Pages

07 May 2012

Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca - Phần V

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từngthấy có trên hoàn vũ. 
(Albert Schweizer)

 

CHÁNH PHÁP LÀM THẾ NÀO 
ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT PHẬT TỬ      
 



1. Làm thế nào để trở thành một phật tử?
Để trở thành một phật tử, bạn phải quy y Tam bảo.

2. Quy y Tam bảo là gì?
Là nương tựa vào Đức Phật, Giáo pháp và Tăng đoàn

3. Từ Pali của Tam Bảo là gì?
Tisarana là từ Pali để chỉ Tam Bảo.

4. Đức Phật là ai?                                                      
Ngài là đấng Toàn Giác.

5. Tại sao bạn quy y Đức Phật?
Tôi quy y Đức Phật vì Ngài chỉ cho chúng ta con đường để chấm dứt khổ đau.

image6. Có phải Đức Phật là thầy của chúng ta không?
Phải, Đức Phật là bậc Vô thượng sư của chúng ta.

7. Giáo pháp là gì?
Giáo pháp là giáo lý do Đức Phật giảng dạy.

8. Tại sao bạn quy y Pháp?
Tôi quy y Pháp vì đó là con đường duy nhất chấm dứt mọi đau khổ.

9. Tăng già là gì?
Tăng già là Giáo hội thiêng liêng do Đức   Phật lập ra.

10. Tại sao bạn quy y Tăng?
Tôi quy Tăng vì các ngài là những đệ tử thánh thiện của Đức Phật đã hiểu rõ được giáo pháp.
TAM BẢO

11. Quy y ngôi báu thứ nhất nói theo tiếng Pali như thế nào?
Buddham saranam gacchami.

12. Câu này có nghĩa là gì?
Con xin quy y Phật.

13. Quy y ngôi báu thứ hai nói theo tiếng Pali như thế nào?      
Dhammam saranam gacchami.       

14. Câu này có nghĩa là gì?
Con xin quy y Pháp.

15. Quy y ngôi báu thứ ba nói theo tiếng Pali?
Sangham saranam gacchami.

16. Câu này có nghĩa là gì?
Con xin quy y Tăng.

17. Muốn nói quy y Tam bảo lần thứ hai, chúng ta phải nói như thế nào?
Chúng ta thêm vào — Dutiyam'pi, có nghĩa là lần thứ hai.

18. Chúng ta nói quy y Tam bảo lần thứ ba như thế nào?
Chúng ta thêm vào — Tatiyam'pi, có nghĩa là lần thứ ba.

19. Xin đọc cách thức quy y Tam bảo ba lần.
Buddham saranam gacchami
Dhammam saranam gacchami
Sangham saranam gacchami
Duitiyam'pi Buddham saranam gacchami
Dutiyam'pi Dhammam saranam gacchami
Duitiyam'pi Sangham saranam gachami
Tatiyam'pi Buddham saranam gacchami
Tatiyam'pi Dhammam saranam gacchami
Tatiyam'pi Sangham saranam gacchami

20. Bạn đọc gì trước khi quy y Tam bảo?
Chúng ta đọc ba lần —Namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa!

21. Câu này có nghĩa là gì?
Có nghĩa là:— Con thành kính đảnh lễ Đức Thế tôn, Ngài là bậc A la hán cao thượng, đấng Chánh biến tri.

22. Tại sao chúng ta phải đọc thuộc lòng câu này?
Chúng ta đọc thuộc lòng câu nói bằng tiếng Pali này để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật.
23. Có một dạng câu nói ngắn hơn chứ?
Có, chúng ta có thể nói Nam mô Phật! (Namo Buddhaya!)

24. Câu nói này có nghĩa là gì?
Chí tâm đảnh lễ Đức Phật.

25. Ai cũng có thể trở thành một phật tử phải không?
Bất cứ ai tin vào Đức Phật, Pháp và Tăng già đều có thể trở thành một Phật tử.

26. Có những nghi lễ nào phải tuân theo không?
Không, không có một nghi lễ đặc biệt nào phải tuân theo cả.

27. Người ta gọi một người phật tử như thế nào?
Ưu bà tắc (Upasaka) được dùng để gọi các nam cư sĩ và ưu bà di (Upasika) dành để gọi các nữ cư sĩ.
28. Thuật ngữ này trong tiếng Pali có nghĩa là gì?
Có nghĩa là những người đã quy y Tam Bảo

NGŨ GIỚI

29.Phật tử có phải tuân theo những điều răn nào không?
Họ không phải tuân theo điều răn nào cả nhưng phải giữ một số giới luật.

30. Từ Pali của “giới” là gì?
Sikkhapada.

31. Từ này có nghĩa là gì?
Nó chỉ các phương pháp để rèn luyện kỷ luật hoặc trau giồi đức hạnh.

32. Giới thứ nhất là gì?
Giới thứ nhất tránh sát sanh.

33. Giới thứ hai là gì?
Giới thứ hai là không được trộm cắp.

34. Giới thứ ba là gì?
Không được tà hạnh hay không được làm một đứa trẻ hư.

35. Giới thứ tư là gì?
Giới thứ tư là không được nói dối.

36. Giới thứ năm là gì?
Là không được uống rượu, các chất say hoặc sử dụng các chất gây nghiện

37. Hãy đọc giới thứ nhất bằng tiếng Pali.
Panatipata veramani sikkhapadam samadiyami.

38. Câu này có nghĩa là gì?
Tôi giữ giới tránh sát sanh.

39. Hãy đọc giới thứ hai bằng tiếng Pali.
Adinnadana veramani sikkhapadam samadiyami.

40. Câu này có nghĩa là gi?
Tôi giữ giới không trộm cắp.

41. Hãy đọc giới thứ ba bằng tiếng Pali?
Kamesu micchacara veramani sikkhapadam samadiyami.

42. Câu này có nghĩa là gi?
Tôi giữ giới không tà hạnh.

43. Hãy đọc giới thứ tư bằng tiếng Pali?
Musavada veramani sikkhapadam samadiyami.

44. Câu này có nghĩa là gi?
Tôi giữ giới không nói dối.

45. Hãy đọc giới thứ năm bằng tiếng Pali 
Surameraya majjapamadatthana veramani sikkhapadam samadiyami.

46. Câu này có nghĩa là gi?
Tôi giữ giới không uống rượu, các chất say hoặc sử dụng các chất gây nghiện khiến cho tâm trí mê muội và buông thả.

47. Làm thế nào để trở thành một phật tử tốt?
Bằng cách giữ gìn năm giới cho thật tốt.

48. Tại sao bạn không sát sanh?
Tôi không giết hại vì tôi thương xót mọi người, mọi loài .

49. Việc tránh sát sanh đem lại lợi ích gì?
Tôi sẽ trở thành một người tốt giàu lòng từ bi.

50. Tại sao bạn không trộm cắp?
Tôi không trộm cắp vì tôi không có quyền lấy những gì mà tôi không được cho.

51. Việc không trộm cắp đem lại những lợi ích gì?
Tôi sẽ trờ thành người lương thiện.

52. Tại sao bạn không tà hạnh?
Tôi không tà hạnh vì không muốn trở thành người xấu.

53. Việc không tà hạnh đem lại lợi ích gì?
Tôi sẽ trở thành người tốt và trong sạch.

54. Tại sao bạn không nói dối?
Tôi không nói dối vì nói dối làm cho mọi người không còn tin mình.

55. Việc không nói dối đem lại lợi ích gì?
Tôi trở thành người chân thật, đáng tin cậy.

56. Tại sao bạn không uống rượu, các chất say và sử dụng các chất gây nghiện? 
Bởi vì chúng khiến tôi buông thả và mất trí khôn.

57. Việc không uống rượu, các chất say và sử dụng các chất gây nghiện mang đến lợi ích gì?
Tôi sẽ rất tỉnh táo và vì vậy các giác quan của tôi được nhạy bén.

TÔN KÍNH ĐỨC PHẬT

58. Bạn có xem Đức Phật là một vị thần không?
Không! Đức Phật còn vĩ đại hơn các vị thần.

59. Bạn có tin vào một đấng sáng tạo không?
Chẳng có lý do gì để tin vào một đấng sáng tạo.

60. Bạn có thờ hình tượng và cây cối?
Chúng tôi không thờ hình tượng và cây cối.

61. Thế tại sao bạn lại thờ hình của Đức Phật?
Chúng tôi chỉ bày tỏ lòng tôn kính đối với những gì mà hình ảnh đó tiêu biểu.

62. Tại sao bạn thờ cây Bồ để?
Cây Bồ để tượng trưng cho Giác ngộ. Qua sự vái lạy cây Bồ đề, chúng tôi bỳ tỏ lòng tôn kính đối với Phật tánh.

63. Bạn có cầu nguyện với Đức Phật không?
Chúng tôi không cầu nguyện ai cả. Khi chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi trở thành một con mồi của sự mê tín.
                       Đức Phật thuyết pháp cho tăng đòan
64. Bạn nói khấn vái gì trước tượng Phật?
Chúng tôi niệm công hạnh của Ngài.
65. Hình ảnh của Đức Phật có công dụng gì?
Hình ảnh giúp chúng tôi nghĩ tưởng đến Đức Phật được dễ dàng.

66. Có ai có thể nghĩ tưởng đến Đức Phật mà không cần tới hình ảnh của Ngài không?
Một người thông minh có thể làm được như vậy.

67. Tại sao bạn dâng hương và hoa cho Đức Phật?
Đó là việc làm mang tính hình thức bên ngoài để bày tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật.

68. Bạn nghĩ gì khi bạn đang dâng hoa cho Đức Phật?
Chúng tôi nghĩ rằng, cũng như những đóa hoa rồi sẽ tàn phai, chúng ta cũng sẽ suy yếu và chết.

69. Bạn muốn nói gi khi nói Sadhu?
Sadhu có nghĩa là lành thay.

70. Cách tốt nhất để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật là gì?
Là thực hành theo những lời giảng dạy của Ngài.

71. Lời khuyên của chư Phật là gì?
Sabba papassa akaranam
Kusalassa upasampada
Sacitta pariyodapanam
Etam Buddhana sasanam.

72. Nghĩa của chúng là gì?
Không làm các điều ác,
Vâng làm các việc lành.
Giữ tâm, ý trong sạch, —
Là điều chư Phật dạy.

73. Từ Pali để chỉ điều ác là gì?
Papa hoặc  Akusala.

74. Điều ác là gì?
Điều ác là những việc làm cho tâm mình bị ô nhiễm.

75. Tại sao một điều được coi là ác?
Vì nó gây đau khổ cho chính chúng ta và cho những người khác.

76. Cội rễ của điều ác là gì?
Cội rễ của điều ác là tham, sân và si.

77. Từ Pali của tham, sân và si là gì?
Lobha, dosa, and moha.

78. Có bao loại điều ác?
Có mười loại.

79. Các điều ác phát khởi ra sao?
Chúng được tạo ra từ hành động, lời nói và tư tưởng.

80. Có bao nhiêu loại điều ác được tạo ra bởi hành động?
Có ba loại.

81. Chúng là các loại điều ác nào?  
Sát sanh, trộm cắp và tà hạnh.

82. Có bao nhiêu loại tội ác được tạo ra bởi lời nói.
Có bốn loại.

83. Chúng là các loại điều ác nào?  
Nói dối, thêm bớt, nói lời thô ác và thêu dệt

84. Có bao nhiêu loại điều ác được tạo ra bởi tư tưởng?
Có ba loại .

85. Hãy kể ra.
Tham, sân và si.

86. Từ Pali để chỉ điều thiện là gì?
Kusala hay Punna.

87. Điều thiện là gi?
Là những gì làm cho chúng ta thanh tịnh.

88. Tại sao một điều được coi là ác?
Bởi vì nó đem hạnh phúc đến cho chính ta và cho những người khác.

89. Có một thuật ngữ khác cho thiện không?
Công đức.

90. Có bao nhiêu loại công đức.
Có ba loại

91. Xin kể ra.
Chúng là Dana, Sila Bhavana

92. Dana là gì?
Dana là bố thí cho người hay tâm rộng lượng .

93. Sila là gì?
Sila là is giữ gìn đạo đức hay đức hạnh (trì giới)

94. Bhavana là gì?
Bhavana là thiền định.

95. Bố thí giúp bạn dứt bỏ điều gì?
Ích kỷ.

96. Trì giới giúp bạn dứt bỏ điều gì?
Ý xấu hoặc sân hận

97. Thiền định giúp bạn dứt bỏ được điều gì?
Vô minh.

98. Trẻ em có thể thực hành bố thí không?
Có, bằng cách giúp đỡ những người gặp hòan cảnh khó khăn hoặc người nghèo, và bằng cách giúp những người xứng đáng được tôn kính.

99. Ai là những người xứng đáng được tôn kính?
Cha, mẹ, thầy cô giáo, những người lớn tuổi và những bậc thánh nhân.

100. Trẻ em có thể thực hành trì giới không?
Có, bằng cách giữ giới
.
101. Trẻ em có thể thực hành thiền định không?
Có thể thực hành một vài loại thiền.

102. Pháp thiền tốt nhất dành cho trẻ em là gì?
Thiền rải tâm từ.

103. Thực hành rải tâm từ bằng cách nào?
Bằng cách lập đi lập lại mười lần mỗi sáng và mỗi tối :
- Cầu cho tất cả mọi chúng sanh đều được an vui!

104. Có cách nào khác nữa không?        
Mọi chúng sanh sống dưới ánh sáng mặt trời, các loài hai chân, bốn chân, nhiều chân hay không chân,                 
Tôi thương yêu tất cả các bạn biết bao”.

 105. Hãy đọc một bài rải tâm từ khác.
" Tất cả các chúng sanh đã sinh ra,
Đang thở và di chuyển trên mặt đất;
Cầu xin cho mọi người và mọi loài,
Không bao giờ rơi vào vòng tội lỗi."
Người dịch: Quảng Hiền
Theo New York Buddist Vihara
(Hết) 

0 Kommentare:

New Comments

Chia Sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites