Pages

11 May 2012

LĂNG NGHIÊM CHÚ SỚ LƯỢC GIẢNG - Phần I


浙水慈雲寺顯密教觀沙門續法集
Triết thủy Từ Vân Tự Hiển Mật Giáo Quán Sa Môn Tục Pháp Tập
 Giảng thuật: Hòa Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành Hoa Kỳ
Bài Tựa:
 
Nhân duyên Ðức Phật thuyết kinh Lăng Nghiêm là vì A Nan bị Ma Ðăng Già Nữ dùng tà chú Tiên Phạm thiên mê hoặc, nhiếp dẫn vào nhà dâm, dựa kề vuốt ve, làm cho A Nan sắp bị hủy hoại giới thể. Ðức Phật sai Bồ tát Văn Thù đem chú đến cứu hộ, dắt A Nan về chỗ Phật. Vì thế nên biết Chú Lăng Nghiêm là chủ thể của Kinh Lăng Nghiêm.
Nếu không có chú Lăng Nghiêm, thì không có Kinh Lăng Nghiêm. Mà Charles Luk khi phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra tiếng Anh, lại võ đoán bỏ đi phần chú Lăng Nghiêm cùng với phần kiến lập thiết trí đạo tràng, nói người Tây phương đối với chú không có gì hứng thú. Ðiều này thật là hoàn toàn sai lầm. Thật như rằng lấy tai thay mắt (đối với vự việc chỉ nghe người ta nói liền tin theo mà không chịu phân tích, xét đoán), giống như thằng mù dẫn thằng đui, người ta nói sao mình cũng tào lao làm bậy theo, thật là vô tri ngu dốt, đáng thương vô cùng, đáng hổ thẹn biết bao. Ðã không thỉnh giáo với các bậc Thiện trí thức, lại lấy ý kiến nông cạn hẹp hòi của riêng mình, độc tài Kinh nghĩa, không sợ quả báo, gan to tầy trời, mà những người không hiểu biết lại a dua theo đó. Lại có những quyến thuộc của ma vương, vô cùng khiếp sợ chân lý của Kinh Lăng Nghiêm phá tà hiển chánh, thanh tịnh minh hối, chuyển mê về ngộ.
Ba mươi tám (38) năm về trước (1936), Luân tôi được bản in lẻ Kinh Lăng Nghiêm Chú Sớ này, được điều chưa từng có, giờ giờ khắc khắc nghiên cứu, thấy được cảnh giới vi mật, nên thường đem theo bên mình, chưa từng rời khỏi. Hôm nay nhận lời mời của Chí Liên Tinh xã - Ðài Loan, khi giảng Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm, đã chỉ ra Lăng Nghiêm Chú Sớ này đã gần tuyệt bản, hai vị đàn việt chủ trì là Tào Vĩnh Ðức và Tào Kim Huệ Phần, nghe qua liền phát nguyện in Chú Sớ này lưu hành. Luân tôi cũng vô cùng tùy hỷ tán thán. Mong rằng có thể làm cho Chánh Pháp trường tồn, tà thuyết vĩnh viễn tiêu diệt, mỗi người một quyển Chú Sớ, cùng vào đại định cứu cánh kiên cố, đồng chứng đắc bất thối vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
 
Ðại thừa Phật lịch năm 3001 ngày 15 tháng 3
Sơn Tăng Ðộ Luân[1] kính ghi tại Hoa Nghiêm tọa thất

究竟堅固定中王    直心修學至道場
身口意業須清淨    貪瞋癡念要掃光
誠則感應獲現證    專能成就大神通
有德遇斯靈妙句    時刻莫忘紹隆昌
 
Cứu cánh kiên cố định trung vương
Trực tâm tu học chí đạo trường
Thân khẩu ý nghiệp tu thanh tịnh
Tham sân si niệm yếu tảo quang
Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng
Chuyên năng thành tựu đại thần thông
Hữu đức ngộ tư linh diệu cú
Thời khắc mạc vong thiệu long xương
Dịch :
Ðịnh Lăng Nghiêm là vua trong tất cả các thứ định,
Trực tâm tu học đến đạo tràng.
Ba nghiệp thân khẩu ý cần thanh tịnh,
Các niệm tham sân si phải diệt trừ.
Thành tâm ắt sẽ cảm ứng, chứng đắc ngay hiện đời,
Chuyên tâm sẽ thành tựu thần thông lớn.
Có đức mới được gặp chương cú vi diệu này,
Giờ giờ không quên kế tục làm rạng rỡ Phật pháp.
 
Giảng :
Lăng Nghiêm là tiếng Phạn, dịch là tất cả mọi vật mọi sự cứu cánh kiên cố, cũng có nghĩa là “định”, định này là vua trong tất cả các thứ định.
Cứu cánh kiên cố định trung vương: Lăng Nghiêm là vua trong tất cả các thứ định.
Trực tâm tu học chí đạo trường: tu hành học đạo cần phải dùng trực tâm, không nên dùng tâm quanh co uốn khúc. Trực tâm mới có thể đạt đến nơi cứu cánh. Nếu cứ mãi dùng tâm quanh co uốn khúc tu học Phật pháp thì không bao giờ tu đến ngày thành công đắc quả.
Thân khẩu ý nghiệp tu thanh tịnh, tham sân si niệm yếu tảo quang:  tu pháp môn này không nên nói dối, không nên nói những lời sai sự thật, không nên nói lời thêu dệt, không nói hai chiều, cũng không nói lời hung ác. Thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Không nên có những ý niệm tham sân si. Ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh tức là tổng trì (Tổng trì Phạn ngữ là “Ðà La Ni”, tức là chú). Thành tất cảm ứng hoạch hiện chứng: chỉ có thành tâm mới có cảm ứng lớn, hiện tại chứng đắc sức mạnh bất khả tư nghì của chú. Chuyên năng thành tựu đại thần thông: Nếu chuyên tâm, chuyên chú, tâm không có tạp niệm, liền có thể thành tựu thần thông lớn. Chú Lăng Nghiêm có 5 hội, hơn 30 pháp phá hủy. Chú lại có rất nhiều pháp như pháp giáng phục chúng ma, pháp tiêu trừ tai nạn, pháp  tăng trưởng lợi ích, pháp thành tựu, pháp kiết tường v.v… Hữu đức ngộ tư linh diệu cú: người có đức hạnh mới có thể gặp được pháp môn này. Người không có đức hạnh thì dù có gặp được cũng không hiểu rõ chương cú thần diệu thậm thâm bất khả tư nghì này. Thời khắc mạc vong thiệu long xương: giờ giờ phút phút không quên pháp này, thành tâm chuyên nhất thì có thể kế tục và làm cho Phật pháp rạng rỡ.
Trên đây là giải thích đơn giản ý nghĩa đại khái của chú Lăng Nghiêm, giảng tỉ mỉ thì nói hoài cũng không hết. Quý muốn hiểu rõ thì nên tự mình nghiên cứu tường tận. Ðây là pháp vi diệu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp, không nên bỏ qua cơ hội này.  

Nguyên văn :
南無楞嚴會上佛菩薩
Âm Hán Việt :
Nam mô Lăng Nghiêm Hội thượng Phật Bồ tát.
Dịch :
Kính lễ chư Phật chư Bồ tát trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm.
 
Thích :
Trước khi tụng chú thì tụng bài kệ. Nhân duyên phát khởi của chú này là do A Nan thị hiện bị Ma Ðăng già dùng huyễn thuật dẫn vào nhà dâm. Như Lai thuyết chú sai Bồ tát Văn Thù đem đến chỗ đó bảo hộ và dẫn A Nan trở về. A Nan thỉnh cầu Ðức Phật tuyên thuyết diệu định. Phật hỏi A Nan lý do ban đầu cắt ái ly gia phát tâm theo Phật xuất gia tu học, và bảo A Nan rằng : Tất cả chúng sanh, sanh tử tương tục, đều do không biết thường trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể. Cứ dùng các thứ vọng tưởng, tưởng này không chân thật, nên chịu luân chuyển. Cho đến bảy chỗ phá vọng tâm, tám chỗ quay về hiển thị chỗ chân thật, bốn khoa thất đại v.v… A Nan nghe xong giác ngộ, thân tâm trống rỗng, đắc vô quái ngại, nên dùng kệ tán Phật, phát nguyện báo ân. Nhưng sự tán Phật, phát nguyện báo ân này, chính vì nguồn gốc trì chú của chúng ta. Tiếp đến tụng hai loại Tam bảo thông biệt (chung riêng) cầu gia bị, tiếp đến tụng kinh văn trước chú, để khai mở phần mở đầu chú. Nay trước giải thích phần kệ.
Giải :
Nam mô là tiếng Phạn, dịch là quy mạng, cung kính quay về nương tựa, tức là đem cả thân tâm tánh mạng của chúng ta quy y với Phật, đối với Ðức Phật cung kính ngũ thể đầu địa, chỉ có Phật là bậc đáng cho chúng ta tin tưởng. Lăng Nghiêm tức nhất thiết sự cứu cánh kiến cố. Nhất thiết sự chính là không phải một việc mà là bất luận việc gì cũng bao gồm ở trong, cứu cánh đến trình độ không thể phá hoại. Câu này là quy mạng tất cả chư Bồ tát chư Phật ở pháp hội Thủ Lăng Nghiêm. Trước khi niệm chú Lăng Nghiêm cần phải quy y chư Bồ tát chư Phật trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, niệm ba lần.
 
Nguyên văn :
妙湛總持不動尊 首楞嚴王世希有
Âm Hán Việt :
Diệu trạm tổng trì bất động tôn,
Thủ Lăng Nghiêm Vương thế hy hữu.
Dịch :
Kính lạy Pháp thân, Báo thân, Ứng thân Phật
Thủ Lăng Nghiêm vương hiếm có trên đời.
 
Thích :
Sớ rằng: hai câu này để tán thán, câu đầu tán Phật, là tán thán chung ba thân của Ðức Phật. Một là báo thân, tịnh trí viên hiển gọi là diệu trạm. Hai là hóa thân, tùy duyên phổ ứng gọi là tổng trì. Ba là Pháp thân, bổn thể thường tịch gọi là bất động, mà ba thân đều là diệu trạm, ba tức là một vậy. Ba thân đều là tổng trì, một tức là ba vậy, ba thân đều bất động, không phải một, không phải ba, là ba là một vậy. Cho nên đặc biệt dùng chữ diệu để quán suốt bao gồm tất cả. Chỉ có Ðức Phật là đấng tôn quý cao thượng nhất trong tất cả thế gian chín pháp giới, nên xưng là tôn vậy. Bốn chữ “Thủ Lăng Nghiêm vương” tán thán Pháp. Phạn ngữ Thủ Lăng Nghiêm, có nghĩa là nhất thiết sự cứu cánh kiên cố, là tên chung của đại định, có thể thống nhiếp tất cả tam muội, có nghĩa là vua trong các loại định. Nội dung tư tưởng hiển thị của bộ kinh chỉ để nói rõ ý nghĩa của định này mà thôi. Ba chữ “thế hy hữu”, tán thán Phật và Pháp. Hy hữu có nghĩa là vì A Nan bị tà chú mê hoặc Ðức Phật mới thuyết chú này. A Nan đã lĩnh hội sự khai thị của Ðức Phật về bảy chỗ hỏi tâm tám chỗ trả về, bốn khoa bảy đại v.v…, chỉ để hiển thị thể tánh Tam muội. Pháp này chỉ có Ðức Phật mới có thể chứng tri, không phải là chỗ mà chúng sanh trong chín cõi có thể nắm bắt được. Pháp này chỉ có Ðức Phật mới có thể khai thị, là pháp môn viên mãn nhất trong một đời thuyết giáo, xưa chưa hiển thị nay mới hiển thị, xưa kia chưa nghe nay mới được nghe. Pháp Phật nói ra thật là hy hữu vậy !
Giải :
Diệu trạm : Diệu, tức bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn, không thể tưởng tượng, nếu có thể tưởng tượng, có thể hiểu biết thì không còn gọi là diệu. Diệu là vượt ra ngoài ý dự định, sự suy nghĩ không thể đạt đến, vì thế gọi là “bất khả tư nghì”. Trạm là trạm thâm (đứng lặng sâu sắc), không chỉ là vi diệu nhiệm mầu, mà vi diệu đến mức trạm thâm, vô cùng bất khả tư nghì. Tổng trì là tổng nhất thiết pháp, trì vô lượng nghĩa. Tổng nhất thiết pháp tức bao gồm mọi pháp, trì vô lượng nghĩa tức thọ trì vô lượng nghĩa, đều bao quát ở trong. Cho nên “diệu trạm” là hiển mật viên dung. Tổng trì là tùy duyên phổ ứng, tất cả cảnh giới cùng tận hư không biến pháp giới, có cầu đều được ứng. Bổn thể thường trụ tức bất động, bổn thể thì tịch nhiên bất động, cảm ứng thì có thể quán thông với tất cả. Ba thứ diệu trạm, tổng trì và bất động đều là diệu trạm, ba là một. Ba thứ đều là tổng trì, một là ba. Ba thứ đều là bất động, không phải ba không phải một, cũng là ba cũng là một. Phân tích tường tận, trong mỗi ý nghĩa đều có ba loại ý nghĩa. Thế hy hữu có nghĩa là điều hay nhất, hiếm có nhất ở thế gian và xuất thế gian. Bất động tôn là tên riêng của Phật. “Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu” câu này là tán thán đại định Lăng Nghiêm. Tu hành đại định Lăng Nghiêm này thì sanh các thứ định. Tất cả các thứ định đều từ định này sanh ra. Thế hy hữu là điều mà trên thế gian này khó gặp nhất. Kệ tụng này là do A Nan bị chú Tiên Phạm Thiên mê hoặc, Ðức Phật thuyết chú Lăng Nghiêm, sai Bồ tát Văn Thù dùng chú cứu A Nan trở về. A Nan cảm tạ ân sâu của Phật, cho nên nói bài kệ hình dung sự cảm nhận của mình.
 
Nguyên văn :
銷我億劫顛倒想 不歷僧祇獲法身
Âm Hán Việt :
Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng.
Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân.
Dịch :
Tiêu trừ cho con các vọng tưởng điên đảo từ muôn ức kiếp
Không cần trải qua vô số kiếp mà vẫn được Pháp thân.
 
Thích :
Sớ rằng : Hai câu này tường thuật sự giác ngộ. Kiếp, Phạn ngữ kiếp-ba (kalpa), dịch là thời phần. Ðiên đảo tưởng, phàm kế[1][2] hữu kế vô, chấp đoạn chấp thường đều gọi là điên đảo. Nay A Nan nói điên đảo, là thuật lại sự mê lầm của mình từ trước đến nay nhận vật làm mình, duyên theo vọng tưởng làm mê muội chân tánh của mình, chỉ tâm kiến tức nhận trong nhận ngoài, quán thế giới thì có lớn có nhỏ, chấp nhân duyên, kế tự nhiên, cho đến hòa hợp không phải hòa hợp v. v…, đây đều là sự điên đảo từ muôn ức kiếp đến nay. Do thức tâm phan duyên, thành điên đảo vọng tưởng, nay mới biết Như Lai tạng tánh, tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, thì các thứ tướng hư vọng hý luận trước kia, như mặt trời tiêu tan băng giá, như đuốc sáng chiếu soi nhà tối, lập tức tiêu trừ. Tăng kỳ, Phạn ngữ A tăng kỳ, nghĩa là vô số. Theo kinh luật luận tiểu thừa từ trước đến nay thành Phật đều trải qua ba tăng kỳ trăm kiếp. Tu hành trồng nhân, mới được năm phần Pháp thân cho đến Pháp thân thanh tịnh cứu cánh. Nay A Nan nghe Ðức Phật khai thị, đốn ngộ chân tâm là Pháp tánh thân vốn có của mình, tức Như Lai Tạng tánh, không cần trải qua ba tăng kỳ tu tập mà vẫn có thể chứng được Pháp thân vậy.
Giải :
Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay đều có một số vọng tri vọng kiến, tà tri tà kiến, điên đảo vọng tưởng. Ðiên đảo tưởng tức không phải thường mà cho rằng thường, không phải đoạn mà cho rằng đoạn, không phải hữu mà chấp rằng hữu, không phải vô mà chấp rằng vô. Chạy theo cảnh giới vọng, không thể chuyển cảnh giới vọng qua lại, tức là người bị cảnh chuyển mà không thể chuyển cảnh, cũng tức thường bị gió nghiệp dẫn dắt, kéo lôi. Chỗ sai khác chỉ là một chút không phải thật nhiều, nhưng chỉ một chút này thôi mà đã trái ngược hoàn toàn với chân tâm thường trụ chân chánh tánh tịnh minh thể. Ðiên đảo tức là không nên tưởng mà tưởng đến, không nên tham mà tham, không nên sân mà sân, không nên mê mà mê. Nói rõ hơn là điên đảo tưởng ở trong tự tánh. Không thể chí công vô tư tức là điên đảo. Ðiên đảo tưởng này chính là nhân duyên khiến chúng ta nhận chịu sự sanh tử trong luân hồi lục đạo. Tu tức là tiêu trừ điên đảo tưởng. A Nan là người thông minh như thế mà vẫn có điên đảo tưởng. Trí nhớ của A Nan rất hay, kinh điển mà Ðức Phật thuyết ra một khi A Nan nghe được rồi thì vĩnh viễn không bao giờ quên. Nhưng khi A Nan nhìn thấy Ma Ðăng Già nữ thì bị cô ta làm cho dao động, liền theo cô ta đi đến nhà ngoại đạo tóc vàng, đây chính là điên đảo tưởng của A Nan. Nam tham nữ ái tức là điên đảo tưởng, tức là từ vô lượng kiếp đến nay đã có điên đảo tưởng này. Cho nên nói đại pháp đại định thủ Lăng Nghiêm vương là hiếm có ở thế gian, có thể tiêu trừ điên đảo tưởng từ vô lượng kiếp đến nay.
Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân : Ðức Phật thành Phật trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, nên nói “A tăng kỳ tu phước huệ, trăm kiếp gieo trồng các tướng tốt”. Tu phước một trăm đại kiếp mới có thể được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. A tăng kỳ kiếp có nghĩa là vô lượng số, ba A tăng kỳ kiếp tức ba vô lượng số. Số này có bao nhiêu ? Ngay cả vi tính cũng không tính toán được. Nay A Nan nói : “Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân”, con được chú Lăng Nghiêm này, có đại định kiên cố này, không cần phải trải qua thời gian ba A tăng kỳ mà vẫn có thể chứng được Pháp thân, cũng tức là thành Phật, chứng đắc Pháp thân tự tại, thần thông biến hóa. Thành tâm tụng chú Lăng Nghiêm không cần phải trải qua thời gian dài lâu như thế mà vẫn có thể chứng được Pháp thân vậy. 
Giải :
Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay đều có một số vọng tri vọng kiến, tà tri tà kiến, điên đảo vọng tưởng. Ðiên đảo tưởng tức không phải thường mà cho rằng thường, không phải đoạn mà cho rằng đoạn, không phải hữu mà chấp rằng hữu, không phải vô mà chấp rằng vô. Chạy theo cảnh giới vọng, không thể chuyển cảnh giới vọng qua lại, tức là người bị cảnh chuyển mà không thể chuyển cảnh, cũng tức thường bị gió nghiệp dẫn dắt, kéo lôi. Chỗ sai khác chỉ là một chút không phải thật nhiều, nhưng chỉ một chút này thôi mà đã trái ngược hoàn toàn với chân tâm thường trụ chân chánh tánh tịnh minh thể. Ðiên đảo tức là không nên tưởng mà tưởng đến, không nên tham mà tham, không nên sân mà sân, không nên mê mà mê. Nói rõ hơn là điên đảo tưởng ở trong tự tánh. Không thể chí công vô tư tức là điên đảo. Ðiên đảo tưởng này chính là nhân duyên khiến chúng ta nhận chịu sự sanh tử trong luân hồi lục đạo. Tu tức là tiêu trừ điên đảo tưởng. A Nan là người thông minh như thế mà vẫn có điên đảo tưởng. Trí nhớ của A Nan rất hay, kinh điển mà Ðức Phật thuyết ra một khi A Nan nghe được rồi thì vĩnh viễn không bao giờ quên. Nhưng khi A Nan nhìn thấy Ma Ðăng Già nữ thì bị cô ta làm cho dao động, liền theo cô ta đi đến nhà ngoại đạo tóc vàng, đây chính là điên đảo tưởng của A Nan. Nam tham nữ ái tức là điên đảo tưởng, tức là từ vô lượng kiếp đến nay đã có điên đảo tưởng này. Cho nên nói đại pháp đại định thủ Lăng Nghiêm vương là hiếm có ở thế gian, có thể tiêu trừ điên đảo tưởng từ vô lượng kiếp đến nay.
Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân : Ðức Phật thành Phật trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, nên nói “A tăng kỳ tu phước huệ, trăm kiếp gieo trồng các tướng tốt”. Tu phước một trăm đại kiếp mới có thể được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. A tăng kỳ kiếp có nghĩa là vô lượng số, ba A tăng kỳ kiếp tức ba vô lượng số. Số này có bao nhiêu ? Ngay cả vi tính cũng không tính toán được. Nay A Nan nói : “Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân”, con được chú Lăng Nghiêm này, có đại định kiên cố này, không cần phải trải qua thời gian ba A tăng kỳ mà vẫn có thể chứng được Pháp thân, cũng tức là thành Phật, chứng đắc Pháp thân tự tại, thần thông biến hóa. Thành tâm tụng chú Lăng Nghiêm không cần phải trải qua thời gian dài lâu như thế mà vẫn có thể chứng được Pháp thân.
 
Nguyên văn :
願今得果成寶王 還度如是恒沙眾
將此深心奉塵剎 是則名為報佛恩
伏請世尊為證明 五濁惡世誓先入
如一眾生未成佛  終不於此取泥洹
Âm Hán Việt :
Nguyện kim đắc quả thành Bảo Vương
Hoàn độ như thị Hằng sa chúng.
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
Thị tắc danh vi báo Phật ân.
Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh,
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
Như nhất chúng sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ Nê hoàn,
Dịch :
Nguyện nay đắc quả thành Bảo vương,
Trở lại độ thoát chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng.
Nguyện đem thân tâm này phụng sự vô số cõi,
Thế mới gọi là đền ơn chư Phật.
Cúi xin Ðức Thế Tôn chứng minh cho con,
Trong đời ác ngũ trược con nguyện vào trước,
Nếu một chúng sanh chưa thành Phật,
Quyết không nơi đó tự mình chứng Niết Bàn.
 
Thích :
Sớ rằng : Tám câu này là A Nan phát nguyện thỉnh Phật chứng minh. Bốn câu đầu là tứ hoằng thệ nguyện (bốn điều thệ nguyện rộng lớn). A Nan trước đã hoạch được Pháp thân, nhưng chỉ đắc lý của chân tánh vốn có, chưa đoạn công viên tu, nên nay phát nguyện đắc quả, đầu tiên phát tâm độ sanh. Quả tức Phật quả. Ðức Phật là bậc tôn quý nhất trong các bậc thánh, như vua trong các loại châu báu. Câu này nhiếp hai nguyện, tức Phật đạo thệ nguyện thành và pháp môn thệ nguyện học. Câu “hoàn độ như thị Hằng sa chúng” là chúng sanh vô tận thệ nguyện độ. Câu này cũng nhiếp hai nguyện, tức chúng sanh thệ nguyện độ và phiền não thệ nguyện đoạn. Bốn lời thệ nguyện lớn này, y theo vô tác Tứ đế mà phát hai tâm bi trí, nên gọi là “thâm tâm”. “Phụng trần sát” có nghĩa là đem tâm này thừa phụng chư Phật nhiều như số vi trần, cùng chư Phật hành sự, báo ân sâu của Phật. Nếu không phải như vậy thì không thể gọi là báo ân, nên nói là “thị tắc danh vi báo Phật ân”. Bốn câu sau là tăng thượng thệ nguyện. Chúng sanh trong cõi ngũ trược cang cường khó dạy khó giáo hóa, nay đắc được tạng tánh bình đẳng không hai, mới có thể vô úy, phát nguyện vào trước để giáo hóa chúng sanh. Lại nguyện vào trước có hai nghĩa, một là đối với trần sát, tuy các cõi trần sát đều vào, mà trước vào cõi ngũ trược, cái khổ của ngũ trược thì cần kíp ; hai là đối với người, sợ độ sanh ở cõi ác, mà nay có thể vào, có thể hành việc khó làm khó nhẫn. Hai câu cuối cùng là quảng đại tăng thượng, do đạt được tạng tánh dọc cùng ba đời ngang khắp mười phương, nên không bỏ sót một chúng sanh, cũng tức không sợ cùng tận vị lai tế. “Bất thủ Nê-hoàn” : một, không chứng Nê-hoàn (Nirvana) chứng đắc riêng của nhị thừa. Hai, không chứng Niết bàn cứu cánh của chư Phật. Muốn độ hết chúng sanh, con mới nhập diệt. Vì lời phát nguyện quan trọng lâu dài, nên thỉnh Ðức Phật chứng minh.
Giải :
A Nan trước nói : “Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng, bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân”, nay lại nói Nguyện kim đắc quả thành Bảo Vương : con nay phát nguyện, nguyện trước thành Phật. Ðắc quả tức đắc Phật quả, Bảo Vương tức là Phật. Hoàn độ như thị hằng sa chúng : Con thành Phật không phải vì bản thân, mà còn muốn quay chiếc thuyền từ trở lại Ta-bà, để giáo hóa chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng. Tất cả chúng sanh con đều muốn giáo hóa. Tương thử thâm tâm phụng trần sát : Thâm tâm tức là trí huệ Bát nhã. Phụng trần sát : biến hóa đến mười phương thế giới giáo hóa chúng sanh. Con dùng nguyện lực phổ biến khắp mười phương thế giới nhiều như số vi trần để giáo hóa chúng sanh. Thị tắc danh vi báo Phật ân : Dùng tâm chí thành tha thiết mới có thể báo đáp ân đức của Ðức Phật đối với con. Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh : lại rất kiền thành thỉnh cầu Thế Tôn vì con A Nan chứng minh nguyện lực này. Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập : chúng sanh trong đời ngũ trược thì khó độ nhất, con cần phải độ trước. Ngũ trược ác thế tức là kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược, chúng sanh cang cường trong năm cõi ác trược này khó điều khó phục, con trước phải đến thế giới ta bà ác trược này để hóa độ chúng sanh. Như nhất chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê hoàn : Con nhất quyết sẽ không chứng quả A la hán. Sơ quả Tu đà hoàn, nhị quả Tư đà hàm, tam quả A na hàm, tứ quả A la hán, cũng sẽ không chứng quả vị Niết bàn của Phật. Chỉ cần có chúng sanh chưa thành Phật thì con sẽ ở đây để giáo hóa họ, khiến họ thành Phật, sau đó con mới thủ Nê-hoàn. Nê-hoàn ở nhị thừa tức quả vị A la hán, ở Phật tức là quả vị Niết-bàn, cũng tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ðây là lời thệ nguyện do A Nan phát ra, giúp Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương chánh pháp, giáo hóa chúng sanh.
 
Nguyên văn :
大雄大力大慈悲 希更審除微細惑
令我早登無上覺 於十方界坐道場
Âm Hán Việt :
Ðại hùng đại lực đại từ bi,
Hy cánh thẩm trừ vi tế hoặc.
Linh ngã tảo đăng Vô Thượng Giác,
Ư thập phương giới tọa đạo tràng,
Dịch :
Ðức Phật là đấng đại hùng đại lực đại từ bi,
Cúi xin Ngài dứt trừ các hoặc vi tế cho con.
Khiến con mau đến Vô Thượng Giác,
Mười phương thế giới ngồi cõi đạo tràng.
 
Thích :
Sớ rằng : Ðức Phật là đấng tôn quý vô thượng nên gọi là đại hùng; phá các hữu nên gọi là đại lực, dứt khổ ban vui nên gọi là đại từ bi. Lại chứng lý thể của diệu trạm tổng trì bất động phá điên đảo vọng tưởng gọi là đại hùng. Ðầy đủ trí diệu trạm tổng trì bất động chiếu sạch ái dục ô nhiễm gọi là đại lực khởi diệu dụng của diệu trạm tổng trì bất động. Ứng cơ tiêu trừ cái khổ trong chín cõi gọi là đại từ bi. Vi tế hoặc tức ba quả trước đã diệt kiến hoặc trong tam giới. Nói “tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng” là các hoặc thô vậy. Nhưng do vì chưa đoạn các tập tư hoặc từ vô thủy tích chứa trong ý căn, và các sanh trụ dị diệt biệt hoặc của ngoài tam giới, nên A Nan hy vọng Ðức Phật trừ bỏ các hoặc vi tế cho mình. Hai câu sau chuyển cầu chứng quả, vô thượng giác tức cứu cánh giác, thập phương tức tịch quang, thực báo, phương tiện, đồng cư, tất cả quốc độ đều hiện ra.
Giải :
Ðại hùng tức là đại anh hùng, trong đó cũng bao gồm đại trí, đại huệ, đại hạnh, đại nguyện. “Ðại lực” không có gì lớn hơn sức mạnh này. Ðã có đại hùng lực, lại có đại từ bi. Dùng đại hùng đại lực để ủng hộ tâm đại từ bi. Từ tức ban cho chúng sanh các thứ vui, bi có thể diệt trừ các điều khổ của chúng sanh, thương xót bảo hộ chúng sanh từng ly từng tí, thỏa mãn tất cả ước nguyện của chúng sanh. Chúng sanh đối với Phật có yêu cầu gì, Phật đều thỏa mãn nguyện ước của họ.
Hy cánh thẩm trừ vi tế hoặc : hy là hy vọng, cánh là lần nữa. Ở trên đã thỉnh Phật “tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng”, là chỉ tiêu trừ kiến hoặc, tư hoặc. Nay tiêu trừ trần sa hoặc. Trần sa hoặc là một loại hoặc vi tế, chỗ quý vị giác sát không đến, sâu lắng ở trong đáy lòng của quý vị những vọng niệm vô minh rất vi tế. Hy vọng Ðức Phật Thế Tôn đại hùng đại lực diệt trừ những mê hoặc vi tế cho con. Linh ngã tảo đăng Vô Thượng Giác : Khiến con được sớm thành Phật đạo. Ư thập phương giới tọa đạo tràng : trong mười cõi nước đều có thể kiến lập đại đạo tràng, hoằng dương Phật pháp.
Có người nói Ngài A Nan phát nguyện rất mâu thuẫn. Như trước nói : “Nếu một chúng sanh chưa thành Phật, thì quyết không nơi đó tự mình chứng Niết Bàn”. Nay lại hy vọng sớm thành Phật đạo ở mười phương giới ngồi cõi đạo tràng. Nguyện này há không mâu thuẫn sao ? Không phải vậy. Ngài A Nan trước kia nói : “Quyết không nơi đó tự mình chứng Niết Bàn” là độ hết chúng sanh rồi mới tự mình chứng Niết bàn, nếu chưa độ hết chúng sanh thì không tự mình chứng quả vị Chánh giác. Nay thỉnh cầu Ðức Phật gia bị, khiến A Nan đoạn trừ những hoặc thô, cũng đoạn trừ sạch những hoặc vi tế, thì chúng sanh cũng độ xong, khiến cho nguyện lực của A Nan sớm được thành tựu. “Linh” tức là khiến cho con sớm chứng vô thượng giác, sớm thành Phật đạo, cũng tức là thỉnh Phật giúp mình độ hết những chúng sanh mà mình muốn độ. Nói “nếu một chúng sanh chưa thành Phật” là chỉ những chúng sanh có duyên với A Nan, A Nan đều độ tận. Nếu chúng sanh không có duyên với mình thì đương nhiên phải đợi người khác hóa độ. Ví dụ những người trong pháp hội nghe A Nan giảng kinh, cùng với A Nan có pháp duyên, A Nan phải độ hết. Nếu những chúng sanh không có pháp duyên với A Nan thì đợi người khác hóa độ. Không phải tôi là luật sư biện hộ cho Tôn giả A Nan mà đích xác là như thế. Nếu tất cả chúng sanh trên thế giới này đều chờ A Nan đến hóa độ, vậy thì các Bồ tát khác làm việc gì ? Bộ ngồi đó nhận thuốc thơm sao? Không có lý. Ðức Phật Bồ tát cũng cần phải phân công hợp tác, mỗi người đem hết khả năng của mình tùy duyên hóa độ chúng sanh. Như ở đây có nhiều khách đến chỗ của chúng ta, mọi người phân công hợp tác, người này lo giường chiếu, người kia lo quét nhà, người nọ hốt lá cây, người kia cắt cỏ. Ðó đều là mỗi người mỗi việc, mục đích là vì để thành tựu đạo tràng, chính là ý nghĩa này. Vì thế quý vị không nên cho rằng nguyện mà Ngài A Nan phát ra là mâu thuẫn. Quý vị phê bình như thế, làm như Ngài A Nan là người có tội. A Nan muốn độ quý vị, mà quý vị lại phê bình như thế, nói A Nan mâu thuẫn. Cho dù A Nan mâu thuẫn, quý vị không mâu thuẫn thì được rồi. Không nên lấy sự hiểu biết của phàm phu suy xét trí huệ của bậc thánh, đem lòng tiểu nhân đo bụng quân tử, phê bình sai lầm thì không nên.

(Còn tiếp)



0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites