bi và lương thiện của chị là như thế đó. Phần sau tôi sẽ kể gì đây, cũng là do các đồng tu nêu ra, hỏi cách tu của chị ấy thế nào?
Phần trên đã có nói rồi, đó là niệm Phật, 1 câu Phật hiệu niệm đến cùng, không có tuyệt chiêu nào khác, đó là nhất môn thâm nhập trường kỳ huân tu, không xen tạp, chỉ cần 4 chữ A Di Đà Phật.
Chị tôi nói: “Liên Trì đại sư bảo nếu muốn về nhà thì không cần khách sáo, 1 câu A Di Đà Phật là đủ”. Đó là người mà tôi tiếp xúc: 1 câu Phật hiệu, 1 đời thành Phật.
Chị rất ít khi đọc kinh, 1-2 năm nay mới nghe pháp thôi, chân của chị không tiện nên cũng không thể lạy, chỉ 1 câu A Di Đà Phật niệm cho thật tốt, không để ngoại cảnh chia phối.
Người khác khen cái này tốt cái kia tốt, chị cũng không động tâm, chính điểm này đáng cho chúng ta học tập.Tôi nhớ khi còn sống, tôi từng hỏi: “Sao chị lại diễn pháp còn sống mà vãng sanh?”.
Chị nói: “Bây giờ được nghe Lão Hòa Thượng thuyết pháp thật không dễ gì, ngài đã 86 tuổi rồi, ngài giảng kinh cho chúng ta bao nhiêu năm, mọi người vẫn chưa hiểu, phải làm thế nào đây, thôi thì để chị làm nhân chứng sống vậy”.
Chị nói muốn làm chứng cho 4 điều.
Điều 1: là làm chứng cho quyển hội tập kinh Vô Lượng Thọ của ngài Hạ Liên Cư, trong 9000 năm mạt pháp sau này, quyển kinh đây có thể thành tựu chúng sanh.
Điều 2: là làm chứng cho quyển “Đại Kinh Khoa Chú” của ngài Huỳnh Niệm Tổ.
Điều 3: là làm chứng cho lão pháp sư Tịnh Không nói quyển “Đại Kinh Giải diễn nghĩa”.
Điều 4: làm chứng cho pháp môn niệm Phật của Tịnh độ, 1 câu A Di Đà Phật có thể viên thành Phật đạo.
Đó là 5 ngày biểu pháp của chị, hoàn toàn có thể làm tròn không khuyết. Tôi nhớ tôi có viết 1 bức thư cho Sư Phụ, trong thư có 1 câu ngắn như vầy “cách biểu pháp của chị, trong 10.000 người cũng không tìm được 1 người, thật khó gặp được, thật là thù thắng!”.
Không phải bà ấy là chị tôi mà tôi nói vậy, tôi phải chịu trách nhiệm với chị, và cũng phải chịu trách nhiệm với chúng sanh, vì vậy tôi phải đem thật tướng của sự vãng sanh thù thắng này nói cho mọi người, đó là việc tôi phải làm.
Về việc vãng sanh của chị, hiện nay được nhắc rất nhiều, bây giờ chúng tôi đang làm thành đĩa, khi xem xong, quí vị sẽ rõ, tôi nghĩ chúng sanh nhất định sẽ được sự lợi ích.
Hôm nay tôi xin báo cáo với quí vị cách biểu pháp, cách tu hành, và con người của chị, mong rằng chúng ta nhận được sự lợi ích, hy vọng mỗi vị liên hữu sẽ học theo chị, lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, tương lai vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, cám ơn quí vị!
A Di Đà Phật!
Đoạn nói chuyện của Cư Sĩ Lưu Tố Thanh
trước lúc vãng sanh
58:28- còn vài phút nữa thì tôi đi rồi.
58:36- bây giờ chư Phật Bồ Tát đang ở gần chúng ta
58:42- Tây Phương Tam Thánh đang đứng gần mặt trời
58:46- quí vị có thể thấy được
58:49- tí nữa trong không trung sẽ có sự biến hóa
59:00- khi đúng giờ, tôi sẽ mang theo vô lượng vô biên chúng sanh về nhà
59:11- có thấy vui không?
59:18- đây không phải là ý nguyện của riêng tôi, tự tôi cũng không thể tưởng tượng được
59:25- đều do Phật lực gia trì, Chư Phật Bồ Tát giao nhiệm vụ cho tôi.
59:30- Tôi vẫn còn nhiệm vụ mới, cho nên tôi phải trở về đó sớm hơn.
60:42- Pháp môn tịnh độ thù thắng, pháp môn tịnh độ cực thù thắng!
62:56- Tôi đã lên hoa sen, đang đứng gần bên Từ Phụ (Di Đà)
63:11- Cảm niệm công đức quí vị đã đến tiễn tôi, cám ơn (chắp tay lại cám ơn !)
63:28- (chắp tay nhắm mắt)
63:35- (nhắm mắt mỉm cười)
63:42- (buông tay)
66:18- (tay phải ra dấu OK)
69:30- (chắp tay búp sen)
71:39- (tay phải vẫy chào)
71:50- (vãng sanh) Bồ Tát đã về Cực Lạc, thị hiện mau chóng quay lại cõi Ta Bà)
72:50- (Bồ Tát đột nhiên mở mắt)
72:55- Tôi đã đến giờ đi rồi, đột nhiên lại quay về rồi
Lưu Tố Vân hỏi (còn lưu luyến việc gì sao?)
73:06- không phải tôi tôi lưu luyến
73:15- hình như có nhiệm vụ mới Lưu Tố Vân hỏi: vẫn chưa biểu diễn xong à?)
73:21- vẫn chưa biểu diễn xong, đến đúng giờ phải đi rồi(Lưu Tố Vân đáp : tôi biết , tôi biết)
73:29- trong chốc lát thì về rồi
Lưu Tố Vân (hiện tại đang đứng trên sàn diễn, để diễn 1 tiết mục, tiết mục của mỗi người đều khác nhau)
74:10- tôi đến giờ thì đi, trong chốc lát lại quay về, tôi bắt kịp cư sĩ Trương Vinh Chân, tôi bắt kịp Bồ Tát Văn Thù
81:52- Lưu Tố Vân nói:
Lúc trước chị có nói với tôi sẽ biểu diễn 2 pháp vãng sanh: 1 pháp chính và 1 pháp phụ. Pháp chính là còn sống mà tự tại vãng sanh. Pháp phụ là diễn cảnh chết trong sự đau khổ của lục đạo luân hồi.
Tôi hỏi chị tại vì sao mà phải biểu 2 pháp, chị nói diễn cho chúng sanh xem 2 pháp đối lập để họ có sự chọn lựa.
Kết quả là lúc 12g trưa chị biểu pháp còn sống tự tại vãng sanh, rất tiếc là biểu pháp thứ 2 (từ 12g trưa ngày 21 đến 8:30 sáng ngày 22) có chướng ngại, không cho quay phim, không cho niệm Phật (biểu pháp thứ nhất là vị liên hữu đã quay lén). Có liên hữu thắc mắc về ngày vãng sanh của chị, thật ra là ngày 21 hay 22, có người nói làm sao một người mà chết 2 lần.
Tôi xin trân trọng nói với quí vị, không phải là chết 2 lần, mà là biểu diễn 2 lần. Vì thế nói chị vãng sanh ngày 21 là không sai, nói ngày 22 cũng không sai, tôi thì tính ngày chị đã biết trước là 12g ngày 21.
Theo hoasenvanno.wordpess.com
                  

Xem Video cụ bà Lưu Tố Thanh tự tại vãng sanh

 


0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites